Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

Lý thuyết về Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

- Sự xâm lược của thực dân Anh:Từ đầu thế kỉ XVII, các nước phương tây từng bước xâm nhập vào Ấn Độ. Anh và Pháp tranh giành nhau trong công cuộc xâm nhập vào Ấn Độ. 

=> Anh giành thắng lợi, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

- Chính sách thống trị của thực dân Anh:

  • Áp dụng chính sách “chia để trị”,”dùng người Ấn trị người Ấn”.
  • Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.
  • Khơi sâu mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc.

=> Đời sống nhân dân Ấn Độ cực khổ. => Các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

1. Khởi nghĩa Xi-pay

- Nguyên nhân: Thực dân Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh.

- Diễn biến: Năm 1857, 60 nghìn lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ, nghĩa quân lập chính quyền ở ba thành phố lớn.

- Kết quả: Thất bại.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập.

2. Sự ra đời của Đảng Quốc đại và cao trào cách mạng 1905 – 1908

a) Đảng Quốc đại

- Thời gian ra đời: Năm 1885.

- Thành phần: Tư sản và trí thức Ấn Độ.

- Phương pháp đấu tranh:

  • Giai đoạn 1885 – 1905: đấu tranh ôn hòa đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.
  • Giai đoạn 1905 – 1908: phân hóa thành hai phái:
  • Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp với thực dân Anh, đòi cải cách.
  • Phái “cực đoan” do Ti-lắc đứng đầu có thái độ kiện quyết chống thực dân Anh.

b) Cao trào cách mạng 1905 – 1908

- Hoàn cảnh: tháng 7/1905, thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan trên cơ sở tôn giáo: miền Đông của các tín đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những tín đồ đạo Hinđu.

- Diễn biến chính:

  • Ngày 16/10/1905, đạo luật chia cắt Bengan bắt đầu có hiệu lực, nhân dân coi đó là ngày quốc tang. Hơn 10 vạn người đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài hát Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc.
  • Tháng 6/1908, vụ kết án Ti-lắc đã làm bùng lên một đợt đấu tranh mới, tiêu biểu là ở Bombay.

- Kết quả: thực dân Anh buộc phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan.

- Ý nghĩa:

  • Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
  • Cổ vũ phong trào dân tộc ở các thuộc địa.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất của nhân dân Ấn Độ chống lại thực dân Anh từ năm 1857-1859?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi- pay (1857-1859) (SGK Lịch sử 8 tr 57)

Câu 2:  Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuối thế kỷ XVIII, sau khi gạt bỏ Pháp, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ.

Câu 3:  Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ đầu thế kỷ thứ XVII, các nước tư bản phương Tây, trong đó Anh và Pháp đã tranh nhau xâm lược Ấn Độ.

Câu 4:  Đảng Quốc đại được thành lập vào năm 1885 ở Ấn Độ nhằm mục đích gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội, gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

Câu 5:  Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau cuộc chiến tranh Anh-Pháp trên đất nước Ấn Độ, thực dân Anh đã giành được độc quyền xâm chiếm Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, Anh đã hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ.

Câu 6:  Đảng Quốc dân Đại hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập vào năm 1885

Câu 7:
Các câu sau đúng hay sai?
1. Đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ trở thành nơi tranh giành giữa thực dân Anh và thực dân Pháp.
2. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp công nhân Ấn Độ.
3. Mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại là giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.
4. Khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) và các cuộc bãi công ở Bom-bay (7/1908) là những phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Các câu sau đúng hay sai?
1. Đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ trở thành nơi tranh giành giữa thực dân Anh và thực dân Pháp.
2. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp công nhân Ấn Độ.
Đảng Quốc đại (thành lập năm 1885) là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.
3. Mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc đại là giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.
4. Khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) và các cuộc bãi công ở Bom-bay (7/1908) là những phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

Câu 8: Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thực dân Anh đã thi hành chính sách cai trị trực tiếp đối với Ấn Độ. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ.

Câu 9: Sang đầu thế kỉ XVIII, nước nào đã hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sang đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ. Kết quả là Anh đã gạt Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phạt và đặt ách thống trị Ấn Độ. (SGK Lịch sử 8 tr 56)

Câu 10:  Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực lượng lãnh đạo cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ.

Câu 11: Năm 1885, Đảng Quốc đại được thành lập ở Ấn Độ nhằm mục đích gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc. SGK Lịch sử 8 tr 57)

Câu 12: Năm 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan đối với Ấn Độ, chia Ấn Độ thành hai miền: miền Đông Ấn Độ theo đạo Hồi giáo và miền Tây Ấn Độ theo đạo Hinđu giáo.

Câu 13:  Trong Đảng Quốc đại, Ti Lắc là thủ lĩnh của phái

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong Đảng Quốc đại, Ti Lắc là thủ lĩnh của phái "Cấp tiến"

Câu 14:  Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ chương dùng phương pháp gì để đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp ôn hòa để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách Ấn Độ.

Câu 15: Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Ấn Độ) là chính đảng của lực lượng xã hội nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập vào năm 1885. SGK Lịch sử 8 tr 57)