Khi ${{U}_{RL}}\bot {{U}_{RC}}$ ta có: $\dfrac{{{Z}_{L}}}{R}.\dfrac{{{Z}_{C}}}{R}=1\Leftrightarrow {{Z}_{L}}.{{Z}_{C}}={{R}^{2}}$
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có: $\dfrac{1}{U_{R}^{2}}=\dfrac{1}{U_{RL}^{2}}+\dfrac{1}{U_{RC}^{2}}$
Trog đó: $R$ , $Z_L$ , $Z_C$ là điện trở, cảm kháng và dung kháng của mạch.
$U_R$ , $U_{RL}$ , $U_{RC}$ là điện áp hiệu dụng 2 đầu điện trở, điện trở và cuộn cảm, điện trở và tụ điện.
Đối với các đoạn mạch vuông pha khác ta áp dụng tương tự.
+ Khi $C={{C}_{1}}=\dfrac{62,5}{\pi }\mu F$ thì mạch tiêu thụ công suất cực đại Pmax = 93,75 W, lúc này mạch đang xảy ra cộng hưởng $\Rightarrow {{Z}_{L}}={{Z}_{{{C}_{1}}}}=160\Omega $
${{P}_{\max }}=93,75=\dfrac{{{U}^{2}}}{R+r}\Rightarrow R+r=240\Omega $
+ Khi $C={{C}_{2}}=\frac{1}{9\pi }mF\Rightarrow {{Z}_{{{C}_{2}}}}=90\Omega $ thì điện áp hai đầu đoạn mạch RC và cuộn dây vuông pha với nhau nên cuộn dây có điện trở r.
Ta có: $\dfrac{{{Z}_{L}}}{r}.\dfrac{{{Z}_{C}}}{R}=1\Rightarrow \dfrac{160}{r}.\dfrac{90}{240-r}=1\Rightarrow r=120\Omega; R=120\Omega. $
Điện áp 2 đầu cuộn dây:
${{U}_{d}}=\dfrac{U.\sqrt{Z_{L}^{2}+{{r}^{2}}}}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=120V$