HÓA TRỊ
1. Khái niệm và cách xác định hóa trị
- Hóa trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị của của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử được biểu diễn bằng số la mã.
- Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H là I và hóa trị của O là II.
Ví dụ: HCl. Clo có hóa trị I vì liên kết được với 1 H
${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$ . Nhóm nguyên tử $S{{O}_{4}}$ có hóa trị II vì liên kết được với 2 H
2. Quy tắc hóa trị và vận dụng quy tắc hóa trị.
- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Chất bất kì có công thức hóa học là ${{\overset{a}{\mathop{A}}\,}_{x}}{{\overset{b}{\mathop{B}}\,}_{y}}$ trong đó a, b là hóa trị của nguyên tố A và B
$\to a.x=b.y$
- Vận dụng quy tắc hóa trị
Dạng 1: Xác định hóa trị của nguyên tố khi biết CTHH và hóa trị của nguyên tố còn lại
Ví dụ: Tính hóa trị của Al trong hợp chất $A{{l}_{2}}{{O}_{3}}$ biết oxi có hóa trị là II
Gọi hóa trị của Al là a. Theo quy tắc hóa trị ta có: $a.2=3.II\to a=III$
Dạng 2: Biết hóa trị của các nguyên tố, lập công thức hóa học
- Chất bất kì có công thức hóa học là ${{\overset{a}{\mathop{A}}\,}_{x}}{{\overset{b}{\mathop{B}}\,}_{y}}$ $\to \frac{x}{y}=\frac{b}{a}=\frac{{{b}^{'}}}{{{a}^{'}}}$
Lấy x = b hay ${{b}^{'}}$ và y = a hay ${{a}^{'}}$ ( với ${{a}^{'}};\,\,{{b}^{'}}$ là những số nguyên đơn giản so với a, b)
Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi hóa trị II
Gọi công thức hóa học của hợp chất là ${{S}_{x}}{{O}_{y}}$
$\to x.IV=y.II$ (theo quy tắc hóa trị)
$\to \frac{x}{y}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}$ $\to $ công thức hóa học của hợp chất là $S{{O}_{2}}$
Phát biểu không đúng là: "Photpho chỉ có hóa trị IV" vì photpho có 2 hóa trị III và V.
Công thức hóa học của một chất X bất kỳ có dạng $ {{A}_{x}}{{B}_{y}} $ ; A, B có hóa trị lần lượt là a, b
Theo quy tắc hóa trị ta có: $ a.x=b.y $
Hóa trị là: con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Do hóa trị của H là I nên một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu
- Kali liên kết với 1 nguyên tử H nên có hóa trị bằng I
- Lưu huỳnh liên kết với 2 nguyên tử H nên có hóa trị bằng II
- Cacbon liên kết với 4 nguyên tử H nên có hóa trị bằng IV
Phát biểu đúng là: Một nguyên tố có thể có nhiều hóa trị khác nhau
- Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của hiđro làm đơn vị
- Hóa trị của oxi được xác định bằng hai đơn vị
- Người ta quy ước gán cho hóa trị của hiđro là I
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới