Em bé thông minh

Em bé thông minh

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Em bé thông minh

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác phẩm: Em bé thông minh

1. Tóm tắt

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài. Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục. Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “có người nào thật lỗi lạc”): Vua sai quan tìm người tài

- Phần 2 (tiếp đó đến “thán phục sử giả của nước láng giềng”): Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé

- Phần 3 (còn lại): Cậu bé lên làm trạng nguyên

3. Giá trị nội dung

“Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…) , từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày

4. Giá trị nghệ thuật

- Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng

- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước

II. Phân tích văn bản Em bé thông minh

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện cổ tích “Em bé thông minh” (thuộc kiểu nhân vật nào, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Vua sai viên quan đi tìm người tài

- Vua sai viên quan tìm người tài giỏi ra giúp nước

- Viên quan: đi khắp nơi, ra những câu đố oái oăm nhưng chưa tìm thấy người nào lỗi lạc

→ Vị vua anh minh, viên quan tận tụy

2. Những thử thách đối với cậu bé

- Lần thử thách thứ nhất:

   + Hoàn cảnh: hai cha con em bé đang cày ruộng

   + Viên quan hỏi: Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

   + Em bé: hỏi vặn lại viên quan – ngựa của ông một ngày đi được mấy bước

→ Cách giải bất ngờ, lí thú. Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang người đưa ra câu đố. Câu trả lời của em bé khiến viên quan bất ngờ, sửng sốt và phát hiện ra người tài

- Lần thử thách thứ hai:

   + Vua ra câu đố dưới dạng hình thức mệnh lệnh và tính chất nghiêm trọng “nếu không thì cả làng phải chịu tội”

   + Câu đố của vua hết sức vô lí: nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con

   + Em bé đã tìm cách đối diện với vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình để vua tự nói ra sự vô lí trong câu đố của vua

- Lần thử thách thứ ba:

   + Vua ra lệnh cho hai cha con, từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ

   + Em bé giải đố bằng cách đưa một cái kim may bảo nhà vua rèn thành cái dao

   + Vua phục tài và ban thưởng rất hậu

- Lần thử thách thứ tư:

   + Sứ thần nước ngoài ra câu đố: xỏ sợi chỉ qua mình con ốc xoắn

   + Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia

   + Triều đình nước Nam phải giải đố

→ Vua, quan lúng túng, lo lắng, bất lực

   + Em bé giải đố bằng kinh nghiệm dân gian một cách dễ dàng

→ Tính chất câu đố ngày một oái oăm, người ra câu đố ngày một cao hơn, điều đó làm tăng thêm sự thông minh, tài trí của em bé

3. Em bé lên làm trạng nguyên

- Vua phong em bé làm trạng nguyên

- Xây dinh thự ở bên cạnh hoàng cung cho em bé để tiện hỏi han

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…) , từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày

   + Nghệ thuật: dùng câu đố thử tài tạo tình huống để nhân vật thể hiện tài năng…

- Cảm nhận của bản thân: thán phục trí thông minh, sự sắc sảo của cậu bé…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện em bé thông minh là ai?

A. Nhà vua B. Em bé

C. Viên quan D. Hai cha con em bé

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 2. Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh

B. Nhân vật thông minh

C. Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi

D. Nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp, bên ngoài xấu xí

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 3. Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

A. Nhờ may mắn và tinh ranh

B. Nhờ sự trợ giúp của thần linh

C. Nhờ được nhà vua yêu mến

D. Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 4. Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là?

A. Gây cười

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Khẳng định sức mạnh của con người

D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 5. Chiến thắng của em bé có được, có nhờ tới sự giúp đỡ của ai?

A. Không được thần linh giúp đỡ

B. Thần linh mách bảo trong giấc mơ

C. Thần linh giúp một phần rất nhỏ

D. Thần linh giúp đỡ nhưng người nghe không nhận thấy

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 6. Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện em bé thông minh

A. Giúp truyện hấp dẫn hơn

B. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được

C. Không tồn tại trong truyện

D. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 7. Yếu tố không được sử dụng trong truyện em bé thông minh là gì?

A. Kì ảo B. Hiện thực

C. Bất ngờ D. Mâu thuẫn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Truyện không sử dụng yếu tố kì ảo

Câu 8. Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu

A. Hành động của nhân vật B. Ngôn ngữ của nhân vật

C. Tình huống truyện D. Lời kể của truyện

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 9. Tác giả sử dụng hình thức câu đố với mục đích nào?

A. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc

B. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo đúng dụng ý nghệ thuật của mình

C. Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn của câu chuyện

D. Kích thích sự tò mò của người nghe, người đọc

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 10. Yếu tố góp phần vào chiến thắng của em bé thông minh là gì?

A. Năng lực trí tuệ B. Hiểu biết

C. Nhạy cảm D. Kinh nghiệm

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Chiến thắng của em bé thông minh dựa vào năng lực trí tuệ

Câu 11. Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí thông minh của ai?

A. Trẻ em B. Dân tộc

C. Nhân vật em bé trong truyện D. Nhân dân lao động

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 12. Truyện nhân vật em bé thông minh được kể theo lời kể của ai?

A. Nhân vật em bé B. Viên quan

C. Nhà vua D. Người kể chuyện giấu mặt

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 13. Tiếng cười trong truyện em bé thông minh mang ý nghĩa gì?

A. Đả kích, phê phán quan lại, vua chúa

B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính và niềm vui sướng trước chiến thắng của các nhân vật

C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động

D. 3 ý kiến trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 14. Cái hay trong truyện cổ tích Em bé thông minh được tạo nên bởi?

A. Xây dựng nhân vật B. Phóng đại

C. Tạo tình huống bất ngờ, xâu chuỗi sự kiện D. Đối lập

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 15. Truyện cổ tích Em bé thông minh ca ngợi những con người thông minh, hiểu biết và linh hoạt

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A