I. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
- Thế giới:
- Trong nước:
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc
- Âm mưu của Pháp: Với sự viện trợ của Mĩ, ngày 13/5/1949 Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve với nội dung:
- Chủ trương của ta: Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
- Diễn biến chiến dịch:
- Kết quả:
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (Giảm tải)
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
- Nội dung:
- Ý nghĩa: Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
- Về chính trị:
- Về kinh tế:
- Về văn hóa - giáo dục: Cải cách giáo duc thực hiện theo 3 phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh.
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường (Giảm tải)
Theo SGK Lịch sử 9 trang 11, với viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiện "Kế hoạch Rơve", nhằm "khóa chặt biên giới Việt – Trung" bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và "cô lập căn cứ địa Việt Bắc" với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV, thiết lập "Hành lang Đông – Tây" (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
Theo SGK Lịch sử 9 trang 111, với lực lượng áp đảo, quân ta tiêu diệt Đông Khê (sáng 18 – 9) và uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, tuyến phòng thủ Đường số 4 bị lung lay. Đông Khê chính là cứ điểm đầu tiên bị ta tấn công trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 112, sau hơn 1 tháng chiến đấu trên mặt trận Biên giới, quân dân ta đã giải phóng biên giới Việt – Trung, … Kế hoạch Rơve bị phá sản.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 110, sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1 – 10 – 1949), tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không lợi cho thực dân Pháp. Như vậy, sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời ã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Những điểm cơ bản của kế hoạch Rơve là:
- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt - Trung.
- Thiết lập "Hành lang Đông - Tây" (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La).
- Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần hai, mong giành thắng lợi để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Phương án "Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh" là nội dung của kế hoạch Đờlát Đơ Tátxinhi.
Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là "tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới".
Hành lang Đông - Tây (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) do Pháp - Mĩ xây dựng nhằm cô lập Việt Bắc với vùng hậu phương liên khu III, IV đã bị quân dân Việt Nam chọc thủng ở Hòa Bình
Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là chiến dịch ta chủ động mở để phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ Việt Bắc. Chiến dịch kết thúc thắng lợi, bộ đội của ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã đưa ra hai báo cáo qua trọng là báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh và Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động cách mạng của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, đồng thời vạch rõ tiền đồ của cách mạng Việt Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 113, Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2 – 1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới