1. Tính chất vật lý
- Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm.
- Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao $\left( {{800}^{0}}C \right)$ sắt mất từ tính. ${{T}^{0}}_{nc}={{1540}^{0}}C$.
2. Trạng thái tự nhiên
- Sắt chiếm 5% khối lượng vỏ trái đất, đứng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm)
- Trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất
- Quặng: hematit đỏ ($F{{e}_{2}}{{O}_{3}}$ khan), hematit nâu ($F{{e}_{2}}{{O}_{3}}.n{{H}_{2}}O$), manhetit ($F{{e}_{3}}{{O}_{4}}$), xiđerit ($FeC{{O}_{3}}$) và pirit ($Fe{{S}_{2}}$).
Phát biểu không đúng là: hematit nâu chứa FeO. Sửa: hematit nâu chứa \[F{e_2}{O_3}.n{H_2}O.\]
Tên các quặng sắt
Hematit nâu chứa \[F{e_2}{O_3}.n{H_2}O.\]
Hematit đỏ chứa \[F{e_2}{O_3}.\]
Xiderit chứa \[FeC{O_3}.\]
Manhetit chứa \[F{e_3}{O_4}.\]
Pirit chứa \[Fe{S_2}.\]
Sắt là kim loại màu trắng xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ \[{1540^0}C\], có khối lượng riêng là \[7,9{\text{ }}g/c{m^3}\]. Sắt có tính dẫn điện tốt đặc biệt có tính nhiễm từ.