Phong trào cách mạng 1930-1935

Phong trào cách mạng 1930-1935

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phong trào cách mạng 1930-1935

Lý thuyết về Phong trào cách mạng 1930-1935

I. Việt Nam trong những năm 1929-1933

1. Tình hình kinh tế

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng:

- Nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.

- Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.

- Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

2. Tình hình xã hội

- Đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản:

  • Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
  • Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố những người yêu nước làm tăng thêm những mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội.

II. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

a. Diễn biến chính

- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu đòi cải thiện đời sống. 

- Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động. 

- Tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh.

- Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930).

b. Kết quả

- Hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã.

- Chính quyền “Xô viết” được thành lập.

2. Xô viết Nghệ-Tĩnh

a) Sự ra đời

- Ở Nghệ An: từ tháng 9/1930, ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu.

- Ở Hà Tĩnh: cuối năm 1930, đầu năm 1931 tại Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê.

b) Chính sách

- Về chính trị: quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lí; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; giữ vững trật tự trị an; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

c) Kết quả, ý nghĩa

- Tồn tại được 4 - 5 tháng thì bị thực dân Pháp đàn áp.

- Là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931, là chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam

a) Bối cảnh

Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hương Cảng (Trung Quốc).

b) Nội dung Hội nghị

- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng Bí thư.

- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

* Nội dung Luận cương chính trị

- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên con đường XHCN, bỏ qua thời kỳ TBCN.

- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.

- Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Mối quan hệ với cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

* Đánh giá Luận cương chính trị

- Ưu điểm: xác định đúng những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. 

- Hạn chế: 

  • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. 
  • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm phong trào cách mạng 1930-1931

a) Ý nghĩa lịch sử:

- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng.

- Khối liên minh công – nông được hình thành.

- Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhân là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Là cuộc diễn tập đầu tiên của chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

b) Bài học kinh nghiệm

- Để lại bài học về công tác tư tưởng; về xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã thông qua văn kiện nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.

Câu 2: Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 có đặc điểm như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm. Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả trở lên đắt đỏ. Cuộc khủng hoảng kinh tế Việt Nam rất nặng nề so với các nước thuộc địa khác của Pháp, cũng như so với các nước trong khu vực. Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 có đặc điểm bước vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng trầm trọng.

Câu 3:
Chính quyền cách mạng được thành lập ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 tồn tại dưới hình thức

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chính quyền cách mạng được thành lập ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 tồn tại dưới hình thức chính quyền Xô viết.

Câu 4: Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng Sản.

Câu 5: Để bù đắp thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, ở Đông Dương, thực dân Pháp đã

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong những năm 1929 - 1933, Việt Nam gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế nước Pháp. Nguyên nhân là do thực dân Pháp muốn bù đắp những thiệt hại trong cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa.

Câu 6: Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 7: Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thời kì 1929 – 1933 là mâu thuẫn giữa

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thời kì 1929 – 1933 là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 8: Nội dung nào sau đây thuộc Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là chống đế quốc và chống phong kiến; động lực cách mạng là công nhân và nông dân; lãnh đạo cách mạng là liên minh giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản; phương pháp đấu tranh là bạo lực cách mạng.

Câu 9: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực của cách mạng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân.

Câu 10: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam lên đến đỉnh cao với sự ra đời của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam lên đến đỉnh cao với sự ra đời của Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 11: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng thành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10/1930. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 12: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp, từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu từ ngành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12 trang 90, từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu từ ngành nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.

Câu 13: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam phát triển đến đỉnh cao ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh với sự ra đời của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 14: Nội dung nào phản ánh đúng hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 đề cao nhiệm vụ dân chủ, đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Trong điều kiện lịch sử của nước ta lúc đó, nhiệm vụ dân tộc cần phải đặt lên hàng đầu, chỉ khi đánh đuổi được đế quốc mới giải quyết được vấn đề dân chủ và cách mạng ruộng đất. Hơn nữa, trong điều kiện đó cần phải đoàn kết các giai cấp tầng lớp kể cả trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc. Như vậy, việc nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất không phù hợp hoàn cảnh nước ta và trở thành hạn chế của Luận cương Chính trị.

Câu 15:
Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, thực dân Pháp đã

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Nó chấm dứt thời kì yên ổn tạm thời của chủ nghĩa tư bản trong những năm 20, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước tư bản lớn, trong đó có nước Pháp.  Để giải quyết khủng hoảng, giới cầm quyền Pháp đã vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc, vừa bóc lột các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương.

Câu 16:
Động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là công nhân và nông dân.

Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, trong đó có chính sách xóa bỏ các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc,...

Câu 18:
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã hình thành được khối liên minh công - nông trong thực tế.

Câu 19: Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12 trang 95 thì: Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Câu 20: Một trong những bài học kinh nghiệm mà phong trào cách mạng 1930 - 1931 để lại cho cách mạng Việt Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm, trong đó  có bài học về xây dựng khối liên minh công - nông trong đấu tranh cách mạng.

Câu 21:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ảnh hưởng lớn nhất đến ngành kinh tế nào ở Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp tập trung một số lượng vốn lớn để đầu tư vào ngành kinh tế nông nghiệp, nhất là việc trồng các đồn điền cao su, cà phê và các cây công nghiệp nhằm thu lợi nhuận. Trong khi đó, nước Pháp lại chịu hậu quả nặng nề và sâu sắc của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, và giới cầm quyền Pháp tìm cách đẩy khó khăn lên vai nhân dân các nước thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vốn đã lạc hậu lại càng trở nên mất cân đối. Sản phẩm chính của nước ta là lúa gạo, với các biện pháp của chính quyền thực dân, đặc biệt là chính sách tăng thuế đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, giá lúa gạo trên thị trường thế giới ngày càng sụt giảm, đẩy nông dân Việt Nam đến mức cùng cực của đói kém.

Câu 22: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng thành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 23: Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Với công lao và đóng góp to lớn, đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10- 1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.