Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Lý thuyết về Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859

- Hoàn cảnh: 

  • Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên chúa, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
  • Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- Diễn biến chính:

  • Rạng sáng ngày 1/9/1858, quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. 
  • Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. 

- Kết quả: Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

a) Thực dân Pháp chiếm Gia Định và các tỉnh Đông Nam Kì

- Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.

- Đêm 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch. Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

b) Hiệp ước Nhâm Tuất

- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất. 

- Nội dung:

  • Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
  • Mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. 
  • Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
  • Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
  • Pháp sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình chống giặc.

- Tại Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi: Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861); Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì:

  • Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình Huế cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.
  • Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ 20 đến 24/06/1867, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn.

- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chiến đấu chống Pháp:

  • Các trung tâm kháng chiến được thành lập ở Đồng Tháo Mười, Tây Ninh, Bến Tre,… với các lãnh tụ nổi tiến như Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực,… 
  • Các nho sĩ dùng thơ văn để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,…
  • Từ 1867 đến 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp bùng nổ ở Nam Kì.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1:  Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đối lập với thái độ bạc nhược của triều đình, nhân dân các tỉnh miền Tây vẫn kiên quyết đấu tranh chống Pháp: một số sĩ phu bất hợp tác với thực dân, tìm đường ra Bình Thuận để mưu cuộc kháng chiến lâu dài do Nguyễn Thông đứng đầu; khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực…
Khởi nghĩa của Trương Định thuộc khu vực Đông Nam Kì.

Câu 2:  Sự kiện nào đánh dấu việc Pháp chính thức xâm lược Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 3: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

Câu 4:  Năm 1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

Câu 5:  Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 6:  "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

Câu 7:  Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Kì chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Ông được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ.

Câu 8: Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế "thủ hiểm".

Câu 9:  Đứng trước cơ hội phản công vào giữa năm 1860, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 7 – 1860, phần lớn quân Pháp đều bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên 1 phòng tuyến dài hơn 10km.Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng ở đại đồn Chí Hòa mới xây dựng trong tư thế "thủ hiểm".

Câu 10: Nguyên nhân trực tiếp thực dân Pháp sử dụng để tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 11: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.