I. Axit
1. Khái niệm
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
- Gốc axit ($-Cl,\,=S{{O}_{4}},-N{{O}_{3}},\,\equiv P{{O}_{4}},=S$), mỗi gạch ngang biểu thị một hóa trị
VD : $HCl,\,HN{{O}_{3}},\,{{H}_{3}}P{{O}_{4}}$
2. Công thức hoá học
- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
Công thức chung: \[{{\mathbf{H}}_{\mathbf{n}}}\mathbf{A}\] .
Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.
- A: là gốc axit.
3. Phân loại
- 2 loại:
+ Axit không có oxi: \[HCl,{{H}_{2}}S,HBr,HI,HF...\]
+ Axit có oxi: \[{{H}_{2}}S{{O}_{4}},HN{{O}_{3}},{{H}_{3}}P{{O}_{4}},{{H}_{2}}C{{O}_{3}}...\]
4. Tên gọi
a. Axit không có oxi
Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.
VD : - \[HCl\] : Axit clohiđric.
- \[{{H}_{2}}S\] : Axit sunfuhiđric.
b. Axit có oxi:
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.
VD : - \[HN{{O}_{3}}\] : Axit nitric.
- \[{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\] : Axit sunfuric.
* Axit có ít nguyên tử oxi
Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.
VD : \[{{H}_{2}}S{{O}_{3}}\] : Axit sunfurơ.
II. Bazơ
1. Khái niệm
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH)
VD : \[NaOH,Ca{{\left( OH \right)}_{2}},Fe{{\left( OH \right)}_{2}},Fe{{\left( OH \right)}_{3}}...\]
2. Công thức hoá học
- Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm - OH.
Công thức chung: \[\mathbf{M}{{\left( \mathbf{OH} \right)}_{\mathbf{n}}}\]
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
- A: là nhóm hiđroxit.
3. Tên gọi
Tên bazơ : Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.
VD : \[NaOH\] : Natri hiđroxit.
\[Fe{{\left( OH \right)}_{3}}\] : Sắt (III) hiđroxit.
4. Phân loại:
* Bazơ tan trong nước : \[NaOH,KOH,\,Ca{{(OH)}_{2}},\,Ba{{(OH)}_{2}}\]
* Bazơ không tan trong nước: \[Cu{{\left( OH \right)}_{2}},Mg{{\left( OH \right)}_{2}}...\]
III. Muối
1. Khái niệm
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
VD: \[NaCl,CuS{{O}_{4}},N{{a}_{2}}C{{O}_{3}},CaC{{O}_{3}},NaN{{O}_{3}}...\]
2. Công thức hoá học
- Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hiđroxit: \[{{\mathbf{M}}_{\mathbf{x}}}{{\mathbf{A}}_{\mathbf{y}}}\] .
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
- A : là gốc axit.
VD : \[N{{a}_{2}}C{{O}_{3}},NaHC{{O}_{3}}.\]
3. Tên gọi
Tên muối : Tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.
VD : - \[N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}\] : Natri sunfat.
- \[N{{a}_{2}}S{{O}_{3}}\] : Natri sunfit.
- \[ZnC{{l}_{2}}\] : Kẽm clorua.
Tên một số gốc axit:
$-N{{O}_{3}}$ : nitrat
$=S{{O}_{4}}$ : sunfat
$=S$ : sunfua
$=C{{O}_{3}}$: cacbonat
$\equiv P{{O}_{4}}$: photphat
4. Phân loại
* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD : \[CuS{{O}_{4}},N{{a}_{2}}C{{O}_{3}},CaC{{O}_{3}},NaN{{O}_{3}}\] ...
* Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
VD: \[NaHC{{O}_{3}},NaHS{{O}_{4}},Ca{{\left( HC{{O}_{3}} \right)}_{2}}...\]
$ Ca{{(OH)}_{2}} $ là bazơ tan được trong nước được gọi là kiềm
$ =HC{{O}_{3}} $ : hiđrocacbonat
$ -Cl $ : clorua
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
$ F\text{e}{{(N{{O}_{3}})}_{2}} $ : Sắt (II) nitrat
Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là $ Fe{{(OH)}_{3}}. $
Natri hiđrocacbonat có công thức hóa học là $ NaHC{{O}_{3}} .$
$ -N{{O}_{3}} $ : nitrat
$ =S{{O}_{4}} $ : sunfat
Phân tử axỉ gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Muối trung hòa là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
$ \to $ Dãy chỉ chứa muối trung hòa là $ F\text{e}S{{O}_{4}},\,\,CuS{{O}_{4}},\,F\text{e}C{{l}_{3}},\,N{{a}_{2}}C{{O}_{3}} $
Axit = H + gốc axit
$ \to $ Dãy chỉ chứa axit là $ {{H}_{3}}P{{O}_{4}},\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}},\,HN{{O}_{3}},\,{{H}_{3}}P{{O}_{4}},\,HCl $
Bazơ tan được trong nước thu được dung dịch kiềm
$ \to $ Dung dịch kiềm là : $ NaOH,\,Ba{{(OH)}_{2}},\,Ca{{(OH)}_{2}},\,K\text{O}H $
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Tên axit có ít nguyên tử oxi = axit + tên phi kim + ơ
$ {{H}_{2}}S{{O}_{3}} $ : Axit sunfurơ
Kali photphat : $ {{K}_{3}}P{{O}_{4}} $
Bazơ không tan được trong nước là $ Cu{{(OH)}_{2}} $
Muối axit là muối mà trong đó gốc axit chứa nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại
$ \to $ Muối axit là $ NaH\text{S}{{O}_{4}} $
Bazơ = Kim loại + OH
$ \to $ Bazơ là $ Ca{{(OH)}_{2}} $
$ \equiv P{{O}_{4}} $ : photphat
$ =S{{O}_{3}} $ : sunfit.
Axit = H + gốc axit
$ \to $ Axit là HCl
Công thức hóa học của axit sunfuhiđric là $ {{H}_{2}}S. $
Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit ( - OH)
Muối trung hòa là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
$ \to $ Muối trung hòa là $ N{{a}_{2}}S{{O}_{4}} $
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới