Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Lý thuyết về Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

I. Tình hình chính trị - kinh tế

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

a) Xây dựng chính quyền

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, lấy niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Tổ chức lại bộ máy chính quyền :

  • Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
  • Năm 1831 – 1832, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Phủ Thừa Thiên).

b) Luật pháp

- Năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

c) Quân đội

- Xây dựng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng.

- Xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

d) Đối ngoại

- Thần phục nhà Thanh

- Đóng cửa, không đặt quan hệ với tư bản Phương Tây.

2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

a) Nông nghiệp

- Chú trọng khai hoang, khai phá miền ven biển.

- Di dân lập ấp, lập đồn điền.

=> Diện tích canh tác tăng thêm, tuy nhiên ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.

- Đê điều không được quan tâm tu sửa, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Đặt lại chế độ quân điền nhưng không còn phát huy tác dụng như trước

b) Thủ công nghiệp

- Nhà nước lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền,… tập trung nhiều thợ giỏi, kĩ thuật cao.

- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…)

- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.

c) Thương nghiệp

- Nội thương:

  • Xuất hiện nhiều thành thị, thị tứ buôn bán tấp nập.
  • Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.

- Ngoại thương :

  • Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc.
  • Hạn chế buôn bán với người phương Tây.

II. Các cuộc nổi dậy của nhân dân

Tên khởi nghĩa Khởi nghĩa Phan Bá Vành Khởi nghĩa Nông Văn Vân Khởi nghĩa Lê Văn Khôi Khởi nghĩa Cao Bá Quát
Thời gian 1821 - 1827 1833 - 1835 1833 - 1835 1854 - 1856
Địa bàn, căn cứ

Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

Địa Bàn : Miền núi Việt Bắc. Thành Phiên An,  
Lực lượng tham gia nông dân, tri thức nông dân, dân tộc thiểu số đông đảo nhân dân đông đảo nhân dân
Kết quả Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

 

Đầu năm 1855, Cao Bá quát hi sinh.

Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn đã

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn đã độc tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo khác.

Câu 2:  Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831 - 1832 được phân chia như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ năm 1831 đến 1832: cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

Câu 3:  "Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền… Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy". Đó là tình hình nước ta dưới triều vua nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền… Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy". Đó là tình hình nước ta dưới triều vua Tự Đức.

Câu 4:  Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều Nguyễn cử giữ chức Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá ven biển lập ra các huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình).

Câu 5:  Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1815: Vua Gia Long ban hành "Hoàng triều luật lệ" (còn gọi là luật Gia Long – Niên hiệu Nguyễn Ánh).

Câu 6:  Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Về ngoại giao, nhà Nguyên thần phục nhà Thanh và khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.

Câu 7: Từ năm 1832, quan đứng đầu mỗi tỉnh dưới thời Nguyễn được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ năm 1832, quan đứng đầu mỗi tỉnh dưới thời Nguyễn được gọi là tổng đốc (tỉnh lớn) hoặc tuần phủ (tỉnh nhỏ).

Câu 8:  "Oai oái như phủ Khoái xin cơm". Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Oai oái như phủ Khoái xin cơm". Câu ca dao trên phản ánh thực trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán của xã hội đương thời (Thời vua Tự Đức).

Câu 9:  Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1802

- Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định và tiến thẳng Thăng Long. Quang Toản bị bắt, chấm dứt thời Tây Sơn.

- Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

\Rightarrow1 Chế độ quân chủ chuyên chế được lập lại. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

Câu 10:  Ai là người tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyễn Công Trứ là người tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

Câu 11:  Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

Câu 12: Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856) nổ ra ở đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cao Bá Quát người Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách của nhà Nguyễn, ông cùng một số bạn bè tập hợp nông dân và các dân tộc miền núi trung du nổi dậy khởi nghĩa ở Hà Nội, Bắc Ninh.

Câu 13: Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định, 1833)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lê Văn Khôi ở Cao Bằng, sau vào Nam, tháng 6/1833 ông khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định) và tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quân giặc ác Bạch Xuân Nguyên.

Câu 14:  "Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn Mục Dã, Minh Điều hữu Vô Thang" Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào dưới thời Nguyễn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn - Mục Dã, Minh Điều hữu Vô Thang". Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856, Gia Lâm - Hà Nội).

Câu 15:  Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827) thuộc khu vực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình). Năm 1821, ông kêu gọi nhân dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên nhưng Phan Bá Vành lập căn cứ ở Trà Lĩnh (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn nhỏ với quân triều đình.

Câu 16:  Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833 - 1835 do ai lãnh đạo?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833 - 1835 do Nông Văn Vân lãnh đạo (Nông Văn Vân là người Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc – Cao Bằng).