Khi có hiện tượng tự cảm xảy ra trong một mạch điện thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch được gọi là suất điện động tự cảm. Giá trị của nó được xác định theo công thức:
${{e}_{tc}}=-\dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t}$
Trong đó: $\Phi $ là từ thông riêng được cho bởi công thức: $\Phi =Li$
Vì L không đổi nên $\Delta \Phi =L\Delta i$
Vậy suất điện động tự cảm có công thức:
${{e}_{tc}}=-L\dfrac{\Delta i}{\Delta t}$
Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
Suất điện động tự cảm
Suất điện động tự cảm sinh ra khi có hiện tượng tự cảm mà hiện tượng tự cảm là một trường hợp của hiện tượng cảm ứng điện từ do đó không phải mọi hiện tượng cảm ứng điện từ đều cho suất điện động tự cảm.
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức: $ { e _{tc}}=-L.\dfrac{\Delta i}{\Delta t} $
Trong đó L là hệ số tự cảm của ống dây trong mạch có đơn vị là Henri (H), $ \Delta i $ là độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch trong khoảng thời gian $ \Delta t $ và $ { e _{tc}} $ là suất điện động tự cảm có đơn vị là Vôn (V)
Khi dòng điện trong mạch đã ổn định thì không có suất điện động tự cảm nữa vì cường độ dòng điện không biến thiên dẫn đến suất điện động tự cảm bằng không.
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức: $ { e _{tc}}=-L.\dfrac{\Delta i}{\Delta t} $
Trong đó $ \dfrac{\Delta i}{\Delta t} $ gọi là tốc độ biến thiên của dòng điện trong mạch, do đó suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của dòng điện trong mạch
Biểu thức suất điện động tự cảm:
\(e=-L\dfrac{{\Delta i}}{{\Delta t}}=-L\left({I_o\cos\omega t}\right)'=LI_o\omega\sin\omega t\)
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức: $ { e _{tc}}=-L.\dfrac{\Delta i}{\Delta t} $
Trong đó $ L $ gọi là hệ số tự cảm do đó suất điện động tự cảm phụ thuộc vào hệ sộ tự cảm
Suất điện động tự cảm xuất hiện ngay sau khi đóng công tắc vì khi đóng công tắc cường độ dòng điện tăng đột ngột dẫn đến từ trường do dòng điện sinh ra qua ống dây thay đổi khi đó từ thông biến thiến xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện này được gọi là dòng điện tự cảm vì nó được sinh ra do chính sự thay đổi dòng điện trong mạch do đó trong mạch xuất hiện suất điện động tự cảm
Suất điện động tự cảm phụ thuộc vào: Hệ số tự cảm L và độ biến thiên của dòng điện theo thời gian.
Suất điện động tự cảm
Suất điện động tự cảm sinh ra do hiện tượng tự cảm
Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện qua mạch.
\(e_c=\left|{\dfrac{{\Delta \Phi}}{{\Delta t}}}\right|=\left|{\dfrac{{\Delta (BS)}}{{\Delta t}}}\right|=\left|{\dfrac{{BS\Delta I}}{{\Delta t}}}\right|\)
Suất điện động tự cảm tỷ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện, tức là cường độ dòng điện tăng nhanh hoặc giảm nhanh đều dẫn tới suất điện động tự cảm có giá trị lớn.
Đáp án sai là: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi cường độ dòng điện chạy qua mạch có giá trị lớn.
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức: $ { e _{tc}}=-L.\dfrac{\Delta i}{\Delta t} $
Khi cường độ dòng điện qua ống dây lớn thì thương số $ \dfrac{\Delta i}{\Delta t} $ chưa chắc đã lớn do đó khẳng định suất điện động tự cảm lớn khi cường độ qua ống dây lớn là không đúng.
Khi dòng điện tăng nhanh hoặc giảm nhanh thì $ \Delta i $ sẽ lớn nên suất điện động tự cảm sẽ có giá trị lớn.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới