NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
1. Nhập bào
- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
+ Nhập bào gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn à đưa thức ăn vào trong tế bào à lizôzim và enzim có tác dụng tiêu hóa thức ăn.
+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
2. Xuất bào:
Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
Nhập bào được chia thành 2 loại là: ẩm bào và thực bào.
"- Hình thành bóng xuất bào chứa chất thải
- Các bóng liên kết với màng sau đó màng biến đổi bài xuất chất thải ra ngoài màng tế bào."
Đây là quá trình gì?
Xuất bào là hiện tượng tế bào xuất các phân tử lớn ra khỏi tế bào chất. Quá trình này gồm hai bước:
Bước 1: Bóng màng chứa các đại phân tử (protein, glicoprotein,...) di chuyển tới màng nguyên sinh chất.
Bước 2: Bóng màng dung hợp với màng nguyên sinh chất, màng đứt ở vị trí tiếp xúc, và các địa phân tử được phóng thích ra ngoài.
"Quá trình này được thực hiện như sau: Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy đối tượng, sau đó nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi đối tượng đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân hủy nhờ các enzim."
Đây là quá trình gì?
Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để ăn các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn. Quá trình này được thực hiện như sau: Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy đối tượng, sau đó nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi đối tượng đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân hủy nhờ các enzim.
Xuất bào là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. (Lý thuyết cơ bản SGK lớp 10).
Thực bào: chất vận chuyển ở dạng rắn.
Ẩm bào: chất vận chuyển ở dạng lỏng.
Nhập bào là phương thức vận chuyển các chất có kích thước lớn như protein và các đại phân tử vào trong tế bào.
Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. (Lý thuyết cơ bản SGK lớp 10).
Đây là quá trình thực bào: tế bào động vật "ăn" các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.
Protein là đại phân tử hợp chất hữu cơ không thể lọt qua các lỗ màng được nên phải sử dụng hình thức xuất nhập bào để truyền tải chúng ra hoặc vào tế bào.
Đây là quá trình ẩm bào: tế bào đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào.
"Tế bào đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào."
Đây là quá trình gì?
Ẩm bào (pinocytosis) là "tế bào uống" các dịch lỏng và các chất tan có kích thước nhỏ. Tế bào đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào.
Các kiểu thực bào: với các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) thì gọi là thực bào, với các phần tử lỏng (ví dụ giọt thức ăn) thì gọi là sự ẩm bào.
Hình 1: vận chuyển chủ động.
Hình 2: vận chuyển thụ động.
Hình 3: nhập bào và xuất bào.
Vận chuyển thụ động và chủ động không làm biến dạng màng sinh chất.