CHẤT – ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ
1. VẬT THỂ, CHẤT
– Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.
– Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
+ Vật thể tự nhiên: cây, núi, sông, đá,…
+ Vật thể nhân tạo: bàn ghế, sách vở, đèn điện,…
– Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
2. HỖN HỢP VÀ CHẤT TINH KHIẾT
a) Hỗn hợp
– Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.
– Hỗn hợp gồm có 2 loại (phần mở rộng):
+ Hỗn hợp đồng nhất: là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.
Ví dụ: Hỗn hợp nước và rượu; nước khoáng, nước muối, nước đường
+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.
Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước.
– Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.
b) Chất tinh khiết
– là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.
Ví dụ: Nước cất
3. ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ
a. Đơn chất
- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố.
- Đơn chất được chia làm hai loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim
+ Trong đơn chất kim loại như nhôm, đồng, sắt,… các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định
+ Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
b. Hợp chất.
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên
Ví dụ nước được tạo nên từ hai nguyên tố là H và O
- Hợp chất được chia làm hai loại là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
- Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định.
c. Phân tử
- Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phân và hình dạng. Tính chất hóa học của chất phải là tính chất của từng hạt. Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Ví dụ: Phân tử nước bao gồm 2H liên kết với 1O
$\to $ Phân tử khối của nước = 2.1+16=18 (đvC)
- Các cụm từ "dây điện, cơ thể người, lõi bút chì" dùng để chỉ vật thể
- Các cụm từ "nước, than chì, chất dẻo, đồng" dùng để chỉ chất
- Phát biểu không đúng là "Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau, không theo trật tự"
- Đúng phải là: "Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau, theo trật tự nhất định"
Trong phân tử hợp chất, nguyên tử các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và thứ tự nhất định
Dãy các chất là: muối ăn, đường, kẽm
Các cụm từ : thước kẻ; ấm nhôm, dây điện, bút chì, túi nilon được gọi là các vật thể.
Vật thể nhân tạo là xe đạp. Vì xe đạp là do con người chế tạo ra, còn con trâu, con sông hay con người không thể chế tạo ra được.
Chất tinh khiết (chất không có lẫn chất khác) là nước cất
Nước sông hồ, nước thuộc loại: hỗn hợp. Vì trong nước sông hồ, nước biển có chứa các chất khác như đất, cát, muối,...
Người ta sử dụng nước cất (chất tinh khiết) để pha chế thuốc tiêm và sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Căn cứ vào tính dẫn điện mà đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện
Khi chất ở trạng thái rắn các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ, ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau, còn ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn, về nhiều phía.
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được trạng thái của chất
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn điện được hay không thì phải tiến hành thí nghiệm.
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất
Từ một nguyên tố hóa học có thể tạo nên 1, 2 hoặc nhiều đơn chất tùy vào tính chất của nguyên tố hóa học đó.
- Các cụm từ "Sắt, canxiphotphat, nước, axit nitric" dùng để chỉ chất
- Các cụm từ " xe đạp, quặng, quả chanh" dùng để chỉ vật thể
Vật thể tự nhiên là mặt trời. Vì mặt trời con người không thể tạo ra được.
Hợp chất gồm hai loại là: Hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ
Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
Phát biểu không đúng là "Nước cất và nước đường đều có nhiệt độ sôi xác định là $ {{100}^{o}}C $ " do chỉ có nước cất mới có nhiệt độ xác định là $ {{100}^{o}}C $ .
Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới