Bạch cầu - miễn dịch

Bạch cầu - miễn dịch

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bạch cầu - miễn dịch

Lý thuyết về Bạch cầu - miễn dịch

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

- Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bào vệ cơ thể chính là sự thực bào. Tham gia hoạt động thực là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô.

Image result for Sơ đồ hoạt động thực bào

- Kháng nguyên: là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut, hay trong các nọc độc của ông, rắn…

- Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do tế bào limphô B tạo ra để chống lại các kháng nguyên.

- Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào khì kháng thể ấy.

- Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể làm mất hoạt tính của kháng nguyên.

Hoạt động của bạch cầu

- Các vi khuẩn, virut thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và gây nhiễm cho các tế bào cơ thể, sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào limphô T (tế bào T độc)

Hoạt động của tế bào T

 

II. Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.

- Có hai loại miễn dịch: là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

- Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể). VD: Người nào đó từng bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì lần sau sẽ không mắc bệnh đó nữa

+ Miễn dịch bẩm sinh

+ Miễn dịch tập nhiễm

- Miễn dịch nhân tạo: là tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văc xin. (Vd: Bệnh bại liệt, bệnh uốn ván, bệnh lao…)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở người có 2 loại miễn dịch nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có 2 loại miễn dịch:

- Miễn dịch tự nhiên: gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm.

- Miễn dịch nhân tạo: bằng cách tiêm phòng vacxin.

Câu 2: Loại tế bào nào có khả năng phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm bệnh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bạch cầu limphô T tiết ra những phân tử prôtêin đặc hiệu để phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh (làm tan tế bào bị nhiễm).

Câu 3: Hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể khi có các vi sinh vật xâm nhập là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào.

Câu 4: Loại tế bào nào có khả năng thực bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tham gia hoạt động thực bào là bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô.

Câu 5: Loại tế bào nào có khả năng tiết kháng thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào limphô B có khả năng tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo của bạch cầu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bạch cầu trong suốt (không có màu) và có nhân.

Câu 7: Chức năng của bạch cầu là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

Câu 8: Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng bao nhiêu cơ chế dưới đây? (1) Thực bào. (2) Tạo kháng thể. (3) Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

Câu 9: Nhận định nào dưới đây sai khi nói về kháng nguyên - kháng thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tương tác giữa các kháng thể và kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa, nghĩa là kháng nguyên nào thì kháng thể ấy.

Câu 10: Đáp án nào sau đây đúng khi mô tả về sự thực bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự thực bào là bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.