Nghiệm của đa thức một biến

Nghiệm của đa thức một biến

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nghiệm của đa thức một biến

Lý thuyết về Nghiệm của đa thức một biến

Nếu tại $x = a$ đa thức $P\left(x \right)$ có giá trị bằng $0$ thì ta nói $a$ (hoặc $x = a$) là một nghiệm của đa thức đó.

Chú ý:

  1. Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,..... hoặc không có nghiệm.
  2. Người ta đã chứng minh được rằng số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nghiệm của đa thức $ 2\left( \dfrac{1}{3}x-\dfrac{1}{2} \right)-\dfrac{1}{2}(3-x) =0$

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ 2\left( \dfrac{1}{3}x-\dfrac{1}{2} \right)-\dfrac{1}{2}(3-x)=0\Leftrightarrow \dfrac{7}{6}x-\dfrac{5}{2}=0\Leftrightarrow x=\dfrac{15}{7} $

Câu 2: Cho $ f\left( x \right)=9-{{x}^{5}}+4x-2{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-7{{x}^{4}} $ ; $ g\left( x \right)={{x}^{5}}-9+2{{x}^{2}}+7{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-3x $ . Nghiệm của $ f\left( x \right)+g\left( x \right) $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ f\left( x \right)+g\left( x \right)=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}+x=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=0 \\ x=-\dfrac{1}{3} \end{array} \right. $

Câu 3: Đa thức $ P\left( x \right)=2x-6 $ có nghiệm là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ P\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=3 $

Câu 4: Nối cột A với cột B để được kết quả đúng.

Chọn đáp án đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \begin{array}{l} \dfrac{1}{3}x-2=0\Rightarrow x=2:\dfrac{1}{3}=6. \\ 7x+3=0\Rightarrow 7x=-3\Rightarrow x=\dfrac{-3}{7}. \\ -5x+\dfrac{1}{3}=0\Rightarrow -5x=-\dfrac{1}{3}\Rightarrow x=\dfrac{1}{15}. \end{array} $

Câu 5: Nghiệm của đa thức  $ P\left( x \right)={{x}^{2}}-2x+2 $  là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \begin{array}{l} P\left( x \right)={{x}^{2}}-2x+2={{x}^{2}}-x-x+1+1=x\left( x-1 \right)-\left( x-1 \right)+1 \\ =\left( x-1 \right)\left( x-1 \right)+1={{\left( x-1 \right)}^{2}}+1\ge 1 > 0 \end{array} $ với mọi x.

Vậy đa thức đã cho vô nghiệm.

Câu 6: Trong các đa thức sau, đa thức nào không có nghiệm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có

$ 2x+\dfrac{1}{3}=0\Leftrightarrow x=-\dfrac{1}{6} $

$ {{x}^{2}}+2 > 0\forall x\in \mathbb{R} $

$ {{x}^{3}}+2x=0\Leftrightarrow x=0 $

$ \left( 1-2x \right)\left( x+2 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=\dfrac{1}{2} \\ x=-2 \end{array} \right. $

Vậy $ {{x}^{2}}+2 $ không có nghiệm thực.

Câu 7: Tìm một nghiệm của đa thức $ Q\left( x \right)=\dfrac{1}{3}{{x}^{2}}+\dfrac{2}{5}x-\dfrac{11}{15}. $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì $ \dfrac{1}{3}+\dfrac{2}{5}+\left( -\dfrac{11}{15} \right)=0 $ nên $ Q\left( x \right) $ có một nghiệm là 1.

Câu 8: Trong các đa thức dưới đây đa thức nào là bậc 3 và có nghiệm là $ -2 $ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta thấy trong các đáp án trên chỉ có $ {{x}^{3}}+8 $ và $ {{x}^{3}}+1 $ là đa thức bậc 3.

$ {{x}^{3}}+8 $ có nghiệm là $ -2. $

$ {{x}^{3}}+1 $ có nghiệm là $ -1. $

Câu 9: Xét các khẳng định sau: (1) Nghiệm của đa thức: $ 2x+1 $$ x=\dfrac{1}{2}. $ (2) Nghiệm của đa thức: $ 5-2x $$ x=\dfrac{5}{2}. $ (3) Nghiệm của đa thức: $ {{x}^{2}}+1 $$ x=0. $ Chọn đáp án đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ 2x+1=0\Rightarrow x=\dfrac{-1}{2}. $

$ {{x}^{2}}\ge 0 $ với mọi x nên $ {{x}^{2}}+1\ge 1 $ với mọi x, vậy $ {{x}^{2}}+1 $ không có nghiệm.

Câu 10: Nghiệm của đa thức $ f\left( x \right)=x\left( 1-2x \right)+\left( 2{{x}^{2}}-x+4 \right) $  là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ f\left( x \right)=x\left( 1-2x \right)+\left( 2{{x}^{2}}-x+4 \right)=x-2{{x}^{2}}+2{{x}^{2}}-x+4=4 $ .

Vậy đa thức đã cho vô nghiệm.

Câu 11: Số nghiệm của đa thức $ Q\left( x \right)={{x}^{2}}-1 $ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ Q\left( x \right)=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-1=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \\ x=-1 \end{array} \right. $

Vậy số nghiệm của đa thức là 2.

Câu 12: Nghiệm của đa thức $ P\left( x \right)=3x-\dfrac{1}{2} $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ P\left( x \right)=3x-\dfrac{1}{2}=0\Rightarrow x=\dfrac{1}{6}. $

Câu 13: Cho đa thức $ f\left( x \right)={{x}^{2}}-6x+5 $ . Trong tập hợp số $ \left\{ 5;3;-1;0 \right\} $ , số nào là nghiệm của $ f\left( x \right)? $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thay lần lượt các giá trị của x trong tập hợp số $ \left\{ 5;3;-1;0 \right\} $ vào đa thức $ f\left( x \right) $ , ta thấy:

$ f\left( 5 \right)={{5}^{2}}-6.5+5=0 $ nên $ x=5 $ là nghiệm của $ f\left( x \right) $ .

Câu 14: Số nghiệm của đa thức $ {{x}^{2}}+4x+4 $ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có

$ \begin{array}{l} {{x}^{2}}+4x+4=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x+2x+4=0 \\ \Leftrightarrow x\left( x+2 \right)+2\left( x+2 \right)=0\Leftrightarrow \left( x+2 \right)\left( x+2 \right)=0\Leftrightarrow x=-2 \end{array} $

Câu 15: Đa thức nào trong các đa thức sau có nghiệm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ {{x}^{2}}+4x+10=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}+2x+2x+4+6=0\Leftrightarrow \left( x+2 \right)\left( x+2 \right)+6=0\Leftrightarrow {{\left( x+2 \right)}^{2}}+6=0 $ Vô lí.

$ 5{{x}^{4}}+\dfrac{1}{2}{{x}^{2}}+\dfrac{1}{4} > 0\,\,\forall x $

$ {{x}^{2}}-2x+2017=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x-x+1+2016=0\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{2}}+2016=0 $ (Vô lí)

$ 3{{x}^{3}}-x=0\Leftrightarrow x\left( 3x-1 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=0 \\ 3x-1=0 \end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=0 \\ x=\dfrac{1}{3} \end{array} \right. $

Câu 16: Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức $ {{x}^{2}}-4 $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ {{x}^{2}}-4=0\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=2 \\ x=-2 \end{array} \right. $

Câu 17: Giá trị của hệ số a để đa thức $ a{{x}^{2}}+2x-1 $ nhận 1 là nghiệm bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đa thức $ a{{x}^{2}}+2x-1 $ nhận 1 là nghiệm khi $ a{{.1}^{2}}+2.1-1=0\Leftrightarrow a+1=0\Leftrightarrow a=-1. $

Câu 18: Để $ x=3 $ là nghiệm của $ f\left( x \right)={{x}^{2}}-mx+15 $ thì giá trị của m là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để $ x=3 $ là nghiệm của $ f\left( x \right)={{x}^{2}}-mx+15 $ thì $ f\left( 3 \right)=0\Leftrightarrow {{3}^{2}}-m.3+15=0\Leftrightarrow 3m=24\Leftrightarrow x=8. $

Vậy với $ m=8 $ thì $ f\left( x \right) $ nhận 3 là nghiệm.

Câu 19: Cho $ f\left( x \right)=9-{{x}^{5}}+4x-2{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-7{{x}^{4}} $ ;

$ g\left( x \right)={{x}^{5}}-9+2{{x}^{2}}+7{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-3x $ .

Ta có đa thức $ h\left( x \right)=f\left( x \right)+g\left( x \right) $ bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ h\left( x \right)=f\left( x \right)+g\left( x \right)=9-{{x}^{5}}+4x-2{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-7{{x}^{4}}+{{x}^{5}}-9+2{{x}^{2}}+7{{x}^{4}}+2{{x}^{3}}-3x=3{{x}^{2}}+x $