NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tử
a. Khái niệm nguyên tử
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo nên chất
- Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bới một hay nhiều electron mang điện tích âm
- Electron, kí hiệu là e có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu âm (-)
b. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Trong đó:
+ Proton kí hiệu là p, có điện tích như electron nhưng khác dấu. Ghi bằng dấu dương (+)
+ Nơtron không mang điện, kí hiệu là n.
- Do nguyên tử trung hòa về điên nên trong nguyên tử là luôn có số proton bằng số electron: Số p= số e
- Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé – không đáng kế nên: khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân
c. Lớp electron
- Trong nguyên tử, electron chuyển động nhanh quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định
- Ví dụ:
+ Vòng nhỏ tròng cùng là hạt nhân, có ghi số đơn vị điện tích dương
+ Mỗi vòng lớn tiếp theo là một lớp electron
+ Mỗi chấm chỉ 1 e
2. Nguyên tố hóa học
- Nguyên tố hóa học: là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Số proton (p) là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
+ Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, người ta nói nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia
+ Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau.
- Kí hiệu hóa học: là những chữ cái được dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học
+ Ví dụ: kí hiệu hóa học của hiđro là H, canxi là Ca.
+ Quy ước, mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ để chỉ hai nguyên tử hiđro cần viết 2 H
- Nguyên tử khối: là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC) – kí hiệu là u. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt
+ Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C
Một nguyên tử cacbon có khối lượng bằng $1,{{99.10}^{23}}(gam)$
+ Dựa vào giá trị nguyên tử khối, ta sẽ biết được sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
Ví dụ: giữa hai nguyên tử cacbon và oxi, nguyên tử cacbon có nguyên tử khối bằng 12; oxi có nguyên tử khối bằng 16 $\to $ cacbon nhẹ hơn bằng $\frac{12}{16}=\frac{3}{4}$ lần nguyên tử oxi.
Hạt nhân được tạo bởi hai loại hạt là: proton và nơtron
Kí hiệu hóa học của nguyên tố sắt là Fe
- Phát biểu không đúng là: "Quy ước lấy 1/14 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử"
- Đúng phải là: "Quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử"
Đường kính của nguyên tử là $ {{10}^{-8}} $ cm.
Nguyên tử tạo bởi ba loại hạt là: Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm, nơtron không mang điện
Đáp án sai là: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu đúng là: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Nguyên tử khối là khối lượng một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon
Nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ Trái đất là Oxi
Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm
Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân
Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo, được tổng hợp từ phòng thí nghiệm).
Trong một nguyên tử luôn có số proton = số electron
Đơn vị thường dùng của nguyên tử khối, phân tử khối là đvC
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện
$ {{m}_{nguyen\,\,tu}}={{m}_{hat\,\,nhan}}+{{m}_{lop\,\,vo\,\,elctron}} $
Do khối lượng của electron rất bé so với khối lượng của proton nên coi như không đáng kể. Vì thế khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
Nguyên tử có cấu tạo rỗng $\Rightarrow$ có khoảng không gian trống giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử.
Phát biểu không đúng là: "Số nơtron là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học"
Đúng phải là: Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt: proton trong hạt nhân
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới