Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Lý thuyết về Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế

Khái niệm: Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học,… Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.

1. Toàn cầu hóa về kinh tế

a) Thương mại phát triển

- Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao.

- Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên (2016).

b) Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

- Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,…

c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.

- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB,… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.

d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

- Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn.

- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.

2. Hệ quả của toàn cầu hóa

- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

- Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.

- Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC,…

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

- Thời cơ: Vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.

- Thách thức: Quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: NAFTA bao gồm các nước thành viên

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào SGK Địa lí 11, trang 11, bảng 2 (Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực), NAFTA là tổ chức Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ được thành lập năm 1994, tính đến năm 2005 bao gồm 3 thành viên: Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Toàn cầu hóa có các biểu hiện là: Thương mại thế giới phát triển mạnh; đầu tư nước ngoài tăng nhanh; thị trường quốc tế mở rộng và các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 3: Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là 150 thành viên. 11/1/2007 WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên WTO chính thức cho Việt Nam.

Câu 4: Tổ chức chi phối đến 95% hoạt động thương mại của thế giới là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Câu 5: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừalà thách thức đối với VN:

       + Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

       + Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia.

Câu 7: Các công ti xuyên quốc gia có đặc điểm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện nay, trên toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh, chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 70% đầu tư trực tiếp và trên 70% việc chuyển giao công nghệ - khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.

Câu 8: Toàn cầu hoá là quá trình liên kết 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 10: "Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học..."

Câu 9: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO) với 150 thành viên, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới.

Câu 10: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ quả của toàn cầu hóa:

- Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.

- Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.

Câu 11: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương được viết tắt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào SGK Địa lí 11, trang 11, bảng 2 (Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương được viết tắt là APEC thành lập vào năm 1989.

Câu 12: Mặt tích cực nhất mà toàn cầu hoá kinh tế mang lại là thúc đẩy

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Địa lí 11, trang 11: “Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế”. Như vậy, mặt tích cực nhất mà toàn cầu hoá kinh tế mạng lại là thúc đẩy sản xuất, tăng cường hợp tác quốc tế.