Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

I. Đôi nét về tác giả Trần Đình Hượu

- Trần Đình Hượu sinh năm 1926, mất năm 1995, quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

- Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung, cận đại

- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

- Các công trình chính: Văn học Việt Nam gia đoạn giao thời 1900 – 1930 (1988), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đến hiện đại từ truyền thống (1996), Các bài giảng về tư tưởng phương Đống (2001),…

II. Đôi nét về tác phẩm Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

1. Hoàn cảnh ra đời

- Văn bản được trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống

- Nhan đề do người biên soạn đặt

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”): Nêu một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

- Phần 3 (còn lại): Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

3. Giá trị nội dung

- Từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống

- Nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.

4. Giá trị nghệ thuật

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

III. Dàn ý phân tích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Trần Đình Hượu (những nét chính về cuộc đời, các công trình nghiên cứu,….)

- Giới thiệu về đoạn trích “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” (hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Một số nhận xét về nền văn hóa dân tộc

- Cách nêu vấn đề ngắn gọn, khiêm tốn, khách quan, khôn khéo của tác giả

- Đưa ra nhận xét trên một số mặt của vấn đề nghị luận

2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

a) Hạn chế

- Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác

- Hạn chế trên các phương diện:

   + Thần thoại không phong phú

   + Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí

   + Khoa học kí thuật không phát triển thành truyền thống

   + Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ

   + Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao

b) Thế mạnh

- Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa

   + Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột

   + Con người sống tình nghĩa: tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp,…

   + Các công trình kiến trúc quy mô vừa và nhỏ, hài hào với thiên nhiên

c) Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

- Về tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia

- Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường

- ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn

- Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

- Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải

- Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên

- Lối sống: ghét phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa,…

⇒ Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện. Đó chính là bản sắc văn hóa Việt Nam

3. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

- Sự tạo tác của chính dân tộc

- Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài

III. Kết bài:

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Bài học cho bản thân: mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của barnt hân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, cần có những hành động đúng đắn, phù hợp,…