Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
___Thạch Lam____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Giúp HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương con người, biết cảm thông và sẻ chia với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời: Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì? Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu làm và chê trách hay chưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện “Gió lạnh đầu mùa” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một thế giới tuổi thơ vui chơi, chan hòa yêu thương trong tình làng nghĩa xóm vô cùng thân thiết. Sơn và chị Lan là hai hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ – văn xuôi rất trong sáng về tình người, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn này
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Gió lạnh đầu mùa NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu và yêu cầu 1-2 HS đọc. Đọc to, rõ ràng, diễn cảm. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: áo vải thâm, xúng xính, đánh khăng đánh đáo, bịu xịu. NV3: Tóm tắt văn bản - GV tổ chức trò chơi thi giữa các tổ, sắp xếp các giữ kiện sau để hoàn thành phần tóm tắt văn bản Gió lạnh đầu mùa
- GV tóm tắt ngắn gọn lại cốt truyện. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Xác định ngôi kể, các nhân vật chính trong truyện + Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Sắp xếp lại cốt truyện: - Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ. - Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh. - Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên. - Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà. - Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại truyện: có đề tài, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, các nhân vật được miêu tả về ngoại hình, hành động, tính cách, ý nghĩ, lời nói. | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên thật: Nguyễn Tường Vinh - Năm sinh – năm mất: (1910 –1942) - Quê quán: Hải Dương - Truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu tình thương, đặc biệt là tình thương với trẻ thơ. 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1937. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: ngôi thứ ba - Nhân vật chính: Sơn và Lan - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả, biểu cảm 2. Tóm tắt 3. Bố cục: 2 phần - P1: từ đầu đến "mày may cho": Những đứa trẻ khi gió lạnh đầu mùa về - P2: còn lại: Hành động đẹp của hai chị em Sơn và Lan. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật chị em Sơn và Lan
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu hai chị em Sơn và Lan trong cuộc sống thường ngày Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Thời gian và không gian trong truyện được mở ra như thế nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh. + Qua đoạn văn đầu, em nhận thấy hoàn cảnh gia đình hai chị em Sơn như thế nào ở khu phố chợ? Chi tiết nào nói lên điều đó. + Dù điều kiện gia đình tốt nhưng thái độ của chị em Sơn với những đứa trẻ xung quanh như thế nào? Qua đó, em có suy nghĩ gì về hai chị em Sơn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Thời gian, không gian: chợ vắng, mấy cái quán chơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng, gió thổi lạnh làm cay mắt. - Gia đình khá giả, có điều kiện: + Có quần áo đẹp để mặc + Thường cho những nhà xung quanh vay mượn tiền - Thái độ: thân mật, gần gũi chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn. 🡪 hòa đồng, gần gũi với mọi người xung quanh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu hành động cho áo của hai chị em Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Khi nhìn thấy Hiên đứng bên cột quán, co ro trong chiếc áo tơi , Sơn và Lan đã có suy nghĩ, hành động gì? + Tại sao hai chị em lại động lòng trắc ẩn trước bé Hiên? + Khi hành động như vậy, tâm trạng của hai chị em như thế nào? + Hành động đó góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động đó có ý nghĩa gì với Hiên? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Lan đã gọi Hiên lại để hỏi thăm, Sơn động lòng thương vì biết hoàn cảnh nhà Hiên rất nghèo và Hiên là bạn của em Duyên – em gái đã mất của Sơn 🡪 nảy sinh ý nghĩ tốt 🡪 hành động lấy áo bông cũ cho Hiên. - Tâm trạng: Lan hăm hở lấy áo, Sơn đứng đợi và trong lòng thấy ấm áp, vui vui Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Khi gió mùa đột ngột về, thời tiết lạnh giá đã khiến mọi cảnh vật thay đổi, những đứa trẻ nơi phố huyện nghèo co ro trong manh áo mỏng đã nhiều chỗ rách. Chỉ có chị em Sơn được mặc quần áo đầy đủ, ấm áp. Đặc biệt khi nhìn thấy bé Hiên mặc chiếc áo tơi đã rách, hở cả lưng và tay khiến hai chị em cảm thấy đau lòng. Lòng trắc ẩn ấy một phần Hiên bằng tuổi Duyên - đứa em đã mất, hình ảnh người em tội nghiệp ấy như ùa về trong kí ức của hai chị em Sơn và một phần là chính từ tấm lòng nhân hậu, thương người của hai đứa trẻ. Tấm lòng nhân hậu ấy đã tạo ra hành động đẹp, hai chị em cảm thấy vui khi đã giúp được Hiên tránh được rét mướt. “Ao lành đùm áo rách”, ành động ấy tuy nhỏ nhưng khiến chúng ta thấy được tám lòng cao đẹp của hai chị em, đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. NV3: Tìm hiểu tâm trạng hai chị em khi mẹ biết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Khi nghe người ví nói mẹ đã biết chuyện, tâm trạng hai chị em Sơn như thế nào? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả tâm trạng hai chị em Sơn? + Theo em, vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? + Hành động của hai chị em đã dẫn đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện như thế nào? + Dựa vào sơ đồ sau, em hãy thử suy nghĩ về câu hỏi đặt ra cho truyện: Ai là điểm tựa tinh thần cho ai? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tâm trạng hai chị em: + Lo lắng “sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy” + Hai chị em lo sợ đi tìm Hiên để lấy lại áo + Lan trách em vì đã nghĩ ra việc cho áo + Hai chị em lo lắng, dắt nhau lén về nhà + Ngạc nhiên khi thấy hai mẹ con Hiên đang ở trong nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Câu chuyện đã lan tỏa hơi ấm của tình người giữa những ngày đầu đông lạnh giá. Mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì đã có hành động tốt. Mẹ Hiên cũng hiểu được chiếc áo bông là kỉ vật quan trọng của với mẹ Sơn vì đó là kí ức về đứa con gái bé bỏng đã qua đời nên mang trả lại và để hai chị em Sơn không bị mẹ mắng. Mẹ Sơn hiểu hoàn cảnh của mẹ con Hiên và và cho vay tiền để may áo cho con. Câu chuyện được kết thúc một cách nhẹ nhàng, thể hiện sự lan tỏa yêu thương, sự ấm áp của tình yêu thương giữa con người – đó là điểm tựa tinh thần cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. | 3. Phân tích 3.1. Hai chị em Sơn và Lan a. Trong cuộc sống hàng ngày - Gia đình khá giả nhất trong khu phố chợ. - Thái độ với những đứa trẻ xung quanh: gần gũi, hòa nã, thân thiết. b. Tâm trạng của hai chị em khi cho áo bé Hiên - Khi nhìn thấy bé Hiên: Lan đã gọi lại hỏi han, Sơn động lòng thương. 🡪 nảy ra ý nghĩ tốt: đem cho Hiên cái áo bông cũ của em Duyên – người em đã mất của Sơn. 🡪 hành động đẹp: Lan hăm hở về nhà lấy áo, Sơn đứng đợi và trong lòng thấy vui. 🡪 việc làm tốt: bé Hiên tránh được rét. => Nhận xét: Sơn và Lan là những đứa bé có tấm lòng nhân hậu, thương người, biết cảm thông và biết chia sẻ. c. Tâm trạng hai chị em khi mẹ biết chuyện - Hai chị em lo lắng, sợ sệt khi mẹ biết chuyện sẽ bị mắng. - Khi mẹ biết chuyện: không trách mắng Sơn và Lan vì thấy hai con đã làm được việc tốt, đồng cảm với lòng trắc ẩn và tình thương người của hai chị em. - Mẹ Sơn đã thể hiện sự đồng cảm ấy bằng việc cho mẹ Hiên vay tiền mua áo. 🡪 Truyện đã lan tỏa tình yêu thương, sự đồng cảm giữa con người với con người. - Nghệ thuật: thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lí trẻ thơ của tác giả. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về những đứa trẻ nơi phố nghèo
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? Các sự kiện trong văn bản giúp em hiểu đặc điểm nào của truyện ngắn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Truyện viết về hành động đẹp cảu hai chị em Sơn và Lan cho bé Hiên chiếc áo bông cũ – là kỉ vật của gia đình. Truyện Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống. 2. Nghệ thuật - Kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm - Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Qua truyện Gió lạnh đầu mùa, em hãy liệt kê các sự việc chính và vẽ thành sơ đồ. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc trong truyện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát những hình ảnh sau và nhận xét về phong trào quyên góp. ủng hộ quần áo cho trẻ em vùng núi khó khăn ở nước ta.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: TUỔI THƠ TÔI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nêu được ấn tượng từ các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp HS hình thành được phẩm chất tốt đẹp: cảm thông, thấu hiểu và tha thứ đối với mọi người trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng vô ý làm tổn thương người khác chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có những hành động dại dột, vô tình của chúng ta đã gây ra tổn thương, nỗi buồn cho người khác và khiến chúng ta phải ân hận, suy nghĩ đến suốt đời. Câu chuyện của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tuổi thơ tôi của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là một kỉ niệm buồn từ thời thơ ấu. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý thể hiện được tâm trạng của nhân vật. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: lem luốc, trùm sò, chắc mẩm NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? + Ngôi kể của văn bản, ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật. + Theo em, nhân vật chính của truyện là ai? Tại sao em xác định như vậy? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: + Thuộc thể loại truyện ngắn. + Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất). + Nhân vật Lợi là nhân vật chính vì được nhắc đến nhiều nhất và truyện có nhiều chi tiết miêu tả Lợi. + Bố cục 3 phần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Nhật Ánh - Quê quán: Quảng Nam - Ông là nhà văn có nhiều tác phẩm dành cho trẻ thơ được yêu quý. 2. Tác phẩm - VB được trích từ Hồi kí song đôi. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện ngắn - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”. - Nhân vật chính: 2. Bố cục:2 phần - P1: từ đầu đến "cảnh này": Giới thiệu về kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật “tôi” - P2: tiếp theo 🡪 đừng giận thầy nghe con: Kỉ niệm về thằng Lợi và các bạn trong lớp - P3: còn lại: cảm nhận của tác giả trong hiện tại. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Lợi
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu - GV đặt câu hỏi gợi mở: Nêu cảm nhận của em sau khi đọc xong truyện Tuổi thơ tôi. HS tự bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận trong 5 phút: + Nhóm 1,2: Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi. + Nhóm 3,4: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? + Nhóm 5,6: Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng? Em hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: * Nhóm 1: các chi tiết miêu tả Lợi - Đoạn 4 có các chi tiết như: Lợi là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi, đứa nào nhờ chuyện gi nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng. - Đoạn 5: Một hôm tình cờ bắt được con dế lửa, Lợi quý lắm, ai đổi gì cũng không đồng ý. - Đoạn 10: Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. - Đoạn 11: Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. * Nhóm 3,4: Lợi đã khóc rưng rức, đặt con dế vào hộp các tông, chôn dưới gốc cây. Vì đối với Lợi, con dế ấy là báu vật. * Nhóm 5,6: Các chi tiết - Lợi đặt dế vào hộp các tông, chôn dưới gốc cây. - Nhân vật “tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức. - Cả nhóm lấp đầy đất lên mộ chú dế. - Lợi cắm lên mộ dế những nhánh cỏ tươi. - Thầy Phu đặt lên mộ dế một vòng hoa. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Cái chết của con dế đã khiến mọi người thay đổi cách nhìn về Lợi. Đó không chỉ là một cậu bạn ích kỉ, “trùm sò” mà Lợi cũng dành tình yêu thương thực sự, không chấp nhận đánh đổi vật chất với chú dế yêu quý, coi đó là người bạn thân thiết, gắn bó, đi đâu cũng mang theo. Những giọt nước mắt của Lợi khi người bạn nhỏ - chú dế lửa chết đã khiến mọi người nhận ra, ẩn sau trong con người Lợi là một cậu bé tình cảm, giàu lòng nhân ái. | 3. Phân tích 3.1. Nhân vật Lợi a. Trong cuộc sống hàng ngày - Lợi là đứa ích kỉ, khôn lỏi, luôn tìm cách thu lợi cho mình b. Khi Lợi có con dế lửa - Rất quý con dế, không đổi con dế bằng bất cứ giá nào. 🡪 coi con dế là báu vật. c. Khi con dế lửa bị chết - Trò đùa của Bảo đã khiến thầy Phu tịch thu con dế lửa. - Thầy Phu vô tình khiến con dế bị đè bẹp bởi chiếc cặp to. 🡪 Lợi khóc rưng rức. - Đám tang được cử hành trang trọng: + Lợi đặt dế vào hộp các tông, chôn dưới gốc cây. + Nhân vật “tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức. + Cả nhóm lấp đầy đất lên mộ chú dế. + Lợi cắm lên mộ dế những nhánh cỏ tươi. + Thầy Phu đặt lên mộ dế một vòng hoa. 🡪 Lợi yêu quý chú dế và cảm thấy đau khổ, mất mát khi chú dế đã chết. - Nhận xét: Lợi là một cậu bé tình cảm, chân thành. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về các bạn trong lớp và thầy giáo Phu
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: hình ảnh, suy nghĩ, hành động, tâm trạng của các bạn trong lớp và thầy giáo Phu được hiện lên qua lời kể của ai? Điều đó có tác dụng gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi theo phiếu học tập sau để làm rõ, cách ứng xử của các bạn và thầy Phu như thế nào khi dế lửa còn sống và sau khi dế chết?
- Qua cái chết của dế lửa, khiến cho các nhân vật nhận ra được điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Một trò đùa rất trẻ con nhằm “trả thù” Lợi của các bạn nhưng rồi lại trở thành niềm ân hận với chính các bạn nhỏ. Cái chết của dế lửa giúp mọi người nhận ra được ý nghĩa của dế lửa đối với Lợi, thay đổi cách nhìn đối với Lợi và thể hiện sự ân hận, cảm thông và thấu hiểu nỗi đau với sự mất mát của người bạn qua việc cử hành tang lễ rất long trọng. Sự việc con dế lửa bị chết đã bộc lộ rõ tính cách của các nhân vật trong truyện và cách ứng xử với sự việc mình đã gây ra. | 3.2. Các bạn học và thầy Phu * Các bạn trong lớp - Khi dế lửa còn sống: các bạn tìm mọi cách để đổi được con dế bằng vật chất nhưng không được 🡪 tức tối, ganh ghét với Lợi. - Các bạn tìm cách làm Lợi bị bẽ mặt, bằng một trò nghịch ngợm trong lớp, hộp dế của Lợi bị thu. 🡪 hả hê, vui sướng - Khi con dế chết: cảm thấy ân hận, vô tình đã làm Lợi bị tổn thương. 🡪 Tác giả đã diễn tả tâm lí nhân vật đặc sắc, phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ. * Thầy Phu: - Khi phát hiện tiếng ồn trong lớp: thầy nghiêm nghị, tịch thu hộp dế. - Khi biết vô tình làm con dế của Lợi chết: áy náy, xin lỗi học trò vì hành động vô ý của mình. 🡪 một người thầy tình cảm, sẵn sàng nhận lỗi sai trước học trò. => sự cảm thông, thấu hiểu của các nhân vật. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Truyện kể về trò đùa của các bạn trong lớp với Lợi đã dẫn đến cái chết của con dế lửa. Qua đó, mọi người đã thay đổi cách nhìn với Lợi. - Truyện khẳng định ý nghĩa của sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ trong cuộc sống của chúng ta. 2. Nghệ thuật - Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, phù hợp tâm lí trẻ thơ. - Lời văn giàu hình ảnh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu trắc nghiệm
Câu 1: Văn bản Tuổi thơ tôi nằm trong tập thơ nào?
Câu 2: Trong mắt bạn bè trong lớp, Lợi là cậu bé như thế nào?
Câu 3: Tại sao Lợi không đánh đổi con dế bằng bất cứ giá nào?
Câu 4: Việc cử hành lễ tàng cho chú dế đã thể hiện điều gì ở Lợi?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
Trong cuộc sống:
+ Cần đánh giá người khác thận trọng, tránh chỉ đánh giá bên ngoài.
+ Cần biết cảm thông, thấu hiểu với người khác, tránh gây ra những tổn thương vì sự vô ý của mình.
+ Biết nhận sai và sửa sai khi mình gây ra lỗi lầm.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Cách ứng xử của bạn học | Cách ứng xử của thầy Phu | |
Khi dế lửa còn sống | ||
Sau khi dế lửa chết |
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
CON GÁI CỦA MẸ
___Trần Đăng Khoa___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung văn bản.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi để hiểu hơn về chủ điểm Điểm tựa tinh thần.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng sự hi sinh, vất vả và đền đáp công ơn cha mẹ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS nhìn vào hình ảnh và nêu cảm nhận: Em có cảm nhận gì về những hi sinh và vất vả của cha mẹ đối với mình?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời, mẹ vẫn theo con
Tình mẫu tử luôn thiêng liêng và đáng trân trọng. Dù ở hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn cố gắng để mang lại cho con những bữa cơm ngon, giấc ngủ bình yên. Cả cuộc đời mẹ hi sinh để con được sống một đời hạnh phúc. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu chuyện đầy xúc động giữa hai mẹ con qua văn bản Con gái của mẹ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Hướng dẫn đọc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu và gọi 1-2 HS đọc. Chú ý đọc diễn cảm lời nói thể hiện tình cảm của người mẹ và người con. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Thái Bá Dũng 2. Tác phẩm - Xuất xứ: in trên báo Tuổi trẻ, ra ngày 28/4/2019. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Qua nhan đề và tên tiểu mục, em dự đoán gì về nội dung văn bản? - Gv phân chia nhóm, thời gian thảo luận: 5 phút + Nhóm 1,2: Tìm các chi tiết nói về tình cảm của người mẹ với con? + Nhóm 3,4: Những việc làm của Lam Anh? Qua đó, em cảm nhận gì về tình cảm của Lam Anh đối với mẹ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: * Nhóm 1,2: Một số chi tiết diễn tả tình cảm người mẹ - Vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ phải bế con rời quê hương. - Nhưng con ơi, làm sao mẹ có thể bỏ con được. Nhìn vào khuôn mặt con, nước mắt mẹ chực trào. - “Con vào lớp 1. Mẹ vui lắm, mẹ đi bán vé số và đưa con đi khắp nơi. Mẹ đã bật khóc khi thấy dòng chữ đầu tiên con viết lên tường. - Cầm tờ giấy trúng tuyển vào Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, mẹ khóc. Tờ giấy ướt nhoè trên đầu gối. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung:Câu chuyện của chị Hà và người con Lam Anh thực sự gây xúc động cho người đọc. Dù vất vả, khó khăn nhưng đôi vai gầy gò của người mẹ vẫn cố gắng từng ngày để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Sự khôn lớn, nỗ lực học tập của con đã tạo thành điểm tựa tinh thần để chị vượt qua gian khổ mỗi ngày. Bù lại, Lam Anh biết mẹ vất vả đã cố gắng chăm ngoan, học giỏi. Chính mẹ đã trở thành điểm tựa để Lam Anh nỗ lực vươn lên, vượt qua hoàn cảnh, vượt lên chính mình. Hai mẹ con chị Hà đã dựa vào nhau để vượt lên số phận. Một câu chuyện đẹp tựa cổ tích giữa đời thường. | 2. Phân tích 2.1. Tình cảm của người mẹ - Dù hoàn cảnh nghèo khó, phải rời bỏ quê hương đi kiếm ăn, không công việc ổn định nhưng mẹ vẫn cố gắng nuôi co ăn học. - Những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ 🡪 Niềm hạnh phúc, vui sướng cũng là động lực sống mỗi ngày của chị Hà là đứa con chăm ngoan, học giỏi. 🡪 tình cảm yêu thương vô bờ bến, hi sinh tất cả của mẹ dành cho con. 2.2. Sự đền đáp công ơn của con - Những việc làm cụ thể: - Lam Anh chăm chỉ học tập để đền đáp công ơn của mẹ. - tranh thủ làm thêm, kiếm thu nhập trang trải học phí. 🡪 là người con hiếu thảo, chăm chỉ học tập để đền đáp công ơn của mẹ. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Văn bản là câu chuyện xúc động về tình mẫu tử giữa người mẹ nghèo, vất vả mưu sinh để nuôi con ăn học, trưởng thành. 2. Nghệ thuật - VB thông tin. - Lời văn chân thực, gây xúc động cho người đọc |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, giữa Lam Anh và mẹ, ai là điểm tựa tinh thần của ai? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm những câu chuyện về tấm gương vượt qua khó khăn, đạt thành tích cao trong học tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
GV nhận xét:
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Em có sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn không? Có thể nêu một ví dụ cụ thể?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Dấu ngoặc kép có nhiều công dụng, chức năng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một công dụng quan trọng của dấu ngoặc kép.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được công dụng của dấu ngoặc kép và đặc điểm văn bản, đoạn văn.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu dấu ngoặc kép Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Em hiểu thế nào về từ “trả thù” được sử dụng trong câu văn sau: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. + Qua đó em hãy rút ra nhận xét công dụng của dấu ngoặc kéo trong trường hợp trên? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thù” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu phép tu từ hoán dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em đã được học các văn bản trong chương trình kì 1 và kì 2, vậy em hiểu văn bản là gì? + Để tạo thành các văn bản, sẽ có nhiều đoạn văn, vậy đoạn văn là gì? Đoạn văn có những đặc điểm gì? - Gv yêu cầu HS quan sát lại văn bản Tuổi thơ tôi và chỉ ra các đoạn văn. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
1. Xét ví dụ - Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ. 2. Nhận xét - Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. II. Văn bản và đoạn văn 1. Xét ví dụ 2. Nhận xét - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định. - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau: + Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. + Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. + Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 theo nhóm, theo bảng thống kê. - GV làm mẫu 2-3 từ, HS tự tìm thêm và giải thích - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. GV lưu ý HS nhớ lại khái niệm về đoạn văn, trên phương diện nội dung và hình thức. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV hướng dẫn HS: đoạn văn có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề, thường đứng ở đầu hoặc cuối câu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | Bài tập 1/ trang 17
Bài 2/ trang 18 HS tự đặt câu. Bài 3/ trang 18 Bài 4/trang 18- - Đoạn 1 có câu chủ đề. - Đoạn 2 không có câu chủ đề. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể về một kỉ niệm của em với người bạn thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu của đề bai
GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
___Ô. Hen-ri___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật trong truyện, nêu được ấn tượng chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong những năm học Tiểu học, em có kỉ niệm đáng nhớ nhất nào không? Hãy kể lại cho các bạn cùng nghe.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và làm bài tập trong phần hướng dẫn đọc.
- HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu văn bản Chiếc lá cuối cùng - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết - Thể loại: truyện ngắn - Đề tài: Viêt vê cuộc sống chật vật, nghèo khổ của những người hoạ sĩ nghèo và tinh thương yêu giữa họ. - Một số chi tiết tiêu biểu: + Giôn-xi ốm nặng và nghĩ mình sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống. + Xu hết lòng chăm sóc Giôn-xi. + Mặc mưa tuyết, chiếc lá vẫn không rụng, hình ảnh chiếc lả khơi dậy khát vọng sống của Giôn-xi. + Bác sĩ đến thăm, nói với Xu là nếu Giôn-xi được chăm sóc chu đáo, cô ấy sẽ thắng. Kế đó, ông xuống lầu thăm một bệnh nhân khác là hoạ sĩ Bơ-mơn bị sưng phổi. + Giôn-xi khỏi bệnh, Xu báo với Giôn-xi là cụ Bơ-men đã chết vi sưng phổi. Để truyền niềm hi vọng sống cho Giôn-xi, cụ đã hi sinh tính mạng của mình lúc dầm mưa tuyết vẽ chiếc lá thường xuân, thay thế cho chiếc lá thật cuối cùng đã rụng xuống. - Ngoại hình, hành động của nhân vật Giôn-xi: cặp mắt to thẫn thờ (ngoại hình), ra lệnh… - Ý nghĩa của nhân vật: + Miêu tả trực tiếp: nghĩ minh sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng l ơi xuống, nhận thấy minh thật tệ khi chiếc lá thường xuân vẫn sống bền bỉ bất chấp mưa tuyết còn mình lại yếu đuối chỉ nghĩ đến cái chết. + Miêu tả gián tiếp: niềm hi vọng sống bừng dậy (gián tiếp qua hành động ngôi ăn cháo và uống sữa) II. Viết ngắn Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể về một kỉ niệm của em với người bạn thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những đặc điểm cơ bản của một truyện ngắn, thông qua các văn bản đã học trong chủ đề Điểm tựa tinh thần
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thuộc thể loại truyện ngắn của các tác giả trong và ngoài nước, để nắm thêm được những đặc điểm đặc trưng thể loại
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
VIẾT BIÊN BẢN VỀ MỘT CUỘC HỌC, CUỘC THẢO LUẬN HAY MỘT VỤ VIỆC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: em đã từng viết biên bản chưa? Đó là biên bản gì? Khi viết biê bản, em nhận thấy có gì khác với viết một văn bản thông thường?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết một biên bản cho cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với cách viết một biên bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với một biên bản .
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK: + Biên bản là gì? + Quan sát mẫu biên bản trong SGK và cho biết khi trình bày cuộc họp, cần chú ý gì về thể thức trình bày. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đẩy đù những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. - Phân loại: Có nhiều loại biên bản: + Biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,... + Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...). 2. Yêu cầu đối với cách viết một biên bản a. Về hình thức, bố cục cẩn có:
b. Về nội dung, thông tin cẩn bào đám:
|
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 22) và trả lời: Biên bản đã đáp ứng cụ thể các yêu cầu về quy cách văn bản chưa? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung, khi miêu tả cảnh sinh hoạt em cần nhớ:
| II. Phân tích ví dụ - Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11) đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách:
|
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK. Hãy cho biết để viết một biên bản cần thực hiện theo những bước nào? - GV cho HS xem một video về buổi họp lớp, yêu cầu mỗi HS sẽ đóng vai thư kí ghi chép biên bản buổi họp. - Hướng dẫn HS làm bài: NV1: Chuẩn bị trước khi viết. Chuẩn bị trước khi viết GV có thể hướng dẫn một số đề tài để HS cân nhắc lựa chọn: - HS cần lựa chọn đề tài mà em yêu thích, có hứng thú trong việc quan sát, miêu tả, thân thuộc, gần gũi với em và thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế để chuẩn bị cho bài viết. NV 2: Viết biên bản - HS quan sát, ghi chép văn bản dựa trên video cuộc họp sinh hoạt lớp. NV3: Chỉnh sửa và đọc lại biên bản cho các thành viên - Sau khi kết thúc, hai HS là 1 cặp sẽ dùng bảng kiểm để tự kiểm tra lẫn nhau. Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm để kiểm tra và điều chỉnh bài viết để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết cùa bản thân (thực hiện ở nhà hoặc trên lớp), nên dùng bút khác màu để tự điều chỉnh. - Tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, tiếp tục dùng bàng kiểm để góp ý cho nhau. Khuyến khích HS về nhà tiếp tục điều chỉnh bài viết. - Cuối cùng, cho HS thào luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và từ những gì học hỏi được từ bạn về cách kể lại trải nghiệm của bản thân. - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm (hoặc một cuộc họp lớp), em được giao nhiệm vụ làm thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thào luận (hoặc cuộc họp) ấy. - Quy trình viết gồm 3 bước: + Chuẩn bị trước khi viết + Viết biên bản + Chỉnh sửa và đọc lại biên bản. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số bài văn kể về trải nghiệm của bản thân để tham khảo cách viết, cách dùng từ ngữ, biện pháp thu từ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm cách viết một biên bản
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Biên bàn đủ ba phần: phần đầu, phần chinh, phần cuối. | |
Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điềm, thành phần tham dự. | |
phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đứng trình tự diễn ra. | |
Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ ki của thư kí và chủ toạ. | |
Ngôn ngữ của biên bàn chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu nhầm ý người nói. |
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dung kĩ thuật KWL để gợi mở vấn đề:
(Liệt kê các yêu cầu cần có của một bài kể về trải nghiệm) | W – Điều muốn biết (Những điều em muốn biết về cách kể một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân) | L – Điều học được (Điều em học được khi làm bài kể về một trải nghiệm của bản thân) |
…………………………… …………………………… ………………………… | ………………………….. ……………………………. ……………………………. | ……………………………. ……………………………. ……………………………. |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về cách nói/ trình bày lại một trải nghiệm của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói - GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV chuẩn bị sơ đồ 5W1H (Phiếu học tập phần Hồ sơ dạy học) NV2: Tìm ý, lập dàn ý - GV hướng dẫn HS: + Đọc lại bài văn đã viết. + Xác định các ý sẽ nói. + Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú). + Trao đổi dàn ý với bạn h òng nhóm để hoàn thiện hơn. + Cân nhắc việc có nên sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài nói hay không, nếu HS đã lưu lại những hình ảnh liên quan đến câu chuyện mà HS muốn chia sẻ. - GV sử dụng kĩ thuật công não: yêu cầu mỗi nhóm HS trong thời gian 30s, nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Nhóm nào đến cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng trùng lặp với với nhóm trước sẽ giành chiến thắng. - GV liệt kê nhanh các ý tưởng của HS lên bảng phụ để giúp HS ghi nhớ. - GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách trình bày một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói - Tìm ý, lập dàn ý |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp luyện nói theo cặp đôi. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại: + 3 ưu điểm về bài nói của bạn +2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói - GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bàng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội Dung và kết thúc | |
Câu chuyện kể về trải nghiệm của nguời nói. | |
Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. | |
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. | |
Các sự việc được kể theo trinh tự hợp lí | |
Kết hợp kể và tả khi kể. | |
Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện. | |
Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện. | |
Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí. |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại.
- Hiểu được các đặc điểm của một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Nắm được cách viết/trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của truyện đồng thoại, của bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Năng lực viết/ trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Điểm tựa tinh thần
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 6.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ghép các phần nội dung phù hợp với ba văn bản và trình bày.
NV2: Câu 2, 3 - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS thảo luận: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? - Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học 2. Cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản. - Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá. - Khác nhau: + Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình. + Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu. + Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình. |
Văn bản | Nội dung chính |
Bài học đường đời đầu tiên | Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách kiêu căng xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt . Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. |
Giọt sương đêm | Văn bản kể về Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê. |
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ | Truyển kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà… Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con. |
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ vào vở và điền những đặc điểm của kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn.
- Hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: NHỮNG CÁNH BUỒM
___Hoàng Trung Thông____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ.
- Nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS dựa vào các hình ảnh dưới đây và đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời: Gia đình luôn là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Gia đình – nơi có ông bà, cha mẹ và anh chị em của các con sẽ là nơi nuôi dưỡng, yêu thương, ấm áp nhất trong cuộc đời này. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về văn bản Những cánh buồm để tìm hiểu về những tình cảm yêu thương mà tác giả gửi gắm qua bài thơ nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hoàng Trung Thông và văn bản Những cánh buồm. NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu và yêu cầu 1-2 HS đọc. GV hướng dẫn HS cách ngừng nghỉ, ngắt nhịp, cách thể hiện tình cảm phù hợp với nội dung bài thơ. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Hãy chia bố cục bài thơ. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: + Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, só dòng trong khổ thơ và số chữ mỗi dòng không theo quy tắc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại truyện: có đề tài, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, các nhân vật được miêu tả về ngoại hình, hành động, tính cách, ý nghĩ, lời nói. | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên thật: Hoàng Trung Thông - Năm sinh – năm mất: (1925 –1993) - Quê quán: Nghệ An - Thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. 2. Tác phẩm - Sáng tác: 1963 - Bài thơ được rút từ tập thơ cùng tên. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: thơ tự do - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả, biểu cảm 3. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu 🡪 vui phơi phới: Cảnh hai cha con đi dạo trên biển. - P2: tiếp theo đến “để con đi”: cuộc trò chuyện giữa hai cha con. - P3: còn lại: Ước của của con gợi ước mơ của cha khi còn nhỏ |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu bài thơ
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu cảnh hai cha con đi dạo trên biển Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Em cảm nhận về không gian ấy như thế nào? + Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ: “Bóng cha dài lênh khênh/Bóng con tròn chắc nịch”. Hai câu thơ ấy gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về tình cha con? + - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Khung cảnh thiên nhiên được mở ra: ánh mặt trời rực rỡ, ước biển xanh, bờ cát mịn, ánh nắng mai hồng Nghệ thuật đối lập: Bóng cha>< bóng con Dài >< tròn Lênh khênh >< chắc nịch Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bóng dáng hai cha con như nổi bật hẳn bởi sự nhỏ bé của con người, khung cảnh thiên nhiên bao la mây nước. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận của biển khơi trong bóng lênh khênh, trong tầm mắt của tác giả. Con như thể gói gọn trong tiếng gọi của biển, bé bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đang chờ đợi. Hình ảnh đối thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, nhưng họ cùng hướng về ước muốn nhất định, cùng đi song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai. NV2: Tìm hiểu cuộc trò chuyện giữa hai cha con Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con? Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào qua bài thơ? + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy đứa con có ước mơ gì? + Tìm từ ngữ nói về những lời nói, cử chỉ, hành động của người cha với đứa con? Qua đó em cảm nhận gì về tình cảm cha con? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: + Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng qua câu thơ: Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai, + Những biện pháp nghệ thuật nào còn được sử dụng trong khổ thơ? Hãy liệt kê và chỉ ra - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con. - Đứa con khao khát khám phá những nơi xa, tìm hiểu mọi thứ trên đời. - Những từ ngữ chỉ về cử chỉ, tâm trạng, hành động của người cha với đứa con: mìm cười, xoa đầu, trầm ngâm - Nghệ thuật: điệp ngữ “không thấy”, “cha dắt con đi” Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng, giữa thiên nhiên bao la chỉ có hai cha con dắt tay nhau trên bờ cát trắng mịn. Đứa con – thế hệ tiếp nối của người cha có biết bao thắc mắc, băn khoăn về thiên nhiên rộng lớn, biển cả bao la trước mắt. Người cha không hề tỏ ra một sự ngạc nhiên nào trước câu hỏi của con mà còn khẽ mỉm cười giảng giải cho con, từng bước nâng đỡ ước mơ của con. Vần với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập với thiên nhiên. Hình ảnh “Ánh nắng chảy trên vai” là hình ảnh vừa thực vừa trừu tượng. Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. NV3: Tìm hiểu Ước của của con gợi ước mơ của cha khi cò nhỏ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: ước mơ của con đã gợi cho người cha điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người… | 2. Phân tích 2.1. Cảnh hai cha con đi dạo trên biển - Không gian: khoáng đạt, rực rỡ, sắc màu của biển xanh và mặt trời chiếu rọi. - Bóng cha và bóng con in trên nền cát mịn. 🡪 Nghệ thuật đối lập: Bóng cha>< bóng con Dài >< tròn Lênh khênh >< chắc nịch 🡪 cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau. => Nhận xét: con người hòa nhập, chan hòa với thiên nhiên. 2.2. Cuộc trò chuyện giữa hai cha con - Ước mơ của đứa con: + Nhìn thấy nhà, cây cối, con người ở phía trước. + Được khám phá những bí mật, thần bí của biển cả bao la. 🡪 Đứa con khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời. - Người cha nhẹ nhàng giải thích cho đứa con những thắc mắc. 🡪 Tình cảm cha con gắn bó, thân thiết. - Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ. 3. Ước của của con gợi ước mơ của cha khi cò nhỏ - Người cha đã gặp lại những ước mơ, hoài bão của mình trong chính ước mơ của đứa con hôm nay. 🡪 những khát vọng đẹp của con người về khám phá thiên nhiên rộng lớn. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? Các sự kiện trong văn bản giúp em hiểu đặc điểm nào của truyện ngắn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống. 2. Nghệ thuật - Hình ảnh thơ độc đáo, từ ngữ chắt lọc, tái hiện, lời thơ giản dị, tác giả đã khéo léo xây dựng ngôn ngữ đối thoại mang tính thẩm mĩ cao. - Nhịp thơ trầm lắng, bay bổng, thể hiện được tình cảm ca con thiết tha, sâu lắng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Dựa vào những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con đi dạo trên biển. Hãy trình bày thành đoạn văn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: MÂY VÀ SÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ.
- Nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Yêu thương, quan tâm người thân trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng chơi trò chơi nào cùng với người thân trong gia đình chưa? Em có cảm nhận như thế nào trong những giây phút ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những trò chơi cùng cha mẹ hay người thân trong gia đình luôn mang đến cho chúng ta những phút giây thoải mái, hạnh phúc, bình yên. Trò chơi của hai mẹ con trong bài thơ Mây và sóng đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình cảm, tình yêu thương trong gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả - GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Ta-go? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc có sự thay đổi giữa lời kể, lời đối thoại. Câu thơ dài xong vẫn có chất nhạc 🡪 cần đọc chính xác nhịp điệu để thể hiện cảm xúc của nhà thơ. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Bài thơ này rất gần với văn xuôi ? Em hãy chỉ ra điều đó ? + ? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì + Tình cảm của em bé đối với mẹ được bộc lộ qua mấy hoàn cảnh? Đó là những cảnh nào ? Từ đó em hãy xác định bố cục của văn bản ? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: + Thuộc thể loại: thơ tự do
+ Bố cục 2 phần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: - Ta-go là nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình: trong vòng 6 năm (1902-1907) ông đã mất 5 người thân: vợ (1902) con gái thứ 2 (1904) cha và anh trai (1905) con trai đầu (1907). Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình sẽ trở thành 1 trong những đề tài quan trọng trong thơ của Ta -go. - Tác phẩm “Mây và Sóng” vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (trẻ thơ) xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh in trong tập thơ “Trăng non”, xuất bản năm 1915. Tập thơ Si -su (Trẻ thơ) là tặng vật vô giá của Tago dành cho tuổi thơ, được viết từ lòng yêu con trẻ và cả nỗi đau buồn vì mất 2 đứa con thân yêu) - Trình tự tường thuật giống nhau, song ý và lời không hề trùng lặp mà có sự biến hoá, phát triển. Mây và Sóng đều là hình ảnh thiên nhiên nhưng sự hấp dẫn khác nhau: địa điểm, trò chơi...Tình cảm của em bé đối với mẹ cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu nặng hơn ở phần 2. | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Ra-bin-đra-nát Ta-go - Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941 - Nhà thơ hiện đại lớn nhất ở Ấn Độ. - Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả. 2. Tác phẩm - Xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhưng vẫn có âm điệu nhịp nhàng. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: Thơ tự do (thơ văn xuôi) các câu thơ dài ngắn rất tự do, rất ít thậm chí không vần. - PTBĐ: Biểu cảm 2. Bố cục:2 phần + Phần 1: Từ đầu đến “..bầu trời xanh thẳm”. cuộc trò chuyện của em bé với Mây và mẹ. + Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với Sóng và mẹ. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, nêu những ấn tượng, những hình ảnh em ấn tượng
- GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và suy nghĩ, trả lời những câu hỏi sau: + Những người sống trên Mây, trong Sóng đã nói gì với em bé ? + Để tả về những trò chơi của mình, Mây và Sóng đã sử dụng những hình ảnh như thế nào + Qua những lời mời đó em thấy thế giới họ vẽ ra như thế nào ? + Theo Mây và Sóng cách đến với họ như thế nào? + Qua đó em có nhận xét gì về những trò chơi của Mây và Sóng đối với em bé? + Tại sao tác giả không chỉ cụ thể những người trên Mây, những người trên Sóng ? Điều đó có tác dụng như thế nào trong cách thể hiện bài thơ ? + Theo em những người trên Mây, trong Sóng được hiểu như thế nào ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Mây nói: chơi sáng-> chiều tà bình minh vàng vầng trăng bạc + Sóng nói: ca hát sáng-> hoàng hôn ngao du + Họ vẽ ra một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc tiếng đàn ca du dương, bất tận và được đi khắp nơi. + Cách đến với họ và hoà nhập với họ rất thú vị và hấp dẫn. + Trò chơi đầy sức quyến rũ, sáng tạo, hấp dẫn, tự do, đáng tham gia, nơi đó thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn, cuốn hút em bé. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Những người trên mây, sóng là tưởng tượng của em bé. Họ không xuất hiện 1 cách trực tiếp chính là để người đọc tuỳ theo hiểu biết của mình mà tưởng tượng: những chú tiên đồng, những ông tiên, những nàng tiên cá.v.v... Đây chính là cái cớ để em bé bộc lộ tâm tình với mẹ. Nhờ những câu chuyện tưởng tượng đó mà tình cảm của em bé được bộc lộ 1 cách trọn vẹn 🡪 không phải là cuộc hội thoại. Lời mời gọi ấy chính là tiếng gọi của một thế giới kì diệu. Trước những lời mời gọi hấp dẫn dường như khó có thể chối từ, thái độ của em bé thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. | 3. Phân tích 3.1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng: - Mây, sóng: những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liên tưởng. 🡪 Là những người bé tưởng tượng trong thế giới thần tiên kì ảo bé được nghe truyện cổ tích, truyến thuyết, thần thoại. => Lời rủ rê của những người sống trên Mây, trong Sóng rất thú vị vì trò chơi đầy sức quyến rũ, sáng tạo, hấp dẫn, tự do, đáng tham gia, nơi đó là thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu lời từ chối của em bé và những trò chơi của em bé.
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu lời từ chối của em bé Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em bé đã làm gì trước những lời mời gọi của Mây, Sóng ? + Những câu hỏi về cách thực hiện trò chơi chứng tỏ điều gì ở em bé ? + Lý giải vì sao em bé không từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “Trên Mây và những người sống “trong Sóng”? + Lý do nào khiến bé từ chối lời mời gọi ? + Em cảm nhận được điều gì từ lời từ chối của em bé ? Qua đây em thấy giá trị của lời từ chối này ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Phản ứng của em bé: Em bé hỏi lại: Nhưng làm thế nào mình lên đó được. Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được. - Những trò chơi của Mây, Sóng cũng hấp dẫn, lôi cuốn em bé, kích thích vào sự ham hiểu biết, thích khám phá 🡪 luyến tiếc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. GV bổ sung: + Trước những trò chơi mới lạ em bé rất thích, rất muốn cùng chơi. Nhưng em bé đã chiến thắng những ham muốn bởi tình yêu thương đối với mẹ. Tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sự vượt lên những ham muốn ấy. Đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử. + Lời từ chối với những lí do thật dễ thương khiến người sống trên mây trong sóng đều mỉm cười: “Mỉm cười bay đi”, “mỉm cười nhảy múa lướt qua”. Lòng mẹ yêu con và con yêu mẹ đều da diết biết chừng nào. Tình cảm 2 chiều nên cùng tha thiết cảm động. Và điều đặc biệt, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi dành cho em và mẹ. đó là như NV2: Tìm hiểu trò chơi sáng tạo của em bé Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + ? Em bé đã từ chối những trò chơi của mây, sóng có phải vì em bé không thích vui chơi không ? Chi tiết nào diễn tả điều đó ? + Bé đã tưởng tượng ra những trò chơi nào ? Em đọc những câu thơ nói về trò chơi của bé ? + Em hãy miêu tả lại trò chơi của em bé? + Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơ: "“on lăn, lăn, lăn mãi Rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ"”? + Trò chơi của em bé có gì khác biệt trò chơi của những người sống trên Mây, trong Sóng + Qua đây em có cảm nhận gì về những trò chơi của bé ? - GV yêu cầu nêu cảm nhận: Hãy phân tích ý nghĩa của câu cuối “Không ai trên thế giới này biết được mẹ con ta chơi ở chốn nào” - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Em bé đã sáng tạo những trò chơi của riêng cũng thật thú vị của mình với mẹ ở nhà + Con là mây -–mẹ là trăng + Con là sóng -–mẹ là bờ + Hai tay con nâng mặt mẹ. + Con lăn, lăn mãi...cười... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. GV bổ sung: + Trò chơi của em bé hay, thú vị hơn nhiều. Có những hình ảnh thiên nhiên, có mây, trăng, bầu trời, sóng bến bờ. Đặc biệt có con và mẹ hóa thân vào trong những hình ảnh thiên nhiên ấy. Em không chỉ có “mây”. Chính em là mây mà còn có “Trăng” – hiện thân của mẹ. Không phải chỉ để cùng chơi đùa như những người sống “trên mây” mà để cùng sống dưới 1 “mái nhà” cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng, em không chỉ có sóng, chính em đã là sóng- mà còn có bến bờ kì lạ” hiện thân của mẹ, bờ bến bao dung, rộng mở. Ở cùng 1 vị trí mà có cả trăng, bầu trời, sóng, bến bờ, có cả con và mẹ quấn quýt bên nhau-> em bé rất yêu mẹ và mẹ cũng rất yêu em... => Đây là trò chơi sáng tạo và thú vị tinh yêu thiên nhiên hoà vào trong tình mẹ con. Trò chơi của bé còn thể hiện chiều sâu triết lí về tình thương yêu mẹ con nó rất gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiên liêng và vĩnh hằng như vũ trụ. Niềm vui lớn nhất của con trẻ chính là được ở bên bà mẹ sinh ra và bà mẹ thiên nhiên->Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. | 3.2. Lời từ chối của bé: - Lời từ chối dễ thương xuất phát từ tình yêu thương mẹ => Sức mạnh của tình mẫu tử. - Tác giả rất yêu trẻ, am hiểu đời sống tình cảm của trẻ thơ 🡪 miêu tả tinh tế tâm lí trẻ thơ, nếu để em bé từ chối luôn những lời mời gọi đó thì sẽ không phù hợp tâm lí trẻ thơ: sự tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh. 3.3. Trò chơi sáng tạo của bé - Trò chơi của bé thật sáng tạo thể hiện niềm hạnh phúc vô biên của con hoà trong tình yêu thương của mẹ giữa thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống con người. - Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng: mẹ - con 🡪 Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? + Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta thêm suy ngẫm nào nữa về cuộc đời mỗi người? + Bài thơ còn nhắc nhở chúng ta điều gì về hạnh phúc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Bài thơ còn là lời nhắn gửi hạnh phúc không phải tìm ở nơi xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ngay ở trần thế, trong gia đình ta, do ta tạo dựng. Hạnh phúc của mỗi ngưòi là được sống trong tình yêu thương của cha mẹ và gia đình. Thật bất hạnh cho những ai không còn cha, mẹ, không còn gia đình. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt. 2. Nghệ thuật - Bố cục bài thơ thành 2 phần giống nhau (thuật lại lời rủ rê-thuật lại lời từ chối và lí do từ chối-trò chơi do em bé sáng tạo) 🡪 Sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời. - Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực và gợi nhiều liêng tưởng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu trắc nghiệm
Câu 1: 1. Nhận định nào chính xác về nhà thơ Ta -–go?
A. Nhà thơ cổ điển của nước Anh. C. Nhà thơ hiện đại của Ấn Độ.
B. Nhà thơ hiện đại của nước Anh. D. Nhà thơ cổ điển của Ấn Độ.
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung bài ‘’Mây và Sóng’’?
A. Miêu tả trò chơi của trẻ thơ.
B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
D. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây nêu đúng và đủ nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển.
B. Dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
C. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
D. Xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Qua văn bản Mây và sóng, em cảm nhận như thế nào về tình mẫu tử? Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
+ Biết nhận sai và sửa sai khi mình gây ra lỗi lầm.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
CHỊ SẼ GỌI EM BẰNG TÊN
___Han-xen ___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung câu chuyện.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng để hiểu hơn về chủ điểm Gia đình yêu thương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi mở: Trong gia đình của em, em có anh, chị , em không? Tình cảm của em với anh, chị, em mình như thế nào? Anh chị, em trong gia đình thường thể hiện sự quan tâm nhau bằng những cách nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dỏ hay đỡ đần.
Câu ca dao của cha ông ta đã nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, quý mến tình thân anh em trong gia đình. Đó là máu mủ ruột thịt, là những tình yêu thương cha mẹ gửi gắm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản để hiểu hơn về tình chị em trog gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Hướng dẫn đọc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc theo nhóm (4 người/nhóm), mỗi HS đọc 1 đoạn. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được diễn biến tình cảm của các nhân vật trong truyện. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Giắc Can-phiu và Mác Vich-to Han-xen 2. Tác phẩm II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu nhân vật người chị
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu nhân vật người chị trong cuộc sống hàng ngày - GV đặt câu hỏi: - Gv phân chia nhóm, thời gian thảo luận: 5 phút, HS trả lời các câu hỏi sau: + Người chị đã có những suy nghĩ và hành động gì với đứa em trai? Tại sao người chị lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó + Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em? + Vì sao người chị lại khóc? NV2: Tìm hiểu sự thay đổi của người chị + Điều gì đã khiến người chị thay đổi cách nhìn với đứa em trai? + Qua lần nói chuyện, người chị đã nhận thấy đứa em như thế nào? + Cảm xúc của người chị khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai như thế nào? + Người chị đã quyết định làm những việc gì cho em? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Trong một lần nói chuyện, người chị đã nhẹ nhàng hỏi chuyện, chăm chú lắng nghe 🡪 thể hiện sự mở lòng của người chị với đứa em. - Người chị nhận thấy em trai mình đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. - Khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai: người chị đã bật khóc vì biết em yêu quý, trân trọng mình. - Người chị đã thay đổi: không trừng mắt nhìn em, dạy em học, chỉ cách dùng vi tính, gọi em bằng cái tên do cha mẹ đặt. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Phân tích 2.1. Nhân vật người chị * Trong cuộc sống hàng ngày - Thái độ: ghét em, khó chịu khi đi cùng. - Hành động: trừng mắt, dọa em sợ, gọi bằng đủ biệt danh xấu xí. giả vờ tốt bụng trước mặt mọi người, - Nguyên nhân: vì em mình không được bình thường, khiến người khác tò mò, để ý. * Sự thay đổi của người chị - Trong một lần nói chuyện, người chị đã nhẹ nhàng hỏi chuyện, chăm chú lắng nghe 🡪 thể hiện sự mở lòng của người chị với đứa em. - Người chị nhận thấy em trai mình đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. => thay đổi nhận thức, suy nghĩ về đứa em. - Khi nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và em trai: người chị đã bật khóc vì biết em yêu quý, trân trọng mình. - Người chị đã thay đổi: biết quan tâm, chăm lo và yêu thương em mình hơn. 🡪 chính lòng tốt của người em đã cảm hóa người chị và giúp chị nhận ra được tình thân trong gia đình. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu nhân vật người em
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Người em được miêu tả về hình dáng, tính cách như thế nào? + Mọi người đối xử với cậu bé như thế nào? + Khi được người chị quan tâm, hỏi han, tâm trạng của cậu bé thay đổi như thế nào? + Qua các chi tiết trong truyện, em cảm nhận tình cảm của người em dành cho chị như thế nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Phân tích 2.1. Nhân vật người em - Hình dáng: đôi mắt to đen láy, thể hiện sự e dè. - Tính cách: hay cười vì không lí do gì, em không giống những đưa trẻ khác. 🡪 mọi người đều nhìn chằm chằm vì em khác thường. - Dù bị chị mắng mỏ, quát nạt nhưng người em vẫn rất yêu quý chị. 🡪 là người có tình cảm trong sáng, nhân hậu. III. Tổng kết
- Truyện kể về cách cư xử của chị em trong gia đình. Qua đó, truyện gửi gắm ý nghĩa để gia đình gắn kết, yêu thương nhau rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của mọi thành viên. 2. Nghệ thuật - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, giúp nhân vật bộc lộ được những tâm trạng, cảm xúc chân thực, gay xúc động cho người đọc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện trên, em đã học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV có thể chốt lại một số nội dung: cần biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Theo em, để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa những người thân trong gia đình, có những hành động, việc làm cụ thể như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được từ đa nghĩa, từ đồng âm và phân tích được tác dụng của chúng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ đa nghĩa, từ đồng âm và phan tích được tác dụng của chúng.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Hãy tìm 3 từ có chứa tiếng “mắt”? Nghĩa của từ “mắt” trong các trường hợp đó có giống nhau không?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
GV đưa ví dụ: mắt xích, mắt biếc, mắt na….
- GV dẫn dắt: Khi mới xuất hiện, thường mỗi từ chỉ được dhanvới một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Chúng ta có thể thannghĩa vào cho những từ đã có sẵn. Theo cách này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa, nay được mang thannghĩa mới. Vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từ đa nghĩa và từ đồng âm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được công dụng của từ đa nghĩa, từ đồng âm
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu từ đa nghĩa Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Quan sát từ đi trong hai ví dụ và cho biết từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển? - VD1: Hai cha con bước đi trên cát. - VD2: Xe đi chậm rì. - Gv nêu tiếp yêu cầu: từ đó em hãy rút ra đặc điểm về từ đa nghĩa. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - VD1: đi là nghĩa gốc, chỉ hành động di chuyển của người hoặc con vật. - VD2: nghĩa chuyển, chỉ sự di chuyển của phương tiện vận tải. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu từ đồng âm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hai ví dụ: VD1: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì. VD2: Một tiếng, nữa con sẽ về đến nhà. - Gv nêu tiếp yêu cầu: + Từ đó em hãy rút ra đặc điểm về từ đồng âm. + Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo. Em hãy thử tìm một số cách nói có sử dụng dụng từ đồng âm như vậy (ví dụ: Con ngựa đá con ngựa) - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - “Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng. - “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Gv bổ sung: - Hát hay không bằng hay hát - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiề |
1. Xét ví dụ - “Đi” trog VD1 là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác lên tiếp của chân. - “Đi” trong VD2 là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt. 🡪 Từ đa nghĩa 2. Nhận xét - Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. II. Từ đồng âm 1. Xét ví dụ - “Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng. - “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ. 🡪 Từ đồng âm 2. Nhận xét |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 theo nhóm. + Nhóm 1,3: bài tập 1 + Nhóm 2,4: bài tập 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, các tổ tìm trong thời gian 5 phút và tổ nào tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 6 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV hướng dẫn HS: đoạn văn có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề, thường đứng ở đầu hoặc cuối câu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà: bài 4,5,7/ trang 34 | Bài tập 1/ trang 34
Bài 2/ trang 34 a) Cánh trong cánh buồm nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.
b) Từ "“ánh"”trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của cái gì đó. Bài 3/ trang 34 - chân: chân bàn, chân tường, chân trời… - mắt: mắt na, mắt xích…. Bài 6/trang 34 - BPTT điệp ngữ: ……thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó …. Sẽ có cây, có cửa, có nhà - Tác dụng: làm tăng giá trị biểu cảm cho thấy sự mênh mông của trời nước, của đất nước quê hương. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..” thể hiện mong ước cừa người con. Em hãy tưởng tượng minh là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu của đề bai
GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
CON LÀ…
___Y Phương___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ: nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong thơ.
- Nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong thơ ca, chủ đề gia đình luôn được các thi sĩ quan tâm và có nhiều vần thơ hay viết về tình cảm ấy. Trong bài thơ của Y Phương, tác giả đã thể hiện thật xúc động tình cảm cha con bằng những vần thơ giản dị, lời lẽ mộc mạc, tự nhiên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và làm bài tập trong phần hướng dẫn đọc. - GV lưu ý HS chú ý các đặc điểm thơ về nội dung và hình thức. + Hình thức: từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, các yếu tố tự sự và miêu tả. + Nội dung: các bài thơ thể hiện tình cảm, thái độ, cách đánh giá gián tiếp qua các hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp tu từ… - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu văn bản Con là - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nghệ thuật - Thể loại: thơ tự do, độ dài các câu khác nhau. - Hình ảnh thơ: hình ảnh đứa con là hình ảnh đẹp, xuyên suốt nội dung toàn bài thơ. - Biện pháp tu từ: điệp ngữ “con là” cùng với những nghệ thuật so sánh, qua đó đã tăng thêm sức gợi cho hình ảnh so sánh là đứa con. - Từ ngữ mộc mạc, giản dị, người cha so sánh con với những gì là tự nhiên và gẫn gũi nhất, từ to lớn bằng “trời” đến nhỏ bé, mong manh như “hạt vừng”, “sợi tóc” cho thấy tình cảm của người cha vô cùng chân thành, ấm áp. 2. Nội dung - Bài thơ khắc họa những suy nghĩ, cảm nhận của người cha về đứa con bé bỏng. Con là nỗi buồn, niềm vui, là sợi dây gắn kết tình cảm giữa cha và mẹ. Qua đó cho thấy niềm hạnh phúc lớn lao của người cha khi có con. II. Viết ngắn Đề bài: Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..” thể hiện mong ước cừa người con. Em hãy tưởng tượng minh là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những đặc điểm cơ bản của thơ, thông qua các văn bản đã học trong chủ đề Gia đình yêu thương.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thuộc thể loại thơ tự do của các tác giả trong và ngoài nước, để nắm thêm được những đặc điểm đặc trưng thể loại.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết, tìm ý và lập ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa.
- Viết được một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Có bài thơ nào khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất không? Khi muốn trình bày cảm xúc về bài thơ đó, em trình bày như thế nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách trình bày cách viết đoạn văn, ghi lại cảm xúc về một
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc của bài thơ
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc của bài thơ.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK kết hợp với tri thức đã học về kiểu bài ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát đã học ở học kì 1. Hãy nêu các đặc điểm kiểu bài ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ theo phiếu HT sau:
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm 2. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc của bài thơ a. Về hình thức, bố cục cẩn có: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn. - Cấu trúc gồm có ba phần:
b. Về nội dung - Trình bày cảm xúc vể một bài thơ. - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ càm xúc. - Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn. |
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 37) và trả lời: + Tìm những từ thể hiện cảm xúc cùa người viết về bài thơ. + Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc? + Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết? + Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì? + Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung cùa nó. + Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thể những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ - Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: để lại cho tôi nhiều cảm xúc, thể hiện tình cảm đong đầy yêu thương, tôi cảm nhận được tình cha con thắm thiết…. - Tác giả sử dụng ngôi thứ nhất. - Mở đoạn: câu 1,2 vì giới thiệu về tác giả, tác phẩm và cảm xúc chung của người viết về bài thơ. - Thân đoạn: các câu 3,4,5,6, các câu này giải thích cho nội dung mà tác đã nêu ra ở mở đoạn. - Kết đoạn: câu 7,8, 9 đã khẳng định lại cảm xúc bài thơ và nêu ý nghĩa đối với bản thân. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề - Hướng dẫn HS làm bài: - GV cho HS chọn bài thơ mà mình yêu thích Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). Gv hướng dẫn HS chọn bài thơ mà minh yêu thích, dựa vào những hướng dẫn trong SGK để xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu. + VB này viết nhằm mục đích gì? + Người đọc là ai? + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập (trong Hồ sơ học tập) + Bước 3: Viết đoạn. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu, + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm điểm để tự điều chỉnh đoạn văn. - Hướng dẫn HS quy trình tạo lập VB + HS yêu thích và trả lời các câu hỏi: - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi cảm xúc về một bài thơ. + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn. + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số đoạn văn ghi lại cảm xúc một bài thơ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt/ Chưa đạt |
Mở đoạn | Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. | |
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc về bài thơ. | ||
Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ. | ||
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu. | ||
Thân đoạn | Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi câm xúc trong bài thơ. | |
Sừ dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu. | ||
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm xúc vá ý nghĩa của bài thơ với bản thân. | |
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
NÓI VÀ NGHE
THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN CÓ GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: GV tổ chức thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đê cần có giải pháp thống nhất bằng kĩ thuật KWL. GV có thể yêu cầu HS ghi các phần sau vào vở và điền thông tin trước.
K: Những điều em đã biết về cách tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất (qua bài Lắng nghe lịch sử nước mình đã học): ………………………………….. …………………………………………………………………………………. |
W: Những điều em muốn biết thêm, nhắc lại để làm tốt bài tập tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về thảo luận nhóm nhỏ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV đặt câu hỏi: + Lắng nghe và ghi chép nhằm mục đích gì? + Người trình bày và người nghe là ai? Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Mỗi HS tự hoàn thành theo phiếu học tập sau. Sau đó, tổng hợp theo ý kiến của tổ hoặ sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
| Chủ đề: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn? 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói. - Thảo luận. |
Hoạt động 2: Thảo luận
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, lần lượt các thành viên trình bày ý kiến. - Thư kí ghi chép nội dung thảo luận, các thành viên - HS tiếp nhận nhiệm vụ. lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạ và có sự phản hồi Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm tiếp tục làm việc: thư kí đọc tóm tắt những ý kiến đã đuọc trình bày trong buổi thảo luận, nhóm quyết định giải pháp tối ưu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của thể loại thơ.
- Hiểu được các đặc điểm, cách viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một bài thơ, cách tham gia thảo luận nhóm để bàn về một giải pháp thống nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của thơ, của bài văn trình bày cảm nhận về một bài thơ, cách tham gia thảo luận nhóm để bàn về một giải pháp thống nhất
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Gia đình yêu thương
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 7
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1 GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập theo bảng trong SGK
NV2: Câu 2 - GV hướng dẫn HS tập trung vào các yếu tố nghệ thuật và nội dung khi đọc một bài thơ. NV3: Câu 3 - HS tự bộc lộ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học - Những cánh buồm - Mây và sóng - Con là… 🡪 Ba văn bản đều ói về tình cảm gia đình (cha con, mẹ con) và đều thể hiện tình yêu thương tha thiết giữa những người thân trong gia đình thông qua các dùng từ ngữ độc đáo, hình ảnh đặc sắc và những biện pháp tu từ làm tăng giá trị gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nghệ thuật: chú ý hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, các yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ. - Nội dung: các bài thơ thường thể hiện nội dung gián tiếp, được gợi lên qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.. |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết/ trình bày
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 4 - GV yêu cầu HS: HS làm việc cá nhân, vẽ sơ đồ vào vơ và hoàn thành những yêu cầu của kiểu đoạn văn, ghi lại cảm xúc về một bài thơ. NV2: Câu 5 - GV yêu cầu HS: thảo luận theo nhóm, em hãy rút ra kinh nghiệm về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + / | I. Ôn tập viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Thông qua kiến thức đã học và hiểu biết, hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để gắn kết tình cảm yêu thương trong gia đình mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: HỌC THẦY, HỌC BẠN
___Nguyễn Thanh Tú____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận: các ý kiến, lĩ lẽ, bằng chứng trong VB, chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính trong một Vb nghị luận có nhiều đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức học hỏi từ thầy cô và bạn bè để nâng cao hiểu biết của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ: Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè, có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Học tập là quá trình mỗi chúng ta thu nhận kiến thức từ sách vở, từ trong cuộc sống. Vậy bạn bè và thầy cô có tác động như thế nào đến quá trình học tập của mỗi chúng ta? Cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS đọc đúng ngữ điệu cho phù hợp với văn nghị luận. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc và phầ Tri thức ngữ văn, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? + Đặc điểm của thể loại văn bản? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Thanh Tú 2. Tác phẩm II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: văn nghị luận + Là loại VB có mục đích nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề. Các yếu tốt trong văn nghị luận: + Lí lẽ: cơ sửo cho ý kiến, quan điểm của người viết. + Bằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế. 2. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu 🡪 với nhau: Nêu vấn đề: Học thầy hay học bạn? - P2: tiếp theo 🡪 từ các bạn: giải quyết vấn đề - P3: còn lại: kết thúc vấn đề |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung văn bản + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung - VB bàn về vấn đề tầm quan trọng của việc học từ thầy cô giáo và học từ bạn bè. 2. Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt: nghị luận. - Các lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Hãy tóm tắt lại văn bản nghị luận theo sơ đồ bài tập 5 (trang 43) vào vở. Trao đổi cùng bạn để chỉnh sửa lỗi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm các câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | ||||
Ý kiến 1:……….. | Ý kiến 2:…….. | |||
Lí lẽ …………. …………. | Bằng chứng …………… ……………. | Lí lẽ ………… ………… | Bằng chứng ………….. …………. |
VĂN BẢN 2: BÀN VỀ NHÂN VẬT THÁNH GIÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận: các ý kiến, lĩ lẽ, bằng chứng trong VB, chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính trong một Vb nghị luận có nhiều đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hình sau gợi nhắc em đến nhân vật nào đã được học. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong những ngày đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải trải qua nhiều gian nan, thử thách, đặc biệt là các thế lực ngoại xâm luôn lăm le xâm chiếm dân tộc. Vì vậy, ước mơ của nhân dân luôn mong muốn có một vị anh hùng có đủ sức đủ tài để đứng ra chiến đấu chống giặc. Truyện Thánh Gióng tiêu biểu cho tinh thần chống giặc, trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của dân tộc. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản nghị luận về truyện này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả - GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: GV hướng dẫn HS đọc văn bản thể hiện được tình cảm, lòng tự hào về người anh hùng Thánh Gióng. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Em hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại văn bản? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: + Bố cục 3 phần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Bùi Mạnh Nhị - Năm sinh: 1955 - Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định. - Vị trí: Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012). II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: Nghị luận văn học. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 2. Bố cục 3 phần P1: từ đầu 🡪 gần gũi: Nêu vấn đề: Thánh Gióng vừa là anh hùng phi thường, vừa là một con người trần thế. - P2: tiếp theo 🡪làm nên TG: giải quyết vấn đề - P3: còn lại: kết thúc vấn đề |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Tác giả đã nêu ra những ý kiến nào về nhân vật Thánh Gióng? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:
-Gv đặt câu hỏi: + Em có nhận xét gì về những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra? + Phần kết thúc vấn đề, tác giả đã nêu ra nhận định như thế nào? + Thông qua văn bản, em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao? “Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật TG giúp chúng ta hiểu văn bản sâu sắc hơn.” - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS hoàn thành PHT và trả lời được các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Thông qua vă bản, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã nêu lên các ý kiến, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của tác giả khi bàn về nhân vật Thánh Gióng: người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng nhưng cũng là con người trần thế với vẻ đẹp giản dị, gần gũi. Bằng những lí lẽ xác đáng, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe. | 3. Phân tích 3.1. Nêu vấn đề: - Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi. 3.2. Giải quyết vấn đề a. Ý kiến 1: Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.
b. Ý kiến 2: Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế.
=> Nhận xét: hệ thống các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp logic, rõ ràng, thể hiện được những nhận định của tác giả về nhân vật Thánh Gióng trong hai vẻ đẹp: phi thường nhưng cũng rất đời thường. 3.3. Kết thúc vấn đề - Tác giả đưa ra nhận định của mình về hình tượng nhân vật. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. GV bổ sung: Bằng vốn kiến thức sâu rộng, tác giả đã có những phân tích, lập luận rõ ràng, thể hiện rõ quan điểm của người viết. Văn bản đã cho chúng ta thêm những góc nhìn, cách hiểu đa chiều về nhân vật Thánh Gióng, giúp chúng ta hiểu văn bản sâu sắc hơn. Qua đó, chúng ta cũng thấy được tài năng, khả năng quan sát và phân tích của tác giả Bùi Mạnh Nhị. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Văn bản bàn về nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng vừa có vẻ đẹp lí tưởng vừa là con người trần thế với vẻ đẹp gần gũi, giản dị. 2. Nghệ thuật - VB nghị luận, nghệ thuật lập luận sắc bén. - Hệ thống lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể, sinh đông. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Qua văn bản truyền thuyết Thánh Gióng em đã được học, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật TG bằng một đoạn văn. Chỉ rõ lí lẽ và bằng chứng em đã sử dụng trong đoạn văn đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
+ Biết nhận sai và sửa sai khi mình gây ra lỗi lầm.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập tìm hiểu văn bản
Ý kiến về nhân vật TG | Lí lẽ | Bằng chứng |
Ý kiến 1:……. | ||
Ý kiến 2:……. |
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
GÓC NHÌN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung câu chuyện.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng để hiểu hơn về chủ điểm Những góc nhìn cuộc sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát bức tranh sau và đưa ra phương án mà em quan sát thấy qua bức tranh:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những góc nhìn khác nhau trong cuộc sống sẽ cho chúng ta những cách nhìn nhận khác nhau,
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về thể loại, nhắc lại đặc điểm thể loại - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Hướng dẫn đọc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong truyện. - Hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó: vi hành, ngân khố. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: truyện II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu vị vua - GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy đọc câu danh ngôn đầu truyện? Em hiểu thế nào về câu danh ngôn đó? - Gv đặt câu hỏi gợi dẫn HS tìm hiểu: + Tại sao vị vua lại có thái độ bực mình? + Vị vua đã ra quyết định gì? Quyết định đó thể hiện điều gì ở vị vua? NV2: Tìm hiểu nhân vật người hầu + Quyết định của vị vua có được mọi người ủng hộ, đồng tình không? Vì sao? + Người hầu đã đưa ra lời khuyên gì? Lời khuyên đó đêm đến lợi ích gì? NV3: Nhận xét về cách nhìn khác nhau giữa nhà vua và người hầu GV yêu cầu HS điền vào bảng sau và từ đó đưa ra nhận xét về cách nhìn nhận giữa hai nhân vật có gì khác nhau:
+ Thông điệp văn bản muốn gửi đến người đọc là gì - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: Cách nhìn của hai nhân vật trên có sự khác nhau: vị vua có quyền lực, đã quen sống xa hoa nên dễ dàng đưa ra mệnh lệnh vô lí để thỏa mãn mình. Ngược lại, người hầu xuất thân từ tầng lớp dâ nghèo, quen tính toán kĩ lưỡng để tránh gây lãng phí một cách vô ích. Tuy nhiên, có thể hiểu được những quyết định đến từ hai người, nhà vua do đang bực bội nên đưa ra quyết định thiếu suy nghĩ còn người người đưa ra ý kiến trong trạng thái tinh thần sáng suốt. Như vậy, trong cuộc sống, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến góc nhìn của chúng ta. Chúng ta không nên vội vàng quyết định điều gì, cần bình tĩnh và sáng suốt suy nghĩ thật thấu đáo vấn đề. | 2. Phân tích 2.1. Nhân vật vị vua - Vị vua bực mình vì chân ông rất đau, những cơn nhức mỏi hành hạ - Vị vua quyết định: tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. 🡪 quyết định vô lí, không khả thi vì vương quốc rất rộng lớn. 2.2. Nhân vật người hầu - Lời khuyên đưa ra: cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân. 🡪 Lời khuyên đúng đắn vừa giúp tiết kiệm ngân sách cho đất nước, vừa góp phần phát minh ra đôi giầy đầu tiên trong lịch sử. 🡪 Thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ. |
Hoạt động 2: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | III. Tổng kết
- Truyện kể về quyết định vô lí của vị vua trong lúc bực tức và lời khuyên sáng suốt của người hầu đã tìm ra được cách giải quyết vấn đề hợp lí. - VB muốn gửi tới chúng ta thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ. 2. Nghệ thuật - Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện trên, em hãy nêu ý kiến: Làm thế nào để mỗi người có những quyết định hợp lí, sáng suốt trong cuộc sống?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV có thể chốt lại một số nội dung: cần biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình trong cuộc sống không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. GV đưa ra gợi ý: Cuộc sống vốn đa dạng, đa chiều, ta cần biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng đắn, phản biệ những ý kiến chưa hợp lí nhưng đồng thời cũng phải có chính kiến, biết trình bày, bảo vệ góc nhìn của mình.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được từ mượn, trình bày cách sử dụng từ mượn.
- Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và có yếu tố Hán Việt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ mượn, yếu tố hán Việt và chỉ ra tác dụng của từ mượn.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh sau, ở cửa hàng quần áo người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo?
🡪 Đáp án: tượng mẫu
- GV: Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó?
- Tên gọi khác: Ma-nơ-canh
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được công dụng của từ mượn và yếu tố hán việt.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu từ mượn Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng ... - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời, có thể sử dụng từ điển: Giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu văn? - GV đưa ngữ liệu lên bảng phụ và đặt câu hỏi cho HS: Trong số các từ này, từ nào là từ được mượn của tiếng Hán, từ nào được mượn của ngôn ngữ khác? Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. - GV nêu tiếp yêu cầu, từ đó em hãy rút ra: Từ mượn là gì? Tiếng Việt mượn từ từ đâu? Tại sao chúng ta phải vay mượn tiếng nước ngoài? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: + Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ = 3,33m, ở đây được hiểu là rất cao. + Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (Tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung) - Phân loại + Mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan. + Mượn ngôn ngữ khác (Mượn của ngôn ngữ Ấn Âu): Tivi, xà phòng, buồm, mít tinh, điện, ga, bơm, Xô Viết, Ra-đi-ô, In-tơ-net. - Từ mượn là những từ mượn từ tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu yếu tố Hán Việt Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS: trong tiếng việt, có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. - GV giao bài tập, HS thảo luận theo nhóm: Hãy ghép các yếu tố hán việt sau để tạo ra từ + Hải + Thủy + Gia - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - Hải: hải sản, hải quân, lãnh hải… - Thủy: thủy sản, thủy lợi, thủy quân… + Gia: gia đình, gia tộc, gia sản… Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Gv bổ sung: - Hát hay không bằng hay hát - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiề |
+ Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ = 3,33m, ở đây được hiểu là rất cao. + Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn 2. Nhận xét - Tiếng việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình. - Tiếng việt mượn từ của tiếng hán và một số ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga…. II. Yếu tố Hán Việt 1. Xét ví dụ - Hải: hải sản, hải quân, lãnh hải… - Thủy: thủy sản, thủy lợi, thủy quân… + Gia: gia đình, gia tộc, gia sản… 2. Nhận xét - Các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 theo nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, các tổ tìm trong thời gian 5 phút và tổ nào tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 7 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng việt để tra nghĩa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà: bài 4,5,6,/ trang 49 | Bài tập 1/ trang 47 - Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung. - Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ. Bài 2/ trang 34 - Khi các hiên tượng như email, video, internet được phát minh, tiếng Việt chưa có từ vựng để biểư đạt những hiện tượng này. Do đó, chứng ta mượn các từ này để phục vụ cho giao tiếp, qua đó làm giàn có, phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. Bài 3/ trang 34 - Người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên lễ tân đã lạm dụng từ mượn trong giao tiếp. Bài học rút ra là khi giao tiếp, cần tránh lạm dụng từ mượn. Chúng ta chỉ nên dùng từ mượn khi không có từ tiếng Việt tương đương để biển đạt. Bài 7/trang 48 a. thiên trong thiên vị: nghiêng, lệch; thiên trong thiên văn: trời; thiên trong thiên niên ki: một nghìn. b. hoạ trong tai hoạ: điều không may xảy tới; hoạ trong hội hoạ: nghệ thuật tạo hình, dùng màu sắc, đường nét để mô tả sự vật, hình tượng; hoạ trong xướng hoạ: hát hoà theo. c. đạo trong lãnh đạo: chỉ đạo; đạo trong đạo tặc: ăn trộm, ăn cắp; đạo trong địa đạo: con đường. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiề góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu của đề bai
GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ NGỌT NGÀO MỚI LÀM NÊN HẠNH PHÚC?
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
-
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong thơ ca, chủ đề gia đình luôn được các thi sĩ quan tâm và có nhiều vần thơ hay viết về tình cảm ấy. Trong bài thơ của Y Phương, tác giả đã thể hiện thật xúc động tình cảm cha con bằng những vần thơ giản dị, lời lẽ mộc mạc, tự nhiên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và làm bài tập trong phần hướng dẫn đọc. - GV lưu ý các nhóm: Vẽ sơ đồ ra giấy Ao - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết
- Văn bản nghị luận sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. 2. Nội dung - Văn bản đưa đến những góc nhìn khác nhau về hạnh phúc: hạnh phúc có thể là ngọt gào, cũng có thể là những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau. II. Viết ngắn Đề bài: Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiề góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những đặc điểm của văn nghị luận, thông qua các văn bản đã học trong chủ đề Những góc nhìn cuộc sống.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Lí lẽ 1.1: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.
Bằng chứng 1.1: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy vui về và ấm lòng.
Lí lẽ 1.2: Một cuộc sống giảu có, sung túc, đủ đây giúp cho con người có thể làm điều minh thích mà không bị giới hạn bởi bát kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp.
Bằng chứng 1.2: Tỉ phủ Bill Gates đã dành 45,68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vẫn đề về sức khoẻ và nghèo đói toàn câu. Sự ngọt ngào ấy đã mang đến hạnh phúc cho những mảnh đời đang gặp khó khăn, khốn khó ở khắp nơi trên thế giới.
VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc
Ý KIẾN: Hạnh phúc là sự ngọt ngào
Ý KIẾN: Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau
Lí lẽ 2.1: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.
Bằng chứng 2.1: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muôn ngất đi. Nhưng rồi, trong nổi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.
Lí lẽ 2.2: Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vi họ vẫn còn thời gian để sống, để công hiến, làm những điều mình muốn.
Bằng chứng 2.2: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão. một tuổi trẻ nhiệt huyệt, đây đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi cỏ có thế được mùa, được thực hiện điều mình mong muốn. Nhẹ nhàng, uyển chuyên, từng bước chân, tửng ánh mắt.
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN MỘT HIỆN TƯỢNG
TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có thường theo dõi sách báo không? Có vấn đề nào mà em quan tâm? Suy nghĩ của em về vấn đề đó như thế nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK , hãy cho biết: Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống thuộc thể loại nào trong văn học? người viết cần làm gì với dạng bài viết này? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, dựa vào vă bản đã học Học thầy, học bạn. hãy chỉ ra bố cục của văn bản này? (theo Phiếu học tập) - Từ đó, em hãy rút ra những yêu cầu cần đạt với kiểu bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Thuộc dạng bài nghị luận, trong đó người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng trong đời sống. 2. Yêu cầu đối với bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống a. Về hình thức, bố cục cẩn có: Bố cục bài viết cần đàm bảo:
b. Về nội dung
|
Bố cục | Đặc điểm | Học thầy, học bạn |
Mở bài | Mở bài phải giới thiệu được vấn để người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết vể hiện tượng ấy. | Giới thiệu về hai câu tục ngữ, qua đó thể hiện ý kiến của tác giả: Học thầy và học bạn, hai cách học này có mâu thuẫn với nhau. |
Thân bài | Thân bài phải đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết. |
– Lí lẽ: Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. b. Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết. - Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. |
Các lí lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết sử dụng hợp lí các từ ngữ có chức năng chuyển ý: bên cạnh đó, hơn nữa, mặt khác, quan trọng hơn... | Văn bản có sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý: mặt khác, hơn nữa | |
Người viết đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ. | - Dẫn chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nổi tiếng thế giới nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công. - Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. | |
Kết bài | Kết bài khẳng định lại vấn để và đưa ra những để xuất của người viết. | Tác giả khẳng định hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau, giúp cho nhận thức về việc học thêm toàn diện. |
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 37) và trả lời: + Theo em, tác giả viết bài này nhằm mục đích gì? +Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến. +Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gi? + Ớ phần kết bài, người viết có thể đưa ra những đề xuất hành động nhằm tạo ra những thay đồi tích cực. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không? + Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gi về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ - Mục đích: bàn về vấn đề: Hãy duy trì bữa cơm gia đình trong cuộc sống thường nhật. - Hệ thống các lí lẽ, dẫn chứng + Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Những món ăn được nấu bằng bao tâm huyết của người thân.
+ Bữa cơm là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấy hiểu nhau hơn.
+ Bữa cơm gia đình cũng là một dịp để người lớn trong gia đình dạy bảo con cháu những điều hay, lẽ phải.
- Mở bài: giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và nêu ý kiến của mình về vấn đề. - Kết bài: tác giả đề xuất để bữa cơm gia đình không phải gánh nặng thì mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát. 🡪 đề xuất hợp lí, giúp gắn kết tình cảm trog gia đình. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề - Hướng dẫn HS làm bài: Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). Gv hướng dẫn HS + VB này viết nhằm mục đích gì? + Người đọc là ai? - GV hướng dẫn HS tìm đề tài, chia lớp thành 3 nhóm và mỗi nhóm tìm ra các đề tài, hiện tượng đáng được quan tâm: + Nhóm 1: Các hiện tượng trong gia đình + Nhóm 2: Các hiện tượng trong nhà trường + Nhóm 3: Các hiện tượng trong xã hội + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập (trong Hồ sơ học tập) + Bước 3: Viết bài. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với bài văn để đảm bảo được yêu cầu, + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh bài văn. - Hướng dẫn HS quy trình tạo lập VB + HS yêu thích và trả lời các câu hỏi: - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm. + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn. + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc một số bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống để tham khảo.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Dàn ý bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt/ Chưa đạt |
Mở đoạn | Hiện tượng tôi quan tâm………… Ý kiến của tôi về hiện tượng……………. | |
Thân đoạn | - Lí lẽ 1……………………… - Bằng chứng 1: ……………… - Lí lẽ 2:……………………….. - Bằng chứng 2:……………….. - Trao đổi với ý kiến trái chiều (nếu có)………. | |
Kết đoạn | - Khẳng định lại vấn đề………….. | |
- Giải pháp của tôi…………………. |
Bảng kiểm bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Các phần | Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Mở bài | Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận. | |
Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận. | ||
Thân bài | Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng. | |
Trình bày được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để làm rõ ỷ kiến. | ||
Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ. | ||
Đã sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí. | ||
Kết bài | Khẳng định lại ý kiến của mình. | |
Đê xuất được những giải pháp. |
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Trình ày được ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu bài học: Trong cuộc sống, có những tình huống thực tế trong đời sống cần đến kĩ năng trình bày ý kiến: ứng cử chức lớp trưởng, đóng góp ý kiến cho việc may đồng phục của lớp, những đóng góp cho các hoạt động lễ kỉ niệm ngày 20/11… Vì vậy, việc trình bày ý kiến về một vấn đề trong cuộc sống sao cho phù hợp, được mọi người ghi nhận, đòi hỏi mỗi chúng ta cần nắm được những yêu cầu cơ bản và rèn luyện nhiều hơn.
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV hướng dẫn HS điền phiếu học tập sau:
- GV chiếu sơ đồ trên máy chiếu, HS cần lập dàn ý bài nói dựa trên sơ đồ: - GV yêu cầu HS luyện nói theo nhóm cặp đôi. Các nhóm góp ý, bổ sung ý kiến cho nhau. | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói. - Tìm ý và lập dàn ý |
Hoạt động 2: Thảo luận
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Gv tổ chức buổi tọa đàm: HS đóng vai người trình bày và đóng vai người tham dự. - GV chọn HS trình bày bài nói. Đồng thời GV yêu cầu những HS dưới lớp lắng nghe, đánh giá dựa vào bảng kiểm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu các nhóm tiếp tục làm việc: thư kí đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, nhóm quyết định giải pháp tối ưu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm trình bày ý kiến về một vấn để trong cuộc sống
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Bài trình bày cỏ đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. | |
Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút. | |
Thể hiện được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe. | |
Người trình bày nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định. | |
Người trình bày tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí. | |
Người trình bày ghi nhận và phàn hồi thỏa đáng những câu hỏi, lí lẽ phản biện của khán giả. |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của văn nghị luận.
- Hiểu được các đặc điểm, cách viết/ trình bày bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của văn nghị luận.
- Năng lực viết/ nói bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Những góc nhìn cuộc sống
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 8.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1, 2 GV yêu cầu HS nhớ lại các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận. - GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập theo bảng trong SGK theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm
NV2: Câu 3 Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản? Từ đó, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề, - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học - Học thầy, học bạn - Bàn về nhân vật Thánh Gióng - Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? - Mỗi văn bản, các tác giả đều có những góc nhìn riêng của mình về vấn đề đặt ra. Qua đó, khi nhìn nhận, đánh giá, chúng ta cầ có góc nhìn sáng suốt, hợp lí và nhìn nhận đa chiều về một vấn đề. |
Tác phẩm | Ý kiến | Lí lẽ và bằng chứng |
Học thầy, học bạn | Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết. | – Lí lẽ: Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. - Bằng chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nổi tiếng thế giới nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công. - Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình. - Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí. |
Bàn về nhân vật Thánh Gióng | Ý kiến 1: Thánh Gióng là một nhân vật phi thường. Ý kiến 2: Thánh Gióng cũng mang những nét bình trường của con người trần thế. |
|
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? | Ý kiến 1: Hạnh phúc là sự ngọt ngào Ý kiến 2: Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau |
Lí lẽ 2.1: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc. Bằng chứng 2.1: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muôn ngất đi. Nhưng rồi, trong nổi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc. Lí lẽ 2.2: Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vi họ vẫn còn thời gian để sống, để công hiến, làm những điều mình muốn. Bằng chứng 2.2: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão. một tuổi trẻ nhiệt huyệt, đây đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi cỏ có thế được mùa, được thực hiện điều mình mong muốn. Nhẹ nhàng, uyển chuyên, từng bước chân, tửng ánh mắt. |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết/ trình bày
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 4 - GV yêu cầu HS: HS làm việc cá nhân Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, ta cần chú ý điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận | I. Ôn tập viết - Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Thông qua kiến thức đã học và hiểu biết, theo em, cuộc sống từ góc nhìn của ta và từ góc nhìn của người khác liệu có giống nhau?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Hãy rút ra kinh nghiệm cho bản thân, khi đứng trước một vấn đề, em sẽ nhận và đánh giá vấn đề đó như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
sNgày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: LẴNG QUẢ THÔNG
___Pao-tốp-xơ-ki ____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong văn bản.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu con người, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động Chiếc hộp bí mật, mỗi HS 1 tờ giấy nhỏ ghi câu trả lời cho câu hỏi sau:
Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi?Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn?
Nội dung các câu trả lời sẽ được mở vào cuối giờ học.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Em có cảm thấy háo hức khi nhận một món quà hay chờ đợi một câu trả lời từ các bạn không? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một câu chuyện của cô bé Đa-ni khi nhận được món quà đã cảm thấy đầy bất ngờ và xúc động.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS cách ngắt nhịp đọc, các đọc tên các nhân vật, địa danh. GV tổ chức cho HS đọc phân vai, có thể phân thành các vai chính, lưu ý giọng đọc các nhân vật khác nhau. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV giải nghĩa một số từ khó: đêm trắng, kẻ ba hoa, mục đồng, tuyệt mĩ NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc và phầ Tri thức ngữ văn, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? + Hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại văn bản? + Tóm tắt các sự việc chính xảy ra trong truyện? Từ đó xác định bố cục VB? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Thanh Tú - Năm sinh – năm mất: 1892-1968 - Nơi sinh: Mát-xcơ-va (Nga) - Lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga. 2. Tác phẩm - Trích trong tập Chiếc nhẫn bằng thép. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện 2. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu 🡪 hôn vào đầu chồng: Đa-ni chuẩn bị trang phục đi nghe hòa nhạc cùng cô Mac-đa và chú Nin-xơ. - P2: tiếp theo 🡪 vag dội như sấm: Đa-ni bất ngờ đón nhận món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc hứa tặng cô 10 năm trước. - P3: còn lại: Cảm xúc, suy nghĩ của cô sau khi đón nhận món quà |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu Đa-ni chuẩn bị trang phục đi nghe hòa nhạc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Dựa vào phần tóm tắt đầu truyện, hãy giới thiệu ngắn gọn về nhân vật Đa-ni? + Đa-ni đi nghe nhạc vào thời gian, địa điểm nào? + Ngoại hình của Đa-ni được miêu tả như thế nào? + Bà Mac-đa và ông Nin-xơ đã nhận xét thế nào về Đa-ni khi cô mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ, màu đen? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Đa-ni là con gái của người gác rừng, khi cô 8 tuổi đã gặp nhà soạn nhạc Gờ-ríc và ông hứa sẽ tặng cô một món quà thú vị nhưng phải mười năm sau nữa cô mới được nhận. Năm 18 tuổi, Đa-ni học xog trung học, cha của cô cho cô về chơi với bà Mac-đa, bà Mac-đa muốn đưa cô đi nghe hòa nhạc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu tâm trạng của Đa-ni khi nhận món quà Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc văn bản, thảo luận theo nhóm gạch chân những chi tiết miêu tả cảm xúc, hành động của Đa-ni trong quá trình nghe bản nhạc theo phiếu học tập sau:
+ Từ đó, em hãy rút ra nhận xét về nhân vật Đa-ni + Món quà mà nhạc sĩ Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Lời hứa về món quà khi Đa-ni 8 tuổi có lẽ đã bị Đa-ni lãng quên, thậm chí còn có ý trách người nhạc sĩ “chả lẽ suốt cuộc đời, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chơi thôi sao?”. Vậy nhưng người nhạc sĩ đã giữ lời hứa, món quà mà Đa-ni phải chờ đợi đến 10 năm mới được nhận, Một bản nhạc tuyệt vời được viết riêng cho cô gái nhỏ xách lẵng thông năm nào, điều ấy đã khiến cho cô vô cùng xúc động. Bản nhạc ấy đã đưa cô về tuổi thơ nơi cánh rừng êm đềm với những âm thanh của đồng quê. Âm nhạc đã dẫn cô đến với xứ sở kì diệu, nơi không còn nỗi buồn, không có ai cướp giật hạnh phúc của nhau, nơi mặt trời rực rỡ. Âm nhạc có sức mạnh kì diệu, đã giúp con người nhận ra được những giá điều tuyệt mĩ. Chính những cảm xúc tuyệt vời ấy khiến Đa-ni muốn được gặp nhạc sĩ để nói lời cảm ơn, cô trân trọng món quà mà vị nhạc sĩ đã dành tặng. | 3. Phân tích 3.1. Nhân vật Đa-ni a. Đa-ni chuẩn bị trang phục đi nghe hòa nhạc - Thời gian, địa điểm buổi hòa nhạc: tháng sáu, tổ chức ngoài trời ở công viên thành phố. - Ngoại hình: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị, hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng. 🡪 cô gái xinh đẹp, trong sáng b. Tâm trạng của Đa-ni khi nhận món quà - Khi nghe người dẫn chương trình nhắc đến tên, Đa-ni đã rất bất ngờ và xúc động. 🡪 Đa-ni là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động. - Bản nhạc bắt đầu, cô đã lắng nghe thấy nhiều âm thanh, cô tưởng tượng về quê hương với khu rừng, tiếng tù và, tiếng sóng,,,, 🡪 tâm hồn mơ mộng, tinh tế, giàu trí tưởng tượng, giàu cảm xúc. - Bản nhạc đã giúp Đơ-ni nhận được cái đẹp, cái tuyệt mĩ trong cuộc sống. - Trog khi nghe bản nhạc và sau khi nhận món quà mà nhạc sĩ Gờ-ric tặng, Đa-ni đã vô cùng xúc động và muốn gửi lời cảm ơn đến người nghệ sĩ đã mất. - Ý nghĩa của món quà với Đa-ni: + Đánh thức tâm hồn Đa-ni những hình ảnh đẹp đẽ về thiên nhiên quê hương và thời thơ ấu. + Giúp Đa-ni nhận ra tình yêu, lòng nhân hậu mà nhạc sĩ dành cho cô. + Giúp Đa-ni cảm nhận rõ rệt tình yêu cuộc đời, lòng biết ơn, giúp cô sống một cuộc đời có ý nghĩa. 🡪 thể hiện sự trân trọng, biết ơn của Đa-ni với giá trị của món quà đã mang lại cho mình. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy hắc lại khái niệm về đề tài, chủ đề của truyện. Từ đó, nhận xét về đề tài và chủ đề của văn bản Lẵng quả thông. + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết
- Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người. 2. Nghệ thuật - Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm - Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhận vật tinh tế. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động mở Chiếc hộp bí mật theo các bước:
+ Bước 1: GV mở chiếc hộp đựng các tờ giấy ghi chia sẻ ban đầu của HS, yêu cầu các em nhận lại tờ giấy đó của mình.
+ Bước 2: HS đọc lại nội dung chia sẻ mà em đã viết , tiếp tục viết vào tờ giấy (bằng mực đỏ) những suy nghĩ của em về cách cho và cách nhận một món qụà dựa trên trải nghiệm cá nhân (hoạt động trước khi đọc) và cách nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng quà, cách Đa-ni nhận quà trong truyện Lẵng quả thông.
+ Bước 3: HS chia sẻ ý kiến vói càc bạn trong nhóm, các nhóm thống nhất ý kiến về cách cho và nhận một món quà.
+ Bước 4: GV mời một vài nhóm HS đại diện trinh bày kết quả.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
GV đưa ra một số phương án:
- Cách cho đi một món quà:
+ Đặt cả tấm lòng và tinh cảm hoặc những lời chúc tốt đẹp hong món quà trao cho người khác.
+ Giá trị món quà trao đi nhiều khi không cần là vật chất mà là một niềm vui, sự yêu thương, một sàn phẩm tinh thần,...
+ Cách tặng quà quan họng hơn món quà, vi vậy, hãy chỉ tặng món quà khi người nhận hiểu giá trị cùa quà tặng đó.
- Cách nhận một món quà:
+ Nhận món quà với thái độ trân trọng tấm lòng của người tặng quà.
+ Nhận món quà với lòng biết ơn.
+ Nhận món quà với ý thức gìn gìn, nâng niu hoặc có những thái độ, hành động làm tăng lên giá trị, ý nghĩa cùa món quà.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập
Diễn biến | Cảm xúc, hành động của Đa-ni |
Trước khi bản nhạc bắt đầu | |
Khi bản nhạc diễn ra | |
Sau khi kết thúc bản nhạc |
VĂN BẢN 2: CON MUỐN LÀM MỘT CÁI CÂY
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được hững điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS chuẩn bị kỉ vật ắn bó thân thiết nhất với mình và mang đến lớp:. Chia sẻ ngắn gọn kỉ niệm của em gắn bó với kỉ vật ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có những kỉ niệm êm đềm gắn bó với chúng ta từ thời thơ ấu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Con muốn làm một cái cây.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả - GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: GV hướng dẫn HS đọc văn bản thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhân vật Bum. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Em hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại văn bản? + Qua truyện, em hãy xác định đề tài của truyện? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: + Bố cục 3 phần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Võ Thu Hương - Năm sinh: 1983 - Quê quán: Nghệ A - Là tác giả của nhiều cuốn sách thiếu nhi. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: in trong Góc nhỏ yêu thương (2018). II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện ngắn. 2. Bố cục 3 phần P1: từ đầu 🡪 là thiên đường: Lí do ông nội trồng cây ổi. - P2: tiếp theo 🡪rất hiền lành: kí ức về cây ổi của Bum - P3: còn lại: ước mơ của Bum khi ông nội mất và đi xa căn nhà cũ. - Đề tài: Kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với thiên nhiên, với ông nội và sự cô đơn hiện tại khi xa rời không gian sống quen thuộc. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật ông nội
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu nhân vật ông nội Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Lí do gì ông nội đã quyết định trồng một cây ổi trong sân nhà từ khi Bum chưa chào đời? Qua đó thể hiện tình cảm gì ở ông nội? + Tìm những chi tiết nói về hành động của ông nội khi chăm sóc cây ổi? + Khi nhìn Bum và đám bạn trèo leo trên cây ổi, tâm trạng của ông như thế nào? + Em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật ông nội trong truyện? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Tình cảm của người ông trong câu chuyện khiến chúng ta thật xúc động. Không bằng lời nói mà bằng những suy nghĩ, hành động, ông đã thể hiện tình cảm yêu thương của mình cho đứa cháu bằng một cách thật đặc biệt: trồng cây để sau này cháu có thể thỏa thích leo trèo, chơi đùa. Ông chăm chút cây ổi ấy từng ngày, đó không chỉ là một cái cây mà còn là tình yêu thương sâu sắc, đáng trân trọng. | 3. Phân tích 3.1. Nhân vật ông nội Bum - Ông nội muốn trồng cây để sau này khi Bum lớn, sẽ được leo trèo giống như ba của Bum. 🡪 hiểu đặc điểm tâm lí, sở thích của những chú bé trai, ông đã mang đến “món quà đặc biệt” cho tuổi thơ của cháu. - Ông chăm chút cho cây ổi: + ông bắt sâu cho cây ổi + bấm cho cây ổi tỏa ra nhiều cành cao thấp vững chãi - Ông ngồi gần cây ổi: đánh mắt trông chững lũ trẻ, cười hiền lành 🡪 tình cảm yêu thương, luôn dành cho cháu những sự chăm sóc, quan tâm của người ông. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Bum
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: NV1: Khi ông nội còn sống + Bum đã kể cho các bạn nghe về điều gì về cây ổi? + Tuổi thơ của Bum và các bạn ên cây ổi được thể hiện qua chi tiết nào? + Qua đó em có nhân xét gì về nhân vật Bum? NV2: Khi ông nội mất và Bum chuyển nhà đi xa + Gia đình Bum đã có thay đổi gì? Điều đó tác động gì đến tâm lý của Bum? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Theo em, Bum là cậu bé hạnh phúc hay không hạnh phúc? Giáo viên đưa ra lựa chọn, chia lớp thành hai đội với biểu tượng mặt cười và mặt khóc. + Sau khi chia 2 nhóm, các nhóm hãy chỉ ra lí do em cho rằng Bum hạnh phúc và lí do mà em cho rằng Bum không hạnh phúc. + Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì? NV3: Khi biết bố mẹ cho trồng cây ổi mới + Ai là người đã nhận thấy sự thay đổi trong tâm trạng của Bum? + Khi bố mẹ nói về kế hoạch trồng cây ổi, tâm trạng Bum đã thay đổi như thế nào? Qua đó, cho em hiểu gì về tính cách của Bum? NV4: Thảo luận GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để HS thảo luận: + Theo em, qua truyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Cô giáo đã thông báo cho bố mẹ Bum biết về ước muốn trở thành một cái cây của Bum 🡪 Người lớn đã nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của Bum. - Bố mẹ đã tìm cách để tìm lại niềm vui cho Bum, cậu khóc vì xúc động. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Bum từng là cậu bé hạnh phúc, đó là thời thơ ấu khi được sống giữa tình yêu thương, chăm sóc của ông nội, bố mẹ và tình bạn thân thiết với đám bạn. Đặc biệt, cây ổi đã lớn lên cùng với sự trưởng thành của Bum, đó là món quà đặc biệt ông tặng Bum, là nơi gắn kết bạn bè, là niềm vui của tuổi thơ hồn nhiên. Vì vậy, khi hoàn cảnh sống đột ngột thay đổi, Bum đã cảm thấy lạc lõng, hụt hẫng và cô đơn. Chính lúc đó, Bum đã nhớ về quá khứ tươi đẹp, êm đềm của mình. Qua truyện, chúng ta cảm nhận được Bum là cậu bé sống tình cảm, có một tâm hồn dễ nhạy cảm và xúc động. | 3.2. Nhân vật Bum a. Khi ông nội còn sống - Bum yêu thương, luôn hãnh diện và tự hào về ông nội. - Là cậu bé hồn nhiên, tinh nghịch, yêu thương bạn bè. b. Khi ông nội mất và gia đình chuyển nhà - Những biến cố đã khiến Bum thay đổi: + Mất ông nội, người yêu thương và luôn bên cạnh Bum suốt tuổi thơ ấu. + Xa bạn bè cũ, xa cây ổi gắn bó thân thiết. + Bố mẹ bận làm ăn, ít quan tâm đến Bum 🡪 Bum cảm thấy buồn, cô đơn và lạc lõng. c. Khi bố mẹ quyết định trồng cây ổi mới - Bố đã quyết định trồng một cây ổi mới, mẹ nói về kế hoạch mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi. 🡪 Bum cười toe toét, nước mắng rưng rưng => Nhận xét: Bum có một tâm hồn nhạy cảm, cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn trong lòng khi xa cây ổi, xa căn nhà thơ ấu, xa bạn bè. - Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: + Trẻ em cần được lớn lên trong yêu thương, chăm sóc và kết nối với bạn bè. + Trẻ em cần được sống một tuổi thơ đầy ắp niềm vui, được chơi đùa, nghịch ngợm đúng với lứa tuổi. + Cần được thấu hiểu, lắng nghe những cảm xúc bên trong. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? + Theo em, hình ảnh cây ổi có ý nghĩa như thế nào đối với tâm trạng của các nhân vật trong suốt câu chuyện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của cậu bé Bum và sự cô đơn trong hiện tại. 2. Nghệ thuật - Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ - hiện tại – tương lai. - Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: So sánh nhữn điểm giống và khác nhau trong hành động, suy nghĩ, tâm trạng giữa Đa-ni và Bum theo bảng sau:
So sánh | Nhân vật Đa-ni | Nhân vật Bum | |
Giống nhau | |||
Khác nhau | Hành động | ||
Suy nghĩ | |||
Tâm trạng |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
So sánh | Nhân vật Đa-ni | Nhân vật Bum |
Giống nhau | có đời sống tâm hồn phong phú nhạy cảm, giàu yêu thương. | |
Khác nhau | + Cô gái xinh đẹp, trong sáng. | + Chú bé hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch |
+ Cô gái yêu đời và biết ơn những điều tốt đẹp mà minh đón nhận từ cuộc đời. | + Chú bé giàu tinh cảm, yêu ông, yêu bạn bè, yêu cây ổi - người bạn đặc biệt thời thơ ấu. | |
+ Cô gái ờ lứa tuổi trưởng thành, lãng mạn, tinh tế, có đời sống nội tàm sâu sắc, phong phù. | + Chú bé có nhiều nỗi buồn, sự cô đơn khi bị xa cách với bạn bè cũ, không gian cũ gắn với tuổi thơ. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em đã bao giờ làm việc gì đem lại niềm vui cho người khác hay chưa? Hãy chia sẻ với bạn về việc làm đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
VÀ TÔI NHỚ KHÓI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung tản văn Và tôi nhớ khói.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây để hiểu hơn về chủ điểm Nuôi dưỡng tâm hồn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản than, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát bức tranh sau và nhận xét: chia sẻ cảm xúc của em về đất và con người Hà Giang qua hình ảnh
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mảnh đất Hà Giang – nơi địa đầu tổ quốc với vùng núi non hùng vĩ nhưng cũng vô cùng thơ mộng, đặc biệt hình ảnh khói bếp với mùi thơm thảo mộc nơi núi rừng luôn gợi những cảm xúc đặc biệt, khó tả với những người con sinh ra và lớn lên ở nơi này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì? - GV giới thiệu thêm về thể loại. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Hướng dẫn đọc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được cảm xúc của nhân vật trong VB. - Hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó: có cá vạ cơm, tiếng mõ - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Đỗ Bích Thủy 2. Tác phẩm: - Trích từ Tôi đã trở về trên núi cao. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu hình ảnh ngọn khói Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm, thảo luận theo phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: Làn khói bếp mỏng manh, tan nhanh trong không gian ấy tưởng như chẳng ai để ý nhưng với tác giả, làn khói bếp là cả một tuổi thơ êm đềm và tươi đẹp bên gia đình. Khói bếp ấy có màu, có mùi, có cả niềm vui và nỗi buồn chất chứa trong đó. Phải yêu quê hương, gắn bó với quê hương, tác giả mới có được những cảm nhận sâu sắc và tinh tế đến như vậy. NV2: Cảm nhận về nhân vật “tôi” Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Qua phần tìm hiểu VB, em cảm nhận gì về nhân vật “tôi”? Đặc điểm nào từ văn bản cho em cảm nhận đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: | 2. Phân tích 2.1. Hình ảnh ngọn khói quê nhà - Ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau: + Thị giác: khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ; khói bay qua mái nhà rất nhanh, rất cao… + Khứu giác: khói có mùi của những hạt ngô còn sót lại, của gộc củi gỗ dẻ, của tinh dầu vỏ cam… + Xúc giác: Ngọn khói len qua đầu hồi, vương vít mãi ở ngọn cây hồng nằm sát mái nhà, bị gió thổi cho loãng đi, tan đi. + Vị giác: Thấy khói bay lên từ làng, chợt nhớ cơm, thèm cơm,… + Cảm giác: Khói cũng biết buồn chăng; có khi khói vui hơn niềm vui của người… 🡪 Hình ảnh khói không chỉ gắn bó với từng mái nhà, từng bữa cơm mà khói cũng có tâm tư, tình cảm, sinh động, có cảm xúc đồng điệu với tâm trạng con người. Khói trở thành một thành viên trong gia đình. 🡪 Quê hương trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn tác giả, hình ảnh khói bếp đã gợi ra nỗi nhớ với mùi hương, bữa cơm, cuộc sống sinh hoạt, những niềm vui hay nỗi buồn của người dân quê. 2.2. Cảm nhận về nhân vật “tôi” - Lưu giữ những kí ức sống động về khói từ mùi vị, màu sắc, hình ảnh, âm thanh. - Cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của khói gắn liền với niềm vui, nỗi buồn của con người. - Tình yêu thương dành cho gia đình, thiên nhiên, con người của quê hương. 🡪 Là con người có tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm và một trái tim nhiều yêu thương. |
Hoạt động 2: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | III. Tổng kết
- Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương. 2. Nghệ thuật - Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người. - Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV có thể chốt lại một số nội dung:
Tom Stoppard đã từng nói: Nếu bạn mang theo tuổi thơ bên mình, bạn sẽ chẳng bao giờ già đi. Những kỉ niệm đẹp trong tuổi thơ là hành trang, là bầu trời bình yên, là chốn ta tìm về mỗi lúc buồn vui trong cuộc sống. Qua văn bản, chúng ta hiểu hơn giá trị của những kỉ niệm, những kí ức tuổi thơ với mỗi người.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Kí ức đáng nhớ nhất trong tuổi thơ của em là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn chi sẻ về kỉ niệm ấy.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Các giác quan | Dẫn chứng | Nhận xét về h/a khói | Ý nghĩa của quê hương đối với tác giả |
Thị giác | |||
Khứu giác | |||
Xúc giác | |||
Vị giác | |||
Cảm giác |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được tác dụng của lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của VB.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các thành phần chính trong câu?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong câu có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, khi muốn nhấn mạnh ý nghĩa của câu, ta có thể thay đổi trật tự các thành phần trong câu hoặc mở rộng vị ngữ của câu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, công dụng thay đổi trật tự các thành phần trong câu hoặc mở rộng vị ngữ của câu.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: - GV giới thiệu: câu Tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy nhiên, tỏng quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp án ứng mục đích giao tiếp. - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ. Hãy cho biết trong hai ví dụ dưới đây, thành phần câu đã thay đổi như thế nào? Nó có tác dụng gì? a. Cây ổi trong sân nhà cũ, nó đã nhớ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra. b. Nó đã nhớ về cây ổi trong sân nhà cũ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra. NV2: - GV yêu cầu HS xác định thành phần câu và so sánh ý nghĩa của hai câu sau: a. Ông nội bắc chiếc ghế đẩu ra sân, trông chừng lũ trẻ. b. Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cầy ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành có bổn vị ngữ. - GV yêu cầu HS: Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: c. Ông nội // bắc chiếc ghế đẩu ra sân, trông chừng lũ trẻ. d. Ông nội //bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cầy ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành có bổn vị ngữ. 🡪 Câu a có 2 vị ngữ, câu b có 4 vị ngữ. Câu b đối tượng được miêu tả cụ thể, sinh động. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Lựa chọn cấu trúc câu
- (a): cụm từ “cây ổi trong sân nhà cũ” đặt ở đầu câu 🡪 nhấn mạnh vào đối tượng. - (b) cụm từ “cây ổi trong sân nhà cũ” đặt ở vị ngữ 🡪 nhấn mạnh vào nỗi nhớ của nhân vật. - (c) câu có 2 vị ngữ (d) câu 4 vị ngữ, miêu tả đối tượng cụ thể và sinh động hơn. 2. Nhận xét - Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến. - Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. HS tự viết vào vở. Các em trao đổi kết quả theo cặp đôi - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 5. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng việt để tra nghĩa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | Bài tập 1/ trang 71 - Nếu viết lại câu văn thì ý nghĩa của câu sẽ mất đi dụng ý nhấn mạnh việc cây ổi không bói quả là “phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông. Bài 2/ trang 71 a. Câu vãn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ: - Chăng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy// to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. Vị ngữ 1: to dần. VỊ ngữ 2: chuyển từ màu xanli sẫm sang xanh nhạt. Vị ngữ 3: căng bóng. b. Việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn có tác dụng mở rộng nội dung kể, tả, giúp người đọc hình dung quá trình phát triển cùa những quả ổi. Bài 3/ trang 71 Bài 5/trang 71 a. Các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhàn hoá trong đoạn văn: khói vui; ngọn lừa nhảy nhót, reo vui phần phật. b. Tác dung của việc sử dụng biện pháp nhân hoá: giúp hình ảnh khói trờ nên sinh động, có cảm xúc đồng điệu với tâm trạng con người. Khói trờ thành một thành viên trong gia đinh, gắn bó, chia sẻ niềm vui. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn (150 -200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em vói người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
CÔ BÉ BÁN DIÊM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biểt được một số yêu tố của truyện: đề tài, nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản, chủ đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm, hạnh phúc và nhiều kí ức tươi đẹp với mỗi chúng ta. Cô bé bán diêm trong truyện cổ của An-đec-xen trong thực tại nhiều bất hạnh, cũng đã nhớ về tuổi thơ ấu hạnh phúc bên bà. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và làm bài tập trong phần hướng dẫn đọc. - GV lưu ý các nhóm: Vẽ sơ đồ ra giấy Ao - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - GV đặt câu hỏi tổng kết: Em rút ra được kinh nghiệm gì khi đọc truyện ngắn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nghệ thuật: - Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập. - Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc học tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. - Sáng tạo trong cách kể chuyện.. 2.Nội dung - ý nghĩa văn bản: *Ý nghĩa: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh. II. Viết ngắn Đề bài: Viết một đoạn văn (150 -200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em vói người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những đặc điểm của truyện thông qua các văn bản đã học trong chủ đề Nuôi dưỡng tâm hồn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Các yếu tố của truyện | Cô bé bán diêm |
Đề tài | Kể về cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá không bán được que diêm nào. |
Nhân vật | Cô bé bán diêm |
Sự việc | - Cô bé có hoàn cảnh đáng thương đi bán diêm trong đêm giao thừa. - Em quẹt diêm để sưởi ấm và mỗi que diêm em lại nhìn thấy những điều kì diệu. Và rồi em nhìn thấy bà, em quẹt tất cả các que diêm còn lại. - Sáng hôm sau, em bé bán diêm đã chết. |
Chi tiết tiêu biểu | - Giữa đêm giao thừa, cô bé ngồi co ro trong giá rét. - Em đã quẹt diêm để sưởi ấm, em tưởng tượng mình đang ngồi trước lò sưởi - Em quet que diêm thứ hai, một bàn ăn được dọn sẵn - Lần quẹt diêm thứ ba, có một cây thông Nô-en trang hoàng lấp lánh. - Lần thứ 4, em thấy bà nội hẹn về. - Lần thứ 5, em quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao, em thấy bà cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, chẳng còn đói rét, đau buồn nào nữa. - Em bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. |
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản | Thể hiện nỗi day dứt, xót xa của nhà văn đối với trước cái chết thương tâm của em bé bán diêm |
Chủ đề | Niềm cảm thương, xót xa của tác giả với những số phận bất hạnh. |
VIẾT
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định dề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong học kì 1, chúng ta đã được thực hành dạng bài viết về trải nghiệm bản thân. Vậy theo em, tại sao chúng cần thực hành thêm một lần nữa kiểu bài kể về trải nghiệm của bản thân sau khi đã học?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, nhằm nâng cao kĩ năng viết dạng bài này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK, hãy cho biết: - Từ đó, em hãy rút ra những yêu cầu cần đạt với kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung - Yêu cầu đối với kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân - Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bàn thân. - Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí. - Kết hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người kể đối với sự việc. - Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bàn thân. - Bài viết đảm bảo bố cục:
|
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 37) và trả lời: + Ngôi kể trong bài viết trên là ngôi thứ mấy? + Người viết chia sẻ trải nghiệm gì? Nêu những sự việc chính và chỉ ra trình tự của những sự việc ấy. + Người viết đã thể hiện cảm xúc bằng những câu văn, chi tiết nào? Từ đó cho biểt, chúng ta có thể dùng những cách nào để thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể? + Những trải nghiệm đó có ý nghĩa như thế nào đổi với tâm hồn của người viết? + Em học được điều gì từ cách kể về một trải nghiệm của bản thân? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Người viết chia sẻ trải nghiệm về một chuyến đi. - Kể về sự việc: chuyến tham quan đến bản Cát Cát. Các sự việc được kể theo trình tự thời gian: + Buổi sáng, di chuyển từ thị xã Sa Pa đến bản Cát Cát. + Gia đình có một ngày vui chơi và khám phá bản Cát Cát. + Chiều lạnh, cả nhà cùng quay trở về. - Người viết đã thể hiện cảm xúc qua những câu văn như "Mọi thứ thật lạ lẫm, thú vị.", "Thật là một bản nhạc êm dịu của thiên nhiên.", "Lòng tôi đầy nuối tiếc." - Những trải nghiệm đó có ý nghãi vô cùng to lớn đối với tâm hồn người viết, giúp nguời viết có tâm hồn tươi đẹp hơn, yêu thiên nhiên, con người và đất nước mình hơn. 🡪 Cách kể: + Sử dụng ngôi kể thứ nhất + Sắp xếp các sự việc theo trình tự. + Kết hợp kể, tả, biểu lộ cảm xúc. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề - Hướng dẫn HS làm bài: - GV cho HS chọn bài thơ mà mình yêu thích Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). Gv hướng dẫn HS : - GV phát cho mỗi HS một tờ giấy ghi chú, yêu cầu các em liệt kê các hoạt động mà em đã trải nghiệm giúp đời sống tâm hồn của các em phong phú. - Sau khi viết xong, HS cùng thảo luận, chia sẻ theo nhóm. - HS chốt lại đề tài của mình + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập (trong Hồ sơ học tập) + Bước 3: Viết bài. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với bài văn để đảm bảo được yêu cầu, + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh bài văn. - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm. + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn. + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc một số bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống để tham khảo.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Ý tưởng về bài viết kể lại một trải nghiệm giúp nuôi dưỡng tâm hồn
Đối tượng hoặc thời gian, nơi chốn tôi đã đến trải nghiệm | ……………………………………………… ……………………………………………… |
Tôi đã trải nghiệm cùng với ai? | ……………………………………………… ……………………………………………… |
Những sự việc chính xảy ra trong hành trình trải nghiệm | ……………………………………………… ……………………………………………… |
Cảm xúc, tình cảm của tôi lúc trải nghiệm hoặc kỉ niệm sâu sắc nhất. | ……………………………………………… ……………………………………………… |
Tâm hồn tôi được nuôi dưỡng như thế nào sau trải nghiệm? | ……………………………………………… ……………………………………………… |
Bảng kiểm bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Các phần | Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Mở bài | Dùng ngôi kể thứ hất để kể. | |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. | ||
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. | ||
Thân bài | Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. | |
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. | ||
Miêu tả chi tiết các sự việc | ||
Thể hiện cảm xúc cảu người viết đối với sự việc được kể | ||
Kết bài | Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân |
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ ĐỐI VỚI BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Kể lại được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nhắc lại yêu cầu từ tiết học trước: mỗi bạn chuẩn bị 1 tấm hình, 1 kỉ vật gắn liền với một trải nghiệm của bản thân.
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tiế hành hoạt động kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại quy trình chuẩn bị bài nói. NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói - GV yêu cầu HS quan sát nội dung sách giáo khoa. GV chuẩn bị sơ đồ 5W1H (Phiếu học tập phần Hồ sơ dạy học) NV2: Tìm ý, lập dàn ý - GV hướng dẫn HS: + Đọc lại bài văn đã viết. + Xác định các ý sẽ nói. + Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú). + Trao đổi dàn ý với bạn h òng nhóm để hoàn thiện hơn. + Cân nhắc việc có nên sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài nói hay không, nếu HS đã lưu lại những hình ảnh liên quan đến câu chuyện mà HS muốn chia sẻ. - GV sử dụng kĩ thuật công não: yêu cầu mỗi nhóm HS trong thời gian 30s, nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Nhóm nào đến cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng trùng lặp với với nhóm trước sẽ giành chiến thắng. - GV liệt kê nhanh các ý tưởng của HS lên bảng phụ để giúp HS ghi nhớ. - GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách trình bày một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói - Tìm ý, lập dàn ý |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp luyện nói theo cặp đôi. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại: + 3 ưu điểm về bài nói của bạn + 2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói - GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bàng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc. | |
Câu chuyện kể về trải nghiệm của nguời nói. | |
Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. | |
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. | |
Các sự việc được kể theo trinh tự hợp lí | |
Kết hợp kể và tả khi kể. | |
Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện. | |
Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện. | |
Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí. | |
Sử dụng hình ảnh, âm nhạc, đoạn phim, kỉ vật… |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của truyện.
- Hiểu được ý nghĩa, thông điệp thông qua các bài đã học trong chủ đề: nuôi dưỡng tâm hồn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của văn nghị luận.
- Năng lực viết/ nói bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Nuôi dưỡng tâm hồn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 9.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1, 2 GV yêu cầu HS nhớ lại các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận. - GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập theo bảng trong SGK theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm
NV2: Câu 2 Gv hướng dẫn HS làm sổ nhật kí và viết lại những cảm xúc tích cực hàng ngày. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV3: Câu 3 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về câu hỏi lớn đặt ra từ đầu chủ đề: Nuôi dưỡng tâm hồn phong phú sẽ mang đến điều gì cho chúng ta? Gv hướng dẫn HS thảo luận và ghi lại những ý kiến chung theo kĩ thuật Khăn trải bàn . - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học - Lẵng quả thông: Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người. - Con muốn làm một cái cây: Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của cậu bé Bum và sự cô đơn trong hiện tại. - Và tôi nhớ khói: Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương. - Câu 3: Nuôi dưỡng tâm hồn sẽ giúp con người - Có một cuộc sống phong phú, giàu cảm xúc - Giúp con người có tình yêu và lòng biết ơn cuộc sống - Giúp con người sống có ý nghĩa, cân bằng - Giúp con người có những điểm tựa tinh thần khi trải qua biến cố trong cuộc sống. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Thông qua kiến thức đã học và hiểu biết, theo em, nuôi dưỡng tâm hồn có quan trọng với mỗi chúng ta không? Em sẽ làm gì để nuôi dưỡng tâm hồn của mình?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Hãy tìm đọc thêm các văn bản truyện để hiểu thêm đặc điểm thể loại và có thêm kiến thức văn học phong phú.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 14 tiết
VĂN BẢN 1.
LỄ CÚNG THẦN LÚA CỦA NGƯỜI CHƠ-RƠ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của một số yếu tố trong VB thông tin như nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong VB.
- Nhận biết được cách triển khai VB thông theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Hiểu thêm về truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh: Đây là loài cây gì? Loại cây ấy có vai trò như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta? Hãy chia sẻ với các bạn một lễ hội về cây lúa mà em biết.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cây lúa nước đã gắn bó với dân tộc từ thuở hồng hoang, hạt ngọc trời đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ. Vậy, qua lễ cúng thần lúa của người Chơ -ro muốn thể hiện điều gì? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, NV2: Đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV giải nghĩa một số từ khó: gùi, chế độ mẫu hệ. NV3: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc và phần Tri thức ngữ văn, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? + Chỉ ra các đặc điểm của thể loại văn bản: nhan đề, sa-pô, trình tự diễn ra sự việc, các phương thức biểu đạt. + Xác định bố cục văn bản. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Đây là một văn bản thuêyst minh thuật lại sự kiện lễ cúng thần lúa của người Cha-ro. Các sự kiện được trình bày theo trình tự thời gian, các thông tin được đảm bảo tính chính xác, có dẫn nguồn ảnh (địa chỉ trang web), có nhan đề và phần sa-pô tóm tắt nội dung bài viết. | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Văn Quag, Văn Tuyên - Lối viết nhẹ nhàng, giản dị, giàu chất thơ về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tâm hồn nhân hậu của con người Nga. 2. Tác phẩm - Trích Báo dâ tộc và miền núi, ngày 4/4/2007. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: Thuyết minh thuật lại một sự kiện. 2. Bố cục - P1: từ đầu 🡪 trên bài thờ: Trước khi cúng Thần Lúa - P2: tiếp theo 🡪 vũ trụ và con người: Trong khi cúng Thần Lúa - P3: còn lại: Sau khi cúng Thần Lúa 🡪 VB theo trình tự thời gian |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu trước khi cúng Thần Lúa Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Phần đầu văn bản, tác giả đã giới thiệu lễ cúng diễn ra vào thời gian nào? Mục đích của lễ hội? - GV yêu cầu HS thảo luận: Tìm trong SGK, những hoạt động nào được diễn ra?
+ Xác định các yếu tố của văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện được thể hiện qua đoạn văn sau: Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc…. tưng ừng, náo nhiệt? GV gợi ý, hãy tìm câu văn tường thuật sự kiện, câu miêu tả sự kiện, câu thể hiện cảm xúc người viết. Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm VB thuyết minh thuật lại sự kiện - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
- Xác định các yếu tố của văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện được thể hiện qua đoạn văn sau:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 3. Phân tích 3.1. Trước khi cúng Thần Lúa - Thời gian: 15-30/3 âm lịch - Mục đích: tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu, cầu xin mưa thuận gió hòa để vụ mùa sau no đủ. - Chuẩn bị: + Làm cây nêu + Đi rước hồn lúa 3.2. Trong khi cúng Thần Lúa - Lễ cúng bắt đầu vào buổi trưa - Lễ vật: gà, heo, rượu cần, bông lúa, hoa quả. Các loại bánh - Người cúng: già làng hoặc chủ nhà - Nhạc đệm của dàn cồn chiêng 🡪 Các nghi thức tạo nên bầu không khí thiêng liêng, vừa thể hiện sự gắn bó, gần gũi giữa thần linh, thiên nhiên, vũ trụ và con người. 3.3. Sau khi cúng Thần Lúa - Mọi người cùng dự tiệc, ăn mừng. - Phần cuối: cảm nhận, suy nghĩ của tác giả. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + VB cung cấp những thông tin gì? + Nghệ thuật được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết
- VB tường thuật lại lễ cúng Thần Lúa của người Cha-ro. 2. Nghệ thuật - Mang đặc điểm đặc trưng cho văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện: + Các hoạt động trình bày theo trình tự thời gian. + Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. + Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính, độ tin cậy. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: VB giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thuật lại các sự kiện lễ hội trên sách, báo, mạng In-tơ-nét và chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của VB thuyết minh thuật lại một sự kiện?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. GV đưa ra một số phương án:
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập
Diễn biến | Các hoạt động |
Trước khi cúng Thần Lúa | |
Trong khi cúng Thần Lúa | |
Sau khi cúng Thần Lúa |
VĂN BẢN 2: TRÁI ĐẤT – MẸ CỦA MUÔN LOÀI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn văn trong một VB thông tin có nhiều đoạn.
- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của một số yếu tố trong VB thông tin như nhan đề, sa-pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong VB.
- Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường Trái Đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời: Từ các hình ảnh, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên quanh em? Vì sao TĐ được mệnh danh là “hành tinh xanh”?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trái Đất – hành tinh duy nhất cho đến hiện nay có sự sống của con người và các loài sinh vật. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về Trái Đất – mẹ của muôn loài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu tác giả - GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: GV hướng dẫn HS đây là một văn bản thông tin có văn phong khoa học nên cần đọc văn bản to, rõ ràng, khách quan, không diễn cảm quá mức. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Em hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại văn bản? + Các trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục có gì khác với các đoạn văn trong văn bản? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi theo câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + VB thông tin: có nhan đề, sapo, đề mục + Bố cục 2 phần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Trinh Xuân Thuận 2. Tác phẩm - Xuất xứ: in trong Nguồn gốc – nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: VB thông tin. 2. Bố cục 2 phần P1: từ đầu 🡪 ý thức con người: Giới thiệu về Trái Đất. - P2: còn lại: sự sống hình thành trên Trái Đất |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu đoạn 1
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu đoạn 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: + Trong đoạn 1, những chi tiết cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Các chi tiết + Trái Đất là hành tinh xanh, nơi nương thân của chúng ta và muôn loài trong không gian mênh mông bao la của vũ trụ. + Trái Đất là một hành tinh sống động, vì những hoạt động địa chất không ngừng của nó đã đánh thức và nuôi dưỡng sự sống…. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 3. Phân tích 3.1. Giới thiệu về Trái Đất - Là hành tinh duy nhất, nơi con người và muôn loài cùng tồn tại, sinh sống. - Cách gọi “hành tinh xanh” cho thấy sự trân trọng, yêu mến của tác giả dành cho Trái Đất. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu đoạn 2
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu HT sau:
+Em có nhận xét gì về sự sống của các loài trên Trái Đất + Các con số cho thấy quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất diễn ra như thế nào? + Tại sao TĐ được xem là “mẹ nuôi dưỡng muôn loài”? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 3.2. Mẹ nuôi dưỡng muôn loài - Sự sống trên TĐ đã xuất hiện từ cách đây 140 triệu năm, các loài sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. - Sự xuất hiện của con người khiến lịch sử sự sống từ đó bắt đầu tăng tốc, tiến hóa nhanh chóng. - Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều được mẹ thiên nhiê nuôi dưỡng 🡪 TĐ là môi trường sống cho muôn loài |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Văn bản đề cập đến sự hình thành và vai trò của Trái Đất với sự sống của muôn loài. 2. Nghệ thuật - VB thông tin với số liệu, chứng cứ khoa học cụ thể, rõ ràng |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Hãy chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của văn bản thông tin được thể hiện qua văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Chúng ta cần làm gì để giữ cho Trái Đất mãi là “hành tinh xanh”? Hãy trình bằng bằng một đoạn văn vắn nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Mốc thời gian | Các chi tiết |
Cách đây 140 triệu năm | |
Cách nay khoảng 6 triệu năm | |
Cách đây khoảng 30.000 đến 40.000 năm |
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
HAI CÂY PHONG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro, Trái Đất – mẹ của muôn loài để hiểu hơn về chủ điểm Mẹ thiên nhiên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực suy nghĩ, cảm nhận, trình bày các vấn đề liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của VB.
3. Phẩm chất:
- HS trân trọng và có ý thức gìn giữ những vẻ đẹp của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS thảo luận theo phiếu học tập: Chia sẻ của em về quê hương mình?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Quê hương trong trái tim, tiềm thức, trí nhớ của mỗi người là khác nhau, có người yêu giọt sương trên cánh đồng, có người nhớ về cánh diều trên triền đê, có người lại thương nhớ bát canh cua, quả cả muối của nội.... Vậy quê hương trong trí nhớ của nhà văn Ai- ma - tốp một người con của làng Ku - ku -rêu của đất nước Cư- rơ- gư- xtan bên kia bán cầu có gì đặc biệt, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy giới thiệu về tác giả và tác phẩm? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Hướng dẫn đọc, chú thích Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được cảm xúc của nhân vật trong VB. - GV yêu cầu HS đọc và chia bố cục - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Ai-ma-tốp (1929-2008) là nhà văn nước Cư-rơ-gư-xtan. - Tác phẩm: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên. - 2004: Ông được nhận danh hiệu “Giáo sư danh dự” của trường Đại học tổng hợp quốc gia Mat-xcơ-va. 2. Tác phẩm: - Trích phần đầu truyện vừa “Người thầy đầu tiên”. - Cây phong là loại cây to, thân cao, mọc ở vùng ôn đới, bắc bán cầu. II. Tìm hiểu chi tiết
- Phần 1: từ đầu 🡪 chiếc gương thần xanh: Hình ảnh hai cây phong - Phần 2: còn lại: Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu hình ảnh ngọn khói Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn có một tâm hồn riêng + Hai cây phong được nhân vật tôi cảm nhận như thế nào? +Tại sao khi trưởng thành, tác giả khám phá được điều bí ẩn của hai cây phong nhưng vẫn không cảm thấy vỡ mộng? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tìm các chi tiết: + Dù ngày hay đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. + Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên, tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành, tiếng thở dài như thương tiếc người nào…. + Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù hư có một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. - Cảm nhận cây phong bằng thính giác, thị giác và bằng cả tâm hồn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Trong đoạn văn tiếp theo, tác giả đã kể về kỉ niệm nào? + Em hiểu thế nào về cảm xúc của nhân vật qua câu văn: vụt mở trước mắt chúng tôi cả thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Phân tích 2.1. Hình ảnh cây phong trong tâm trí nhân vật - Hai cây phong như có tâm hồn, tình cảm riêng: vừa dịu dàng thân thương, vừa dẻo dai, dũng mãnh. - Nhân vật cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong bằng cảm xúc, tâm hồn. - Cây phong là một phầ kí ức tuổi thơ của nhân vật về ngôi làng. 🡪 Nhân vật “tôi” thấu hiểu 2 cây phong với suy nghĩ - tình cảm đặc biệt. - Nghệ thuật: + Sử dụng các yếu tố miêu tả. + BP nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh so sánh. + Thể hiện tố chất hội hoạ và âm nhạc, tâm hồn nghệ sĩ của tác giả. 🡪 Hai cây phong là biểu tượng của quê hương, luôn gắn với tình yêu quê tha thiết. 2.2. Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu - Kỷ niệm của những lần phá tổ chim. 🡪 Bọn trẻ như những chú chim non ngây thơ ngộ nghĩnh và nghịch ngợm - Quả đồi có 2 cây phong là nơi hội tụ niềm vui của trẻ thơ. - Đứng từ trên cao quan sát. tất cả tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên đầy quyến rũ, bí ẩn vì nó gợi lên những vùng đất, con sông bí ẩn, mà lũ trẻ chưa từng biết đến. 🡪 Hai cây phong không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Ku-ku-rêu hướng tới chân trời xa xôi, tươi sáng. - Nghệ thuật: + Miêu tả đặc sắc + NT nhân hoá. - Thể hiện Tình cảm yêu quí, gần gũi, thân thuộc như người thân. |
Hoạt động 2: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | III. Tổng kết
- Văn bản là những cảm nhận của tác giả về hình ảnh hai cây phong và kí ức về bạn bè thời thơ ấu. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả kết hợp biểu cảm đặc sắc, tinh tế; ngôn từ chọn lọc. - Nghệ thuật nhân hóa, so sánh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Qua văn bản, em cảm nhận hai cây phong có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của nhân vật tôi?
2. Từ đoạn trích hai cây phong, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được dấu chấm phẩy.
- Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu…)
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện dấu chấm phẩy và tác dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu…)
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các loại dấu câu được sử dụng trong văn bản mà em đã được học hoặc đã biết?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
- GV dẫn dắt: Mỗi loại dấu câu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong câu. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dấu chấm phẩy và tác dụng của chúng trong câu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, công dụng của dấu chấm phẩy và các phương tiện phi ngôn ngữ trong câu.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: - GV giới thiệu: - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ. Cho biết dấu chấm phẩy được sử dụng với chức năng gì trong câu? a. Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo. b. Nếu có thể làm một chuyến du lịch trở về thăn Trái Đất cách nay 140 triệu năm, bạn sẽ thay vô so các loài tảo, bọt biển, rêu, nam, sâu, bọ, tôm cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm; nghe thầy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim; sửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử khác. - GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm các câu trong các văn bản đã học có sử dụng dấu chấm phẩy. Chỉ ra tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Em hiểu “phi ngôn ngữ” là gì? Có các phương tiện phi ngôn ngữ nào? Các phương tiện phi ngôn ngữ nhằm mục đích gì? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Tìm các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro. Mục đích của các yếu tố phi ngôn ngữ đó? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
- Ví dụ a: Dấu chấm phẩy để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép - Ví dụ b: dấu chấm phẩy sử dụng để phân định ranh giới giữa các hình ảnh. 2. Nhận xét - Dấu chấm phẩy là dấu câu được dùng để: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. II. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ 1. Xét ví dụ - Những hình ảnh trong văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro giúp người đọc hình dung rõ hơn về nghi thức và hoạt động trong buổi lễ này.
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản. - Mục đích: bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1. theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. GV cho HS thảo luận lí do vì sao không dùng dấu chấm phẩy trong đoạn văn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. HS tự viết vào vở. Các em trao đổi kết quả theo cặp đôi - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | Bài tập 1/ trang 88 - Công dụng của dấu chấm phẩy: đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê về các hoạt động diễn ra trong ngày môi trường thế giới. Bài 2/ trang 88 - Không cần thay dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì: đây không phải là một phép liệt kê phức tạp, có thể dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các bộ phận. Bài 3/ trang 88 a. Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: - Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro: hình ảnh - Trái Đất – mẹ của muôn loài: số liệu khoa học. b. Hình ảnh được sử dụng nhằm, minh họa cho nghi thức cúng thần lúa, bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn (150 -200 chữ) giới thiệu cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.
GV gợi ý học sinh: Khi viết câu có sử dụng dấu chấm phẩy để liệt kê vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên, cần lưu ý công dụng của dấu chấm phẩy.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TUỔI TRẺ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biểt và hiểu được tác dụng của một số yếu tố trong văn bản như thông tin nhan đề, sa-pô, đề mục, hình ảnh, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và làm bài tập trong phần hướng dẫn đọc. - GV lưu ý các nhóm: thảo luận phiếu học tập trên giấy A3. - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu văn bản - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - GV đặt câu hỏi tổng kết: Em rút ra các đặc điểm cơ bản của VB thông tin? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết
- Mang các đặc điểm của VB thông tin. - Dẫn chứng số liệu khoa học, cụ thể.
- Văn bản đề cập đến ngày môi trường thế giới và thực trạng, hành động của thế hệ trẻ Việt Nam hằm bảo vệ môi trường. II. Viết ngắn Đề bài: Viết một đoạn văn (150 -200 chữ) giới thiệu cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nhắc lại những đặc điểm của VB thông tin thông qua các văn bản đã học trong chủ đề Mẹ thiên nhiên.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc các văn bản thông tin trên sách báo để hiểu hơn ý nghĩa của các yếu tố trong VB thông tin.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Yếu tố của VB thông tin | Tác dụng |
Nhan đề | Thể hiện nội dung của vă bản đề cập đế ngày môi trường thế giới và những hành động của tuổi trẻ. |
Sa-pô | Tóm tắt nội dung bài viết: giới thiệu về ngày môi trường, thực trạng và những hành động tích cực của thế hệ trẻ Việt Nam nhằm cứu lấy môi trường. |
Đề mục | Có 3 đề mục thể hiện 3 nội dung: ngày Môi trường thế giới, những tiếng kêu cứu từ môi trường và hành động vì một hành tinh xanh. |
Hinh ảnh | Hình ảnh khí thải tuôn ra từ một nhà máy thép nhằm minh họa cho tình trạng ô nhiễm không khí |
Chữ đậm | Tên các đề mục viết đậm nhằm nhận biết thông tin trọng tâm. |
Số thứ tự | Nhằm nhận biết trình tự thông tin. |
VIẾT
VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH LẠI MỘT SỰ KIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Bước đầu biết viết VB thuyết minh thuật lại một sự kiện.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng tham gia một sự kiện nào được tổ chức trog thời gian gần đây không? Đó là sự kiện gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cuộc sống quanh ta hằng ngày diễn ra biết bao sự kiện đáng quan tâm. Nhưng vì nhiều lí do, rất nhiều sự kiện chúng ta không được tham gia hoặc chứng kiến. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sẽ giúp người viết chia sẻ với ngươi đọc các thông tin và diễn biến của sự kiện mà mình đã tham gia hoặc chứng kiến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK, hãy cho biết: + Kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện là dạng bài như thế nào? + Từ đó, em hãy rút ra những yêu cầu cần đạt với kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp , chỉ ra các đặc điểm kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện được thể hiện qua văn bản Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy. 2. Yêu cầu - Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện. - Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí. - Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện. - Đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện. - Bài văn đảm bảo bố cục:
|
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 93) và trả lời: + Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu như thế nào trong bài viết? + Người viết đã thuật lại những hoạt động nào của sự kiện? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạt động cúa sự kiện. + Khi thuật lại sự kiện, người viết đã đưa ra những thông tin cụ thể nào? + Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét, đánh giá gì về sự kiện? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ - Tên sự kiện: Hội khỏe Phù Đổng của trường em - Thời gian, địa điểm được nêu cụ thể trong bài viết. - Các hoạt động của sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian: phần nghi thức, lời khai mạc, lễ rước đuốc. - Khi thuật lại sự kiện, tác giả đã nêu lên các thông tin cụ thể thời gian, địa điểm gắn với diễn biến sự kiện, cng cấp số liệu cụ thể chính xác. - Người viết nêu cảm nhận, đánh giá về sự kiện qua các cụm từ: Lễ hội… thật vui vẻ, tưng bừng, mãi in sâu trong tâm trí em. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề - Hướng dẫn HS làm bài: - GV cho HS ch Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). GV hướng dẫn HS : + Tôi nên chọn sự kiện (lễ hội) nào? Tôi có đủ thông tin về sự kiện (lễ hội) đó? Nến không đủ, tôi có thể tìm thông tin từ đâu? Sự kiện (lễ hội) nào khiến tôi hứng thú nhất? + Tôi viết nhằm mục đích gì? + Người đọc của tôi có thể là ai? Họ muốn biết gì về vấn đề này? - HS thu thập tư liệu theo Phiếu tìm ý tưởng (Hồ sơ dạy học). - HS chốt lại đề tài của mình. + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo mẫu sau: - Mở bài: giới thiệu thời gian, không gian, cảm xúc chung. - Thân bài: + Quang cảnh, không khí chung, nơi sự kiện diễn ra….. + Sự việc, hoạt động mở đầu…………. Sự việc tiếp theo…………………….. Sự việc, hoạt động cuối cùng………… - Kết bài: Nhận xét đánh giá về sự kiện, nêu cảm xúc và suy nghĩ mà sự kiện mang lại. + Bước 3: Viết bài. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với bài văn để đảm bảo được yêu cầu, + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh bài văn. - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 400 chữ, thuật lại một sự kiện mà em từng tham dự hoặc chứng kiến. + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn. + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc một số bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống để tham khảo.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu tìm ý tưởng: Quan sát và ghi chép của tôi về sự kiện Tòi muốn viết VB thuật lại sự kiện gì? Viết VB này cho ai đọc?......................... …………………………………………………………………………………. Sự kiện xảy ra ở đâu, thời gian nào và bao lâu? …………………………………………………………………………………. Trình tự và diễn biến các sự việc cụ thể trong sự kiện? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Những hình ảnh, chi tiết nào về sự kiện mà tôi còn nhớ? …………………………………………………………………………………. Tòi có cần tìm kiếm số liệu hay đưa vào bài viết trích dẫn nào không? …………………………………………………………………………………. Việc tham dự, chứng kiến diễn biến sự kiện có ý nghĩa thế nào đối với tôi? …………………………………………………………………………………. |
Bảng kiểm bài viết thuật lại một sự kiện (lễ hội)
Các phần | Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Mở bài | Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội. | |
Thân bài | Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra lễ hội. | |
Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của lễ hội. | ||
Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy. | ||
Sừ dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm phù hợp. | ||
Kết bài | Nêu ra được nhận xét, đánh giá, hoặc căm nhận của người viết về sự kiện. |
NÓI VÀ NGHE
TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi: Ai ghi chép nhanh hơn?
Gv cho HS lắng nghe một đoạn video clip về Lịch sử Trái đất qua cuộc sống các loài sinh vật.
https://www.youtube.com/watch?v=8zkPMSwHOQ4
HS ghi chép nhanh thông tin, nhóm nào ghi được nhiều nhất và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng:
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống ngày càng phát triển, các thông tin và dữ liệu ngày càng nhiều, đòi hỏi mỗi chúng ta phải học được cách lắng nghe và ghi chép chính xác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến hành hoạt động tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS các nhóm được phân công nhiệm vụ chuẩn bị bài thuyết trình theo chủ đề đã được giao từ tiết trước, sẽ lên trình bày trước lớp. HS lắng nghe và thực hành ghi chép tóm tắt. - Các nhóm thảo luận và xem lại nội dung đã ghi chép được. Chỉnh sửa, bổ sung thông tin. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói - Chủ đề: Điều kì diệu của thế giới tự nhiên 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói - Tìm ý, lập dàn ý |
Hoạt động 2: Trình bày bài tóm tắt
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV mời một só HS trình bày bản ghi chép, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài tóm tắt |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại: + 3 ưu điểm về phần tóm tắt của bạn + 2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài tóm tắt. - GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của VB thông tin.
- Hiểu được cách trình bày văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Hiểu được ý nghĩa, thông điệp thông qua các bài đã học trong chủ đề: Mẹ thiên nhiên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của văn bản thông tin
- Năng lực viết/ nói bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Mẹ thiên nhiên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 10.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1 GV yêu cầu HS nhớ lại các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận. - GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập theo bảng trong SGK theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm:
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học - Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro: VB tường thuật lại lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro. - Trái Đất - Mẹ của muôn loài: Văn bản đề cập đến sự hình thành và vai trò của Trái Đất với sự sống của muôn loài. - |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Theo em, khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, cần lưu ý những điều gì? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập viết - Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện. - Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí. - Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện. - Đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện. - Bài văn đảm bảo bố cục. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Giữ gìn những báu vật mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Hãy tìm đọc thêm các văn bản truyện để hiểu thêm đặc điểm thể loại và có thêm kiến thức văn học phong phú.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 3 tiết
Tình huống 1.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CÔ BÉ RẮC RỐI LỰA CHỌN SÁCH?
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để giải quyết tình huống.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bước: xác định vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tình huống.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tình huống.
3. Phẩm chất:
- Quan tâm, yêu thương người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng gặp phải một tình huống khó khăn, một tâm sự khó nói trong cuộc sống, gia đình, bạn bè chưa? Khi gặp khó khăn như vậy, em sẽ giải quyết như thế nào
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay cô sẽ cùng các em có những phương pháp để tìm ra cách giải quyết một tình huống trong cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS cách đọc, lời văn thể hiện được sự băn khoăn của người viết về vấn đề khó khăn đang gặp phải. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Đọc văn bản |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi P1: Xác định vấn đề cần giải quyết - Hướng dẫn HS đọc hiểu tình huống, trả lời các câu hỏi trang 98. + Cô bé trong bức thư tên gì, học lớp mấy? Thông tin về tên gọi, khối lớp giúp em hiểu gì về đối tượng cần hỗ trợ? + Cô bé nghĩ như thế nào về chơi game, lướt web và đọc sách? Suy nghĩ của cô bé khác suy nghĩ của mẹ như thế nào? + Khi lớn lên cô bé thích làm gì, cò bé băn khoăn về điều gi khi nghĩ đến công việc mình sẽ làm san này? + Em hiểu như thế nào là “biết cách đọc sách”? - Từ đó, GV yêu cầu HS xác định được vấn đề trọng tâm của tình huống? Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu tìm kiếm và lựa chọn giải pháp Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS huy động kiến thức, thu thập thông tin, tìm kiếm ý tưởng bằng cách trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu cụ thể trong SGK. - GV hướng dẫn HS lựa chọn giải pháp phù hợp theo các gợi ý trong SGK hoặc đề xuất giải pháp riêng. - GV hướng dẫ HS cân nhắc lựa chọn giải pháp. - GV yêu cầu HS ghi chép hoặc vẽ sơ đồ tư duy để liệt kê một cách có hệ thống các bước, các việc cần thực hiện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Giải quyết tình huống 2.1. Xác định vấn đề cần giải quyết - Tình huống đặt ra là mối liên hệ giữa”cách lựa chọn sách và cách đọc sách” với tâm lí lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, các phương tiện công nghệ hiện đại, kĩ năng và phương pháp đọc. 2.2. Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp |
Hoạt động 3: Nói và nghe
a. Mục tiêu: Nắm được cách trình bày.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chuẩn bị - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết NV2: Trình bày giải pháp và sản phẩm - GV gọi HS đại diện lên trình bày, dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ đã thảo luận nhóm. Chú ý sử dụng giọng điệu, cử chỉ, nét mặt để thể hiện cảm xúc, sự tương tác với người nghe. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày giải pháp và sản phẩm - Sản phẩm: + Một lá thư hoặc bài văn trao đổi về tình huống cô bé gặp phải. + Sáng tác thơ, văn, truyện tranh xung quanh việc đọc sách của Cô Bé Rắc Rối 🡪 gửi gắm thông điệp về sách: vai trò, giá trị của sách, phương pháp đọc sách, cách chọn sách phù hợp… |
Hoạt động 4: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Trong vai trò người nói: - Biết lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện quan trọng để phản hồi. - Trao đổi với người nghe với tinh thần cầu thị để hoàn thiện giải pháp và sản phẩm. Trong vai trò người nghe: - Chủ ý lắng nghe và tiếp nhận các ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc. - Đánh giả tình huống, giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm từ những góc nhìn khác nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Thảo luận biện pháp mà các nhóm đưa ra, em thích nhất với biện pháp của nhóm nào, vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em có thích đọc sách không? Quan điểm của em thế nào về việc đọc sách?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Tình huống 2
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÀY TỎ TÌNH CẢM VỚI BA MẸ?
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để giải quyết tình huống.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bước: xác định vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tình huống.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tình huống.
3. Phẩm chất:
- Quan tâm, yêu thương người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em có yêu ba mẹ của mình không? Em đã bày tỏ tình cảm mình với ba mẹ bằng cách nào (viết thiệp, tặng quà, làm đồ tặng,…)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm ra cách giải quyết một tình huống trong cuộc sống, đó là làm thế nào bày tỏ tình cảm với cha mẹ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS cách đọc, lời văn thể hiện được sự băn khoăn của người viết về vấn đề khó khăn đang gặp phải. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Đọc văn bản |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi P1: Xác định vấn đề cần giải quyết - Hướng dẫn HS đọc hiểu tình huống, trả lời các câu hỏi trang 102. + Khi còn học Tiểu học, Siêu Nhân đã có nhũng hành động, lời nói như thế nào để thể hiện tình cảm với bố mẹ? Em có nhận xét gì về các hành động, lời nói ấy? + Lên lớp 6, Siêu Nhân nghĩ gì về việc thể hiện tinh cảm với bố mẹ? Em nhận xét gi về suy nghĩ ấy? + Liệt kê những việc mà Siêu Nhân muốn Lớp Trường Thông Thái giúp đỡ, hỗ trợ. + Theo em, câu hỏi nào cùa Siêu Nhân là khó trà lời nhất? Vi sao? + Vấn đề mà Siêu Nhân gặp phải có phải là vấn để thường xảy ra với lứa tuổi cúa em hay không? - Từ đó, GV yêu cầu HS xác định được vấn đề trọng tâm của tình huống? Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu tìm kiếm và lựa chọn giải pháp Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS huy động kiến thức, thu thập thông tin, tìm kiếm ý tưởng bằng cách trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu cụ thể trong SGK. - GV hướng dẫn HS lựa chọn giải pháp phù hợp theo các gợi ý trong SGK hoặc đề xuất giải pháp riêng. - GV hướng dẫn HS cân nhắc lựa chọn giải pháp. - GV yêu cầu HS ghi chép hoặc vẽ sơ đồ tư duy để liệt kê một cách có hệ thống các bước, các việc cần thực hiện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Giải quyết tình huống 2.1. Xác định vấn đề cần giải quyết - Vấn đề trọng tâm: giúp Siêu Nhân bộc lộ tình cảm với ba mẹ. 2.2. Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp - Thu thập thông tin, ý tưởng: vẽ tranh, kể chuyện, truyện thơ; những điều kiện để thực hiện các ý tưởng đó. - Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin. - Tìm kiếm giải pháp: + Có thể khuyên bạn cân nhắc lựa chọn giữa khả năng của mình và sở thích của mẹ để lựa chọn phương án. + Thực hiện đoạn phim ngắn để giới thiệu, hướng dẫn bạn: các nguyên tắc, cách thức chung khi thể hiện tình cảm, cách tặng quà… - Lựa chọn giải pháp |
Hoạt động 3: Nói và nghe
a. Mục tiêu: Nắm được cách trình bày.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chuẩn bị - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết NV2: Trình bày giải pháp và sản phẩm - GV gọi HS đại diện lên trình bày, dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ đã thảo luận nhóm. Chú ý sử dụng giọng điệu, cử chỉ, nét mặt để thể hiện cảm xúc, sự tương tác với người nghe. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày giải pháp và sản phẩm - Các nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị, đáp ứng đúng nhiệm vụ trọng tâm. |
Hoạt động 4: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Trong vai trò người nói: - Biết lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện quan trọng để phản hồi. - Trao đổi với người nghe với tinh thần cầu thị để hoàn thiện giải pháp và sản phẩm. Trong vai trò người nghe: - Chủ ý lắng nghe và tiếp nhận các ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc. - Đánh giả tình huống, giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm từ những góc nhìn khác nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Thảo luận biện pháp mà các nhóm đưa ra, em thích nhất với biện pháp của nhóm nào, vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em đã có cách thể hiện tình cảm nào với cha mẹ? Cảm xúc của cha mẹ khi đón nhận tình cảm ấy như nào? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Tình huống 3.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN MỘT SẢN PHẨM SÁNG TẠO CHO GÓC TRUYỀN THÔNG CỦA TRƯỜNG?
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để giải quyết tình huống.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bước: xác định vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tình huống.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tình huống.
3. Phẩm chất:
- Quan tâm, yêu thương người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Môi trường đang bị tàn phá, ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu để làm một sản phẩm nhằm mục đích tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường trưng bày ở góc truyền thông nhà trường, em sẽ lựa chọn sản phẩm của mình là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay sẽ cùng các em tìm ra cách giải quyết một tình huống thực tiễn: Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho góc truyền thông nhà trường với chủ đề “Lắng nghe lời thở than của thiên nhiên”?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc. Hướng dẫn HS cách đọc, lời văn thể hiện được sự băn khoăn của người viết về vấn đề khó khăn đang gặp phải. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Đọc văn bản |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi P1: Xác định vấn đề cần giải quyết - Hướng dẫn HS đọc hiểu tình huống, trả lời các câu hỏi trang 104:
- Từ đó, GV yêu cầu HS xác định được vấn đề trọng tâm của tình huống? Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu tìm kiếm và lựa chọn giải pháp Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS huy động kiến thức, thu thập thông tin, tìm kiếm ý tưởng bằng cách trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu cụ thể trong SGK. - GV hướng dẫn HS lựa chọn giải pháp phù hợp theo các gợi ý trong SGK hoặc đề xuất giải pháp riêng. - GV hướng dẫ HS cân nhắc lựa chọn giải pháp. - GV yêu cầu HS ghi chép hoặc vẽ sơ đồ tư duy để liệt kê một cách có hệ thống các bước, các việc cần thực hiện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Giải quyết tình huống 2.1. Xác định vấn đề cần giải quyết - Vấn đề trọng tâm: Các nhóm thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho góc truyền thông nhà trường, cảm hứng là bức hình vẽ về một cây xanh bị chặt đã dẫn đến cái chết của nhiều sinh vật. 2.2. Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp - Thu thập thông tin, ý tưởng: thông tin về nạn phá rừng, tác hại của việc chặt phá rừng. Những yêu cầu đối với việc vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác bài hát, bài thơ… - Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin: tưởng tượng, hình dung về một khu rừng bị tàn phá và tình trạng thê thảm của các loài động vật trong khu rừng; xem phim, ảnh về thế giới động vật, về môi trường rừng… - Tìm kiếm giải pháp: + Sáng tác thơ + Vẽ tranh + Sáng tác bài hát + Viết bài văn bày tỏ cảm xúc - Lựa chọn giải pháp |
Hoạt động 3: Nói và nghe
a. Mục tiêu: Nắm được cách trình bày.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chuẩn bị - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói - Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết NV2: Trình bày giải pháp và sản phẩm - GV gọi HS đại diện lên trình bày, dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ đã thảo luận nhóm. Chú ý sử dụng giọng điệu, cử chỉ, nét mặt để thể hiện cảm xúc, sự tương tác với người nghe. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày giải pháp và sản phẩm |
Hoạt động 4: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Trong vai trò người nói: - Biết lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện quan trọng để phản hồi. - Trao đổi với người nghe với tinh thần cầu thị để hoàn thiện giải pháp và sản phẩm. Trong vai trò người nghe: - Chủ ý lắng nghe và tiếp nhận các ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc. - Đánh giả tình huống, giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm từ những góc nhìn khác nhau. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Thảo luận biện pháp mà các nhóm đưa ra, em thích nhất với biện pháp của nhóm nào, vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em nhận thấy vấn đề môi trường ở địa phương đang sinh sống là gì? Theo em, cần có những giải pháp gì để cải thiện môi trường tốt hơn?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì II.
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ + GV chơi trò chơi Ai nhanh hơn Trong học kì II, em đã học những thể loại, loại VB nào? Hãy nhắc lại đặc điểm của các thể loại đó? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Các nhóm bình chọn sản phẩm nào đẹp nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại các thể loại văn bản và các kiến thức tiếng Việt đã được học trong HK II. | - HS kể nhanh các thể loại, loại VB đã học: |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập các thể loại văn bản đã học
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loại văn bản, tên các tác giả và tác phẩm đã học.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại văn bản đã học bằng cách lập bảng thống kê. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
- Truyện - Thơ - VB nghị luận - Văn bản thông tin |
Hoạt động 2: Ôn tập các kiểu bài văn đã học
a. Mục tiêu: Nắm được mục đích, yêu cầu, các bước thực hiện bài viết đã học.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại các dạng bài văn đã được học trong chương trình học kì 2? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS kẻ bảng và trình bày Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Các kiểu bài viết đã học - Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống - Kể lại một trải nghiệm của bản thân - Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện |
Hoạt động 3: Ôn tập kiến thức tiếng việt
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức tiếng việt đã học và vận dụng vào bài tập
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thống kê lại các đơn vị kiến thức tiếng việt về: khái niệm, công dụng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | III. Kiến thức tiếng Việt
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1, chỉ ra các yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong đoạn thơ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. GV hướng dẫ HS dựa vào phần Tri thức đọc hiểu (trang 28, SGK) và kinh nghiệm từ các VB thơ đã học trong bài Gia đình yêu thương để trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. HS hoàn thành theo cặp đôi
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV hướng dẫn HS xem lại những văn bản đã học, phần Tri thức đọc hiểu của bài Điểm tựa tinh thần và chỉ ra những lưu ý khi đọc văn bản truyện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV5: Bài tập 5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 5. GV hướng dẫn HS xem lại những văn bản đã học, phần Tri thức đọc hiểu của bài Điểm tựa tinh thần và chỉ ra những lưu ý khi đọc văn bản truyện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV6: Bài tập 6 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 6. GV hướng dẫn HS các bước
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV7: Bài tập 7 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 8. GV hướng dẫn HS các bước
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV8: Bài tập 8 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 8. GV hướng dẫn HS các bước: - So sánh từ đa nghĩa và từ đồng âm - Chỉ ra các từ đa nghĩa và từ đồng âm trong các ý a,b,c - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV9: Bài tập 9 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 9. GV hướng dẫn HS các bước: - Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương. - So sánh nghĩa để xem có sự thay đổi không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV10: Bài tập 10-13 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Nhóm 1: bài tập 10 + Nhóm 2: bài tập 11 + Nhóm 3: bài tập 12 + Nhóm 4: bài tập 13 - Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương. - So sánh nghĩa để xem có sự thay đổi không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | Bài tập 1/ trang 107 - Yếu tố miêu tả: thể hiện ở các chi tiết miêu tả chú bé Lượm như “chú bé loắt choắt”, “cái xắc xinh xinh.”, “cái chân thoăn thoát”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca-lô đội lệch”, “Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường làng”. - Yếu tố tự sự thể hiện ở việc kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật trữ tình và chù bé Lượm “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè”. Bài 2/ trang 71 - Cần chú ý đến ngôn ngữ đặc sắc của bài thơ: những từ ngữ độc đáo, các biện pháp tu từ, các hình ảnh thơ được gợi ra từ ngôn ngữ... - Cần chú ý đến yến tố miên tả và tự sự trong bài thơ, hiệu quả biểu đạt của các yếu tố miêu tả, tự sự ấy trong việc tăng sức gợi. - Cần chú ý đến tình cảm, câm xúc người viết gửi gắm qua ngôn ngữ thơ. Có thể trả lời một số câu hỏi: Bài thơ gửi gắm tình cảm, cảm xúc gi? có nhận xét gì về tình cảm, càm xúc ày? Những cảm xúc, tình cảm ấy liên hệ thế nào với bản thân em và cuộc sống xung quanh? Bài 3/ trang 107
Bài 4/trang 107 - Cốt truyện: Những sự việc chính của truyện là gi? - Người kể chuyện: Nguời kể chuyện là ai? Truyện được kể theo ngôi kể nào? - Nhân vật: Chú ý đến các đặc điểm của nhân vật như ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ,... Bài 5/ trang 107 Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống thuộc kiểu VB nghị luận. Bài 6/ Trang 108
Bài 7/ trang 108 - Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấun rah giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Bài 8/ trang 108
a. Từ đa nghĩa. Từ xuân1 mang nghĩa gốc, nghĩa là một mùa trong năm, chuyền tiếp từ xuân sang hạ, được xem là mùa đầu tiên trong năm. Nghĩa của từ xuân2 mang nghĩa chuyển, có nghĩa là làm cho đất nước càng ngày càng tươi đẹp (giống như mùa xuân). b. Từ đồng âm. Hai từ tranh có nghĩa không liên quan đến nhau: tranh1 chỉ tác phẩm hội hoạ, tranh2 chỉ hành động tìm cách giành lấy, làm thành cùa mình. c. Từ đồng âm. Từ biển1 mang nghĩa gốc, có nghĩa là phần đại dương ở ven các đại lục. Từ biển2 mang nghĩa chuyển, có nghĩa là mênh mông rộng lớn (giống như biển). Bài 9/ trang 108
- Các từ Hán Việt trong câu trên được thay bằng từ thuần việt tương đương thì ý nghĩa các câu sẽ thay đổi về sắc thái biểu cảm. Bài 10/ trang 108 - Trường hợp a, b lạm dụng từ mượn, do các từ mượn ở đây đều có từ thuần Việt tương đương và sử dựng rộng rãi trong đời sống (“phôn” - gọi điện, “sua” - chắc chắn). Việc dùng từ mượn trong trường hợp này khiến cho câu nói thiếu tự nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Trường hợp c sử dụng từ mượn một cách hợp lí, do tiếng Việt đã mượn từ ngữ nước ngoài để chỉ những hiện tượng xuất hiện như phông (font). Việc dùng tư mượn trong trường hợp này vẫn tự nhiên, không gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Bài 11/ trang 108 Công dụng của dấu ngoặc kép Ví dụ 1: đánh dấu lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại. Ví dụ 2: đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. Vi dụ 3: đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu. Bài 12/ trang 108 Việc lựa chọn cấu trúc câu có tác dụng (1) thay đổi cấu trúc câu nhằm nhản mạnh đối tượng được nói đến, (2) viết cân nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tà đối tượng được cụ thể, sinh đọng hơn. a. 1. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh hành động “tiến lại”. a.2. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh chủ thể “hai đứa bé”. b.1. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh sự việc “khi thắng lợi trở về”. b.2. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh sự việc “chắc bà không còn nữa”. c. 1. Người viết lựa chọn cấu trúc câu nhiều vị ngữ, do đó đã miêu tả sinh động, cụ thể thái độ, tình cảm của “bọn tôi” trong sự việc “đám tang chú dế”. c.2. Người viết lựa chọn cấu trúc câu chỉ có một vị ngữ, do đó chưa miêu tả được sự việc một cách sinh động, cụ thể. |
Bài 13/ trang 108
Nội dung | Đoạn văn | Văn bản |
Đặc điểm | - Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm câu. - Có hoặc không có câu chủ đề. | Tập hợp của các câu, đọa, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ |
Chức năng | Biểu đạt một nội dung tương đối trọng vẹn. | Nhằm đạt một mục đích giao tiếp nhất định. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS xem lại các bài tập đã làm, làm bài theo phiếu học tập để củng cố kiến thức.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |