Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 2 tiết
NÓI VÀ NGHE
CHIA SẺ CẢM NGHĨ VỀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Chia sẻ suy nghĩ về môi trường học tập mới. từ đó nhận ra những thuận lợi, thử thách để lên kế hoạch học tập phù hợp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Tự tin trước đám đông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi: Người ấy là ai?
GV sử dụng hình ảnh của các thầy, cô giáo, các bạn trong lớp hoặc bác bảo vệ, lao công trong nhà trường. HS dựa vào ảnh đoán tên. Nhóm nào giơ tay nhanh, đoán đúng sẽ giành chiến thắng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lên cấp THCS là các em đã bước vào một thế giới mới, mới về bạn bè, thầy cô và cả những môn học mới. Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ về môi trường học mới này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thực hành nói và nghe
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV chia sẻ những cảm xúc của mình tỏng quá khứ trong những ngày đầu tiên là HS cấp THCS để tạo không khí cởi mở, thoải mái cho các em. - HS chia sẻ suy nghĩ cá nhân theo cặp đôi. - GV mời HS lên chia sẻ trước lớp. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Chia sẻ theo nhóm về những thuận lợi và khó khăn khi chuyển lên cấp học mới. Từ đó, có thêm sự đồng cảm, chia sẻ và thêm sự thân quen với các bạn trong lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS lắng nghe chia sẻ thêm từ các nhóm khác.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC VĂN BẢN
VĂN BẢN 1: KHÁM PHÁ MỘT CHẶNG HÀNH TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được được nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6.
- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng kĩ thuật KWL tổ chức cho HS chia sẻ về ngữ văn 6:
+ Em đã biết gì về SGK Ngữ văn 6 ?
+ Những điều em mong muốn khi học SGK Ngữ văn 6?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: SGK là tài liệu chính thức sử dụng trong nhà trường. Vậy cuốn sách Ngữ văn 6 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều gì?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV mời HS đọc VB. - GV cũng có thể chia VB ra thành hai phần, gọi 2 HS đọc: phần giới thiệu sách và phương pháp học tập môn Ngữ văn. - GV đặt câu hỏi: + Tên bộ sách là Chân trời sáng tạo gợi cho em suy nghĩ hoặc liên tưởng gì? Có vẻ ghi lại hoặc vẽ lại những điều em suy nghĩ được? - GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn Chia lớp làm 4 đội liệt kê nhanh.
- Trong các phương pháp học tập môn Ngữ văn được trình bày ở trên, em hứng thứ với phương pháp nào? Vì sao? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV cho HS xem một số sản phẩm học tập môn ngữ văn như: sổ tay Ngữ văn, video clip, tranh ảnh về bài học, thẻ thông tin… | 1. Nội dung học - Cuốn sách Ngữ văn 6 gồm mười chủ điểm chia làm ba mạch kết nối chính:
2. Phương pháp học tập - Sử dụng sổ tay ngữ văn - Sưu tầm video clip, tranh ảnh, bài hát về bài học… Tạo nhóm thảo luận môn học - Làm thẻ thông tin - Thực hiện các sản phẩm sáng tạo - CLB đọc sách |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Môn học Ngữ văn 6 gồm mấy chủ điểm? Hãy tìm hiểu SGK Ngữ văn học kì 1 để biết chúng ta học những chủ điểm nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy đọc và tìm hiểu các phương pháp học tập môn Ngữ văn để nắm được cách áp dụng vào thực tế học tập.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VIẾT
LẬP KẾ HOẠCH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài học.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động khởi động thông qua các câu hỏi gợi mở:
+ Vì sao cần lập câu lạc bộ đọc sách.
+ Theo em, một kế hoạch CLB đọc sách cần có những nội dung gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đọc sách có nhiều lợi ích cho chúng ta trong cuộc sống và học tập, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về mục đích và cách viết kế hoạch cho CLB đọc sách.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thức câu lạc bộ
a. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm câu lạc bộ.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS xem một clip về lợi ích của việc đọc sách và đặt câu hỏi: Em hãy nêu những lợi ích từ việc đọc sách? - GV giải thích để học sinh hiểu về câu lạc bộ: là một khái niệm định nghĩa một nhóm các cá nhân tự nguyện tham gia vào một thỏa thuận hợp pháp vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên những người có cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. - - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Tìm hiểu về hình thức câu lạc bộ đọc sách |
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết kế hoạch cho câu lạc bộ đọc sách
a. Mục tiêu: HS nắm được cách viết kế hoạch cho câu lạc bộ đọc sách
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chuẩn bị phiếu học tập cho HS dựa vào mẫu Kế hoạch hoạt động CLB đọc sách trong SGK. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS và hướng dẫn HS viết kế hoạch CLB đọc sách. - Trong quá trình HS viết, GV giải thích ngắn gọn về 4 mẫu phiếu: + Thứ nhất, bài tập trong bốn mẫu phiếu này chính là những hoạt động thường làm khi chúng ta đọc một VB. + Thứ hai, khi tiến hành tổ chức câu lạc bộ đọc sách, các vai này sẽ thay đổi luân phiên. - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Cách viết kế hoạch hoạt động CLB đọc sách |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các nhóm hoàn thiện phiếu và kiểm tra chéo giữa các nhóm xem đã đầy đủ thông tin chưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Các nhóm vận dụng thử viết theo cả 4 mẫu phiếu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 14 tiết
VĂN BẢN 1: THÁNH GIÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- HS nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời của người kể chuyện,lời của nhân vật.
- HS nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thánh Gióng.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em nghĩ thế nào về việc một cấu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Người anh hùng là những người được ngưỡng mộ vì những phẩm chất cao cả hay thành tích phi thường, giúp ích cho nhiều người. Tiêu chuẩn của người anh hùng đầu tiêu là yếu tố thành tích phi thường, có lợi ích cho cộng đồng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Thánh Gióng thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện? - GV hướng dẫn cách đọc: + Đoạn Gióng ra đời: giọng ngạc nhiên, hồi hộp: đoạn Gióng ra đời. + Đoạn Gióng trả lời sứ giả: giọng dõng dạc, trang nghiêm. + Đoạn cả làng nuôi Gióng: giọng háo hức, phấn khởi. + Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương, mạnh mẽ. + Đoạn cuối: giọng chậm, nhẹ, xa vời, mang màu sắc huyền thoại. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Lưu ý cần đọc phân biể rõ lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: sứ giả, áo giáp, truyền, khôi ngô, phúc đức, thụ thai, phi… - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được cách đọc, tóm tắt và chia bố cục văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Đọc, tóm tắt, bố cục VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tóm tắt văn bản Thánh Gióng + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Như vậy, theo bố cục chúng ta vừa chia ở trên thì có các sự việc xoay quanh nhân vật Gióng. Vậy ở mỗi phần, thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì? Để trả lời được câu hỏi đó, cô và các con sẽ đi tìm hiểu phần II. | 2. Đọc- kể tóm tắt - Nhân vật chính: Gióng. - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự 3. Bố cục: 4 phần - P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng - P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng - P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời - P4: Còn lại: Những vết tích còn lại của Gióng. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Gióng
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Sự ra đời của Gióng Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Liệt kê các chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc chính trong truyện TG.
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện. Hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Có những chi tiết nào là chi tiết hoang đường? + Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Thời gian: đời HV thứ sáu + Không gian: không gian làng quê
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: + Cha mẹ Gióng là những người tốt bụng, hiền lành , được đền đáp xứng đáng 🡪 thể hiện quan niệm của dân gian ở hiền gặp lành. + Có thể nói, ngay từ những chi tiết đầu tiên của câu chuyện đã đưa ta vào thế giới của những điều kì lạ. Ta chưa bao giờ gặp một bà mẹ ướm vào vết chân lạ mà có thai. Ta cũng chẳng thấy ai mang thai trong 12 tháng 🡪 sự ra đời của một con người phi thường. Và những chi tiết hoang đường ấy càng cuốn hút ta vào câu chuyện mà ở đó trung tâm chính là cậu bé làng Gióng. Qua đây, cô muốn nhấn mạnh với các con rằng: sự ra đời kì lạ, khác thường của Gióng chính là mô-tip xây dựng nhân vật người anh hùng đặc trưng trong các truyện dân gian. Các con có thể tìm đọc thêm các truyện trong dân gian Việt Nam để thấy rõ điều này nhé. NV2: Tìm hiểu sự trưởng thành của Gióng Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người đánh giặc cứu nước? Theo em vì sao sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ý nghĩa của các chi tiết: + Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc + Bà con góp gạo nuôi Gióng + Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Tiếng nói đầu tiên: + “Mẹ ra mời sứ giả vào đây” + “Ta sẽ phá tan lũ giặc này” - Sứ giả “kinh ngạc” vì lời nói xin ra trận đánh giặc là lời của cậu bé lên ba. Từ đó, sứ giả thể hiện sự “mừng rỡ” vì đã làm tròn trọng trách vua giao, tìm được người tài cho đất nước. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV mở rộng: Tiếng nói đầu tiên của cậu bé là đòi đánh giặc: + Đó là nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của Gióng là bảo vệ đất nước. Đáp ứng tiếng goi cứu nước khi Tổ quốc lâm nguy. + Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. + Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc cũng hàm chứa 1 sự thật rằng: ở 1 đất nước luôn bị ngoại xâm như nước ta thì khả năng đánh giặc phải luôn thường trực từ tuổi bé thơ để đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi Việt Nam xứ xở lạ lùng Đến em thơ cũng hóa những anh hùng Đến ong dại cũng luyện thành dũng sĩ...” - Bà con góp gạo nuôi chú bé.
🡪Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Một người không thể cứu nước, phải toàn dân hợp sức thì công cuộc đánh giặc cứu nước mới trở lên mau chóng. - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình. NV3 : Tìm hiểu Gióng đánh giặc và bay về trời Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? - HS tiếp tục thảo luận và nêu ý nghĩa của chi tiết: + Ngựa sắn phun ra lửa, roi sắt quật vào giặc chết như ngả rả và những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ. + Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Gióng đã đánh tan quân giặc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: + Chi tiết cho thấy sự sáng tạo, nhanh trí của Gióng + Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của quê hương đất nước, bằng bất cứ những gì có thể giết được giặc 🡪 thể hiện quyết tâm giết giặc đến cùng. - Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời: + Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc. + Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương xứ sở (tên đất, tên làng, ao hồ...) NV4: Tìm hiểu những dấu ấn còn lại Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã xả ra trong quá khứ? Tìm chi tiết đó. + Theo em, ý nghĩa của hình tượng TG là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hãy kẻ bảng, liệt kê các từ ngữ để chỉ nhân vật Gióng qua hai thời điểm: trước và sau khi trở thành tráng sĩ. Từ đó cho biết từ nào được lặp lại nhiều nhất và tác dụng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Lời kể: Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng…. làng Cháy + Lập bảng
- Từ tráng sĩ được lặp lại nhiều nhất: 7 lần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chiếu hình ảnh trên máy chiếu và chuẩn kiến thức: Từ “tráng sĩ” được sử dụng nhiều nhất trong cách gọi về Gióng, thể hiện sự ngưỡng mộ, tin yêu của người kể chuyện đối với sức mạnh kì diệu, hành động cao đẹp của người anh hùng làng Gióng. Đây cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp truyền thuyết. Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin ở người đọc, người nghe truyền thuyết nên thường đưa vào các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật, gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: phong tục, địa danh của đất nước đã được “lịch sử đặt tên” nhờ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân. Hình tượng thánh gióng: tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. TG mang trong mình sức mạnh của cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh vô hạn của tự nhiên đất nước, sức mạnh và ý chí của nhân dân – những người thợ thủ công anh hùng, những người nông dân, những binh lính anh hùng, Tầm vóc khổng lồ của TG là biểu động của sự kết tinh tất cả các sức mạnh đó. NV5: Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm của của Gióng là gì và quan trọng thế nào ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Truyện đã phản ánh công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông ta từ buổi đầu dựng nước. Đó là quá trình đấu tranh gian khổ, các thế hệ cha anh ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn nền độc lập dân tộc cho đến hôm nay. Truyện cũng phản ánh ước mơ về người anh hùng, có đủ sức mạnh và trí tuệ, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Sự ra đời của Gióng - Thời gian, địa điểm: vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng. - Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn - Bà mẹ ướm vào vết chân lạ -> thụ thai - Mang thai 12 tháng mới sinh - Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi. 🡪 Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường 2. Sự trưởng thành của Gióng - Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược. - Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước. 🡪 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi 🡪 sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả. - Bà con góp gạo nuôi chú bé. 🡪 thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân. 3.3. Gióng đáng giặc và bay về trời - Tư thế, hành động: + phi thẳng đến nơi có giặc + Đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác 🡪 Sự oai phong, lẫm liệt, sức mạnh không thể địch nổi của tráng sĩ - Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổi bụi tre quật vào giặc -Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời. 3.4. Những dấu tích còn lại - Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương - Bụi tre đằng ngà - Ao hồ liên tiếp - Làng Cháy 🡪 Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta. * Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta. b. Nghệ thuật - Chi tiết tưởng tượng kì ảo - Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường). |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời bài tập:
Hãy hoàn thành bảng thông tin sau còn thiếu:
Giai đoạn | Chi tiết kì ảo | Ý nghĩa |
Sự sinh ra và lớn lên | - ........................................ - ........................................ - ........................................ | |
Ra trận và chiến thắng | - ........................................ - ........................................ - .......................................... | |
Bay về trời | - .......................................... - .......................................... - .......................................... |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
+ Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
+ Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể tác phẩm.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên truyện truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật, lời của người kể chuyện,lời của nhân vật.
- HS nhận biết tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sự tích Hồ Gươm.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sự tích Hồ Gươm.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh Hồ Gươm và đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy trình bày hiểu biết về địa danh này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đây là danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà nội. Địa danh này gắn với tên tuổi người anh hùng Lê Lợi và xuất phát từ một truyền thuyết – Sự tích Hồ Gươm. Vậy truyền thuyết này có những đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện? - GV hướng dẫn cách đọc: giọng chậm rãi, gợi không khí cổ tích - GV đọc mẫu 1 đoạn. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: đô hộ, Lam Sơn, chủ tướng, minh công, thuyền rồng. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV1: Đọc, tóm tắt, bố cục VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm + Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản. Các sự việc chính: - Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. - Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà. - Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem. - Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm. - Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. - Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. - Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. - VB kể theo ngôi thứ 3, bố cục 2 phần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: - Truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh. - Sự tích Hồ Gươm - truyền thuyết tiêu biểu về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi. 2. Đọc- kể tóm tắt - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự 3. Bố cục: 2 phần - P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần. - P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
NV1: Tìm hiểu hoàn cảnh Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào? + Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để co Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? + Ý nghĩa của chi tiết Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần khởi nghĩa nhưng đều thất bại. + Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. 🡪 Lê Lợi nhận được thanh gươm báu khi trải qua nhiều khó khăn, thử thách. + Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường. Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi. 🡪 Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Ý nghĩa của thanh gươm thần - GV đặt câu hỏi : + Vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết? + Nêu ý nghĩa chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà; ý nghĩa của từ “thuận thiên”? + So sánh thế lực của nghĩa quân trước và sau khi có gươm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Các chi tiết: sang rực, sáng lạ… cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì + Ý nghĩa: Thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn => phát sáng => dưới hợp lòng dân, trên thuận ý trời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Thanh gươm trong truyện là “gươm thần” vì nó là gươm của thần (Long Quân) cho mượn và có nhiều biểu hiện thần kì qua hàng loạt các chi tiết khác thường, kì ảo. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của truyện truyền thuyết, cốt truyện thường sử dụng yếu tố kì ảo trong việc thể hiện sức mạnh, tài năng của nhân vật anh hùng lịch sử hay phép thuật của thần linh. Thanh gươm thần thể hiện cho sức mạnh của toàn dân tộc, là linh khí của đất trời, sự phù trợ của non sông và sự đoàn kêt toàn dân đã tạo nên sức mạnh to lớn để chiến tháng quân thù. NV3 : Tìm hiểu hoàn cảnh Long Quân đòi gươm đánh giặc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Long Quân lấy lại gươm vào thời gian địa điểm nào? + Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao? + Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá, còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Hoàn cảnh: Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh. Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long. - Truyện Sự tích hồ gươm có ý nghĩa: + Giải thích ý nghĩa địa danh Hồ Gươm. + Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới. + Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Chiến tranh kết thúc, thanh gươm được trả lại và cả dân tộc xây dựng đất nước trong hoà bình, yên ấm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Con người VN vốn là những con người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Đất nước thanh bình, chính những con người ấy “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. => Tinh thần yêu hòa bình, quyết tâm chống xâm lăng, niềm kiêu hãnh về một đất nước nghìn năm văn hiến. Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa, Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước của toàn dân. NV5: Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Truyện đã phản ánh công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của cha ông ta từ buổi đầu dựng nước. Đó là quá trình đấu tranh gian khổ, các thế hệ cha anh ta đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn nền độc lập dân tộc cho đến hôm nay. Truyện cũng phản ánh ước mơ về người anh hùng, có đủ sức mạnh và trí tuệ, sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần đánh giặc - Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua --> Long Quân cho mượn gươm. - Thanh gươm thần kì là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc. 2. Long Quân đòi gươm đánh giặc - Hoàn cảnh: + Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh. + Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long. - Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm: + Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm + Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn. + Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang. * Ý nghĩa: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta. b. Nghệ thuật - Kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn - Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?
A. Thanh gươm thần.
B. Chiếc nỏ thần.
C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc.
D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 2: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:
A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.
B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.
Câu 3: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?
A. Lê Lợi.
B. Lê Lai.
C. Nguyễn Trãi.
D. Lê Thận.
Câu 4: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?
A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.
C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.
D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.
Câu 5: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:
A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.
B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.
C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.
D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- HS xác định được chủ đề của văn bản
- Biết thêm được lễ hội văn hoá truyền thống của dân tộc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã từng tham gia lễ hội truyền thống nào tại địa phương chưa? Em cảm nhận thấy lễ hội đó như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam là đất nước với hơn bốn nghì năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài văn hoá đó, có nhiều lễ hội thể hiện tín ngưỡng dân gian và đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: thổi cơm, rước nước, dâng hương, thành hoàng - GV yêu cầu HS chia bố cục văn bản. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu… thổi cơm thi : giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - P2: Tiếp… đối với dân làng: Diễn biến của hội thi thổi cơm - P3: Còn lại: Ý nghĩa của hội thi thổi cơm. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Lễ hội diễn ra ở đâu và vào thời gian nào? + Ở địa phương này, nhân dân sinh sống chủ yếu bằng những ngành nghề gì? NV2: Tìm hiểu trình tự của hội thi thổi cơm - GV cho HS thảo luận theo nhóm: + Hãy vẽ tóm tắt trình tự của hội thi? + Dựa vào ảnh trong SHS, mô tả lại cách các đội thi nấu cơm tại sân đình ở Đồng Vân + Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam? NV3: Tìm hiểu ý nghĩa của hội thi thổi cơm. + Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ đâu và có mục đích gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4:Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Tổng kết nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội - Thời gian: rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) 2. Diễn biến của hội thổi cơm thi - Diễn biến: + Trống chiêng điểm ba hồi, các đội xếp hàng làm lễ dâng hương. + Thanh niên 4 đội leo lên ngọn cây chuối lấy lửa. + Châm diêm lấy lửa từ nén hương mang xuống. + Những người trong nhóm giã thóc, sàng gạo, lấy nước bà bắt đầu thổi cơm. + Sau khoảng một tiếng rưỡi, ban giám khảo đi chấm nồi cơm các đội. - Luật lệ: có nhiều nét độc đáo về quy trình lấy lửa, cách nấu, công việc của người dự thi. 🡪 Hội thi thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm, thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam. 3. Ý nghĩa của hội thổi cơm thi - Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. - Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để thanh niên thể hiện sức khoẻ, tài năng, sự thông minh, khéo léo và mang lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người. 🡪 mang đậm bản sắc văn hoá dân gian. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - VB thuật lại lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm. Qua đó, thể hiện niềm tự hào và trân trọng nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá hiện đại của dân tộc. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, sinh động. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức tại tỉnh, thành nào sau đây?
A. Đồng Tháp
B. Hà Nội
C. Hà Nam
D. Nam Định
Câu 2: Mục đích của hội thổi cơm thi là:
A. Cầu cho mưa thuận gió hoà
B. Cầu cho mùa màng được tươi tốt
C. Để cho thanh niên trong làng được dịp đua tài, thể hiện sự thông minh, khéo léo và mang đến niềm vui cho dân làng sau những ngày mùa mệt nhọc.
D. Để nâng cao tay nghề nấu cơm.
Câu 3: Công đoạn khó khăn nhất với các đội thi là:
A. Giã thóc
B. Châm lửa
C. Lấy nước
D. Lấy lửa
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn.
- Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||
NV1 : Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học từ tiểu học, hãy xác định các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu văn vào bảng sau a. Sứ giả/ vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ,/ vội vàng / về / tâu / vua. b. Từ/ngày/công chúa/bị/mất tích,/nhà vua/vô cùng/đau đớn.
- Gv đặt tiếp câu hỏi: Em hãy nhận xét số tiếng của các từ. Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy trình bày cấu tạo của từ Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng,... - Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiển lành, hợp tác xà, sạch sẽ, sạch sành sanh,... - Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ vé nghĩa với nhau tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,...; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan,... + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... GV mở rộng: Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp,.. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi cho HS: Đuổi hình bắt chữ Quan sát các hình ảnh sau, đọc nhanh thành ngữ gợi ra từ hình ảnh đó. - Từ hoạt động trên, hãy nêu những hiểu biết của em về thành ngữ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: 4 thành ngữ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV bổ sung: + thành ngữ: Đàn gảy tai trâu
+ Thành ngữ: Trâu buộc ghét trâu ăn Phê phán những người có tính xấu hay ghen tị, ghen ghét với hạnh phúc và thành công của người khác. | I. Từ đơn và từ phức 1. Từ đơn Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, 2.Từ phức (từ ghép, từ láy) - Từ phức là từ có hai hay nhiéu tiếng. - Từ ghép là từ phức do hai hay nhiếu tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. II. Thành ngữ Là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tình hình tượng và biểu cảm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: phanh phách, phành phạch… Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi làm bài tập 3 và 4. Tổ 1,3: làm bài tập 3 Tổ 2,4: làm bài tập 4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: nghĩa của các từ láy NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 7. - GV hướng dẫn: Nối thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) sao cho phù hợp về nghĩa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Bài tập 5,6, 8,9 : giao BTVN | Bài tập 1/ trang 27
Bài 2/ trang 27
Bài 3/ trang 28: Tạo các từ ghép a. con ngựa, ngựa đực b. ngựa sắt, sắt thép c. kì thi, thi đua d. áo quần, áo giáp, áo dài Bài 4/ trang 28: Tạo các từ láy a. nho nhỏ, nhỏ nhắn b. khoẻ khoắn c. óng ánh (từ láy đặc biệt, vì cùng vắng khuyết phụ âm đầu). Bài 7/ trang 29 Đáp án: 1c, 2đ, 3d, 4b, 5a |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc xong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của 1 đoạn văn, cách thức trình bày và nội dung thể hiện. Hướng dẫn HS tìm các thành ngữ phù hợp với nội dung các văn bản đã học và đưa vào bài viết. Yêu cầu HS viết và hoàn thiện ở nhà nếu chưa xong.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết: cốt truyện, nhân vật
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bánh chưng, bánh giầy.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bánh chưng, bánh giầy.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh bánh chưng và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Hãy cho biết Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu nào? Em có biết gói bánh chưng không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản và chuẩn bị nội dung
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: yêu cầu HS đọc bài ở nhà, các nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung trên giấy A0 . Nhóm 1,3: Tìm hiểu đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy. Nhóm 2,4: Tìm hiểu nhân vật truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy. - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: - GV yêu cầu HS: + Nhóm 1, 4 trình bày + Nhóm 2,3 bổ sung và đối chiếu nội dung thực hiện. NV2: - Hãy rút ra những đặc điểm cơ bản về thể loại truyền thuyết? NV3: GV hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV rút kinh nghiệm cho HS một số lỗi khi làm bài viết ngắn. | I. Truyện truyền thuyết 1. Cốt truyện - Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ - Thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật - Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến 2. Nhân vật - Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất - Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng - Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ II. Viết ngắn - Đọc bài - Nhận xét và rút kinh nghiệm. |
Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ | Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên. |
b. thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật | Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất. |
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến | Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên. |
Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất | Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo |
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng | Gắn với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi. |
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ | Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Nhắc lại khái niệm và các đặc điểm về cốt truyện, nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các truyện truyền thuyết khác và chỉ ra đặc trưng thể loại qua văn bản.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ | |
b. thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật | |
Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến |
Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất | |
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng | |
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ |
VIẾT
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT VĂN BẢN BẰNG SƠ ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS biết tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản.
- Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Với một văn bản dài, để tóm tắt tác phẩm ngắn gọn và dễ hiểu, em sẽ sử dụng cách nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của sơ đồ tóm tắt văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng hô như thế nào? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất là gì? Theo em, một bài văn kể lại trải nghiệm theo ngôi thứ nhất cần đáp ứng những yêu cầu gì? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thận, người kể có thể bộc lộ những suy nghĩ,tình cảm, tâm trạng của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiế, chỉ giữ lại các ý chính , thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ. 2. Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản - Yêu cầu đối với sơ đồ để tóm tắt văn bản: a. Yêu cầu về nội dung + Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản. + Sử dụng các từ khoá, cụm từ. + Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản, + Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản. b. Yêu cầu về hình thức + Kết hợp hài hoà, hợp lí giữa các từ khoá, mũi tên, kí hiệu + Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, rõ ràng. |
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của sơ đồ tóm tắt văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ SHS/trang 32 và trả lời các câu hỏi: + Sơ đồ đã tóm tắt đúng, đủ các phần, đoàn, ý chính của văn bản chưa? + Sơ đồ sử dụng các từ khoá, cụm từ chọn lọc chưa? + SĐ đã thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính chưa? + SĐ thể hiện được nội dung bao quát của văn bản chưa? + SĐ đã phù hợp với nội dugn của kiểu văn bản chưa? + Các trình bày đã đạt yêu cầu kết hợp hài hoà giữa các từ khoá, hình vẽ, mũi tên, trình bày sáng rõ, có tính thẩm mĩ chưa? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ - Sơ đồ tóm tắt văn bản Thánh Gióng đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và hình thức. |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SHS. - Hướng dẫn HS làm bài: Hãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. Có thể lựa chọn văn bản trong chương trình: Sự tích Hồ Gươm; Bánh chưng, bánh giầy. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành - Quy trình viết gồm 3 bước: + Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt + Bước 2: Tóm tắt băn bản bằng sơ đồ + Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ - GV đưa ra sơ đồ mẫu truyện Bánh chưng, bánh giầy. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, dám sát dàn ý đã lập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
NÓI VÀ NGHE
THẢO LUẬN NHÓM NHỎ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN CÓ GIẢI PHÁP THỐNG NHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh bánh chưng và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em đã từng tham gia thảo luận nhóm cùng bàn về một vấn đề để đưa ra giải pháp hay chưa? (ví dụ thảo luận và đưa ra nội quy lớp học). Hãy chia sẻ về lợi ích của việc thảo luận theo nhóm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Thảo luận nhóm sẽ giúp cho ý kiến đưa ra có được những giải pháp tối ưu nhất nhờ vào sức mạnh tập thể. Không những vậy, thảo luận nhóm còn mang lại niềm vui khi tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên trong nhóm. Bài học hôm nay chúng ta cùng thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nắm bắt được các bước tiến hành bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV phân chia lớp thành 6-8 nhóm. Các nhóm phân công trưởng nhóm, thư kí, phân công công việc các thành viên. Thống nhất nội dung thảo luận và thời gian hoàn thành. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo phương pháp khăn trải bàn: các cá nhân đưa ra ý kiến trong vòng 3 phút, sau đó thảo luận và điền vào kết quả chung. - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. + Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 1. Chuẩn bị - Thành lập nhóm và phân công công việc - Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. - Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận. |
Hoạt động 2: Trình bày bài thảo luận
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài thảo luận, đưa ra được giải pháp thống nhất.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu. - HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 2. Thảo luận - Trình bày ý kiến - Phản hồi các ý kiến - Thống nhất giải pháp |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập lại các đặc điểm của văn bản truyền thuyết: cót truyện, nội dung, các chi tiết kì ảo của các VB trong chủ đề đã học
- Tóm tắt được văn bản bằng sơ đồ .
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
3. Phẩm chất:
- Hiểu và tự hào về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Lắng nghe lịch sử nước mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 1.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các vă bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Hoàn thành nội dung bài tập 1 + Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập số 2 + Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản - Thánh Gióng - Sự tích Hồ Gươm - Bánh chưng, bánh giầy |
1. Tóm tắt nội dung chính của ba văn bản truyền thuyết
Văn bản | Nội dung chính |
Thánh Gióng | - Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, tốt bụng và ao ước có một đứa con. - Một hôm, bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói cười. - Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước, nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.Gióng lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. - Vua nhớ công ơn, cho lập đền thờ. |
Sự tích Hồ Gươm | - Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. - Lên Thận đi đánh cá, ba lần kéo lưới đều thấy lưỡi gươm, bèn mang về nhà. - Lê Lợi đến nhà Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng, cầm lên xem. - Lê Lợi thua trận, chạy vào rừng, tình cờ bắt được chuôi gươm. - Lê Lợi gặp lại Thận, kể lại truyện, hai người đem gươm ra tra vào nhau vừa như in. Lê Thận cùng tướng lĩnh nguyện một lòng phò Lê Lợi cứu nước. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. - Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. - Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. |
Bánh chưng, bánh giầy | - Hùng Vương thứ sáu về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi. - Các hoàng tử đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua. - Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng. - Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết. |
2. Sự kiện, chi tiết đặc sắc, đáng nhớ
Nội dung | Thánh Gióng | Sự tích Hồ Gươm | Bánh chưng, bánh giầy |
Sự kiện, chi tiết | - Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đi đánh giặc. - Cả dân làng góp gạo nuôi Gióng - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ. - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc - Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời. | - Khi tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa như in. - Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm | - Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương |
Lí do lựa chọn | Những chi tiết trên thể hiện được ý nghĩa, nội dung, chủ đề của truyện: Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta. | - Chi tiết tra chuôi gươm vào lưỡi gươm cho thấy đó là sự thống nhất sức mạnh, ý chí của cả dân tộc, cuộc chiến đấu này là thuận theo ý trời. - Chi tiết Rùa Vàng đòi gươm mang nhiều ý nghĩa: giải thích tên gọi Hồ Gươm, đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. | Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người. |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS biết cách khi tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Hoàn thành nội dung bài tập 1 + Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập số 2 + Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập viết Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý:
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong các văn bản truyền thuyết trong bài 1.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: ……
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1. SỌ DỪA
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Nhận biết được một số yếu tố của huyện cổ tích; các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề của VB.
- Tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sọ Dừa.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sọ Dừa.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tấm lòng bao dung, nhân ái.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
+ Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bề ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?
+ Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” câu tục ngữ của cha ông ta đã nhắc nhở thế hệ con cháu về ý nghĩa coi trọng bản chất của con người, đừng chỉ vì hình thức bề ngoài xấu xí mà đánh giá, coi thường một ai. VB Sọ Dừa sẽ cho chúng ta những ý nghĩa sâu sắc mà nhân dân gửi gắm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Sọ Dừa thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? + Xác định nhân vật chính của truyện? - GV hướng dẫn cách đọc: yêu cầu đọc to rõ, ngắt nghỉ đúng chỗ, phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Lưu ý cần đọc phân biệt rõ lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: Sọ dừa, phàm trần, sửng sốt, rượu tăm, trạng nguyên. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tóm tắt, bố cục VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tóm tắt văn bản Sọ Dừa, sắp xếp các sự kiện theo trình tự đúng (câu 2 – trang 42) + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: truyện cổ tích - Kiểu nhân vật người mang lốt vật. 2. Tóm tắt - Nhân vật chính: Sọ Dừa - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự 3. Bố cục: 4 phần - P1: từ đầu… nó là Sọ Dừa : Sự ra đời của Sọ Dừa - P2: Tiếp… phòng khi dùng đến: Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dạng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên. - P3: Còn lại: Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ vợ chồng |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Sự ra đời của Sọ Dừa Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu và trả lời câu hỏi: + Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? + Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? + Kể về sự ra đời của Sọ Dừa, nhân dân ta muốn gửi gắm sự quan tâm tới những số phận như thế nào trong xã hội? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Thời gian: đời HV thứ sáu + Không gian: không gian làng quê Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: + Cha mẹ Sọ Dừa là những người tốt bụng, hiền lành, nghèo khó đã được đền đáp xứng đáng 🡪 thể hiện quan niệm của dân gian ở hiền gặp lành. + Sọ Dừa sinh ra đã mang một hình hài không bình thường, xấu xí cũng giống như nhiều nhiều kém may mắn trong cuộc sống này. Vì vậy, qua hình tượng Sọ Dừa, nhân dân ta còn thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ, chịu nhiều thua thiệt. NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Khi lớn lên, Sọ Dừa có những hành động nào đáng chú ý? + Những hành động đó bộc lộ phẩm chất gì ở Sọ Dừa? + Qua nhân vật Sọ Dừa, nhâ dân ta gửi gắm ước mơ gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Các hành động của SD + Chăn bò rất giỏi + Thổi sáo rất hay + Giục mẹ hỏi cưới + Thi đỗ trạng nguyên Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV mở rộng: Trái với hình dạng xấu xí thường thấy, Sọ Dừa đã trở thành chàng trai khôi ngô, tuấn tú, thông minh, tài năng. Qua đó, nhân dân cũng thể hiện được ước mơ đổi đời của người xưa. Những người hiền lành, chịu nhiều thiệt thòi sẽ được bù đắp, những người tài năng, thông minh sẽ làm nên công danh lẫy lừng. Nói rộng hơn, đó chính là ước mơ về sự công bằng trong xã hội NV3 : Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Sự việc gì đã xảy ra đối với vợ chồng Sọ Dừa? Sọ Dừa đã lo liệu sự việc như thế nào? + Hai cô chị đã có hành động gì với cô út? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Nhà vua sai SD đi sứ. + SD đã đưa vợ: một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà phòng thân. + Hai cô chị đã đẩy em xuống nước 🡪 nhờ những vật phòng thân, cô út đã thoát nạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Tìm hiểu những dấu ấn còn lại Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Tại sao cô út lại đồng ý lấy Sọ Dừa? + Qua các hành động của cô út, em có nhận xét gì về nhân vật cô út? + - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì: - Cô út yêu Sọ Dừa chân thành: “có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng”. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV5: Tìm hiểu nhân vật hai cô chị Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Tìm những chi tiết miêu tả tính cách, hành động của hai cô chị? + Qua đó, em hãy nhận xét về nhân vật hai cô chị? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa. + Khi Sọ Dừa đem sính lễ đến thì bĩu môi, chê bai. + Khi thấy em gái hạnh phúc, sinh lòng ghen ghét, có dã tâm hại em để thay em làm bà trạng. + Đẩy em xuống sông Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV5 : Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Truyện có ý nghĩa gì ? Xác định chủ đề và đề tài của truyện ? + Nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện ?Những chi tiết kì ảo có ý nghĩa như thế nào trong truyện ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật Sọ Dừa a. Sự ra đời của Sọ Dừa - Người mẹ nghèo, hiếm muộn, uống nước mưa trong chiếc sọ dừa 🡪 mang thai. - Bà sinh ra đứa bé không tay, không chân, tròn như quả dừa. - Bà định vứt con đi, Sọ Dừa xin mẹ 🡪 bà để lại nuôi. - Nhân xét: Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật người mang lốt vật, có hình dạng xấu xí. 🡪 nhân dân ta thể hiện sự quan tâm, thương cảm đến những số phận thấp hèn, đau khổ, chịu nhiều thua thiệt. b. Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dạng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên. - Sọ Dừa đã có nhiều hành động khiến mọi người bất ngờ, ngạc nhiên : + Xin sang nhà phú ông chăn bò và chăn rất giỏi + Thổi sáo rất hay + Giục mẹ hỏi cưới con gái Phú ông và chuẩn bị đầy đủ sính lễ + Cưới cô út và thi đỗ trạng nguyên 🡪 Sọ Dừa trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, cưới được cô út và sống hạnh phúc, thi đỗ trạng nguyên. 🡪 Thể hiện ước mơ của nhân dân ta, những người thiệt thòi được bù đắp. c. Biến cố bị hãm hại và vợ chồng SD đoàn tụ - Sọ Dừa đi sứ và dặn vợ mang theo những vật phòng thân. - Cô út bị hai chị hãm hại nhưng thoát nạn - Vợ chồng đoàn tụ, sống hạnh phúc. 🡪 Thể hiện quan niệm của nhân dân : ở hiền gặp lành 2. Nhân vật cô út - Hiền lành, nết na, thương người, đối đãi với SD tử tế - Thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn. - Kết cục: có cuộc sống hạnh phúc. 3. Nhân vật hai cô chị - Kiêu kì, ác nghiệt, khinh thường Sọ Dừa. - Có dã tâm độc ác. - Kết cục: bỏ đi biệt xứ III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Truyện kể về nhân vật Sọ Dừa tuy có hình dạng xấu xí nhưng thông minh, tài năng đã có một cuộc sống hạnh phúc. * Ý nghĩa: Truyện đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lí truyền thống của nhân dân ta, chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. b. Nghệ thuật - Chi tiết tưởng tượng kì ảo |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời bài tập:
+ Chỉ ra các tiết kì ảo trong truyện? Ý nghĩa của các chi tiết này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Qua truyện Sọ Dừa, em rút ra được những bài học gì cho mình? Hãy viết thành đoạn văn ngắn 5-7 dòng về những bài học rút ra từ truyện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: EM BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố của huyện cổ tích; các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề của VB.
- Tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Em bé thông minh.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Em bé thông minh.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng, tự hào về lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Người như thế nào được xem là người thông minh?
+ Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Người thông minh là người có sự nhận thức, năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, có khả năng ứng biến vả tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống, vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh là một nhân vật như vậy.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Em bé thông minh thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm? Xác định nhân vật chính của truyện? - GV hướng dẫn cách đọc: giọng vui, hóm hỉnh, giọng em bé láu lỉnh, hồn nhiên. GV đọc mẫu 1 đoạn. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: oái oăm, lỗi lạc, đình thần, công quán. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Em bé thông minh là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối “xâu chuỗi” gồm nhiều mẫu chuyện - nhân vật chính trải qua một chuỗi những thử thách (ở đây là những lần thách đố), từ đó bộc lộ sự thông minh, tài trí hơn người. Em bé thông minh thuộc loại truyện “Trạng”, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hằng ngày. NV2: Đọc, tóm tắt, bố cục VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tóm tắt văn bản Em bé thông minh + Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? + GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - HS tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản. - VB kể theo ngôi thứ 3, bố cục 2 phần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: - Truyện cổ tích sinh hoạt, thuộc loại truyện “Trạng”. 2. Đọc- kể tóm tắt - Ngôi kể: ngôi thứ ba - PTBĐ: tự sự 3. Bố cục: 2 phần - P1: Từ đầu đến lỗi lạc: Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước. - P2: tiếp theo 🡪 láng giềng: Em bé vượt qua 4 lần thử thách - P3: Còn lại: Em bé trở thành trạng nguyên |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu Vua sai sứ tần đi tim người tài Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Để tìm người tài, nhà vua đã đưa ra hình thức gì? + Mục đích của tìm người tài là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Hình thức: ra những câu đó oái oăm. + Mục đích: tìm người thật lỗi lạc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu những lần giải đố - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo bảng thống kê sau:
+ Nhận xét về các tình huống thử thách đặt ra với em bé? + Các tình huống thử thách có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh? + Trong 4 lần thử thách trên, em thú vị nhất với lần vượt thử thách nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
- Nhân vật em bé bộc lộ tính cách thông minh, nhanh nhẹn, ngây thơ, hồn nhiên, biết giúp đỡ mọi người khi cần thiết. - HS tự bộc lộ về thử thách cảm thấy thú vị nhất. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị: lần đầu là so sánh em bé với cha, lần tiếp theo là so sánh em với dân làng, lần thứ 3 là nhà vua và lần thứ 4 người kể chuyện muốn so sánh với cả triều đình. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí của em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Chính điều ấy đã tạo nên sức hấp dẫn cho truyện . NV3 : Tìm hiểu em bé trở thành trạng nguyên Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Sau bốn lần thử thách, cuối cùng cậu bé sống như thế nào? + Theo em, kết quả ấy có xứng đáng với em bé không? + Kết quả như vậy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người ? + Nhân vật em bé thông minh không chỉ có trong truyện cổ tích mà trong lịch sử Việt Nam cũng đã ghi nhận những nhân vật được coi là thần đồng. Đó là những nhân vật nào? - GV mời các nhóm trình bày phần tìm hiểu đã làm ở nhà về các nhân vật được coi là thần đồng của Việt Nam. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Điều đáng tôn vinh, quý trọng chính là mục đích, tác dụng, hiệu quả của hững bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy cho mọi người, hoá giải những âm mưu đen tối, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. - GV giới thiệu thêm về thần đồng toán học Lương Thế Vinh và bài toán cân voi. NV5: Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Thông qua truyện Em bé thông minh, hãy rút ra nội dung và ý nghĩa của truyện. + Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản này là gì?Tác dụng của nó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vua sai sứ thần đi tìm người tài - Hình thức: ra những câu đó oái oăm. - Mục đích: tìm người thật lỗi lạc. 2. Em bé thông minh và những lần giải đố * Lần 1: - Viên quan hỏi: Trâu cày một ngày …? -> câu hỏi oái oăm hóc búa. - Em bé hỏi vặn lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?” -> Em bé thông minh đã dùng goai câu đố để giải đố, đẩy viên quan vào thế bị động … không thể trả lời … * Lần 2: Người thử thách là nhà vua. - Câu đố dưới hình thức lệnh vua ban: nuôi 3 con trâu đực … đẻ goai 9 con. -> mức độ và goa chất thử của lần thách này khó khăn hơn. - Em bé bảo cả làng xẻ thịt trâu để ăn, rồi diễn một vở kịch khiến nhà vua phải tự nói ra sự vô lý trong câu đố của goai goa. * Lần 3: - Vua ban một con chim sẻ, yêu cầu làm goai 3 mâm cỗ. - Em bé giải đố bằng cách đố lại nhà vua: Yêu cầu rèn chiếc kim may goai con dao để xẻ thịt chim. * Lần 4: Giải câu đố của sứ thần nước ngoai. Đây là thử thách khó khăn, phức tạp nhất. - Câu đố: Xỏ sợi chỉ qua ruột ốc. - Quần thần đều bó tay. - Em bé giải đố bằng cách vận dụng kinh nghiệm dân gian qua một câu hát đồng dao … * Nhận xét: - Hình thức: sử dụng câu đó mẹo, một mô tip quen thuộc trong các truyện dân gian. - Nghệ thuật: sử dụng nghệ thuật tăng tiến (tính chất oái oăm của câu đố, đối tượng ra câu đó, cấp độ so sánh). - Tác dụng: + Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng + Tạo tình huống cho truyện phát triển. + Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe. 3. Em bé trở thành trạng nguyên - Nhà vua phong em bé là trạng nguyên, cho xây dinh thự. 🡺 Phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Truyện kể về những thử thách mà em bé thông minh đã trải qua. * Ý nghĩa: Đề cao trí thông minh, đề cao kinh nghiệm dân gian, tạo tiếng cười hài hước. b. Nghệ thuật - Hình thức giải đố oái oăm tạo sức hấp dẫn cho truyện. - Sử dụng nghệ thuật tăng tiến (tính chất oái oăm của câu đố, đối tượng ra câu đó, cấp độ so sánh). |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS: 1B, 2D, 3B, 4B, 5D, 6A.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
B. Nhân vật thông minh, tài giỏi
C. Nhân vật khỏe mạnh
D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí
Câu 2: Em bé thông minh đã giải thành công bao nhiêu câu đố?
A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần
Câu 3: Lần thử thách thứ nhất, ai là người ra câu đố?
A. Vua B. Viên quan C. Sứ giả D. Dân làng
Câu 4: Các câu đố trong câu truyện được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Từ khó đến dễ
B. Từ dễ đến khó
C. Không theo trình tự nào cả
D. Tất cả đều khó
Câu 5: Cách giải đố của em bé thông minh thú vị ở chỗ nào?
A. Tương kế tựu kế
B. Vận dụng kinh nghiệm dân gian
C. Dùng gậy ông đập lưng ông
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Nội dung của truyện cổ tích “Em bé thông minh” là:
A. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống
B. Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp và lòng dũng cảm
C. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo
D. Truyện ca ngợi sự gan dạ, dũng cảm, khôn khéo của hai cha con nhà nọ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Em có suy nghĩ gì về câu nói “Cần cù bù thông minh”
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
- GV có thể bổ sung: Trí thông minh là điều cần thiết để có được sự thành công trong cuộc sống nhưng bạn nên biết rằng không phải bất cứ ai sinh ra cũng đều thông minh được vì đó là phú trời cho. Chính vì thế những người không được phú ấy ban tặng thì phải trải qua một quá trình rèn luyện và họ đã mở được cánh cửa thành công giành cho mình. Nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng khẳng định: “Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm 1%, 99% còn lại là lao động cực nhọc”. Chính vì vậy cho nên nếu những người thông minh không chịu tích lũy kiến thức cho bản thân thì sự thông minh đó dần cũng hao mòn đi. Vì vậy, đức tính cần cù và siêng năng học tập là một phẩm chất tốt đẹp mà bản thân mỗi chúng ta phải phát huy để có thể đi tới thành công.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiẻu nội dung của văn bản.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Sọ Dừa, Em bé thông minh để hiểu hơn về chủ điểm Miền cổ tích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn yêu cầu các nhóm đoán tên các truyện cổ tích.
Tấm Cám | |
Cây khế | |
Thạch Sanh | |
Sự tích trầu cau | |
Đẽo cày giữa đường |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Việt Nam là đất nước với hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài văn hoá đó, những câu chuyện kể dân gian đã trở thành món ăn tinh thần và cũng là những bài học quý giá, sâu sắc mà cha ông truyền đời cho thế hệ mai sau. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Chuyện cổ nước mình .
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Giọng thơ nhẹ nhàng, chú ý ngắt nhịp, vần điệu tạo sự uyển chuyển cho bài thơ lục bát. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: nhân hậu, độ trì, đa tình, đa mang. - GV yêu cầu HS chú ý một số câu thơ gợi đến các truyện cổ tích, hãy tìm hiểu đó là những truyện nào? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung - Thể thơ : lục bát |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tình cảm của tác giả với những chuyện cổ nước nhà - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước mình? + Qua đó, em nhận thấy tác giả có tình cảm gì với những câu chuyện cổ nước minh? + Câu thơ “vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” có nghĩa thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý hiểu về các câu thơ: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt cha ông của mình. GV hướng dẫn HS giải thích từng dông thơ để đi đến hiểu ý cả bốn câu thơ. Chú ý nghệ thuật so sánh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Chuyện cổ nước nhà thấm đượm lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu sâu sắc đến độ quên mình vì người khác, thương người hơn cả thương bản thân mình. Không những vậy, những câu chuyện còn giúp ta nhận rõ hơn những phẩm chất quý báu của cha ông, hiểu rõ hơn bản sắc dân tộc: công bằng, thông minh, đa tình, đa mang. Chuyện cũng truyền cho đời sau những lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu. ở hiền, chăm làm, tự tin. Những câu chuyện cổ là những giá trị văn hóa ngàn năm của dân tộc. Ông cha ta đa trải qua bao mưa nắng trong LĐ, trong cuộc sống, để rồi qua thời gian đã đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho con cháu đến muôn đời sau. Thế hệ cha ông dù đã khuất xa, thế hệ con cháu có thể chẳng biết tên nhớ mặt tổ tiên, nguồn cội của mình nhưng chính những câu chuyện kể như bản lề linh thiêng, kết nối giữa các thế hệ của dân tộc. “nhận mặt” là giúp con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của DT, của cha ông ta từ bao đời nay. NV2: Ý nghĩa từ những câu chuyện cổ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Những câu thơ trong phần 2 gợi cho chúng ta nhớ đến những câu chuyện cổ nào? Chi tiết nào cho em thấy điều đó? + Nhớ lại các câu chuyện đó và tìm hiểu ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện + Cụm từ “người thơm” trong câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa gì? + Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thì thầm/ Lời ông cha dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Mỗi câu chuyện được kể là những lời răn dạy nhẹ nhàng, sâu sắc mà cha ông ta đã gửi gắm qua bao kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời. Nếu truyện Tấm Cám khuyên chúng ta sống nhân hậu, chăm chỉ, nết na để có được cuộc sống hạnh phúc bền lâu thì truyện “Đẽo cày giữa đường” khuyên chúng ta biết lắng nghe ý kiến mọi người nhưng đồng thời phải nhận biết cái gì phù hợp để có được một quyết định đúng đắn thì mới có thể làm được việc. Những bài học đạo đức, những kinh nghiệm thực tế từ cuộc sống đó sẽ mãi còn giá trị với nên những câu chuyện cổ luôn có sức sống lâu bền với dân tộc và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. NV3 :Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Tổng kết nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Tình cảm của tác giả với những chuyện cổ nước nhà - Lí do: + Thấm đượm lòng nhân hậu + Những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, đa tinh, đa mang + Những lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin 🡪 Khẳng định giá trị của kho tàng chuyện cổ nước ta.
2. Ý nghĩa từ những câu chuyện cổ - Mỗi câu chuyện là những bài học ẩn ý, kín đáo, sâu sắc mà cha ông gửi gắm. 🡪 Kho tàng chuyện cổ của nước nhà có giá trị vô cùng quý báu và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Bài thơ ca ngợi những câu chuyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. 2. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc. - Nghệ thuật tu từ so sánh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em nhận thấ những chuyện cổ nước ta có những giá trị nào? Hãy tìm các chuyện mà em đã đọc, đã biết để minh họa cho những giá trị đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về bài học, ý nghĩa của những truyện dân gian nước ta.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
- Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết khi viết câu, dựng đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện trạng ngữ và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ trong câu, trong văn bản.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Hãy đặt câu, trong đó có sử dụng thanh phần trạng ngữ?
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về trạng ngữ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 : Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào SHS, hãy trả lời câu hỏi: + Trạng ngữ là gì? + Có những loại trạng ngữ nào? Hãy tìm trong các văn bản vừa học, những ví dụ minh họa cho các trạng ngữ đó - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Trạng ngữ 1. Khái niệm - Trạng ngữ là thanh phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, mục đích… của sự việc nêu trong câu. 2. Phân loại - TN chỉ thời gian - TN chỉ nơi chốn - TN chỉ nguyên nhân - TN chỉ mục đích - TN có chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. GV hướng dẫn HS gạch chân, chỉ rõ vị ngữ và nêu tác dụng của TN trong câu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 2. Tìm TN và nêu TN của TN. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức làm bài tập 3. GV hướng dẫn HS nhớ lại cách xác định từ láy trong câu và ý nghĩa của từ láy khi dùng trong văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. - GV hướng dẫn HS tìm thành ngữ và giải thích nghĩa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: | Bài tập 1/ trang 48
Bài 2/ trang 48
Bài 3/ trang 48 - Từ láy: véo von, rón rén, lăn lóc. - Tác dụng: giúp cho việc miêu tả âm thanh, hình ảnh sinh động, ấn tượng Bài 4/ trang 48: - Thành ngữ: mừng như mở cờ trong bụng. - Nghĩa: trạng thái mừng rỡ xen lẫn phấn khởi, hân hoan. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ của em về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.
GV hướng dẫn HS những yêu cầu của 1 đoạn văn, cách thức trình bày và nội dung thể hiện. Hướng dẫn HS tìm các thành ngữ phù hợp với nội dung các văn bản đã học và đưa vào bài viết. Yêu cầu HS viết và hoàn thiện ở nhà nếu chưa xong.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
NON-BU VÀ HENG-BU
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
Giúp học sinh có thái độ sống đúng đắn: tấm lòng nhân ái, thật thà, bao dung.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh sauvà đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Hình ảnh sau có gợi cho em nhớ đến truyện cổ tích nào của Việt Nam không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một truyện cổ tích của Hàn Quốc, cũng được xây dựng theo motip truyện cổ tích về anh em trong gia đinh. Đó là truyện Non-bu và Heng-bu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản và chuẩn bị nội dung
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: yêu cầu HS đọc bài ở nhà, các nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung trên giấy A0 . Nhóm 1,3: Tìm hiểu đặc điểm ngôi kể, cốt truyện của truyện. Nhóm 2,4: Tìm hiểu đề tài, chủ đề, kiểu nhân vật và phẩm chất nhân vật truyện. - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc và thực hiện nhiệm vụ |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu - GV yêu cầu HS: + Nhóm 1, 4 trình bày + Nhóm 2,3 bổ sung và đối chiếu nội dung thực hiện. NV2: tổng kết truyện cổ tích - Hãy rút ra những đặc điểm cơ bản về thể loại cổ tích? NV3: GV hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV cho HS tổng kết lại đặc điểm truyện cổ tích dựa vào phần Tri thức ngữ văn. | II. Phân tích truyện cổ tíchNon-bu và Heng-bu 1. Ngôi kể: ngôi thứ ba 2. Cốt truyện - Truyện kể theo trình tự thời gian: bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. - Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ, yêu tinh… 3. Nhân vật - Kiểu nhân vật bất hạnh, người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại, phải trải qua nhiều thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu. - Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình. Nhân vật người em bộc lộ phẩm chất hiền lành, tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. Người anh trai tham lam, độc ác, tàn nhẫn. 4. Chủ đề, đề tài - Đề tài: người em út trong gia đinh. - Chủ đề: cái thiện chiến thắng cái ác. III. Đặc điểm truyện cổ tích |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu là truyện dân gian của nước nào?
Câu 2: Nhờ sự giúp đỡ của nhân vật nào mà gia đình người em đã trở nên giàu sang?
Câu 3: Tính cách, đặc điểm nào sau đây không có ở nhân vật người em?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các truyện cổ tích khác và chỉ ra đặc trưng thể loại qua văn bản.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý. Viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Em đã từng đọc một truyện cổ tích yêu thích và muốn kể lại bằng văn viết em sẽ thực hiện như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bài văn kể lại một truyện cổ tích.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một truyện cổ tích
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại một truyện cổ tích
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SHS: + Kiểu bài kể lại một truyện cổ tích là gì? + Nêu các yêu cầu đối với kiểu bài? + Theo em, khi kể lại một truyện cổ tích, chúng ta có thể chép nguyên một truyện như trong sách được không? Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa một văn bản cổ tích do dân gian kể và văn bản cổ tích do tự mình kể lại? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thận, người kể có thể bộc lộ những suy nghĩ,tình cảm, tâm trạng của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn bản kể chuyện, trong đó, người viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của minh. 2. Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản - Yêu cầu đối với sơ đồ để tóm tắt văn bản: a. Yêu cầu về nội dung + Người kể sử dụng ngôi thứ ba. + Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian. - Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường. b. Yêu cầu về hình thức - Bài văn gồm có ba phần: + Mở bài: giới thiệu được truyện cổ tích sẽ kể lại. + Thân bài: giới thiệu nhân vật, hoan cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian. + Kết bài: nêu cảm nghi về truyện vừa kể. |
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ SHS/trang 54. Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau: + Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyên hay không? + Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không? + Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không? + Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gi về cách kể lại một truyện cổ tích? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ - Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần: + Mở bài: giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Thân bài: trình bày chi tiết các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian. Kể được các yếu tố kì ảo. + Kết bài: nêu cảm nghĩ về truyện |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SHS. - Hướng dẫn HS làm bài: Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Thực hành xác định truyện mà em yêu thích và định kể, mục đích viết bài này của em, người đọc bài viết của em, nhân vật và cốt truyện của truyện em định kể, cảm nhận của em về truyện đó. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý - HS tìm ý và lập dàn ý theo 3 phần. - HS viết bài dựa trên dàn ý đã lập. Bước 3: Viết bài Bước 4: HS xem lại và chỉnh sửa bài văn. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích. - Quy trình viết gồm 3 bước: + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý + Bước 3: Viết bài + Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, dám sát dàn ý đã lập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số bài văn tham khảo để rút ra kinh nghiệm khi làm .
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Kể lại được truyện cổ tích.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh bánh chưng và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em đã từng kể lại chuyện cổ tích cho người khác nghe chưa? Người nghe em kể là ai? Em đã kể chuyện đó theo cách thức như thế nào? Em nhận thấy người nghe có hiểu, có thích thú không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện cổ tích luôn là thế giới đầy hấp dẫn với những câu chuyện đầy màu sắc, lung linh và huyền ảo. Vậy làm thế nào để chúng ta kể được câu chuyện đúng và hấp dẫn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại cổ tích định kể, những nội dung quan trọng của cổ tích mà khi kể lại không thể bỏ qua. - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. + Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định mục đích nói và người người nghe. - Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS cố gắng nhớ và kể lại được truyện một cách trọn vẹn, kể đúng, kể đủ các sự việc, tình tiết quan trọng. Cần lưu ý kết hợp giọng điệu, nhịp điệu kể, sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… để thu hút người nghe vào câu chuyện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá. - HS thực hiện đánh giá theo 3 bước: + HS tự đánh giá bài nói của mình + Các HS đanh giá bài nói của nhau + GV đánh giá bài nói của HS - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập lại các đặc điểm của văn bản cổ tích: cốt truyện, nhân vật, các chi tiết kì ảo của các VB trong chủ đề đã học.
- Biết viết/kể lại một truyện cổ tích đã học hoặc đã đọc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm truyện cổ tích, cách viết bài văn kể lại truyện cổ tích.
3. Phẩm chất:
- Hình thành những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, bao dung, lương thiện, thật thà.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Lắng nghe lịch sử nước mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 2.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các vă bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Hoàn thành nội dung bài tập 1 theo bảng thống kê.
- HS chơi trò chơi “Bức hình bí mật”, đội nào bốc thăm vào hình ảnh nào cần đoan tên truyện và thực hiện nhiệm vụ tóm tắt và nêu chủ đề truyện + Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Nêu rõ lí do em yêu thích truyện đó? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản - Sọ Dừa - Em bé thông minh - Non-bu và Heng-bu |
Tên truyện | Tóm tắt truyện | Chủ đề truyện |
Sọ Dừa | Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
Em bé thông minh | Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh đã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính. | Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. |
Non-bu và Heng-bu | Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình. | Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói về truyện cổ tích.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS thảo luận và đưa ra những điều cần lưu ý để kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn + Hình thức viết + Hình thức nói - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: 3. Với hình thức viết cần phải chú ý:
Đối với hình thức nói, cần lưu ý:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong các văn bản cổ tích trong bài 2.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày dạy: …/…/…
Bài 3. VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 14 tiết
VĂN BẢN 1. NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và các ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Yêu vẻ đẹp quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: Mỗi HS chuẩn bị một bức ảnh về cảnh đẹp quê hương và giới thiệu ngắn gọn, nêu cảm nhận về cảnh đẹp đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cụm từ vẻ đẹp quê hương thường khiến em nghĩ đến điều gì? Đất nước Việt Nam với bao cảnh sắc tuyệt vời và đã được nhân dân phác họa bằng những vần thơ trữ tình ngọt ngào.Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu về thể loại Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc văn bản + Văn bản thuộc thể loại nào? + Dựa vào phần Tri thức ngữ văn, nêu đặc điểm của thể loại? - GV hướng dẫn cách đọc: yêu cầu đọc to rõ, nhắc nhở HS chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu ca ngợi, tự hào về quê hương của tác giả. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Lưu ý cần đọc phân biệt rõ lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu giúp HS nhận biết các đặc điểm cảu thơ lục bát về số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu. | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: lục bát - Là thể thơ có từ lâu đời, mỗi cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng. - Đặc điểm: + Cách gieo vần + Ngắt nhịp + Thanh điệu 2. Đọc, tìm hiểu chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV có thể chiếu hình ảnh một số địa danh có trong văn bản để HS hiểu rõ hơn. Long Thành – 36 phố phường Vùng đất Lam Sơn Núi Vọng Phu – Bình Định Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu bài ca dao 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu và trả lời câu hỏi: + Bài ca dao 1 nhắc đến địa danh nào trên đất nước ta? + Qua câu ca dao, “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”, Long Thành hiện lên trong tâm trí em như thế nào? + Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong bài ca dao số 1 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: + Tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo dẫn dắt người đọc thăm thú khắp 36 phố phường Hà Nội. Cách sắp xếp các tên phố tạo nên vần điệu đã tạo nên âm hưởng nhẹ nhang, giống như một cuộc dạo chơi, thảnh thơi giữa Long Thành phồn hoa đô hội. Qua đó, thể hiện được niềm tự hào của nhân dân ta về vẻ đẹp của kinh đô lúc bấy giờ. NV3: Tìm hiểu bài ca dao số 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Bài ca dao số 2 đã nhắc tới những địa danh nào trên đất nước ta? + Những địa danh đó gắn với những sự kiện nào trong lịch sử? + Qua đó, tác giả muốn thể hiện vẻ đẹp nào của quê hương đất nước? + Em hãy nhận xét về hình thức của bài ca dao có gì khác so với những bài ca dao khác? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - GV chuẩn kiến thức: Như vậy, vẻ đẹp của quê hương đất nước không chỉ hiện lên qua những thắng cảnh tự nhiên mà tạo hóa ban tặng, đó còn là vẻ đẹp của truyền thống đấu tranh hào hùng của cha ông ta trong hàng ngàn năm dựng và giữ nước. Những chiến công lẫy lừng năm xưa không còn là kiến thức lịch sử khô khan mà trở nên nhẹ nhàng, dí dỏm qua những hình thức đối đáp của đôi nam – nữ trong bài ca dao. NV4: Tìm hiểu bài ca dao số 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: + Tác giả đã giới thiệu địa danh nào trong bài ca dao số 3? - GV phân công HS tìm hiểu về bài ca dao số 3 theo nhóm: Nhóm 1,3: Tìm hiểu về hình thức bài ca dao
Nhóm 2,4: Tìm hiểu nội dung bài ca dao Bài ca dao giới thiệu những vẻ đẹp gì. Hãy liệt kê các hình ảnh vào bảng sau:
+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong bài ca dao này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Giới thiệu vùng đất Bình Định + Tìm hiểu bài ca dao Nhóm 1,3:
+ điệp từ “có”: nhấn mạnh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bản NV5: Tìm hiểu bài ca dao số 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh vung Đồng Tháp Mười + Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vung đất Tháp Mười? + Từ đó cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV6: Tìm hiểu phần tổng kết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời: +Qua những văn bản trong bài, vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao? Qua đó, tác giả thể hiện được tinh cảm gì với quê hương đất nước? + Những nghệ thuật đặc sắc qua bốn bài ca dao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Bài ca dao 1 - 13 câu đầu: nhân vật trữ tinh dẫn dắt dạo chơi qua ba mươi sáu phố phường của Hà Nội với niềm tự hào. - 5 câu cuối: sự đông đúc, nhộn nhip của phố phường HN thể hiện qua các hình ảnh “phồn hoa”, “phố giăng mắc cửi”, “đường quanh bàn cờ” 🡪 Vẻ đẹp của mảnh đất kinh đô phồn hoa đô hội và tình cảm lưu luyến khi phải xa nơi đây. - Nghệ thuật: liệt kê 2. Bài ca dao số 2 - Những địa danh lịch sử gắn với những chiến công oanh liệt của dân tộc: + Bạch Đằng: chiến công ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bặc Đằng. + Lam Sơn: cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
3. Bài ca dao 3 - Giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất Bình Định. - Bài ca dao khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, gắn với những chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn, vẻ đẹp của lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ, vẻ đẹp của món ăn dân dã. - Điệp từ “có” vừa nhấn mạnh vừa thể hiện niềm tự hào của tác giả về mảnh đất quê hương. - Nghệ thuật: đặc trưng cho thể thơ lục bát. 4. Bài ca dao số 4 - Điệp từ “sẵn” thể hiện sự trù phú về tôm cá, lúa gạo mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho TM. 🡪 niềm tự hào về sự trù phú của vung đất TM. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Các bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp cảnh vật, con người, truyền thống văn hóa của các vung miền trên cả nước. * Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào, yêu mến với thiên nhiên và con người. b. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc, giâu hình ảnh. - Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp từ. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời bài tập:Hãy chọn trong mỗi bài ca dao ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.
Bài ca dao | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Giải thích |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Trong các bài ca dao đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Hãy viết thành đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp quê hương đất nước thể hiện qua bài ca dao đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số đặc điểm của thể thơ lục bát qua văn bản: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Việt Nam quê hương ta.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Việt Nam quê hương ta.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV mời cả lớp cùng lắng nghe giai điệu của bài hát Việt Nam quê hương tôi
https://www.youtube.com/watch?v=dKjClVnb5H0&ab_channel=Tuy%E1%BA%BFtNgaOfficialTuy%E1%BA%BFtNgaOfficial
Em có cảm nhận gì về cảnh đẹp thiên nhiên, con người VN qua bài hát?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước Việt Nam không chỉ có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà con người cũng được ngợi ca bởi những phẩm chất được gìn giữ và phát huy qua hàng ngàn năm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vần thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi để làm rõ những nét đẹp của quê hương, đất nước ta.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1:- GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi và văn bản Việt Nam quê hương ta? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu ca ngợi, tự hào về quê hương của tác giả. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu thể thơ, bố cục - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Hãy nhắc lại đặc trưng thể thơ thể hiện qua bài thơ? + Bài thơ thể hiện được những vẻ đẹp nào của quê hương, đất nước? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Đình Thi - Năm sinh – năm mất: 1924-2003 - Quê quán: Hà Nội - Chủ đề sáng tác: Ca ngợi quê hương là một chủ đề quan trọng trong thơ ông. 2. Tác phẩm - Trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958) 3. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể thơ: lục bát 4. Bố cục: 2 phần - Phần 1: vẻ đẹp thiên nhiên (4 câu đầu) - Phần 2: vẻ đẹp con người (còn lại) |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên qua 4 câu đầu Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng có dịp quan sát cánh đồng lúa chưa? Cảm nhận của em thế nào? - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, điền vào bảng phụ + Nhóm 1,3: Chỉ ra đặc trưng thể thơ lục bát thể hiện qua cách gieo vần, ngắt nhịp.
+ Nhóm 2,4: Chỉ ra hình ảnh tiêu biểu và những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng, từ đó chỉ ra tác dụng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS điền vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu vẻ đẹp con người - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm điền vào phiếu học tập sau: Vẻ đẹp con người VN được thể hiện qua những
+ Nhận xét nghệ thuật của bài thơ? + Chỉ ra nghệ thuật tu từ và tác dụng của các hình ảnh thơ:
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên . + Qua đó, em nhận thấy tác giả dành những tinh cảm gì với quê hương, đất nước? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Qua cách nhìn của nhà thơ, người lao động VN hiện lên với sự cần cù, chịu thương, chịu khó, lam lũ và chất phác bên đồng ruộng, làng quê. Họ chân chất, hiền lanh như củ khoai, hạt lúa. Thế nhưmg, khi chiến tranh xảy ra, bờ cõi quê hương bị kẻ thù đe dọa, họ sẵn sàng gác lại mọi việc, để lại sau lưng là gia đinh làng quê để lên đường chiến đấu. Những đôi tay chỉ quen với cuốc, với cày nay cầm gươm súng ra trận. Và rồi chiến tranh kết thúc, đất nước binh yên, họ trở lại với lao động, những bàn tay say sưa, kheo léo trong lao động và một lòng thủy chung, son sắt trong tình yêu đôi lứa, tinh yêu đất nước. NV3: Tổng kết văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản, - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Vẻ đẹp thiên nhiên - Gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên từ vùng núi cao đến đồng bằng bao la, mênh mông, rộng lớn, - Hình ảnh “biển lúa” gợi ra sự giâu đẹp, trù phú của quê hương. - Nghệ thuật: so sánh kết hợp đảo ngữ, ẩn dụ bao quát bức tranh thiên nhiên rộng lớn. 2. Vẻ đẹp con người - Vất vả, cần cù trong lao động: chịu nhiều đau thương, vất vả in sâu gắn liền với đồng ruộng. - Kiên cường, anh dũng trong chiến đấu nhưng rất đỗi hiền lanh, giản dị, chất phác. - Vẻ đẹp thủy chung, son sắt: yêu ai yêu trọng tấm tinh thủy chung. - Vẻ đẹp khéo léo, chăm chỉ trong lao động: tay người như có phép tiên - Nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh nhằm khắc họa, tô đậm vẻ đẹp của co người Việt Nam. 🡪 Thể hiện niềm tự hào, yêu mến của tác giả và trân trọng những III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam: cần cù, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, thủy chung, tài hoa. - Thể hiện sự tự hào, trân trọng, yêu mến của tác giả với những vẻ đẹp của quê hương, con người Việt Nam. 2. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc. - Nghệ thuật tu từ so sánh, hoán dụ, ẩn dụ |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy chỉ ra những vẻ đẹp được tác giả khắc họa qua bài thơ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp con người được gợi ra từ bài thơ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Phiếu bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập: Tìm hiểu vẻ đẹp của con người Việt Nam
Vẻ đẹp của con người VN | Từ ngữ, hình ảnh | Tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh ấy | |
Vẻ đẹp thứ nhất | Vất vả, cần cù trong lao động | Mặt người vất vả in sâu | Gợi tả những vất vả, lam lũ của người nông dân. |
Vẻ đẹp thứ hai | Kiên cường, mạnh mẽ, anh hùng trong chiến đấu | Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên | Gợi tả sự kiên cường, mạnh mẽ, dũng cảm của người dân. |
Vẻ đẹp thứ ba | Thủy chung, son sát, khéo léo, chăm chỉ | Yêu ai yêu trọng tấm lòng thủy chung, tay người như có phép tiên,; trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ. | Gợi tả sự khéo léo, chăm chỉ, tài hoa và tấm lòng son sắc, thủy chung. |
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
VỀ BÀI CA DAO “ĐỨNG BÊN NI ĐỒNG, NGÓ BÊ TÊ ĐỒNG”
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiẻu nội dung của văn bản.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, Việt Nam quê hương ta để hiểu hơn về chủ điểm Vẻ đẹp quê hương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc thuộc lại một bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước mà em biết? Nêu cảm nhận của em về bài ca dao đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ca dao dân ca là những tiếng hát ân tình của người dân lao động, là vẻ đẹp đằm thắm của văn hoá dân gian Việt Nam. Vẻ đẹp của bài ca dao đã được cảm nhận như thế nào qua lăng kính quan sát cảu tác giả Hoàng Tiến Tựu? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm? - HS lắng nghe.
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, lưu ý những từ ngữ địa phương. - HS lắng nghe.
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Những bài ca dao không đề tên tác giả vì ca dao do tập thể nhân dân lao động sang tác, là những tác phẩm truyền miệng của các tác giả dân gian. Còn với văn bản này có tên tác giả vì đây là những cảm nhận, đánh giá của tác giả Bùi Mạnh Nhị về vẻ đẹp quê hương đất nước qua bài ca dao. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Bùi Mạnh Nhị - Năm sinh – năm mất: 1955 - Quê quán: Nam Định 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Bình giảng ca dao (1992). II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + VB đề cập đến nội dung gì? + Bố cục của văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - P1: Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp. - P2: Phân tích bố cục bài ca dao. - P3: Phân tích hai câu đầu bài ca dao. - P4: Phân tích hai câu cuối bài ca dao. - P5: Những cảm nhận của tác giả Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: + Theo tác giả, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc họa qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng? + Theo tác giả, bài ca giao có mấy cái đẹp? Nêu tên những cái đẹp đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Có 2 cái đẹp: Cánh đồng, cô gái ngắm đồng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Tìm hiểu những phân tích về bài ca dao Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: + Tác giả đã đưa ra ý kiến của mình như thế nào cách chia bố cục bài ca dao? Ý kiến đó khác ý kiến chung của mọi người ra sao? + Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để giải thích cho ý kiến của mình? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Ý kiến của nhiều người: chia 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng) - Ý kiến tác giả: Không hoàn toàn như vậy. - Lí lẽ: + Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng. + Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: NV4: Tìm hiểu hai câu đầu bài ca dao Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Tác giả đã phân tích yếu tố nào của bài ca dao qua hai câu đầu? + Tác giả có cách nhìn khác so với mọi người như thế nào? Em có nhận xét gì về cách đánh giá - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Tác giả có cách nhìn nhận mới mẻ, cách đánh giá khác với mọi người. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: NV5: Tìm hiểu về hai câu cuối bài ca dao Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Theo tác giả, hai câu cuố bài ca dao có gì khác biệt so với hai câu đầu? + Câu cuối bài ca dao có thể coi là kết luận không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV6: Tìm hiểu cảm nhận của tác giả Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi: Qua bài phân tích, tác giả đã thể hiện cảm xúc gì? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: NV7: Tìm hiểu phần tổng kết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Tác giả có cách nhìn nhận mới mẻ, cách đánh giá khác với mọi người. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: | 2. Bố cục: 4 phần 3. Phân tích 3.1. Nêu ý kiến: Bài ca dao có hai vẻ đẹp. - Nêu ra cái đẹp, cái hay của bài ca dao: + Hai cái đẹp: cánh đồng lúa mênh mông và cô gái thăm đồng trẻ trung, duyên dáng → Đều được miêu tả rất hay. 3.2. Phân tích bài ca dao - Ý kiến tác giả: không nên chia 2 phần để phân tích. + Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng. + Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí. → Cô gái hiện lên năng động, tích cực: đứng bên ni đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát. * Hai câu đầu bài ca dao
→ Người nghe đồng cảm, như cùng cô gái đi thăm đồng, cùng vị trí đứng và ngắm nhìn. - Cảm giác về sự mênh mông, bát ngát cũng lan truyền sang người đọc một cách tự nhiên. → Cảm giác như chính bản thân cảm nhận và nói lên. ➩ Cái nhìn khái quát cảnh vật. - Nghệ thuật: + Điệp từ, điệp cấu trúc "đứng bên ni đồng", "đứng bên tê đồng", "ngó", "bát ngát", "mênh mông". + Đảo ngữ. * Hai câu cuối bài ca dao - Tập trung ngắm nhìn, quan sát, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời. → Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước. - Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân. → Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống. - Cuối cùng khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng". ➩ Cái nhìn chi tiết, bộ phận. 3.3. Cảm nhận của tác giả - Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. - Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. b. Nghệ thuật - Nghệ thuật phân tích sâu sắc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản nghị luận của tác giả Hoàng Tiến Tựu để hiểu thêm vẻ đẹp của ca dao, dân ca.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
- Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết khi viết câu, dựng đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện trạng ngữ và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ trong câu, trong văn bản.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, HS chia sẻ: Em đã chứng kiến hoặc có rơi vào tình huống nào sử dụng từ ngữ không phù hợp chưa? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Khi nói hoặc viết, nếu chúng ta lựa chọn từ ngữ thích hợp sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp tốt, ngược lại sử dụng từ ngữ không phù hợp sẽ tạo thành câu chuyện gây cười hoặc khiến người tiếp nhận cảm thấy không hài lòng. Vậy làm thế nào để việc lựa chọn từ ngữ trong văn bản đạt được hiệu quả cao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 : Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: + Lí do phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? + Các thao tác lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? + Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? - GV yêu cầu HS phân tích và lựa chọn từ có nghĩa phù hợp trong ví dụ sau và giải thích: Anh ấy đã chết/hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt với giặc Mĩ ngày hôm qua. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - HS dựa vào SGK nêu được lí do, cách lựa chọn và tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB. - Lựa chọn từ “hi sinh” sẽ phù hợp với nghĩa trong câu ví dụ, thể hiện sắc thái trang trọng với người đã ra đi vì nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ dân tộc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Lựa chọn từ ngữ 1. Tại sao phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? - Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải hưy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản. 2. Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết - Xác định nội dung cần diễn đạt. - Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện. - Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lụa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn. 3. Tác dụng - Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể lứện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. GV hướng dẫn HS tra từ điển, giải nghĩa các từ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 2. GV cung cấp cho HS các nghĩa của từ “sẵn” và yêu cầu HS lựa chọn, lí giải vì sao lựa chọn nghĩa đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức làm bài tập 3, HS thi theo cặp đôi. Nhóm nào ghép xong trước sẽ chiến thắng GV hướng dẫn HS lựa chọn từ có nghĩa phù hợp dùng trong văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. HS thảo luận theo nhôm theo phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: | Bài tập 1/ trang 67
Bài 2/ trang 68
Bài 3/ trang 68
Bài 4/ trang 69:
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
GV hướng dẫn HS:
+ Bước 1: Tìm 5 đến 6 ảnh về Việt Nam hoặc về quê hương của HS, ghi lại nguồn tìm kiếm ảnh.
+ Bước 2: Viết đoạn văn từ 150 đến 200 chữ giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương, đất nước được thể hiện qua các hình ảnh đó.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
HOA BÌM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hinh ảnh, biện pháp tu từ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh sauvà đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em có biết đây là loài hoa nào không? Loài hoa này thường được trồng ở đâu?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có một loài hoa dân dã, mộc mạc, mang sắc tím thủy chung, cùng thêm hương sắc tô điểm cho nét đẹp của những hàng giậu nơi thôn quê, đó chính là hoa bìm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nét đẹp hoa bìm qua những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản Hoa bìm
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: yêu cầu HS đọc bài ở nhà, các nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung trên giấy A0. Nhóm 1,3: Chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát thể hiện qua bài thơ về cách gieo vần, nhịp thơ, thanh điệu.
Nhóm 2,5: + Hình ảnh nào đã gợi nhắc tác giả nhớ đến quê hương? + Tác giả đã nhắc đến những hình ảnh, âm thanh nào của tuổi thơ? Qua đó em nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương? Nhóm 4,6 + Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ. - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản Hoa bìm
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu bài thơ Hoa bìm - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày. - GV đặt tiếp câu hỏi cả lớp: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước. - GV yêu cầu các HS trong lớp lắng nghe phần chia sẻ và nhận xét theo các tiêu chí: + Sự phù hợp của hình ảnh với đề bài + Sự phù hợp của đoạn văn với nội dung ảnh. + Dẫn nguồn thông tin về các hình ảnh đã sử dụng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Thể loại: thơ lục bát 2. Phân tích a. Kí ức về tuổi thơ - Hình ảnh hoa bìm đã gợi nhắc tác giả nhớ về tuổi thơ. - Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “có” kết hợp với phép liệt để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: hoa bìm, con chuồn ớt, cây hồng sai trĩu, canh diều, bến quê, con nhện giăng tơ, - Âm thanh gần gũi, gắn liền với vùng quê: tiếng chim, tiếng dế, tiếng cuốc. 🡪 HÌnh ảnh, âm thanh sinh động, đặc trưng cho vùng quê. 2. Tình cảm của tác giả với quê hương
III. Viết ngắn |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Tác giả của văn bản Hoa bìm
Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không có trong văn bản Hoa Bìm
Câu 3: Tình cảm nào không được thể hiện qua bài thơ?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thơ viết về tinh cảm với quê hương, đất nước.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết làm thơ lục bát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản thơ lục bát.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Trong bốn bài ca dao em đã học, em thích bài nào nhất? Vì sao
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm một bài thơ lục bát.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với cách làm bài thơ lục bát.
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với cách làm bài thơ lục bát.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK: + Hãy nhắc lại những đặc điểm thể thơ lục bát. + Những yêu cầu khi sang tác một bài thơ lục bát là gì? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thận, người kể có thể bộc lộ những suy nghĩ,tình cảm, tâm trạng của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Sáng tác - Thơ phải được viết ra bằng suy nghi và cảm xúc chân thành. 2. Yêu cầu đối với bài thơ lục bát a. Yêu cầu về nội dung + Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị về cuộc sống. b. Yêu cầu về nghệ thuật - Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi càm. - - Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tàng giá trị biểu đạt của ngôn từ. - Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ. |
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của bài thơ lục bát
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV trình bày bài Chă trâu đốt lửa lên bảng hoặc màn hình, yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi (SGK – trang 72) để nhận biết được vần, nhịp, thanh điệu của bài thơ
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ 1. Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến. 2. Đảm bảo sự hiệp vần và phối hợp thanh điệu của bài thơ. 3. Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến. 🡪 Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả. 4. Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.
|
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK. - Hướng dẫn HS làm bài: Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết Gv yêu cầu HS chuẩn bị từ tiết học trước Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ - GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng bằng cách điền thông tin vào phiếu học tập Ý tưởng của tôi vê bài thơ sẽ viêt:
Bước 3: Làm thơ lục bát GV hướng dẫn HS dùng bảng trong SGK để điền các từ ngữ, hình ảnh đã có trong Phiếu học tập trên bảng. Yêu cầu tối thiểu bài thơ phải có 1 cặp câu lục – bát. Bước 4: GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm trong SGK để tự kiểm tra bài thơ của mình. Sau đó cho 2 HS chia sẻ với nhau, giúp nhau hoàn thiệ bài thơ dựa trên bảng kiểm. - GV khuyến khích, động viên HS làm, Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm cảu em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến. - Quy trình viết gồm 3 bước: |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết và tổ chức cuộc thi sang tác thơ trong lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số thơ lục bát cùng chủ đề mà HS chọn để tham khảo cách viết, cách dùng từ ngữ, biện pháp thu từ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Bài viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong các bài ca dao đã đọc hoặc đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Cảm nhận của em về bài ca dao đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhũng vần thơ lục bát ngọt ngào thường để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Làm sao viết được một đoạn văn đề ghi lại cảm xúc của minh sau khi đọc một bài thơ lục bát? Phẩn bài học sau đày sẽ hướng dẫn em thực hiện điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức kiểu bài
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: yêu cầu HS đọc lại, nhớ lại cổ tích định kể, những nội dung quan trọng của cổ tích mà khi kể lại không thể bỏ qua. - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. + Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát 1. Đoạn văn - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bàn, biểu đạt một nội dung tương đòi trọn vẹn. - Về hình thức: đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. 2. Yêu cầu với đoạn văn - Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn. - Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát. - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ càm xúc. - Cấu trúc gồm có ba phần: + Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác già và càm xúc chung về bài thơ (câu chủ để). + Thân đoạn: trình bày càm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật cùa bài thơ. Làm rõ càm xúc bằng những hình ành, từ ngữ được trích từ bài thơ. + Kết đoạn: khẳng định lại càm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bàn thân. |
Hoạt động 2: Phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS qua sát bài mẫu trong SGK trang 75 và thảo luận theo nhóm, trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không? Dựa vào đâu em có thể xác định được? + Xác định phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn của đoạn văn. + Nội dung câu mở đoạn là gì? + Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày nội dung gì? Nhũng nội dung đó được người viết trình bày bằng những từ ngữ, câu văn nào trong đoạn? + Nội dung của câu kết đoạn là gi? + Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không? Cơ sở nào để em khẳng định điều đó? + Từ những nội dung vừa tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát. + Tiếp theo, cho HS đọc đoạn văn lần hai, trả lời các câu hỏi để hiểu rõ hơn đặc điểm của đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | II. Phân tích kiểu văn bản - Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi”. - Bố cục gồm 3 phần: mở đoạn, thâ đoạn, kết đoạn: + Câu chủ đề nằm đầu đoạn văn. Nội dung: Bài ca dao gợi những cảm xúc về công cha, nghĩa mẹ + Thân đoạn: phân tích về nghệ thuật, nội dung của bài ca dao để làm rõ cho câu chủ đề. Đồng thời, sử dụng trích dẫn trong dấu ngoặc kép là những bằng chứng từ bài ca dao để làm rõ cảm xúc của người viết. + Kết đoạn: nêu cảm nhận của người viết về bài ca dao. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu và thực hiện quy trinh viết
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS làm lần lượt theo các bước: + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). Gv hướng dẫn HS chọn bài thơ mà minh yêu thích, dựa vào những hướng dẫn trong SGK để xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu. + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập (trong Hồ sơ học tập) + Bước 3: Viết đoạn. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với đoạn văn để đảm bảo được yêu cầu, + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm điểm để tự điều chỉnh đoạn văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Viết bài + Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). + Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập + Bước 3: Viết đoạn. + Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Trao đổi bài với các bạn cùng nhóm để góp ý cho nhanh dựa trên bảng kiểm . Việc chia sẻ đoạn văn sẽ được thực hiện trong giờ nói và giờ nghe.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập
Bảng kiểm
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Mở đoạn | - Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. | |
- Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc cua mình về bài thơ. | ||
- Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ. | ||
Thân đoạn | - Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu. | |
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bái thơ | ||
Kết đoạn | Khẳng định lại câm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. | |
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng biện pháp động não, yêu cầu HS liệt kê những yếu tố làm nên một bài nói hấp dẫn, thu hút người nghe.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ về cảm xúc khi đọc một bài thơ bát.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói: xác định yêu cầu của đề tài, thời gian nói - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã viết, xác định các ý và liệt kê các ý bằng các gạch đầu dông, ghi cụm từ chính. - HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. + Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định mục đích nói và người người nghe. - Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện |
Hoạt động 2: Luyện tập và trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói. - GV lắng nghe, quan sát và góp ý cho bài trình bày của các em. GV nên tranh làm các em mất tự nhiên khiến các em có tâm lí e ngại trinh bày. - Các nhóm cử 1-2 đại diện lên trinh bày. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Luyện tập và trình bày |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS thành lập nhóm đôi, cho hai em trinh bày bài nói cho nhau nghe và góp ý cho nhau dựa trên bảng kiểm. - GV mời 1-2 HS lên trinh bày bài nói, cả lớp lắng nghe. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm kĩ năng chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. | |
Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ | |
Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ. | |
Dùng bằng chúng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói. | |
Sừ dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói phù hợp để góp phẩn thể hiện nội dung nói. |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của văn bản thơ lục bát: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát.
- Hiểu được các đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ lục bát.
- Nắm được cách viết/trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của đoạn văn chia sẻ cảm xúc về bài thơ lục bát.
- Năng lực viết/ trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Vẻ đẹp quê hương
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 3.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Hoàn thành nội dung bài tập 1 theo bảng thống kê. + Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao về vần, nhịp, thanh điệu, ngôn ngữ.
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản - Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. - Việt Nam quê hương ta |
Văn bản | Nội dung | Thể loại |
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | Thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp trù phú, của những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh anh hùng. | Ca dao |
Việt Nam quê hương ta | Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh bất khuất và lòng chung thuỷ, sự tài hoa của con người Việt Nam. | Thơ lục bát |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS thảo luận theo nhóm và đưa ra những điều cần lưu ý để viết một đoạn văn chia sẻ về cảm xúc một bài thơ lục bát.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập viết |
Phương diện | Đặc điểm |
Hình thức | Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ vết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng. |
Đoạn văn đảm bảo cấu trúc gồm ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. | |
Nội dung | Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát |
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ. Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ… Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Học sinh tìm đọc thêm các văn bản cùng chủ đề về vẻ đẹp quê hương, đất nước.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 13 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại: cốt truyện, nhâ vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và lời người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nêu được bài học về cách nghi và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, khoan dung, chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.
2. Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc văn bản, em đoan xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học đường đời đầu tiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn văn bản. - Sau khi đọc xong văn bản, GV yêu cầu HS đọc và giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. - GV lưu ý: chú ý các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: mẫm, hủn hoẳn, dún dẩy, tợn, cà khịa, xốc nổi. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: - Tô Hoài là nhà văn gần gũi với thiếu nhi Việt Nam qua những truyện viết được rất nhiều trẻ em yêu thích: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đô ri đá, Dế Mèn phiêu lưu kí, Đảo hoang……… - Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phảm văn học được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới và đã được chuyển thể thành phim hoạt hình. | 1. Tìm hiểu văn bản 1. Tác giả - Tên thật: Nguyễn Sen (1920 – 2014) - Quê quán: Hà Nội - Ông là nhà văn có vốn sống rất phong phú, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống. 2. Tác phẩm - Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại, viết cho trẻ em. - Năm sáng tác: 1941 |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản và tính cách nhân vật Dế Mèn
a. Mục tiêu: Nắm được hình dáng, tính cách của nhân vật Dế Mèn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Dựa vào văn bản, hãy cho biết văn bản thuộc thể loại nào? Nêu đặc điểm thể loại ấy? + Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? + Xác định phương thức biểu đạt? Bố cục của văn bản? - Sau khi HS hoàn thành NV1,GV yêu cầu HS thực hiện NV2. NV2: - GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Khi nói về một nhân vật, cụ thể là loài vật, ta có thể nêu lên những đặc điểm nào của nhân vật đó? - GV yêu cầu HS thảo luận theo Phiếu học tập số 1 (phần phụ lục) + Xác định các chi tiết miêu tả về hình dáng, hành động Dế Mèn? Các chi tiết đó khiến em liên tưởng tới tác đặc điểm của con người? Lối miêu tả thường được sử dụng ở loại truyện nào? + Dế Mèn có thái độ, mối quan hệ như thế nào với hàng xóm xung quanh? + Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, trình tự miêu tả của tác giả về nhân vật Dế Mèn? - GV đặt câu hỏi: Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về Dế Mèn? Em thích hoặc không thích điều gì ở Dế Mèn? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, trả lời câu hỏi. + GV quan sát, hướng dẫn quá trình thảo luận của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Đọc, hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện đồng thoại - Nhân vật chính: Dế Mèn. - Ngôi kể: Thứ nhất. 2. Bố cục - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn. + Phần 2: Còn lại. 3, Phân tích a. Hình dáng và tính cách nhân vật Dế Mèn - Khi miêu tả nhân vật có thể nói đến đặc điểm hình dáng, cử chỉ, hành động, tính cách của nhân vật đó. - Chi tiết tả hình dáng, hành động Dế Mèn: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.... Đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu. - Thái độ của Dế Mèn: cà khịa với tất cả mọi người, quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó... - Nhận xét: + Chàng Dế khỏe mạnh, cường tráng, trẻ trung, yêu đời. + Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính cách nhân vật Dế Choắt
a. Mục tiêu: Nắm được hình dáng, tính cách của nhân vật Dế Choắt
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu về Dế Choắt - GV yêu cầu HS thảo luận theo Phiếu học tập số 2 (phần phụ lục) - GV đặt câu hỏi gợi dẫn theo phiếu: + Hãy tìm các chi tiết miêu tả về Dế Choắt? Em có nhận xét gì về nhân vật này? + Lời Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt có gì đặc biệt? Nhận xét gì về cách xưng hô đó? + Như thế, dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào? Em đánh giá gì về nhân vật Dế Mèn. + Trước lời cầu xin của Dế Choắt nhờ đào ngách thông hang. Dế Mèn đã hành động như thế nào? Chi tiết đó đã tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn? NV2 : Dế Mèn và cái chết của Dế Choắt + Hết coi thường Dế Choắt, Dế Mèn lại gây sự với Cốc. Mục đích của việc gây sự? Sụ việc đó diễn ra như thế nào + Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? + Chứng kiến cái chết ở Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn? + DC đã nói gì với DM? Điều gì ở DC đã khiến DM xúc động và tỉnh ngộ? + Theo em, từ những trải nghiệm đáng nhớ đó, DM đã rút ra được bài nào học gì? + Theo em sự hối hận của Dế Mèn có cần thiết không và có thể tha thứ được không? Vì sao? + Nếu em có một người bạn có đặc điểm giống với Dế Choắt, em sẽ đối xử với bạn như thế nào? NV3: Bài học rút ra + Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? NV4: Tổng kết văn bản + Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản. + Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản là truyện đồng thoại? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, trả lời câu hỏi. + GV quan sát, hướng dẫn quá trình thảo luận của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng bài học rút ra: + Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác + Bài học về tình thân ái, chan hòa. | b. Hình dáng, tính cách của Dế Choắt + Như gã nghiện thuốc phiện. + Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ. + Hôi như cú mèo. + Có lớn mà không có khôn. - Cách xưng hô của Dế Mèn: gọi “chú mày” - Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. => DM tỏ thái độ, chê bai, trịch thượng, , kẻ cả coi thường Dế Choắt. - Dế Mèn không giúp đỡ Dế choắt đào hang sâu => Không sống chan hòa ; ích kỉ, hẹp hòi ; Vô tình, thờ ơ, không rung động, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại. c. Trò đùa của DM và cái chết của DC - Dế Mèn hát véo von trêu chị Cốc - Chị Cốc trút giận lên Dế Choắt 🡪 DM Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. - Diễn biễn tâm lí của Dế Mèn: + Lúc đầu thì hênh hoang trước Dế Choắt + Hát véo von, xấc xược… với chi Cốc + Sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí... 🡪 đắc ý + Khi Dế choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít, khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang 🡪 hèn nhát tham sống sợ chết bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi. 3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn - Tâm trạng + Dế Mèn ân hận: Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn tội mình, chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm. 🡪 Ở đây có sự biến đổi tâm lý : từ thái độ kiêu ngạo, hống hách sang ăn năn, hối hận => Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí. - DM còn có tình cảm đồng loại ; biết hối hận, biết hướng thiện. - Bài học rút ra: + Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác + Bài học về tình thân ái, chan hòa. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. - Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm... 2. Nghệ thuật - Truyện đồng thoại với nội dung hấp dẫn, sinh động. - Kể chuyện kết hợp với miêu tả. -Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động - Các phép tu từ . - Lựa chọn ngôi kể, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ:
Câu 1: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?
A. Đất rừng phương Nam.
B. Dế Mèn phiêu lưu kí.
C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
D. Những năm tháng cuộc đời.
Câu 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
A. Chương I B. Chương III
C. Chương VI D. Chương X
Câu 3: Chi tiết nào sau đây không thể hiện sự trịch thượng, ích kỉ và khinh thường Dế Choắt
A. Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi
B. Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt
C. Khi Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.
D. Dế Mèn đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum và đắp thành nấm mộ to
Câu 4: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn. B. Dế Mèn và chị Cốc.
C. Dế Mèn và Dế Choắt. D. Chị Cốc và Dế Choắt.
Câu 5: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu và sợ hãi B. Thương và ăn năn hối hận
C. Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
+ Đáp án: 1B – 2A – 3D – 4C – 5B
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống.
- HS tiếp nhận
nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: GIỌT SƯƠNG ĐÊM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Giọt sương đêm.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Giọt sương đêm.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị đã được phân công từ tiết trước và trinh bày: Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, là nơi có vòng tay yêu thương, bao bọc của gia đình, bạn bè, xóm làng. Khi trưởng thành, chúng ta khao khát được đi xa để khám phá những chân trời mới và rồi khi giật mình nhớ lại, đã bao lâu ta chưa trở về quê hương? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản về được lồng ghép trong tiếng nói của những loài vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1:- GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Đức Tiến và văn bản Giọt sương đêm. NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc, phân vai để học sinh đọc. Chú ý giọng điệu của các nhân vật. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. NV3: Tìm hiểu vă bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, hãy sắp xếp các ý sau để hoàn thành phần tóm tắt VB. Theo em, sự việc nào là quan trọng nhất trong các sự việc dưới đây? a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy. c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ. d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ. e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc. - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: chạng vạng, xoàng xĩnh, đích thị, sấp ngửa - GV đặt tiếp câu hỏi: + Văn bản được sáng tác theo thể loại nào? Hãy nhắc lại đặc trưng thể loại thể hiện qua VB? + Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Trần Đức Tiến - Năm sinh: 1953 - Quê quán: Hà Nam - Chủ đề sáng tác: ông viết nhiều truyện ngắn cho thiếu nhi. 2. Tác phẩm - In trong tập Xóm bờ Giậu, năm 2018 3. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: truyện đồng thoại - Ngôi kể: ngôi thứ bba |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Bọ Dừa
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu nhận vật Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Nhân vật xuất hiện trong thời gian, hoàn cảnh như thế nào?Mục đích của Bọ Dừa khi đến xóm Bờ Giậu? + Khi được Thằn Lằn gợi ý ở nhà của mình, thái độ của Bọ Dừa ra sao? + Bọ Dừa đã chọn nơi ở qua đêm là nơi nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Thời gian: chạng vạng tối - Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm. - Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Tìm hiểu nhận vật Bọ Dừa trong đêm ngủ lại xóm BG GV đặt câu hỏi: + Trong đêm ngủ dưới vòm trúc, Bọ Dừa đã nghe được những thanh âm gì? + Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? + Điều gì khiến Bọ Dừa rùng minh, tỉnh giấc? + Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn này? Những thanh âm đó gợi ra điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhận vật Bọ Dừa a. Khi đến xóm Bờ Giậu - Thời gian: chạng vạng tối - Mục đích: tìm chỗ trọ qua đêm. - Thái độ của Bọ Dừa khi Thằn Lằn ngỏ ý ở nhà của bác: giật mình, run run, lo sợ. - Bọ Dừa chọn nơi để ngủ: dưới vòm trúc. b. Trong đêm ngủ ở xóm Bờ Giậu - Những thanh âm: lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả, tiếng Tắc Kè gọi cửa, tiếng Ốc Sên đi làm về. tiếng thở dài của gió, tiếng rơi của sương. - Nghệ thuật nhân hóa, khiến cho các sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc. 🡪 những âm thanh rất thân quen với làng quê. - Tác giả có sự quan sát tỉ mỉ, rất tinh tế và am hiểu về đời sống các loài vật. c. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc tại xóm Bờ Giậu - Hành động, trạng thái: ăn mặc chỉnh tề, cảm thấy hài lòng sau một đêm mất ngủ. - Lí do muốn trở về quê: giọt sương🡪 khiến ông sực nhớ quê nhà. - Những âm thanh, hình ảnh trong đêm mất ngủ đã gợi nhắc BD về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu các nhân vật ở xóm Bờ Giậu
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu nhân vật Thằn Lằn - GV đặt câu hỏi: + Nhân vật Thằn Lằn xuất hiện trong hoàn cảnh nào? + Thằn Lằn đã làm gì khi biết có vị khách lạ đến xóm? + Qua các cuộc hội thoại với Bọ Dừa và cụ giáo Cóc, em nhận thấy Thằn Lằn có tính cách như thế nào? NV2: Tìm hiểu nhân vật cụ giáo Cóc + Tìm đoạn văn nói về sự am hiểu của cụ giáo Cóc về loài Cánh Cứng?Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn đó và điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại? + Em hiểu gì về lời nói của cụ giáo Cóc với Thằn Lằn “Chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương.” + Qua những lời nói của cụ giáo Cóc, em có nhận xét gì về nhân vật này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: NV1: - Thằn Lằn xuất hiện khi Bọ Dừa đến tìm chỗ ngủ trọ qua đêm. - TL đã thông báo cho cụ giáo Cóc là trưởng thôn. - Thằn Lằn niềm nở, thân thiện với vị khách; tỏ thái độ lễ phép, coi trọng người lớn tuổi trong xóm với cụ giáo Cóc NV2: - Cụ giáo Cóc: am hiểu về loài Cánh Cứng - Cụ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 2. Nhân vật Thằn Lằn - Niềm nở, thân thiện, nhiệt tình với vị khách đến xóm của mình. - Có thái độ 3. Cụ giáo Cóc - Là trưởng thôn , am hiểu mọi vấn đề ở trong cuộc sống. - Lời nói của cụ giáo Cóc cũng chính là thông điệp của tác giả muốn nói: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. |
Hoạt động 3: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Nội dung: Văn bản kể lại một đêm mất ngủ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên. - Ý nghĩa: Hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống mà con người vốn dễ lãng quên. 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn và sinh động. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau để nhận biết: đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện qua VB Bài học đường đời đầu tiên và Giọt sương đêm
Đặc điểm truyện cổ tích và truyện đồng thoại
Đặc điểm | Truyện cổ tích | Truyện đồng thoại |
Nội dung phản ánh | ||
Nhân vật | ||
Cốt truyện |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Hãy viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu suy nghĩ của em.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Phiếu bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Phiếu học tập: Đặc điểm truyện cổ tích và truyện đồng thoại
Đặc điểm | Truyện cổ tích | Truyện đồng thoại |
Nội dung phản ánh | ||
Nhân vật | ||
Cốt truyện |
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong VB.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cá nhân do VB đã đọc gợi ra.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Bài học đường đời đầu tiên, Giọt sương đêm để hiểu hơn về chủ điểm Những trải nghiệm trong đời.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS dựa vào nhan đề VB: Dựa vào nhan đề VB, em đoán xem văn bản này sẽ đưa em đến với trải nghiệm nào của nhân vật?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn bận rộn với học tập, công việc. Chính vì vậy, chúng ta không còn đủ thời gian để cảm nhận những giá trị từ cuộc sống. Văn bản sẽ học hôm nay gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ, trải nghiệm trong cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ. Thế nhưng cơ duyên đã đưa anh họa sĩ trẻ tiếp cận văn chương và "cái tôi" nhà văn đã lấn lướt "cái tôi" họa sĩ. Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng như: Giăng giăng tơ nhện (giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000, giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất; Một thiên nằm mộng - giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng 2001-2002; Nhện ảo - giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2003, giải B (không có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do NXB Thanh niên phối hợp với NXB Văn nghệ tổ chức cho tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ… NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Ngọc Thuần - Năm sinh: 1972 - Quê quán: Hàm Tân – Bình Thuận - Ông đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong văn chương. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: xuất bản năm 2000, đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất) II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Hãy tóm tắt ngắn gọn VB? + Văn bản kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng ngôi kể + Bố cục của văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Phân tích văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:theo phiếu học tập
+ Trong khi chơi những trò chơi, người bố luôn có thái độ như thế nào với đứa con? + Em hiểu thế nào về câu nói của nhân vật bố: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”? + Em có nhận xét gì về các trò chơi? Thông qua các trò chơi, người bố muốn dạy người con điều gì? + Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS trình bày được phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Người cha trong câu chuyện đã thể hiện tình yêu, sự quan tâm chăm sóc đến đứa con thông qua những bài học nhẹ nhàng, thực tế từ cuộc sống. Từ việc nhận biết hình dáng từng loài hoa, đứa con đã dần dần cảm nhận được hương thơm, cảm nhận được mỗi loài hoa là món quà nhỏ trong khu vườn. Người cha không vội vã mà từ từ, dần dần để đứa con cảm nhận và thấu hiểu thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ quanh mình. NV2: Tìm hiểu những cảm nhận từ người con Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện thay đổi như thế nào? cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta? + Người con đã nhận ra được điều gì sau những trò chơi của bố? + Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường” là gì? Từ đó, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với thế giới tự nhiên? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Tìm hiểu phần tổng kết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Tóm tắt, bố cục - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Bố cục: + P1: từ đầu 🡪 tuyệt nhát thế giới: Những trò chơi của người bố + P2: còn lại: Những điều chiêm nghiệm được ở người con 3. Phân tích 3.1. Những trò chơi của người bố a. Trò chơi đoán tên các loài hoa - Người bố hướng dẫ đứa con nhắm mắt lại và chạm từng bông hoa 🡪 Cảm nhận bằng xúc giác b. Trò chơi nhắm mắt để tìm kiếm một vật - Người con nhắm mắt vẫn có thể đi mà không chạm vật gì, vẫn biết được bố đứng cách mình bao xa. 🡪 cảm nhận bằng cảm giác c. Trân trọng những món quà trong cuộc sống - Tất cả các món quà đều đẹp🡪 cần trân trọng , nâng niu món quà đó. 🡪 Cách chúng ta nhận hay cho đi món quà thể hiện nét đẹp của chính mình. d. Trò chơi ngửi rồi gọi tên các loài hoa - Người con cảm nhận được mùi của các loài hoa 🡪 cảm nhận bằng khứu giác. * Nhận xét: - Các trò chơi ngày càng khó hơn, tạo ra được sự hấp dẫn với đứa con. - Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ dể đứa con tiến bộ hơn. 🡪 người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình. 3.2. Những cảm nhận từ người con - Nhân vật “tôi” có sự thay đổi: từ không thể đoán được tên loài hoa 🡪 thuộc tên loài hoa 🡪 nhắm, mắt, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. - Từ những trò chơi của bố, đứa con hiểu được việc cảm nhận khu vườn không chỉ bằng mắt, mà còn bằng tai, bằng mũi, bằng cảm xúc, bằng trí tưởng tượng về thế giới tự nhiên. - Người co học được cách trân trọng mọi món quà, cách cho và nhận món quà cũng thể hiện được nét đẹp trong mỗi người. 🡪 Hiểu, trân trọng thế giới thiên nhiên xung quanh mình. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Truyện kể về những trò chơi của người bố và đứa con. Qua đó, người cha đã dạy cho đứa con cách yêu thương, trân trọng thiên nhiên và nâng niu những món quà từ cuộc sống. 2. Nghệ thuật - Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong văn bản, người bố đã cho người con tham gia những trò chơi gì? Qua những trò chơi ấy, người con hiểu thêm được điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc bản đầy đủ của truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của cụm từ trong câu, trong văn bản.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS qua sát và nhận xét: Nội dung của câu nào trong hai câu dưới đây thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn? Tại sao?
(1) Emlà học sinh.
(2) Em là học sinh lớp 6A.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, khi nói hoặc viết câu, để thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ được rõ ràng hơn, ta có thể mở rộng bằng cụm từ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm cụm từ và cách mở rộng thành phần chính của câu.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 : Tìm hiểu khái niệm cụm từ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Hãy quan sát các từ sau và nhận xét từ loại của chúng: a. Hoa b. Đi c. Xinh + Hãy thêm các từ đưng trước hoặc các từ trên để tạo thành cụm từ. + Đặt câu với các cụm từ vừa tìm được và cho biết cụm từ đó đảm nhiệm thành phần nào trong câu? + Từ đó em hãy rút ra nhận xét về cụm từ và vai trò cụm từ trong câu. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Hãy mở rộng thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ trong các câu sau đây và nhận xét nghĩa của thành phần câu sau khi được mở rộng? a. Chim hót. b. Nước chảy. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Cụm từ từ là? 1. Xét ví dụ
2. Nhận xét - Cụm từ có hai từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ, động từ, tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. - Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ hoặc vị ngữ. - Phân loại: + Cụm động từ + Cụm tính từ + Cụm danh từ II. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Những chú chim trên cành cây cao//đang hót líu lo. - Dòng nước trắng xóa trên đỉnh núi// chảy mạnh xuống dưới thung lũng. 2. Nhận xét - Cách mở rộng thành phần chính trong câu bằng cụm từ: + Biến chù ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thảnh một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ. + Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có nhũng thòng tin cụ thể, chi tiết hơn. + Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu. * Tác dụng: - Làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1, 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm + Nhóm 1: cặp câu bài 1 + Nhóm 2: cặp câu ý a bài 2 + Nhóm 3: cặp câu ý b bài 2 + Nhóm 4: cặp câu ý c bài 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức làm bài tập 3, HS thi theo cặp đôi. Nhóm nào tìm được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. GV hướng dẫn HS lựa chọn từ có nghĩa phù hợp dùng trong văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. HS tự hoàn thành vào vở. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà cho HS: bài tập 5,6/trang 98 | Bài tập 1/ trang 96 a. chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung. b. “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn Bài 2/ trang 97 a. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” (cụm đồng từ) đã bổ sung thêm những thành phần miêu tả cách thức thực hiện hành động, giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi. b. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm tinh từ “khóc thảm thiết” (cụm động từ) diễn tả thêm cách thức thực hiện hành động , thể hiện rõ mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót. c. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm từ “nóng hầm hập” (cụm tính từ) bổ sung thêm thông tin về cái nóng, làm cho thông tin miêu tả trở nên chi tiết, giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu. Bài 3/ trang 97 Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): - Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ. - Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên . Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ. Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến) - Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ. - Thằn Làn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ. Bài 4/ trang 96 Mở rộng thành phần câu: a. Vị khách đó/ giật mình. b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc c. Trời/ rét buốt. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu Hs đảm bảo các yêu cầu:
+ Đóng vai Dế Mèn để viết.
+ Nội dung bài học phù hợp với nội dung VB Bài học đường đời đầu tiên
+ Sử dụng được ít nhất hai câu mở rộng TP chính bằng cụm từ
+ Đảm bảo dung lượng: 150-200 chữ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
CÔ GIÓ MẤT TÊN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được chủ đề của VB.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
- Tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh sau và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em có biết nhờ đâu mà cánh buồm có thể ra khơi, cánh diều có thể bay lượn trên bầu trời, hoa có thể phát tán ra khắp muôn nơi, con người có thể tận hưởng không khí mát mẻ mỗi chiều hè?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Gió đã đưa cánh buồm ra tận khơi xa đánh cá, gió cũng đẩy cánh diều tuổi thơ bay lượn thoả thích trên bầu trời…. gió có rất nhiều tác dụng, nhưng gió vô hình, vô dạng, vô màu, vô vị nhưng lại đóng góp rất nhiều ý nghĩa cho cuộc đời. Vậy bản thân mỗi chúng ta thì sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay nhé.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: yêu cầu HS đọc bài ở nhà, các nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung trên giấy A0. Nhóm 1,3: + Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại qua văn bản Cô gió mất tên. + Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nhóm 2,5: + Hãy liệt kê các công việc mà Gió đã giúp đỡ mọi người? Thái độ của mọi người với Gió như thế nào? Nhóm 4,6: + Tại sao gió lại buồn phiền? + Gió đã tìm lại tên của mình như thế nào? Gió đã nhận ra điều gì? - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu bài thơ Hoa bìm - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - GV đặt tiếp câu hỏi cả lớp: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua VB là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Không ai nhìn thấy gió nhưng ai cũng nhận ra gió mỗi khi gió đến, mang đến cho chúng ta niềm vui và sự thoải mái. Chúng ta cũng vậy, những việc làm tốt của mình có thể không ai nhìn thấy nhưng chúng ta luôn sống hết mình, sẻ chia và biết yêu thương thì mọi người cũng sẽ yêu thương và quý trọng chúng ta. NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau: + Đóng vai Dế Mèn để viết. + Nội dung bài học phù hợp với nội dung VB Bài học đường đời đầu tiên + Sử dụng được ít nhất hai câu mở rộng TP chính bằng cụm từ + Đảm bảo dung lượng: 150-200 chữ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết 1. Thể loại: truyện đồng thoại 2. Phân tích a. Những công việc của Gió - Gió lang thang đi khắp đó đay, lúc chạy nhanh chạy chậm, tùy theo thời tiết. - Không có hình dáng, màu sắc. - Những công việc gió làm: + Giúp chiếc thuyền đi nhanh hơn. + Giúp các loài hoa thụ phấn + Đưa mây về làm mưa + Gió mát cho co người, cây cối.. 🡪 Gió giúp ích cho cỏ cây, loài vật, con người khiến mọi người đều yêu quý, vui thích mỗi khi Gió đến. b. Nỗi buồn của gió - Gió buồn phiền khi không ai gọi tên. - Gió bay đi với hi vọng tìm thấy tên của mình 🡪 Gió nhận ra hình dáng của mình là ở người khác: sự giúp đỡ của bản thân mang đến lợi ích và niềm vui cho mọi người. - Thông điệp của tác giả: những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn. III. Viết ngắn |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các truyện trong tập truyện hững câu chuyện hay viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết viết VB bão đàm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm cùa bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Bản thân em đã từng trải qua một kỉ niệm đáng nhớ nào chưa? Hãy chia sẻ ngắn gọn về kỉ niệm đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với cách làm bài kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với cách làm bài kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK: + Kiểu bài kể lại một trải nghiệm của bản thân là kiểu bài như thế nào? - Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, điền vào phiếu học tập: + Từ văn bản Bài học được đời đầu tiên, hãy chỉ ra các đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (phần Hồ sơ học tập) + Hãy rút ra những đặc điểm của kiểu bài này? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Kể lại một trải nghiệm của bản than là kiểu bài trong đó người viết kể về diễn biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc. 2. Yêu cầu đối với kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân - Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trài nghiệm của bàn thân. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí. - Kết hợp kể và tà. - Nêu ý nghĩa của trài nghiệm đối với bàn thân. - Bài vàn đàm bào bố cục:
|
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi (SGK – trang 104) để nhận biết được đặc điểm: + Câu chuyện trên kể bằng ngôi thứ mấy? + Trải nghiệm của nhân vật “tôi” được kể lại với những sự việc chính nào? + Chỉ ra những chi tiết nhân vật “tôi” sử dụng yếu tố miêu tả khi kể lại trải nghiệm. Việc sử dụng những yếu tố đó có tác dụng gì? + Nhân vật “tôi” đã nhận ra ý nghĩa gì của trải nghiệm? Vì sao ý nghĩa được trình bày trong đoạn cuối của bài văn? + Từ câu chuyện trên, em học được điều gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Phân tích ví dụ 1. Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất 2. Những sự việc chính:
3. Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả:
Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc. 4. Nhân vật “tôi” đã nhận ra sau trải nghiệm ấy là bài học sâu sắc, cần nghe lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn. 5. Em rút ra được một số kinh nghiệm khi kể lại một trải nghiệm của bản thân:
|
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK và quan sát sơ đồ sau - Hướng dẫn HS làm bài: NV1: Chuẩn bị trước khi viết. GV trình bày mô hình trên bảng phụ, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Bao gồm xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu. - GV có thể làm mẫu, chia sẻ lại một trải nghiệm mà bản thân thầy/cô đã trải qua để học sinh hình dung được cách xác định đề tài, mục đích viết. NV 2: Tìm ý, lập dàn ý - GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng bằng kĩ thuật động não: Hãy viết ra một cụm từ bất kì liê quan đến chủ đề muốn kể, ví dụ như: đá bóng, bị điểm kém, về nhà muộn, đi lạc…. và điền vào phiếu học tập số 2 (Hồ sơ dạy học) - GV hướng dẫn HS lập dàn ý, tổ chức cho HS sắp xếp thể hiện ý tưởng thành dàn bài. NV3: Viết bài Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ - Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm bài viết kể lại một trải nghiệm của bản thân và cách kiểm tra và điều chỉnh bài viết để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết cùa bản thân (thực hiện ở nhà hoặc trên lớp), nên dùng bút khác màu để tự điều chỉnh. - Tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, tiếp tục dùng bàng kiểm để góp ý cho nhau. Khuyến khích HS về nhà tiếp tục điều chỉnh bài viết. - Cuối cùng, cho HS thào luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và từ những gì học hỏi được từ bạn về cách kể lại trải nghiệm của bản thân. - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân.. - Quy trình viết gồm 3 bước: |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số bài văn kể về trải nghiệm của bản thân để tham khảo cách viết, cách dùng từ ngữ, biện pháp thu từ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu học tập số 1
Tìm hiểu về các đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải ghiệm của bản thân
Đặc điểm kiểu bài | Bài học đường đời đầu tiên |
Dùng ngòi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân, thể hiện cảm xúc trước sự việc | |
Sáp xếp các sự kiện theo trình tự hợp lí | |
Kết hợp kể và tả, thể hiện cảm xúc đối với sự kiện | |
Rút ra bài học kinh nghiệm về câu chuyện đã trài qua |
Phiếu học tập số 2
Phiếu ghi chép: Câu chuyện về trải nghiệm của tôi
Tôi muốn kể câu chuyện gì? Kể cho ai nghe?
………………………………………………………………………………….
Chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
………………………………………………………………………………….
Những sự kiện gì mà tòi còn nhớ?
………………………………………………………………………………….
Cảm xúc, suy nghĩ của tói lúc đó thế nào?
………………………………………………………………………………….
Sự việc đã xảy ra có ý nghĩa gì với tôi?
………………………………………………………………………………….
Bảng kiểm bài viết kể lại trải nghiệm của bản thân
Các phần của bài viết | Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Mở bài | Dùng ngôi thứ nhất để kể. | |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. | ||
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp đẫn với người đọc. | ||
Thân bài | Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. | |
Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. | ||
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. | ||
Kết hợp kể và tả. | ||
Kết bài | Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dung kĩ thuật KWL để gợi mở vấn đề:
K – Điều đã biết (Liệt kê các yêu cầu cần có của một bài kể về trải nghiệm) | W – Điều muốn biết (Những điều em muốn biết về cách kể một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân) | L – Điều học được (Điều em học được khi làm bài kể về một trải nghiệm của bản thân) |
…………………………… …………………………… …………………………… | ………………………….. ……………………………. ……………………………. | ……………………………. ……………………………. ……………………………. |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về cách nói/ trình bày lại một trải nghiệm của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói - GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV chuẩn bị sơ đồ 5W1H (Phiếu học tập phần Hồ sơ dạy học) NV2: Tìm ý, lập dàn ý - GV hướng dẫn HS: + Đọc lại bài văn đã viết. + Xác định các ý sẽ nói. + Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú). + Trao đổi dàn ý với bạn h òng nhóm để hoàn thiện hơn. + Cân nhắc việc có nên sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài nói hay không, nếu HS đã lưu lại những hình ảnh liên quan đến câu chuyện mà HS muốn chia sẻ. - GV sử dụng kĩ thuật công não: yêu cầu mỗi nhóm HS trong thời gian 30s, nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Nhóm nào đến cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng trùng lặp với với nhóm trước sẽ giành chiến thắng. - GV liệt kê nhanh các ý tưởng của HS lên bảng phụ để giúp HS ghi nhớ. - GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách trình bày một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói - Tìm ý, lập dàn ý |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp luyện nói theo cặp đôi. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại: + 3 ưu điểm về bài nói của bạn +2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói - GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bàng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội Dung và kết thúc. | |
Câu chuyện kể về trải nghiệm của nguời nói. | |
Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. | |
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. | |
Các sự việc được kể theo trinh tự hợp lí | |
Kết hợp kể và tả khi kể. | |
Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện. | |
Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện. | |
Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí. |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại.
- Hiểu được các đặc điểm của một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Nắm được cách viết/trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của truyện đồng thoại, của bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Năng lực viết/ trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: hững trải nghiệm trong đời.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 4.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ghép các phần nội dung phù hợp với ba văn bản và trình bày.
NV2: Câu 2, 3 - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS thảo luận: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? - Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học 2. Cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản. - Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá. - Khác nhau: + Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình. + Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu. + Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình. |
Văn bản | Nội dung chính |
Bài học đường đời đầu tiên | Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách kiêu căng xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt . Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. |
Giọt sương đêm | Văn bản kể về Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê. |
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ | Truyển kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà… Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con. |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ vào vở và điền những đặc điểm của kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn.
- Hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: …….
Số tiết: 13 tiết
VĂN BẢN 1.
VĂN BẢN: LAO XAO NGÀY HÈ
___Duy Khán____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện của hồi kí.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản
- Đặc điểm của chung và tác động của văn bản đến cá nhân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Yêu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Khoảng thơi gian mong chờ nhất với mỗi thế hệ học sinh có lẽ là những ngày hè, được nghỉ học và thỏa thích vui chơi nơi làng quê. Với tác giả Duy Khán, kí ức đó chính là chứng kiến thế giới loài chim phong phú và đã dạng với tiếng hót líu lo, ríu rít những màu sắc đáng yêu và kỉ niệm bên bạn bè, người thân. Tác giả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở làng quê thuở trước, tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm đà tình người. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu tác phẩm này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Duy Khán NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý nhấn mạnh các thành ngữ, câu chuyện cổ tích, bài đồng dao, thể hiện chất dân gian trong bài. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: + Hoa móng rồng là loài hoa như thế nào. + Giải thích thành ngữ: Kẻ cắp bà già gặp nhau. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Bức tranh cuộc sống được miêu tả qua cảm nhận của ai? Theo ngôi kể nào? + Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Thuộc thể loại hồi kí vì kể lại những sự việc mà người viết chứng kiến trong quá khứ. + Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất) + Hình thức ghi chép và cách kể sinh động, hấp dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV mở rộng: | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Duy Khán (1934 –1993) - Quê quán: Bắc Ninh - Ông là nhà văn, nhà báo, phóng viên chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2. Tác phẩm - VB được trích từ Hồi kí tự truyện "Tuổi thơ im lặng". II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: hồi kí - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”. - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả. 2. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu đến "Râm ran": Buổi sáng chớm hè ở làng quê. - P2: tiếp theo đến “bãi húng dũi”: Thế giới loài vật - P3: còn lại: Cảnh sinh hoạt ở làng quê. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu khung cảnh vườn quê vào buổi sáng chớm hè
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Đoạn văn miêu tả cảnh gì ? Vào thời điểm nào.? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: *Nhóm 1: Tìm những chi tiết mà Duy Khán đã sử dụng để miêu tả khung cảnh vườn quê trong buổi sáng chớm hè. (Cảnh vật ? Con người ?) * Nhóm 2: Nhận xét trình tự miêu tả. Từ ngữ, chi tiết, hình ảnh ... ? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng.. * Nhóm 3: Đoạn văn giúp em cảm nhận như thế nào về cảnh thiên nhiên ... buổi sớm ở làng quê ... (? Hình ảnh cây cối, các loài hoa, các loài vật được miêu tả ở đây có gì đặc biệt ? Có mấy loài ... được nhắc tên ? Mỗi loài ... có giống nhau không ? Chúng có đặc điểm gì ... đặc điểm ấy có phù hợp với thực tế không ?) * Nhóm 4: ? Ngoài ... bức tranh vườn quê còn có cả âm thanh, hãy lắng nghe xem đó là âm thanh gì ? Từ ngữ nào gợi tả âm thanh đó. - Gv đặt tiếp câu hỏi: Qua đó ta hiểu gì về tác giả? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Khung cảnh vườn quê, vào chớm hè. * Nhóm 1: - Cây cối um tùm - Cả làng thơm - Hoa lan nở trắng xoá - Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín - Hoa giẻ từng chùm - Ong vàng, ong vò vẽ... - Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao - Trẻ em trò chuyện râm ran. * Nhóm 2: + Miêu tả từ khái quát đến cụ thể. + Từ ngữ gợi tả, hình ảnh chi tiết chọn lọc: “um tùm” “Trắng xóa” “Bụ bẫm” .... - Phép tu từ.... + Nhân hóa chỗ nào ? (Hoa dẻ bụ bẫm, ong đánh lộn ... đuổi bướm ... bướm hiền lành, bỏ chỗ ...) + So sánh ... ? (thơm như mùi mít chín ...) + Hoán dụ ...? (Cả làng thơm) * Nhóm 3: tự bộc lộ * Nhóm 4: Âm thanh của cây cối, muôn vật, đất trời, âm thanh của con người: lao xao, râm ran. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Người ta thường ví: Đẹp như tranh vẽ. Nếu như họa sĩ vẽ những bức tranh với màu sắc, hình khối, đường nét. Thì Duy khán, bằng chất liệu ngôn từ, ông đã vẽ lên một bức tranh cảnh vật làng quê trong buổi sáng chớm hè không chỉ có màu sắc, hình khối đường nét mà còn có cả âm thanh và hương vị. - Nhiều loài hoa ... mỗi loài có dáng vẻ riêng, vẻ đẹp riêng, phong phú, đa dạng ... - Đường nét mềm mại, duyên dáng của cây, lá, hoa, của ong bướm rập rờn, nhẹ nhàng nên thơ. - Màu sắc tươi sáng của cây lá xanh um = màu xanh dày và đậm, điểm xuyết trên đó là sắc trắng của hoa lan, màu vàng của hoa dẻ hoa móng rồng và rất nhiều màu sắc khác của bướm của ong. Nhà văn không hề nhắc đến, nhưng đọc câu văn dường như ta còn cảm nhận được cả màu xanh mát của bầu trời buổi ban mai ... - Hương thơm nồng nàn quyến rũ của mít chín, của hoa lan, hoa dẻ, hoa móng rồng. Tất cả hòa quyện, lan tỏa trong không gian bao la, khoáng đạt và trong trẻo, thấm vào từng nhành cây ngọn cỏ, khiến cả làng thơm ... Nhà văn đã sử dụng thật đắt (chính xác, hiệu quả) các từ láy: từ gợi hình dáng như “um tùm, bụ bẫm”, đặc biệt là hai từ láy gợi tả âm thanh “lao xao, râm ran”. Lao xao là thứ âm thanh rất nhẹ rất khẽ. Đó là sự sống của muôn ngàn vạn vật đang cựa mình, đang sinh sôi, nảy nở. Nếu như âm thanh lao xao nhẹ và khẽ, ta chỉ có thể cảm nhận và thật lắng nghe, thì “râm ran” ... lại là thứ âm thanh hiện hữu rất rõ ... Âm thanh của sự sống con người. * Hình ảnh lũ trẻ con xuất hiện cuối đoạn văn có ý nghĩa hoàn thiện bức tranh cuộc sống ... - Con người được nhắc đến rất ít, nhưng vẫn rõ nét, là trung tâm cảnh vật ... Thiên nhiên có đẹp đến đâu, cũng chỉ là phông nền ... là nơi chúng tôi tụ hội chơi đùa | 3. Phân tích 3.1. Khung cảnh vườn quê vào buổi sáng chớm hè. * Khung cảnh: vườn quê vào buổi sáng chớm hè. * Hình ảnh: - Cây cối um tùm - Cả làng thơm - Hoa lan nở trắng xoá - Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín - Hoa giẻ từng chùm - Ong vàng, ong vò vẽ... - Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao * Âm thanh của cây cối, muôn vật, đất trời, âm thanh của con người: lao xao, râm ran. * Nghệ thuật: + Quan sát tỉ mỉ, tinh tế. + Từ ngữ gợi tả, hình ảnh đặc sắc. + Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, hoán dụ => Cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về thế giới những loài chim
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 4: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu cảnh sinh hoạt buổi chiều và tối ở làng quê
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Những hoạt động nào của con người ở làng quê được hiện lên trong bức tranh? - GV yêu cầu HS thảo luận theo phiếu học tập dưới đây. Hãy bộc lộ cảm xúc của em khi đọc đoạn văn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3.3. Cảnh sinh hoạt buổi chiều và tối ở làng quê. - Hoạt động: tắm suối, ăn cơm tối giữa sân, giải chiếu ngủ bên hiên nhà. - Tâm trạng: vui vẻ, đầm ấm, mãn nguyện với hạnh phúc đơn sơ. 🡪 Niềm xao xuyến bâng khuâng khó tả, nhớ tiếc niềm vui hiện có hiếm hoi, mong ước thiết tha: mọi mùa hè đểu chan chứa niềm vui lao xao như thế. |
Hoạt động 5: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? + Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. 2. Nghệ thuật - Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ. - Lời văn giàu hình ảnh. - Sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa; từ ngữ chắt lọc tinh tế. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ:
Câu 1: Nhận xét nào đúng khi nói về đoạn trích?
A. Đoạn văn này miêu tả trực tiếp các loài chim theo cách nhìn và cảm nhận của người lớn.
B. Đây là lời kể của một em bé ở làng quê về các loài chim vì câu chuyện có nói đến chuyện lũ trẻ con xem đàn Chèo bẻo cứu bạn.
C. Đây là hồi kí của nhà văn về thời niên thiếu của mình ở làng quê.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Tác giả Duy Khán đã từng là:
A. Là nhà văn quân đội
B. Là một giáo viên
C. Là một phóng viên
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Văn bản "Lao Xao" viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Kể chuyện
C. Trần thuật
D. Tả và kể
Câu 4: Văn bản "Lao xao" trích trong tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" xuất bản năm 1987 của nhà văn Duy Khán đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Đoạn trích Lao xao thuộc thể loại nào?
A. Hồi kí tự truyện.
B. Bút kí.
C. Truyện ngắn.
D. Nhật kí.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến loài vật nào?
A. Loài gà.
B. Loài kiến.
C. Loài nhện.
D. Loài chim.
Câu 7: Trong đoạn trích thứ hai, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:
A. Chèo bẻo và diều hâu.
B. Chèo bẻo và chim cắt.
C. Diều hâu và chim cắt.
D. Chim cắt và gà mẹ.
Câu 8: Chim cắt sử dụng loại vũ khí nào khi đánh nhau?
A. Dùng chân đá và cào đối thủ.
B. Vừa dùng mỏ, dùng chân, vừa dùng cánh đánh đối thủ.
C. Dùng cánh xĩa đối thủ.
D. Dùng mỏ cắn và xé thịt đối thủ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
+ Đáp án: 1C – 2D – 3D – 4B – 5A – 6D – 7B-8C
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: THƯƠNG NHỚ BẦY ONG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Tự hào, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
1. Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?
2. Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Không chỉ khi chia ta bạn bè, người thân mới khiến chúng ta buồn và cảm thấy hụt hẫng. Những vật tưởng chừng như vô tri, vô giác nhưng khi chúng ta gắn bó lâu mà phải chia xa cũng đều khiến chúng ta cảm thấy mất mát như chính một phần trong tâm hồn mình, Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để cảm hận rõ hơn tình cảm của tác giả qua VB Thương nhớ bầy ong của Huy Cận.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận? NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý thể hiện được tâm trạng của nhân vật. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: ong chúa, cày ải, linh hồn, ám ảnh NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Bức tranh cuộc sống được miêu tả qua cảm nhận của ai? Theo ngôi kể nào? + Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Thuộc thể loại hồi kí vì kể lại những sự việc mà người viết chứng kiến trong quá khứ. + Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất) + Hình thức ghi chép và cách kể sinh động, hấp dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Cù Huy Cận (1919 –2005) - Quê quán: Hà Tĩnh - Ông là nhà thơ nổi tiếng từ trước CMT8/1945 2. Tác phẩm - VB được trích từ Hồi kí song đôi. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: hồi kí - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”. - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả. 2. Bố cục:2 phần - P1: từ đầu đến "cày ải": Giới thiệu về bầy ong - P2:còn lại: Kể về một lần chứng kiến ong trại và những suy tư, cảm xúc của tác giả. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu giới thiệu về bầy ong
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Tác giả đã kể về sự việc gì trong phần 1 của văn bản? + Tác giả đã giải thích về ong “trại” như thế nào? + Qua đó, em có nhận xét gì về cách quan sát, những hiểu biết về thiên nhiên của tác giả? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Tác giả đã nhớ lại sự việc từ tuổi thơ: gia đình nuôi ong, ban đầu nuôi nhiều. Sau khi ông mất, nuôi ong ít hơn. - “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Bầy ong như những người bạn gắn bó với cậu bé trong những chiều quê vắng lặng. Vì vậy, tác giả thích thú, say mê ngắm đàn ong. | 3. Phân tích 3.1. Giới thiệu về bầy ong - Nhân vật nhớ về kí ức khi gia đình còn nuôi ong. - “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản. 🡪 Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, sự am hiểu về đời sống của bầy ong. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về những suy tư, cảm xúc của tác giả
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, HS tiếp tục thảo luận theo nhóm: + Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong? + Em hiểu thế nào về câu nói của tác giả “những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến”? + Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật tôi trong VB? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Khi chứng kiến đàn ong bỏ đi, nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi đã diễn tả nỗi buồn thể hiện qua các câu văn:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Đàn ong bay đi như mang theo cả tâm hồn và những gì thân thuộc nhất với cậu, Cái cảm giác nhìn bàn đàn ong bay lên cao mãi mà chẳng thể níu giữ được đã để lại trong nhân vật một khoảng trống mênh mông, vô định, buồn không thể cất thành lời. Cậu bé cảm nhận giống như một phần tâm hồn, tinh thần của mình đã bị san sẻ đến nơi khác. Và cậu nhận ra rằng những vật vô tri vô giác, dù nhỏ bé tầm thương như chiếc giá đặt đõ ong hay chậu nước con con ở chân giá cũng có tâm hồn và khiến chúng ta yêu mến. Hãy trân trọng thiên nhiên như trân trọng chính mình. | 3.2. Những suy tư, cảm xúc của tác giả - Khi chứng kiến ong trại: nhân vật thể hiện tâm trạng buồn thương, tiếc nuối mà không thể làm gì được, giống như phải san sẻ một phần trong chính tâm hồn mình. - Thể hiện tình cảm của cậu bé với bầy ong, đó là sự yêu thương, nhớ tiếc bầy ong bằng cả trái tim, thật chân thành, sâu sắc và cảm động. 🡪 một tâm hồn nhạy cảm, chất chứa nhiều cảm xúc. |
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - VB kể về một lần chứng bầy ong bỏ đi và qua đó thể hiện cảm xúc buồn thương da diết, lưu luyến của tác giả với chúng. - Những vật tưởng chừng như vô tri vô giác cùng đều mang tâm hồn và gắn bó với con người . 2. Nghệ thuật - Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, miêu tả tự nhiên, và hấp dẫn. - Lời văn giàu hình ảnh. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời:
1. Qua các văn bản Lao xao ngày hè và thương nhớ bầy ong, em hãy chỉ ra các đặc điểm của thể loại hồi kí?
2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.
Gv hướng dẫn HS quan sát bảng phụ và so sánh đoạn văn vừa lược bỏ với đoạn nguyên văn, tìm ra sự khác biệt về thông tin. Nếu lược bỏ thì câu văn sẽ mất đi điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Đáp án:
+ Việc bỏ các cụm từ “sau này” và ‘"ngày thơ bé” sẽ làm cho việc ghi chép kể lại sự việc cùa VB hồi kí trở nên mơ hồ, không thể hiện đúng điều tác giả muốn nói.
+ Các từ ngữ chỉ thời gian (cũng như chỉ không gian) trong hồi kí có tác dụng: làm cho sự việc, bối cảnh, diễn tiến cùa sự việc cũng như tâm trạng, tình cảm, hành động của người kể chuyện và các nhân vật trờ nên xác đinh, xác thực.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Đọc Thương nhớ bày ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
GV nhắc HS nhớ lại cách hiểu về “người kể chuyên xưng tôi” trong hồi ki trong mục Tri thức đọc hiểu. Từ việc xác định cách hiểu về người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi ki GV hướng HS đến kết luận:
Nhân vật “tôi” trong Thương nhớ bầy ong là Huy Cận nhưng là Huy Cận của “ngày thơ bé”, có những điểm khác với Huy Cận “sau này” về “tuổi tác, nhận thức, quan niệm”. Đó chỉ là hình ảnh tuổi thơ của tác giả Huy Cận. Cũng như nhân vặt “tôi” trong Lao xao ngày hè chỉ là hình ảnh tuổi thơ của tác giả Duy Khán.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
ĐÁNH THỨC TRẦU
___Trần Đăng Khoa___
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Vận dụng kĩ năng đọc để nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ trong VB.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong để hiểu hơn về chủ điểm Trò chuyện cùng thiên nhiên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
3. Phẩm chất:
- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS nhìn vào hình ảnh và đoán xem: Đây là cây gì? Người ta sử dụng lá cây này để làm gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Dân gian ta có câu“Miếng trầu là đầu câu chuyện” để khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống, một tục lệ đã có từ ngàn đời nay. Lá trầu, quả cau hòa quyện tạo thành miếng trầu đỏ thắm mà các bà, các mẹ vẫn ăn. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vần thơ của Trần Đăng Khoa về lá trầu không.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả và tác phẩm? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc. NV2: Hướng dẫn đọc Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. - GV gọi 2-3 HS đọc lại bài thơ. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Trần Đăng Khoa - Năm sinh: 1958 - Quê quán: Nam Sách – Hải Dương - Ông được mệnh danh là “thần đồng thơ văn”, có nhiều sáng tác thơ hay dành cho thiếu nhi 2. Tác phẩm - Xuất xứ: bài thơ được trích từ tập Góc sân và khoảng trời (1999) II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích |
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tìm hiểu thể thơ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Văn bản đề cập đến nội dung gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Phân tích phần đầu VB Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Phần đầu, tác giả có nhắc đến câu hát của ai? Cách vào bài như vậy có gì hấp dẫn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS trình bày được phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng – lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. NV3: Tìm hiểu cuộc trò chuyện với trầu Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy? + Trong thực tế đời sống, để thể hiện tình cảm (thân thiết hoặc xa cách) khi trò chuyện, người ta thường xưng hô với nhau ra sao? Cách xưng hô của cậu bé trong bài thơ như thế nào? Xưng hô như vậy thể hiện tình cảm gì của cậu bé với cây trầu? + Cách lặp lại các lời “đánh thức trầu” ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm như thế nào giữa cậu bé với cây trầu? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Nghe được: Đã ngủ rồi hả trầu?/ Đã dậy chưa hả trầu? + Nhìn thấy: Mở mắt xanh ra nào - Cậu bé xưng hô “mày, tao” 🡪 thể hiện sự thân mật, suồng sã 🡪 tình cảm yêu thương thân, thân thiết như bạn bè Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : +Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? + Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng: GV chuẩn kiến thức: Để hái lá trầu giữa đêm cho bà, cậu bé đã nhẹ nhàng ra vườn đánh thức lá trầu dậy bằng những câu gọi nhẹ nhàng, tha thiết. Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế). Những lời gọi, “lời xin” cũng rất nhẹ nhàng, thể hiện sự trân trọng, biết ơn với trầu chứ không phải thò tay giật lá. Và rồi, cậu bé cũng rất quý, rát thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất khẽ, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. NV5: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Văn bản đề cập đến nội dung gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 2. Thể thơ - Thể thơ: 5 chữ
3. Phân tích 3.1. Phần đầu: câu hát của bà - Câu hát của bà là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. 🡪 chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu. 3.2. Cuộc trò chuyện với trầu a. Coi trầu như một người bạn - Khi “đánh thức trầu”, cậu bé coi trầu như con người, có đủ giác quan, cảm nhận: + Nghe được: Đã ngủ rồi hả trầu?/ Đã dậy chưa hả trầu? + Nhìn thấy: Mở mắt xanh ra nào + Tin rằng trầu biết đau, biết giật mình: Không làm mày đau đâu/ Đừng lụi đi trầu ơi! 🡪 Cây trầu có đủ giác quan và có cuộc sống như con người. - Cách xưng hô: mày, tao 🡪 thể hiện sự thân mật, gần gũi, thân thiết như những người bạn đồng trang lứa. b. Dành tình cảm quý mến, tôn trọng trầu - Cậu bé đánh thức trầu rồi mới hái: + Vâng theo lời dặn của bà, của mẹ. + Tôn trọng cây cối. 🡪 thể hiện sự yêu quý, nâng niu cây cối. - Lo lắng, mong ước trầu đừng lụi 🡪 nét ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu trẻ thơ. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Bài thơ là lời đánh thức trầu để xin hái lá cho bà vào đêm khuya. Qua đó thể hiện sự trân trọng, nâng niu, yêu quý của người dân quê với thiên nhiên và nét hồn nhiên, đáng yêu của trẻ thơ. 2. Nghệ thuật - Lời thơ nhẹ nhàng kết hợp nghệ thuật nhân hóa, câu hỏi tu từ thể hiện tình cảm của cậu bé với lá trầu. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Bài thơ của tác giả nào?
Câu 2: Tại sao cậu bé khi hái trầu vào đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”?
Câu 3: Lời trong câu hát của bà “mày làm chúa tao/tao làm chúa mày” theo em không mang ý nghĩa nào sau đây?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: 1B-2D-3C
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm “con người là chúa tể của muôn loài”?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
GV nhận xét: Quan niệm “con người là chúa tề cùa muôn loài” không phải là quan niệm cùa người dân quê. Đó là một quan niệm không công bằng, dẫn đến những tác hại đối với các loài cây, loài con và môi trường sống. Con người nói chung và mỗi một chứng ta nên học tập cách úng xử cùa cận bé, bà và mẹ cậu bé cũng như những người dân quê khác, để chung sống bền lâu với thiên nhiên.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng, vận dụng được biện pháp tu từ khi viết và khi nói.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra ví dụ và yêu cầu HS quan sát:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ "Mặt trời" trong hai dòng thơ có mang ý nghĩa giống nhau không? Tại sao tác giả lại sử dụng cách nói như vậy? Cách nói như vậy gọi là gì? Bài học ngày hôm nay sẽ cùng tìm hiểu biện pháp tu từ này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm cụm từ và cách mở rộng thành phần chính của câu.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
NV1: Tìm hiểu phép tu từ ẩn dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Hãy quan sát ví dụ sau và trả lời câu hỏi: Anh đội viên nhìn Bác + Trong đoạn thơ, cụm từ "Người Cha" dùng để chỉ ai? + Vì sao có thể dùng "Người Cha" để chỉ Bác Hồ? + Nếu không đặt câu thơ đó trong văn cảnh (bài thơ) liệu chúng ta có hiểu "Người Cha" là ai không? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - Người cha: để chỉ Bác Hồ - Mục đích: Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với các anh bộ đội như tình cha con; Tình cảm kính yêu, biết ơn của các chiến sĩ với Bác. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu phép tu từ hoán dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: GV yêu cầu HS đọc các VD. Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. - GV chú ý HS các từ in đậm: áo nâu, áo xanh - GV đặt câu hỏi: + Nếu tách các từ áo nâu, áo xanh ra khỏi câu thơ thì chúng có ý nghĩa như thế nào? + Trong câu thơ trên, những từ ngữ đó chỉ đối tượng nào?Vì sao? + Như vậy giữa áo nâu và áo xanh với người nông dân và công nhân có mối quan hệ? + Em nhận xét gì về cách gọi tên của các sự vật đó? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: áo nâu: áo màu nâu chỉ màu sắc áo áo xanh: áo màu xanh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Gv giải thích thêm: Người nông dân và công nhân ( sự vật được chỉ) + Người nông dân mặc áo nâu Dấu hiệu SV + Người công nhân mặc áo xanh - GV bổ sung: Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành có mối quan hệ gần gũi + Nông dân gọi áo nâu; CN gọi áo xanh + Nơi ở người nông dân- nông thôn + Nơi ở người CN - thị thành NV3: So sánh biện pháp từ ẩn dụ và hoán dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, so sánh biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ theo phiếu học tập sau:
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ẩn dụ 1. Xét ví dụ 2. Nhận xét - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt. II. Hoán dụ
2. Nhận xét - Hoán dụ: Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác. |
Bảng đôi chiếu ân dụ và hoán dụ
Nội dung | Ẩn dụ | Hoán dụ |
Định nghĩa (là gì? Thế nào là...?) | là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đổng với nó. | là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó. |
Cơ chế (... được tạo ra theo cách nào?) | dựa trên mối quan hệ tương đổng giữa các sựvật, hiện tượng. | dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng. |
Tác dụng (có tác dụng gì?) | làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, sáng tạo. | làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, sáng tạo. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV cho mỗi HS tìm ví dụ cho mỗi biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ). - Gv làm mẫu thông qua ví dụ từ trong bài Lao xao ngày hè. Sau đó yêu cầu HS tự tìm thêm ví dụ trong VB. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. GV phân công HS làm theo nhóm Nhóm 1: ý a Nhóm 2: ý b Nhóm 3: ý b Nhóm 4: ý d - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà cho HS: bài tập 5,6,7/trang 121 | Bài tập 1/ trang 121 - HS tự tìm ví dụ. - Chỉ ra điểm giống và khác nhau: + Giống: cả hai biện pháp đều dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng. + Khác: So sánh có đủ hai vế A và B (cái được so sánh, cái dùng để so sánh và từ so sánh). Ẩn dụ: chỉ có vế B (cái dùng để so sánh và từ so sánh). Bài 2/ trang 121 a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"
b. Nét tương đồng
Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người. Bài 3/ trang 121 a. cả làng xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người trong xóm b. đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những con ong trong đõ c. thành phố (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người dân sống trong thành phố d. nhà trong, nhà ngoài (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những thân sống ở nhà trong và nhà ngoài Bài 4/trang 121 - “Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu giống đôi mắt con người. 🡪 phép nhân hóa |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một loài cây hoa một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu:
- Đọc đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định yêu cầu của đề. Với bài tập này, có cả yêu cầu về đề tài (viết về cái gì?) và yêu cầu về hình thức, diễn đạt (sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ)
- Lựa chọn đề tài cho đoạn văn ngắn của bản thân: (viết về cây hoa thì là hoa gì?, viết về con vật thì là con vật nào?); lựa chọn nhanh biện pháp tu từ cần sử dụng (nhân hoá/ẩn dụ/hoán dụ?).
- Viết bản thảo đoạn văn đồng thời đọc lại và chỉnh sửa nhanh.
GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
MỘT NĂM Ở TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí.
- Nhận biết được chủ đề của VB tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Trong những năm học Tiểu học, em có kỉ niệm đáng nhớ nhất nào không? Hãy kể lại cho các bạn cùng nghe.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước, học sinh đọc bài ở nhà và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc. - HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu bài thơ Hoa bìm - GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày, chia sẻ. - GV đặt tiếp câu hỏi cả lớp: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Chia sẻ bài viết ngắn GV thực hiện Kĩ thuật phòng tranh. Hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước, dán bài lên bảng nhóm. - GV yêu cầu các HS trong lớp theo dõi bài trong nhóm và nhận xét cho nhau: + Nói về đặc điểm riêng của một cây hoa hoặc một con vật mà em yêu thích. + Sử dụng ít nhất 1 trong các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ. + Dung lượng: khoảng 150 đến 200 chữ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | II. Tìm hiểu chi tiết - Thể loại: hồi kí - Một năm ở Tiểu học kể lại chuỗi sự việc mà tác giả là người kể. - Đó là những sự việc có thật diễn ra tại quá khứ gắn với quãng đời học sinh của nhân vật “tôi”. - Nhân vật xưng “tôi”, người kể chuyện ngôi thứ nhất , là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm và là hình bóng của tác giả Nguyễn Hiến Lê ngoài đời. - Văn bản có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm. II. Viết ngắn |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thuộc thể loại hồi kí nổi tiếng trong và ngoài nước như: Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Thời thơ ấu (Macxim-Gorki).
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Biết viết VB bảo đàm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh , đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Bức tranh này thể hiện vào dịp nào? Tại sao em nhận định như vậy? Người dân có những hoạt động gì ?
-
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tại nơi em đang sống và học tập hằng ngày hẳn là có rất nhiều cảnh sinh hoạt thú vi đang diễn ra với bao nhiêu khoảnh khắc đáng nhớ. Bằng cách nào để em có thể chia sẻ với bạn bè, người thân những khoảnh khắc đáng nhớ mà em từng chứng kiến? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với cách làm bài tả cảnh sinh hoạt
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với cách làm bài tả cảnh sinh hoạt b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS, dựa vào SGK: + Kiểu bài tả cảnh sinh hoạt là kiểu bài như thế nào? + Hãy rút ra những đặc điểm của kiểu bài này? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm - Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tà, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó. 2. Yêu cầu đối với kiểu bài tả cảnh sinh hoạt - Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt. - Tả lại cành sinh hoạt theo một trật tự hợp lí (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể,...). - Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể. - Gợi tà được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt. - Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động,... - Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết vể cảnh được miêu tả. - Cấu trúc bài văn gồm ba phần:
|
Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo
a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi (SGK – trang 104) để nhận biết được đặc điểm: + Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa? + Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào? + Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt? + Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông? + Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không? + Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung, khi miêu tả cảnh sinh hoạt em cần nhớ:
| II. Phân tích ví dụ 1. Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể. 3. Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ 4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác. 5. Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi rõ ràng, chi tiết. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK. Hãy cho biết để viết bài văn tả sinh hoạt cần thực hiện theo những bước nào? - Hướng dẫn HS làm bài: NV1: Chuẩn bị trước khi viết. Chuẩn bị trước khi viết GV có thể hướng dẫn một số đề tài để HS cân nhắc lựa chọn: - HS cần lựa chọn đề tài mà em yêu thích, có hứng thú trong việc quan sát, miêu tả, thân thuộc, gần gũi với em và thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế để chuẩn bị cho bài viết. NV 2: Tìm ý, lập dàn ý - GV hướng dẫn HS điền vào phiếu học tập để tìm ý (Hồ sơ dạy học), quan sát ghi chép về một cảnh sinh hoạt - GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo bố cục của bài văn tả cảnh sinh hoạt. NV3: Viết bài NV4: Chỉnh sửa và chia sẻ - Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm để kiểm tra và điều chỉnh bài viết để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết cùa bản thân (thực hiện ở nhà hoặc trên lớp), nên dùng bút khác màu để tự điều chỉnh. - Tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, tiếp tục dùng bàng kiểm để góp ý cho nhau. Khuyến khích HS về nhà tiếp tục điều chỉnh bài viết. - Cuối cùng, cho HS thào luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và từ những gì học hỏi được từ bạn về cách kể lại trải nghiệm của bản thân. - GV khuyến khích, động viên HS làm. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | III. Thực hành Đề bài: Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự. - Quy trình viết gồm 3 bước: + Chuẩn bị trước khi biết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tìm đọc một số bài văn kể về trải nghiệm của bản thân để tham khảo cách viết, cách dùng từ ngữ, biện pháp thu từ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Quan sát và ghi chép của tôi về một cảnh sinh hoạt -Tôi muốn viết VB tả lại cảnh sinh hoạt nào?........................................................... …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. - Cảnh sinh hoạt ấy diễn ra ở đâu, vào thời gian nào? ?..................................... …………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………- Cành sinh hoạt ấy có những hoạt động, hình ảnh quan trọng nào? …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. - Nhìn bao quát từ xa, khung cảnh, không khí chung của bức tranh có những nét nổi bật nào? ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. - Ở vị trí quan sát gần hơn, những hình ảnh, hoạt động nào sẽ là điểm nhấn của bài viết? ………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. - Hình ảnh, hoạt động trong cảnh sinh hoạt đâ tác động đến các giác quan nào của tôi? - Những hình ảnh thiên nhiên nào đã làm nền cho bức tranh sinh hoạt? Chúng có nên được nhân hoá? - Cảm tưởng/ấn tượng chung của tôi khi quan sát cảnh sinh hoạt này? |
Phiếu học tập số 2
Phiếu ghi chép: Câu chuyện về trải nghiệm của tôi
Tôi muốn kể câu chuyện gì? Kể cho ai nghe?
………………………………………………………………………………….
Chuyện xảy ra ở đâu, khi nào?
………………………………………………………………………………….
Những sự kiện gì mà tòi còn nhớ?
………………………………………………………………………………….
Cảm xúc, suy nghĩ của tói lúc đó thế nào?
………………………………………………………………………………….
Sự việc đã xảy ra có ý nghĩa gì với tôi?
………………………………………………………………………………….
Bảng kiểm bài viết kể lại trải nghiệm của bản thân
Các phần của bài viết | Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Mở bài | Dùng ngôi thứ nhất để kể. | |
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. | ||
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp đẫn với người đọc. | ||
Thân bài | Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. | |
Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. | ||
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng. | ||
Kết hợp kể và tả. | ||
Kết bài | Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV dung kĩ thuật KWL để gợi mở vấn đề:
(Liệt kê các yêu cầu cần có của một bài kể về trải nghiệm) | W – Điều muốn biết (Những điều em muốn biết về cách kể một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân) | L – Điều học được (Điều em học được khi làm bài kể về một trải nghiệm của bản thân) |
…………………………… …………………………… …………………………… | ………………………….. ……………………………. ……………………………. | ……………………………. ……………………………. ……………………………. |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về cách nói/ trình bày lại một trải nghiệm của bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói - GV yêu cầu HS qua sát nội dung sách giáo khoa. GV chuẩn bị sơ đồ 5W1H (Phiếu học tập phần Hồ sơ dạy học) NV2: Tìm ý, lập dàn ý - GV hướng dẫn HS: + Đọc lại bài văn đã viết. + Xác định các ý sẽ nói. + Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú). + Trao đổi dàn ý với bạn h òng nhóm để hoàn thiện hơn. + Cân nhắc việc có nên sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài nói hay không, nếu HS đã lưu lại những hình ảnh liên quan đến câu chuyện mà HS muốn chia sẻ. - GV sử dụng kĩ thuật công não: yêu cầu mỗi nhóm HS trong thời gian 30s, nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Nhóm nào đến cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng trùng lặp với với nhóm trước sẽ giành chiến thắng. - GV liệt kê nhanh các ý tưởng của HS lên bảng phụ để giúp HS ghi nhớ. - GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách trình bày một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Chuẩn bị bài nói 2. Các bước tiến hành - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói - Tìm ý, lập dàn ý |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp luyện nói theo cặp đôi. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS luyện nói + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 3. Trình bày bài nói |
Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói
a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại: + 3 ưu điểm về bài nói của bạn +2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói - GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện đánh giá theo phiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | 4. Trao đổi về bài nói |
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bàng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
Nội dung kiểm tra | Đạt/chưa đạt |
Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội Dung và kết thúc. | |
Câu chuyện kể về trải nghiệm của nguời nói. | |
Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra. | |
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. | |
Các sự việc được kể theo trinh tự hợp lí | |
Kết hợp kể và tả khi kể. | |
Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện. | |
Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện. | |
Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí. |
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu được các đặc điểm của thể loại truyện đồng thoại.
- Hiểu được các đặc điểm của một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Nắm được cách viết/trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện các đặc điểm của truyện đồng thoại, của bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- Năng lực viết/ trình bày bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: hững trải nghiệm trong đời.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 4.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về đọc
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung, các sự kiện đặc sắc của các văn bản đã học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Câu 1 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, ghép các phần nội dung phù hợp với ba văn bản và trình bày.
NV2: Câu 2, 3 - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS thảo luận: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? - Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: | I. Ôn tập văn bản 1. Nội dung các văn bản đã học 2. Cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản. - Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá. - Khác nhau: + Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình. + Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu. + Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình. |
Văn bản | Nội dung chính |
Bài học đường đời đầu tiên | Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách kiêu căng xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt . Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. |
Giọt sương đêm | Văn bản kể về Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê. |
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ | Truyển kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà… Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con. |
Hoạt động 2: Ôn tập về viết
a) Mục tiêu: HS nắm được cách trình bày bài viết hoặc nói.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ vào vở và điền những đặc điểm của kiểu bài kể lại trải nghiệm của bản thân. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. | I. Ôn tập viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn.
- Hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Qua những gì đã học trong bài này, em nghĩ gì về ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống của chúng ta.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. | - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |