Đồng phân của peptit: Sự thay đổi vị trí các gốc $\alpha$ - aminoaxit tạo nên các peptit khác nhau.
+ Phân tử có n gốc $\alpha$ - aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân
VD: Tính số tripeptit có chứa cả ba gốc amino axit: glyxin, alanin, glutamic:
Cách 1: Số tripeptit = 3! = 6
Cách 2: Gly-Ala-Glu, Gly-Glu-Ala,
Ala-Gly-Glu, Ala-Glu-Gly
Glu-Gly-Ala, Glu- Ala-Gly
+ Công thức tính số đi, tri, tetra…..n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau : Số đồng phân peptit = ${{x}^{n}}$
Ví dụ : Tính số đipeptit được tạo bởi glyxin và alanin
Cách 1: Số đồng phân peptit = ${{2}^{2}}$ = 2 (n = 2 và x = 2)
Cách 2: Gly-Ala, Ala-Gly, Ala - Ala, Gly - Gly
Ví dụ : Tính số tripeptit được tạo bới glyxin và alanin
Cách 1: Số đồng phân peptit = ${{2}^{3}}$ = 8 (n = 2 và x = 3)
Cách 2: Gly-Gly-Gly, Ala-Ala-Ala, Gly-Ala-Ala, Ala -Ala -Gly
Ala-Gly-Ala, Gly-Gly-Ala, Ala-Gly-Gly,Ala-Gly-Ala
Tripeptit chứa gốc Glyxin và Alanin là
Đồng phân:
Gly – Gly – Ala, Gly- Ala-Gly, Ala-Gly-Gly
Ala-Ala-Gly, Ala-Gly-Ala, Gly-Ala-Ala
Dùng công thức tính nhanh:
Với n amino axit khác nhau sẽ tạo ra được n! n-peptit chứa đồng thời n gốc amino axit khác nhau. Suy ra : số tripeptit thủy phân đều thu được glyxin, alanin và phenylalanin là 3! = 3.2.1 =6
Số đồng phân phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin
Đồng phân là:
Ala-Ala-Gly, Ala-Gly-Ala, Gly-Ala-Ala
Đipeptit tối đa được tạo bởi alanin và glyxin là
Ala-Ala, Gly-Gly, Ala-Gly, Gly-Ala