Sự thu - phát sóng điện từ

Sự thu - phát sóng điện từ

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sự thu - phát sóng điện từ

Lý thuyết về Sự thu - phát sóng điện từ

1. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

+ Phải dùng sóng điện từ cao tần. Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.

+ Phải biến điệu sóng mang tức là trộn sóng âm tần với sóng mang ( sóng có tần số cao). Sóng mang đã được biến điệu (có tần số cao và biên độ biến điệu theo sóng âm tần ) sẽ truyền từ đài phát đến máy thu.

Sóng âm tần là dao động điện có cùng tần số với dao động âm nghe được ( 16 - 2000Hz). Sóng mang có tần số từ 500kHz đến 900 MHz.

+ Ở nơi thu phải tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.

+ Khi tín hiệu được đưa ra loa phải khuếch đại bằng mạch khuếch đại.

Chú ý:Nguyên tắc thu sóng điện từ là dựa vào hiện tượng cộng hưởng mạch LC.

2. Thang sóng vô tuyến

Sóng điện từ có tần số hàng nghìn Hz trở lên là sóng vô tuyến.

Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phần tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh áng Mặt Trời. Tầng điện li kéo dài từ độ cao khoảng 80km đến độ cao khoảng 800km.

Thang sóng vô tuyến:

+ Sóng dài: bước sóng lớn hơn 3 km ít bị nước hấp thụ nên được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước.

+ Sóng trung: bước sóng trong khoảng từ 200m đến 3km. Ban ngày bị hấp thụ mạnh nên không truyền được xa. Ban đêm ít bị hấp thụ, phản xạ tốt ở tầng điện li nên có thể truyền xa.

+ Sóng ngắn: bước sóng trong khoảng từ 10m đến 200m. Có năng lượng lớn, bị tầng điện li phản xạ mạnh xuống đất rồi từ mặt đất phản xạ lên tầng điện li. Do đó sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất nên sóng ngắn dùng trong thông tin vô tuyến mặt đẩt

+ Sóng cực ngắn: bước sóng nhỏ hơn 10m. Không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ nên nó có thể xuyên qua tầng điện li và được dùng trong thông tin vũ trụ. Sóng vô tuyến truyền hình dùng các sóng cực ngắn không truyền được xa trên mặt đất. 

Chú ý: Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn đều bị phản xạ ở tầng điện li.

3. Máy phát thanh đơn giản

Sóng điện từ cao tần mang tín hiệu âm được phát ra từ anten. Anten được coi là một mạch dao động hở vì có hai bản cực tụ điện mở rộng thành một dây hướng lên trời và một dây nối đất.

4. Máy thu thanh đơn giản

Máy thu thanh đơn giản gồm ít nhất năm bộ phận:

(1) anten thu; (2) mạch chọn sóng; (3) mạch tách sóng; (4) mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần; (5) loa

Bộ phận chính là mạch LC dùng để chọn sóng.

Trong thực tế ta mắc anten thu phối hợp với một mạch dao động LC.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Sự khác nhau giữa sóng điện từ và sóng ánh sáng là về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để phân biệt sự khác nhau giữa các sóng người ta thường căn cứ vào tần số hay bước sóng, do đó sự khác nhau giữa sóng điện từ và sóng ánh sáng là về bước sóng.

Câu 2: Sóng điện từ nào sau đây được dùng trong việc truyền thông tin trong nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sóng dài không bị nước hấp thụ nên được dùng để truyền thông tin trong nước.

Câu 3: Sóng vô tuyến sử dụng trong thông tin bằng điện thoại di động là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sóng vô tuyến sử dụng trong thông tin bằng điện thoại di động là sóng cực ngắn.