Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

Lý thuyết về Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)

I. Liên Xô (1945 - 1991)

1. Giai đoạn 1945 - 1950

a. Hoàn cảnh: bước ra Chiến tranh thế giới thứ hai với tổn thất nặng nề nhất.

b. Chủ trương: thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950).

c. Kết quả: Hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng:

- Công nghiệp: năm 1947 phục hồi; năm 1950, tăng 73% so với trước chiến tranh.

- Nông nghiệp: năm 1950 đạt mức trước chiến tranh.

- Khoa học - kĩ thuật: 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.

2. Giai đoạn 1950 - nửa đầu những năm 70

a. Chủ trương: Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH qua thực hiện các kế hoạch.

b. Kết quả

- Kinh tế: 

 + Công nghiệp: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ); đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

 + Nông nghiệp: tăng trung bình hằng năm 16%.

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

- Xã hội: Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% người lao động. Trình độ học vấn của người dân được nâng cao.

- Đối ngoại: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.

3. Giai đoạn nửa sau những năm 70  - 1991

a. Biểu hiện: Khủng hoảng, cải tổ, sụp đổ.

b. Nguyên nhân sụp đổ

- Chủ quan:

+ Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ.

+ Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến dẫn đến trì trệ, khủng hoảng.

+ Khi tiến hành cải tổ phạm phải sai lầm về nhiều mặt.

- Khách quan: Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

II. Liên bang Nga (1991 - 2000)

1. Sự ra đời

Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia “kế tục”.

2. Tình hình kinh tế, chính trị

a. Kinh tế

- Giai đoạn 1991 - 1995: tốc độ tăng trưởng GDP luôn âm.

- Từ 1996 trở đi: kinh tế bắt đầu phục hồi, tốc độ tăng trưởng tăng.

b. Chính trị

- 12/1993, ban hành Hiến pháp, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

- Đối mặt với hai thách thức: sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.

3. Chính sách đối ngoại

- Kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao tại nước ngoài.

- Một mặt ngả về phương Tây, hi vọng nhận được ủng hộ về chính trị và viện trợ kinh tế.

- Một mặt khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Từ năm 1946-1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn nào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, xuất phát từ tình hình thực tế đất nước, Liên Xô bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách của nhân dân Liên Xô từ đó tạo ra cơ sở để bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các thời kì sau.Từ năm 1945 - 1950, nhân dân Xô Viết đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trước thời hạn 9 tháng.
Từ thành công của công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào các kế hoạch năm năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đến những năm 70, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới sau Mĩ.

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điều kiện của Liên Xô khi bước vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.

Chú ý:

Các đáp án còn lại là điều kiện thuận lợi của Mĩ

Câu 3: Thời kì sau khi Liên Xô tan rã, chính sách đối ngoại của Nga là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài. Về đối ngoại: Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu – Á”, trong khi tranh thủ phương Tây, vẫn khôi phục và phát triển mối quan hệ với châu Á (một số nước trong SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN).

Câu 4: Đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô được mệnh danh là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mĩ). Do đó Liên Xô được mệnh danh là cường quốc công nghiệp.

Câu 5: Đến nửa đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên xô bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa và khoa học kĩ thuật. Mĩ là một nước đồng minh thắng trận và là một trong hai cực của trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Kinh tế Mĩ có nhiều điều kiện phát triển. Cùng với quá trình chạy đua về kĩ thuật quân sự, cả Liên xô và Mĩ đều cố gắng phát triển kinh tế để khẳng định vị thế của mình. Các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản sau chiến tranh nhận được viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mác - san nhờ đó đã khôi phục và vươn lên thành 2 trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính. Nhưng đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới là Mĩ và Liên Xô.

Câu 6: Sự kiện nào mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12 trang 11, năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trị I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 7: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự chống phá của các thế lực thù địch bên ngoài, đặc biệt là của đế quốc Mĩ và các nước tư bản.

Các phương án còn lại là nguyên nhân chủ quan.

Câu 8: Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1961, Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là Liên Xô.

Câu 9: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nếu như Mĩ tìm cách thiết lập các đồng minh ủng hộ mình bằng kế hoạch Mácsan thì Liên Xô lại ra tay giúp đỡ phong trào đấu tranh giành hòa bình và độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. Do đó, điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh là hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 10: Trong những năm 1945 - 1950, nhân dân Liên Xô đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong những năm 1945 - 1950, nhân dân Liên Xô đã tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế qua kế hoạch 5 năm 1946 - 1950.

Câu 11: Sau khi Liên Xô tan rã (1991), "quốc gia kế tục Liên Xô" tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao khác của Liên Xô ở nước ngoài là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi Liên Xô tan rã (1991), "quốc gia kế tục Liên Xô", kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao khác ở nước ngoài là Liên bang Nga.

Câu 12: Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga muốn ngả vào các nước phương Tây nhằm mục đích gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử trang 17: Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…)

Câu 13: Ai là người lên nắm quyền Tổng thống ở Nga năm 2000?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12, trang 17-18, từ năm 2000, V. Putin làm Tổng thống Liên bang Nga, nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình xã hội ổn định; nhưng Nga vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố…

Câu 14: Hiến pháp Liên bang Nga (tháng 12/1993) quy định nước Nga theo thể chế

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiến pháp Liên bang Nga (tháng 12/1993) quy định nước Nga theo thể chế Tổng thống Liên bang.

Câu 15: Mục đích của Liên Xô khi tiến hành các kế hoạch dài hạn từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhân dân Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Các kế hoạch này về cơ bản đều hoàn thành với nhiều thành tựu to lớn.

Câu 16: Từ năm 1996 trở đi, kinh tế Liên bang Nga có biểu hiện như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga có dấu hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 là 9%. Như vậy, biểu hiện của kinh tế Liên bang Nga từ năm 1996 trở đi là phục hồi và phát triển.

Câu 17: Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo là Liên Xô.

Câu 18: Trong những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu thế giới trong những lĩnh vực nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70), Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân. Năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, năm 1961 Liên Xô đã phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.

Câu 19: Năm 1961 đã diễn ra sự kiện gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chỉ sau 4 năm phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik (4 - 10 - 1957), Liên Xô lại đạt được thành công đáng ghi nhận trong lĩnh vực khoa học vũ trụ bằng việc phóng tàu đưa người bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Đúng 6 giờ 7 phút ngày 12 - 4 - 1961, động cơ của tàu Vostock - 1(Phương Đông) đã khởi động đưa Yuri Gagarin bay vào không gian và trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của Liên Xô mà còn là bước đột phá trong quá trình thám hiểm và chinh phục không gian của nhân loại. Gagarin đã bay tổng cộng 108 phút, thực hiện gần trọn một vòng quanh trái đất. 7 giờ 55 phút cùng ngày, module đổ bộ của Vostock - 1 đã hạ xuống độ cao 7km và Gagarin đã tiếp đất tại bang Saratov phía Tây Nam Liên Xô.

 

Câu 20: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhân dân Liên Xô đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nhân dân Liên Xô đã tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu.

Câu 21: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 6/1942, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt khởi xướng thời đại vũ khí hạt nhân qua việc ký Dự án Manhattan. Ngày 2/12/1942, các nhà khoa học ở Đại học Chicago thử thành công chuỗi phản ứng hạt nhân lần đầu tiên. Đây là bước đột phá cho việc chế tạo bom nguyên tử. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Mĩ bất ngờ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật đã chứng tỏ sức mạnh độc quyền của Mĩ về loại vũ khí hủy diệt bậc nhất này. Nhưng bất ngờ hơn, ngày 29/8/1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử lần đầu tiên tại Semipalatinsk. Việc này làm chấn động nước Mỹ và các nước đồng minh, chấm dứt vị trí độc tôn về vũ khí hạt nhân của Washington. Sự kiện này đã tạo thế cân bằng về vũ khí hạt nhân giữa hai cực trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp thời kì Chiến tranh lạnh.

Câu 22: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với những thách thức gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ sau năm 1991, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Về chính trị:

· Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang.

· Từ năm 1992 – 1999, Tổng thống Enxin, nước Nga đứng trước hai thử thách lớn. Một là tình trạng không ổn định về chính trị, tranh chấp giữa các đảng phái. Hai là những cuộc xung đột sắc tộc (Trecxia…).

Câu 23: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1949 liên xô phát minh ra bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ.

Vậy đáp án đúng là phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.