I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
S : (Z = 16) $1{{\text{s}}^{2}}2{{\text{s}}^{2}}2{{p}^{6}}3{{\text{s}}^{2}}3{{p}^{4}}$. Lớp ngoài cùng có 6e
Lưu huỳnh thuộc nhóm VIA, chu kì 3
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
- Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình : Lưu huỳnh ta phương (${{S}_{\alpha }}$) và lưu huỳnh đơn tà (${{S}_{\beta }}$). Hai dạng thù hình này có thể biến đổi qua lại với nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
- Ở ${{t}^{o}}<{{113}^{0}}C$ ${{S}_{\alpha }}$ và ${{S}_{\beta }}$ là những chất màu vàng, phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo thành mạch vòng.
- Ở ${{t}^{o}}={{1400}^{o}}C$ hơi lưu huỳnh là phân tử ${{S}_{2}}$
- Ở ${{t}^{o}}={{1700}^{0}}C$ hơi lưu huỳnh là những nguyên tử S.
III. Tính chất hóa học
Lưu huỳnh có số oxi hóa -2, 0, +4, +6
$\to $ Lưu huỳnh có tính oxi hóa khử
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro
Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại thu được muối hóa trị thấp của kim loại.
$\mathop S\limits^0 + \mathop {Fe}\limits^0 \xrightarrow{{{t}^{o}}}\mathop {Fe}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ - 2} $
$\mathop S\limits^0 + \mathop {{H_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t}^{o}}}\mathop {{H_2}}\limits^{ + 1} \mathop S\limits^{ - 2} $
Thủy ngân phản ứng với S ở ngay nhiệt độ thường.
\[\mathop {Hg}\limits^0 + \mathop S\limits^0 \to \mathop {Hg}\limits^{ + 2} \mathop S\limits^{ - 2} \]
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với phi kim mạng hơn như oxi, clo, flo
$\mathop S\limits^0 + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t}^{o}}}\mathop S\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} $
$\mathop S\limits^0 + 3\mathop {{F_2}}\limits^0 \xrightarrow{{{t}^{o}}}\mathop S\limits^{ + 6} \mathop {{F_6}}\limits^{ - 1} $
V. Ứng dụng của lưu huỳnh.
- 90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để sản xuất ${{H}_{2}}S{{O}_{4}}$
- 10% lượng lưu huỳnh còn lại được dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, diêm, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu, diệt nấm trong nông nghiệp
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh
- Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành mỏ lớn ở trái đất
- Lưu huỳnh còn có ở dạng hợp chất như các muối sunfat, muối sunfua
- Lưu huỳnh thường được khai thác trong các mỏ bằng các thiết bị đặc biết.
Ứng dụng của lưu huỳnh là nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric
X là S.
Số oxi hóa của S trong oleum là +6
Số oxi hóa của S trong $ {{H}_{2}}{{S}_{3}}{{O}_{10}}\left( {{H}_{2}}S{{O}_{4}}.2S{{O}_{3}} \right) $ là +6
Nhận xét không đúng là S không tan trong các dung môi hữu cơ.
Lưu huỳnh có số oxi hóa là 0, nên lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa và thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử.
Sản phẩm thu được khi cho Fe tác dụng với S là
$ F\text{e}+S\xrightarrow{{{t}^{o}}}F\text{e}S $
Phát biểu không đúng là : Sắt phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường vì sắt phản ứng với lưu huỳnh khi đun nóng.
Lưu huỳnh có Z = 16
$ \to $ $ 1{{s}^{2}}2{{s}^{2}}2{{p}^{6}}3{{s}^{2}}3{{p}^{4}}. $
Số oxi hóa cao nhất của lưu huỳnh trong hợp chất là +6
Nhận xét không đúng là : S thể hiện tính khử khi tác dụng với $ {{H}_{2}} $ vì trong phản ứng này S nhận e để thu được $ {{S}^{-2}} $ nên S thể hiện tính oxi hóa
$ {{H}_{2}}+{{S}^{0}}\to {{H}_{2}}{{S}^{-2}} $
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là : Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
Oxi có tính oxi hóa mạnh và lớn hơn lưu huỳnh.
Trong $ {{H}_{2}}S $ thì S có số oxi hóa -2 thấp nhất nên tính chất cơ bản của $ {{H}_{2}}S $ là thể hiện tính khử.
S không tan trong nước.
Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với những chất mang tính khử
$ 2Al\,+3\,S\xrightarrow{{{t}^{o}}}A{{l}_{2}}{{S}_{3}} $
Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất là -2, +4, +6
Lưu huỳnh phản ứng được với Hg ở điều kiện thường
Lưu huỳnh không phản ứng với $ {{N}_{2}} $
$ {{F}_{2}} $ oxi hóa S lên số oxi hóa cao nhất
$ S+3{{F}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}S{{F}_{6}} $
$ 3{{S}^{0}}+2KC{{l}^{+5}}{{O}_{3}}\to 2KC{{l}^{-}}+3{{S}^{+4}}{{O}_{2}} $
$ {{S}^{0}}\to {{S}^{+4}}+4\text{e} $
Lưu huỳnh nhường e $ \to $ Lưu huỳnh là chất khử.