Phong cách ngôn ngữ hành chính

Phong cách ngôn ngữ hành chính

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phong cách ngôn ngữ hành chính

I. Kiến thức cần nhớ

Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong các đơn vị cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, kinh tế, hoặc giữa các cơ quan với cá nhân hay giữa các cá nhân trên cơ sở pháp lí

- Đặc trưng:

    Tính khuôn mẫu

    Tính minh xác

    Tính công vụ

II. Bài tập vận dụng

Bài 1

Em hãy cho biết tên các văn bản hành chính thường liên quan đến công việc, học tập trong nhà trường của anh chị.

Bài 2: Cho văn bản sau

Phong cách ngôn ngữ hành chính | Soạn văn lớp 12 siêu ngắn

         QUYẾT ĐỊNH

V/v: Quyết định ban hành quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013

- Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XI)

- Xét đề nghị của Ban Chính sách Kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

         QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định 1564/ QĐ- TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày ban hành

Điều 3. Cán bộ, đoàn viên và các cấp Công đoàn, các Ban và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

            TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

                CHỦ TỊCH

                Phạm Mai Hoa

Nêu đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) sau đây.

Gợi ý trả lời:

Bài 1:

Những văn bản hành chính liên quan tới công việc và học tập ở trường học:

Đơn xin nhập học, đơn xin nghỉ học, biên bản bàn giao cơ sở vật chất lớp học, quyết định khen thưởng, quyết định xử phạt, bản kiểm điểm, thông báo, giấy mời họp phụ huynh, biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu…

Bài 2:

Trong văn bản quyết định khen thưởng, có đặc trưng của văn bản hành chính:

- Cấu trúc mang đặc điểm của văn bản hành chính:

    Quốc hiệu, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, số kí hiệu văn bản, ngày tháng ban hành, nội dung văn bản, nơi nhận, quyền hạn, chức vụ, họ tên chữ kí của người có thẩm quyền

- Từ ngữ: sử dụng các từ ngữ mang phong cách hành chính: thông tư, căn cứ, nghị định, luật sửa đổi bổ sung, thi hành, hiệu lực, điều lệ, đề nghị…

- Kiểu câu của văn bản hành chính: thường là các câu đơn nghĩa, rõ ràng, không chứa nghĩa hàm ẩn.

Văn bản tổng kết

Phần I

I - TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN TỔNG KẾT

Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn: Tổng kết các chiến dịch Đoàn thanh niên, các hoạt động đoàn hội, tổng kết hoạt động năm học, tổng kết nhiệm kì hoạt động…

- Văn bản tổng kết tri thức: Tổng kết kiến thức theo chương/phần/lớp trong các môn học; tổng kết chuyên đề đào tạo; tổng kết tri thức sau một hội thảo/diễn đàn khoa học;…

Phần II

II - CÁCH VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT

Câu 1 (trang 173 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Văn bản trên thuộc loại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn và thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b. Qua các đề mục và nội dung của văn bản trên, có thể rút ra một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn có:

- Mục đích: nhằm nhìn nhận kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc một công việc.

- Yêu cầu: đảm bảo trung thực và khách quan.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần đầu gồm quốc hiệu, tiêu đề, cơ quan ban hành bản tổng kết (nếu có), thời gian và địa điểm.

+ Phần chính: trình bày mục đích, thông tin khái quát về hoạt động, kết quả hoạt động, đánh giá chung, bài học kinh nghiệm và kiến nghị (nếu có).

+ Phần cuối: Người viết tổng kết kí tên, đóng dấu (nếu có), nơi nhận.

+ Nội dung chính: mục đích, thông tin về hoạt động, kết quả hoạt động, đánh giá, bài học kinh nghiệm.

Câu 2

Câu 2 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Bài tổng kết thuộc loại văn bản tổng kết tri thức và thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

b. Bài tổng kết nhằm mục đích hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ Văn THPT và củng cố tri thức bằng thực hành luyện tập. Bài tổng kết gồm những nội dung chính sau:

- Tóm tắt các đơn vị kiến thức quan trọng đã học về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ từ lớp 10 đến lớp 12.

- Đưa ra phần bài tập luyện tập để rèn luyện kĩ năng, củng cố tri thức.

Câu 3

Câu 3 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Tóm lại, văn bản tổng kết có mục đích, yêu cầu và nội dung như sau:

 

VB tổng kết hoạt động thực tiễn

VB tổng kết tri thức

Mục đích

Nhìn nhận, đánh giá kết quả hoạt động, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp.

Tổng kết các tri thức hoặc các thành tựu nghiên cứu đã đạt được.

Yêu cầu

Trung thực, khách quan.

Khái quát, cô đọng.

Nội dung

Mục đích, yêu cầu, thông tin, kết quả hoạt động, đánh giá, bài học.

Trình bày các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.

 

 Luyện tập

Câu 1 (trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Văn bản đạt được một số yêu cầu của văn bản tổng kết: bố cục rõ ràng gồm ba phần, nội dung tương đối ngắn gọn, khách quan; đảm bảo phong cách ngôn ngữ hành chính.

b. Phần bị lược bớt có thể là:

- Thuận lợi và khó khăn của Chi đoàn 11A.

- Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của Chi đoàn năm học 2006-2007.

c. Đối chiếu với một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên còn có hạn chế sau:

- Phần đầu: thiếu cơ quan ban hành văn bản (Đoàn TNCS HCM trường…, Chi đoàn lớp 11A) và thời gian, địa điểm ban hành bản tổng kết.

- Phần chính: phần đánh giá sơ sài, chung chung; thiếu phần bài học kinh nghiệm.

Câu 2 (trang 177 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Ví dụ: Viết văn bản tổng kết phần Văn học theo mẫu sau:

Tổng kết Văn học

1. Hệ thống hóa các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 vào bảng sau:

https://img.loigiaihay.com/picture/2019/0116/hinh-30-tv-cung-em-hoc-tv-5.jpg

2. Các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều thuộc giai đoạn 1945 – 1975. Yếu tố thời đại, yếu tố lịch sử của giai đoạn này đã chi phối như thế nào đến các tác phẩm?

3. Các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 12 phản ánh những nội dung cơ bản nào? Theo anh/chị, đâu là nội dung nổi bật? Vì sao?

4. Điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa một số tác phẩm cùng viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chương trình Ngữ Văn lớp 12?

5. Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn qua các tác phẩm Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình.

6. Làm rõ giá trị nhân đạo trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa.

7….

8….