Một số cao su điển hình

Một số cao su điển hình

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Một số cao su điển hình

Lý thuyết về Một số cao su điển hình

A. Cao su tổng hợp

1. Cao su BuNa 

$nC{{H}_{2}}=CH-CH=C{{H}_{2}}\xrightarrow{\left( Na,{{t}^{0}},p \right)}$ ${{\left( -C{{H}_{2}}-CH=CH-C{{H}_{2}}- \right)}_{n}}$

2. Cao su isopren

$nC{{H}_{2}}=C\left( C{{H}_{3}} \right)-CH=C{{H}_{2}}\xrightarrow{\left( xt,{{t}^{0}},p \right)}$ ${{\left( -C{{H}_{2}}-C\left( C{{H}_{3}} \right)=CH-C{{H}_{2}}- \right)}_{n}}$

3. Cao su BuNa - N (buta-1,3-đien + nitron) 

$nC{{H}_{2}}=CH-CH=C{{H}_{2}}+nC{{H}_{2}}=CH-CN\xrightarrow{\left( xt,{{t}^{0}},p \right)}$ ${{\left( -C{{H}_{2}}-CH=CH-C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-CH\left( CN \right)- \right)}_{n}}$

4. Cao su BuNa - S (buta - 1,3 đien + stiren) 

$nC{{H}_{2}}=CH-CH=C{{H}_{2}}+n{{C}_{6}}{{H}_{5}}-CH=C{{H}_{2}}\xrightarrow{\left( xt,{{t}^{0}},p \right)}$ ${{\left( -C{{H}_{2}}-CH=CH-C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-CH\left( {{C}_{6}}{{H}_{5}} \right)- \right)}_{n}}$

5. Cao su cloropren

$nC{{H}_{2}}=CCl-CH=C{{H}_{2}}\xrightarrow{\left( xt,{{t}^{0}},p \right)}$ ${{\left( -C{{H}_{2}}-CCl=CH-C{{H}_{2}}- \right)}_{n}}$

B. Cao su thiên nhiên

- Cao su thiên nhiên là polime của isopren  ${\left( { - C{H_2} - C\left( {C{H_3}} \right) = CH - C{H_2} - } \right)_n}$

- Có tính chất đàn hồi, không dẫn điện, không dẫn nhiệt không thấm khí, nước, không tan trogn nước etanol, axeton… nhưng tan trong xăng benzene

- Do có liên kết đôi trong phân tử nên có khả năng cộng ${{H}_{2}},\,C{{l}_{2}}$ ..

- Tác dụng với lưu huỳnh tạo cao su lưu hóa cho loại cao su có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan cao hơn cao su thường

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
(2) Tinh bột là một loại polime tổng hợp.
(3) Protein là một loại polime thiên nhiên.
(4) Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh.
Số phát biểu đúng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các phát biểu đúng là: (1), (3).

(1) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng. => Đúng.

(2) Tinh bột là một loại polime tổng hợp => Sai. Nó là polime thiên nhiên

(3) Protein là một loại polime thiên nhiên. => Đúng.

 (4) Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh.=> Sai. Nó được tạo thành khi đồng trùng hợp Stiren và 1,3 - butađien.

Câu 2: Cứ 5,668 gam buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong \(CC{l_4}\). Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong cao su buna-S là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

\[\begin{gathered}
  \left\{ \begin{gathered}
  {C_4}{H_6}:a \hfill \\
  {C_8}{H_8}:b \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}
  \xrightarrow{{BTKL}}54a + 104b = 5,668 \hfill \\
  a = \frac{{3,462}}{{160}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}
  a = 0,02 \hfill \\
  b = 0,04 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \hfill \\
   \to a:b = 1:2.\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ 
\end{gathered} \]

Câu 3: Lấy 21,33 gam cao su isopren đã được lưu hóa đem đốt cháy hoàn toàn bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng ngưng tụ hết hơi nước thì còn lại 34,272 lít khí (đktc). Trung bình cứ bao nhiêu mắt xích isopren thì có 1 cầu nối đisunfua (–S–S–) ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đặt công thức của cao su lưu hóa là \[{C_{5n}}{H_{8n - 2}}{S_2}\]

Theo giả thiết và bảo toàn nguyên tố C và S, ta có

\[\begin{gathered}
  \left\{ \begin{gathered}
  {m_{{C_{5n}}{H_{8n - 2}}{S_2}}} = (68n + 62).x = 21,22\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\
  {n_{(C{O_2},S{O_2})}} = 5n.\underbrace {{n_{_{{C_{5n}}{H_{8n - 2}}{S_2}}}}}_x + 2.\underbrace {{n_{_{{C_{5n}}{H_{8n - 2}}{S_2}}}}}_x = 1,53 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \hfill \\
   \to \left\{ \begin{gathered}
  nx = 0,3 \hfill \\
  x = 0,015 \hfill \\ 
\end{gathered}  \right. \to n = 20\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \hfill \\ 
\end{gathered} \]