Mẹ hiền dạy con

Mẹ hiền dạy con

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Mẹ hiền dạy con

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác phẩm: Mẹ hiền dạy con

1. Tóm tắt

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cắt đứt đi vậy”): Quá trình dạy con của bà mẹ

- Phần 2 (còn lại): Kết quả của quá trình dạy con

3. Giá trị nội dung

- Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:

   + Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp

   + Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành

   + Thương con nhưng không nuông chiều mà ngược lại rất kiên quyết

- Truyện nêu vai trò, sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người

4. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian

- Có nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa gợi xúc động trong lòng người đọc

II. Phân tích văn bản Mẹ hiền dạy con

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện trung đại (khái niệm, thời gian ra đời, đặc trưng của thể loại,…)

- Giới thiệu về truyện “Mẹ hiền dạy con” (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Quá trình dạy con của bà mẹ

a) Dạy con bằng cách chọn nơi ở

- Nhà gần nghĩa địa: Mạnh Tử bắt chước về nhà đào, chôn, lăn, khóc

→ Bà mẹ dọn nhà ra gần chợ

- Nhà gần chợ: Mạnh Tử về nhà bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo

→ Bà mẹ dọn nhà đến trường học

- Nhà gần trường học: Mạnh Tử học tập lễ phép

→ Bà mẹ vui lòng, nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”

⇒ Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ,

⇒ Vai trò của người mẹ trong quá trình phát triển của mỗi đứa con

b) Dạy con bằng cách cư xử hằng ngày

- Nói đùa với con “Người ta giết lợn để cho con ăn đấy” sau đó bà hối hận và quyết định mua thịt lợn về cho con ăn

→ Dạy con không được nói dối, phải luôn thành thật

- Khi Mạnh Tử bỏ học đi chơi: người mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung

→ Dạy con nghiêm khắc, muốn con trở nên tốt hơn

2. Kết quả quá trình dạy con của bà mẹ

Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, sau thành một bậc đại hiền

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với mỗi người và vai trò to lớn của người mẹ

   + Nghệ thuật: cốt truyện theo mạch thời gian, nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Mẹ hiền dạy con có xuất xứ ban đầu từ đầu?

A. Liệt nữ truyện B. Mạnh Tử truyện

C. Nam Ông mộng lục D. Cổ học tinh hoa

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Truyện Mẹ hiền dạy con có nguồn gốc từu Liệt nữ truyện

Câu 2. Lời giải thích nào sau đây không đúng?

A. Truyện Mẹ hiền dạy con được viết ở thời trung đại

B. Truyện Mẹ hiền dạy con là truyện được sáng tác, lưu truyền trong dân gian

C. Truyện Mẹ hiền dạy con là truyện mang đậm tính giáo huấn

D. Truyện Mẹ hiền dạy con là truyện viết trong thời hiện đại

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Truyện Mẹ hiền dạy con là truyện trung đại, có ghi chép. Hình thức lưu truyền trong dân gian chỉ xuất hiện trong thể văn học dân gian

Câu 3. Nội dung của truyện Mẹ hiền dạy con là gì?

A. Thể hiện tình thương của người mẹ với đứa con

B. Truyện thể hiện lòng yêu kính của con đối với cha mẹ

C. Truyện đề cao tình mẫu tử thiêng liêng

D. Truyện nêu lên những bài học sâu sắc về việc dạy con nên người

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 4. Trình tự nào đúng với cốt truyện?

A. Chuyển từ nghĩa địa- trường học - chợ B. Chợ- nghĩa địa- trường học

C. Nghĩa địa- chợ- trường học D. Chợ- trường học- nghĩa địa

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 5. Nơi được mẹ Mạnh Tử ưng ý nhất?

A. Cạnh nghĩa địa B. Giữa làng

C. Cạnh trường học D. Cạnh chợ

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Mẹ Mạnh Tử thấy môi trường ở gần trường học rất tốt

Câu 6. Tại sao mẹ Mạnh Tử chọn cho con ở cạnh trường học?

A. Thấy trẻ em đua nhau học tập, lễ phép B. Muốn con đi học gần nhà

C. Thấy con ham học D. Thấy nơi mới thoáng mát, sạch sẽ

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 7. Bà mẹ Mạnh Tử dùng dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung cửi vì sao?

A. Mạnh Tử muốn ăn thịt nhưng mẹ không có tiền B. Mạnh Tử đang đi học bỏ về nhà chơi

C. Mạnh Tử nói dối mẹ D. Mạnh Tử bắt chước việc lăn lê khóc.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 8. Yếu tố “tử” nào trong các từ sau đây mang nghĩa là “con”?

A. Tử thi B. Tử hình

C. Thê tử D. Mẫu tử

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Mẫu tử: nghĩa là mối quan hệ, tình mẹ con

Câu 9. Từ điên đảo không thể kết hợp với từ nào dưới đây?

A. Học tập B. Buôn bán

C. Thời cuộc D. Làm ăn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Không thể kết hợp từ điên đảo với từ học tập