I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật
- Lĩnh vực khoa học cơ bản:
- Về công cụ sản xuất: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
- Những nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
- Vật liệu mới, quan trọng nhất là chất Pô-li-me.
- Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó con người khắc phục được nạn đói, thiếu lương thực.
- Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: chế tạo ra những máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao,…
- Lĩnh vực chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), đưa con người bay vào vũ trụ (1961), đặt chân lên mặt trăng (1969),…
II. Ý nghĩa và tác động của các mạng khoa học – kĩ thuật
1. Ý nghĩa
- Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.
- Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
2. Tác động
- Tích cực:
- Tiêu cực:
Theo SGK Lịch sử 9 trang 48, tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vú của một con cừu đang có thai.
Khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển nhất là sự ra đời của máy tính điện tử và internet đã dẫn đến việc bùng nổ thông tin.
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, khởi đầu từ nước Mĩ.
Thế kỉ XVIII, nhân loại đã chứng kiến một cuộc cách mạng công nghiệp mở đầu ở nước Anh với những phát minh trong ngành dệt may, đặc biệt là phát minh ra máy hơi nước đã đưa nhân loại sang một trang mới. Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã bước và cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với những nội dung phong phú, tốc độ phát triển và những kết quả về nhiều mặt.
Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt Trăng.
Sự thay đổi của các nhân tố sản xuất đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động ở các nước tư bản phát triển với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là đối với các nước phát triển cao.
Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.
Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Liên hợp 37 của Liên Xô vào năm 1980.
Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…
Nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận là : năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều,... trong đó năng lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến.
Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đối với nhân loại:
- Về mặt tích cực:
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động.
+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động theo ngành kinh tế: tăng tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ, giảm tỉ lệ trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp.
- Về mặt tiêu cực:
+ Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
+ Gây ra nạn ô nhiễm môi trường, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
+ Làm xuất hiện những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh.
Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.
Lưu ý :
Năng lượng điện, than đá và dầu mỏ là những năng lượng đã được tìm ra từ trước đó. Đây là nguồn năng lượng đang đang dần cạn kiệt trong thiên nhiên. Chính vì thế, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại tìm ra các nguồn năng lượng vô tận, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.
Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.
Đầu những năm 60 của thế kỉ XX, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu thực hiện mục tiêu "đưa một người lên Mặt Trăng an toàn, và đưa phi hành gia này trở lại mặt đất bình yên".
Tàu vũ trụ Apollo 11 được phóng lên không gian vào ngày 16/7/1969 do 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin điều khiển bay vào quỹ đạo Mặt Trăng. Và Armstrong chính là người đầu tiên đặt chân lên mặt Mặt Trăng vào ngày 21 tháng 7 năm 1969.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 49, với việc công bố bản đồ gen người trong tương lai gần người ta có thể chữa trị được những căn bệnh nan y.
Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố "Bản đồ gen người". Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được giải mã hoàn chỉnh.
Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp với những biện pháp cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và những biện pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh đã khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm ở nhiều quốc gia.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới