MỤC LỤC
Cho hình thang cân ABCD, AB // CD, AB = 6cm, CD = 2cm, $\large AD = BC = \sqrt{13}$ cm. Quay hình thang ABCD xung quanh đường thẳng AB ta được một khối tròn xoay có thể tích là:
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Kẻ $\large DH \perp AB, CK \perp AB, K \in AB$. Suy ra HK = 2 cm.
Do ABCD là hình thang cân, AB = 6 cm, CD = 2 cm nên AH = BK = 2 cm.
Do $\large \Delta ADH, \Delta BCK$ vuông nên $\large DH = CK = \sqrt{13-4}$ = 3 cm
Đoạn DH quay xung quanh AB tạo thành hình tròn $\large C_{1}$ tâm H, bán kính $\large R_{1}$ = HD = 3 cm.
Đoạn CK quay xung quanh AB tạo thành hình tròn $\large C_{2}$ tâm K, bán kính $\large R_{2}$ = CK = 3 cm.
Gọi $\large V_{1}$ là thể tích khối nón đỉnh A, đáy là hình tròn $\large C_{1}$
Gọi $\large V_{2}$ là thể tích khối nón đỉnh B, đáy là hình tròn $\large C_{2}$
Gọi $\large V_{3}$ là thể tích khối trụ chiều cao HK và hai đáy là hai hình tròn $\large C_{1}$, $\large C_{2}$.
Ta có: $\large V_{1} = V_{2} = \dfrac{1}{3}\pi .DH^{2}.AH = \dfrac{1}{3}\pi .3^{2}.2 = 6\pi (cm^{3})$
$\large V_{3} = \pi .DH^{2}.HK = \pi .3^{2}.2 = 18\pi (cm^{3})$.
Khi hình thang ABCD quay xung quanh đường thẳng AB ta được một khối tròn xoay có thể tích là:
$\large V = V_{1}+V_{2}+V_{3} = 6\pi + 6\pi +18\pi = 30\pi (cm^{3})$
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới