Con rồng cháu tiên

Con rồng cháu tiên

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Con rồng cháu tiên

A. Nội dung bài học

Thể loại truyền thuyết

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến

- Đặc trưng thể loại:

   + Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại

   + Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu

   + Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

   + Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết

- Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt truyền thuyết về thời các vua Hùng là những thần thoại được lịch sử hóa

I. Đôi nét về truyền thuyết: Con rồng cháu tiên

1. Tóm tắt

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cung điện Long Trang”): Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Phần 2 (tiếp đó đến “rồi chia tay nhau lên đường”): Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Phần 3 (còn lại): Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

3. Giá trị nội dung

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

- Hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh

II. Phân tích văn bản Con rồng cháu tiên

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại…)

- Giới thiệu về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Lạc Long Quân:

   + Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ

   + Thần mình rồng, thường ở dưới nước, tỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ

   + Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh

   + Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở

- Âu Cơ: ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần

→ Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vơ thành chồng, cùng nhau chung sống trên cạn

→ Sự kết duyên của những con người phi thường

2. Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần

→ Hình tượng cái bọc một trăm trứng thể hiện những con người của dân tộc Việt do cùng một mẹ sinh ra

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 con xuống biển, 50 con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đơc lẫn nhau

→ Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước Đồng thời, qua đó phản ánh truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay

3. Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

- Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang

- Khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng Việt

   + Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh…

- Cảm nhận về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện truyền thuyết

C. Truyện cổ tích D. Truyện trung đại

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Truyện có yếu tố hoang đường kì ảo, giải thích nguồn gốc người Việt, cũng như kể về thời kì sơ khai nước ta (nhân vật lịch sử có thật các vua Hùng)

Câu 2. Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

D. Những câu chuyện có thật

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Truyện truyền thuyết do dân gian sáng tạo dựa trên những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, có sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

Câu 3. Đặc điểm phân biệt truyện truyền thuyết với thần thoại là gì?

A. Nhân vật là người thật hoặc thần thánh

B. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử

C. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo

D. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Truyện truyền thuyết nhân vật thường là nhân vật lịch sử. Truyện thần thoại: nhân vật là các vị thần, anh hùng.

Câu 4. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì?

A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân

B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc

C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà.

D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Bọc trăm trứng tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau của những người cùng chung nguồn cội (đồng bào)

Câu 5. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật dân gian chứ không phải lịch sử, nên nó thường có yếu tố hoang đường, kì ảo?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

- Truyện truyền thuyết là tác phẩm do sự sáng tạo của tác giả dân gian, chứa đựng thái độ, tình cảm của người sáng tác, nên thường có yếu tố hang đường, kì ảo.

Câu 6. Tìm nhận định đúng khi tác giả dân gian xây dựng nhân vật truyền thuyết?

A. Miêu tả nhân vật thông qua vẻ bề ngoài, hành động

B. Tập trung miêu tả suy nghĩ, tâm lý nhân vật

C. Chú ý miêu tả bề ngoài, hành động, ý chí, nguyện vọng của nhân vật

D. Chỉ chú trọng miêu tả hành động nhân vật mà không chú ý miêu tả tình cảm, suy nghĩ, ý chí, nguyện vọng của nhân vật

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật được miêu tả nhiều về hình dáng bên ngoài, năng lực phi thường. Các nhân vật này thuộc kiểu nhân vật chức năng.

Câu 7. Ý nghĩa việc lựa chọn nguồn gốc của người Việt đều là “thần” là gì?

A. Ca ngợi nguồn gốc cao quý tiên rồng của người Việt

B. Nói lên khả năng đặc biệt, siêu phàm của người Việt

C. Lúc bấy giờ con người chưa có khoa học để lý giải nguồn gốc loài người

D. Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Truyện được sáng tạo, dựa trên yếu tố hoang đường kì ảo

Câu 8. Truyền thuyết con rồng cháu tiên phản ánh hiện thực sinh động về sự hình thành và phát triển của các dân tộc Việt Nam?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Truyền thuyết con rồng cháu tiên phản ánh hiện thực sinh động về sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt. Các dân tộc khác có các câu chuyện lý giải khác.

Câu 9. Với sự hồn nhiên, phong phú về nguồn gốc dân tộc, sự hình thành nhà nước Văn Lang, tác giả dân gian thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chân thực, mộc mạc hơn

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Truyện Con rồng cháu tiên là câu chuyện giải thích về nguồn gốc ra đời, lý giải sự hình thành của nhà nước Văn Lang, đồng thời thể hiện niềm tự hào về dân tộc.