MỤC LỤC
Cho hình trụ có đáy là hai đường tròn tâm O và O’, bán kính đáy bằng chiều cao và bằng 2a. Trên đường tròn đáy có tâm O lấy điểm A, D sao cho $\large AD = 2\sqrt{3}$; gọi C là hình chiếu vuông góc của D lên mặt phẳng chứa đường tròn (O’); trên đường tròn tâm O’ lấy điểm B (AB chéo với CD). Đặt $\large \alpha$ là góc giữa AB và đáy. Tính $\large tan\alpha$ khi thể tích khối tứ diện CDAB đạt giá trị lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
Gọi H là hình chiếu vuông góc của B lên mặt phẳng chứa đường tròn (O).
Gọi K là hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng chứa đường tròn (O’).
Ta có HAD.BKC là một hình lăng trụ đứng.
Ta có thể tích của tứ diện CDAB là:
$\large V_{ABCD} = \dfrac{1}{3}V_{HAD.BKC} = \dfrac{1}{3}.2a.\dfrac{1}{2}.AD.d(H;AD) = \dfrac{1}{3}.2a.\dfrac{1}{2}.2a\sqrt{3}.d(H;AD)$.
$\large (V_{ABCD})_{max}\Leftrightarrow (d(H;AD))_{max}\Leftrightarrow$ H là điểm chính giữa cung lớn $\large \widehat{AD}$ của đường tròn (O). (1)
Theo định lý sin ta có
$\large \dfrac{AD}{sin\widehat{AHD}} = 2.2a\Leftrightarrow sin\widehat{AHD} = \dfrac{AD}{4a} = \dfrac{2\sqrt{3}a}{4a} = \dfrac{\sqrt{3}}{2}$
nên $\large \widehat{AHD} = 60^{\circ}$
Do đó (1) xảy ra khi $\large \Delta AHD$ đều $\large \Leftrightarrow AH = AD = 2\sqrt{3}a$
Suy ra: $\large tan\alpha = tan\widehat{BAH} = \dfrac{BH}{AH} = \dfrac{2a}{2a\sqrt{3}} = \dfrac{\sqrt{3}}{3}$
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới