Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Lý thuyết về Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

1. Định lý hai tiếp tuyến cắt nhau

Cho 2 tiếp tuyến tại $A, B$ cắt nhau tại $M$ khi đó ta có

\[AM = BM\]

$MO$ là phân giác của góc \[\widehat {AMB}\]

$OM$ là phân giác của góc \[\widehat {AOB}\]

\[OM \bot AB\] tại trung điểm của AB

2. Đường tròn nội tiếp tam giác

Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác
Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác.

3. Đường tròn bàng tiếp tam giác

- Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia.
- Tâm của đường tròn bàng tiếp trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C, giao điểm này cùng nằm trên đường phân giác góc A
- Một tam giác, có ba đường tròn bàng tiếp.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn $ \left( O \right) $ cắt nhau tại A.Vẽ đường kính $ CD $ của $ \left( O \right) $ . Khi đó:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ AO\bot BC $ (*).

Xét tam giác BCD có DC là đường kính của $ \left( O \right) $$ B\in \left( O \right) $ nên $ \Delta BDC $ vuông tại B hay $ BD\bot BC\left( ** \right) $

Từ (*) và (**) suy ra $ BD//AO $ .

$ AO $$ AC $ cắt nhau nên $ BD $$ \text{AC} $ không thể song song.

Câu 2: Cho đường tròn $ (O) $ . Từ một điểm $ M $ ở ngoài $ (O) $ , vẽ hai tiếp tuyến $ MA $ và $ MB $ sao cho góc $ AMB $ bằng $ 60{}^\circ $ . Biết chu vi tam giác $ MAB $ là $ 24cm $ , tính độ dài bán kính đường tròn.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét $ (O) $ có $ MA=MB $ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) mà $ \widehat{AMB}=60{}^\circ $ nên $ \Delta MAB $ đều suy ra chu vi $ \Delta MAB $ là $ MA+MB+AB=3AB\Rightarrow AB=8cm=MA=MB $

Lại có $ \widehat{AMO}=\dfrac{1}{2}\widehat{AMB}=30{}^\circ $ (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

Xét tam giác vuông $ MAO $ có $ \sin \widehat{AMO}=\dfrac{OA}{MA}\Rightarrow OA=MA.\sin 30{}^\circ =4cm $

Câu 3: Cho hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm. Chọn khẳng định sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

- Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

- Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của các góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

- Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm.

Câu 4: Hai tiếp tuyến tại $ A $ và $ B $ của đường tròn $ (O) $ cắt nhau tại $ I $ . Đường thẳng qua $ I $ và vuông góc với $ IA $ cắt $ OB $ tại $ K $ . Chọn khẳng định đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét $ (O) $ có $ IA,IB $ là hai tiếp tuyến cắt nhau tại $ I $ nên $ \widehat{AOI}=\widehat{KOI} $ .

Mà $ OA\text{//}KI $ (vì cùng vuông góc với $ AI $ ) nên $ \widehat{KIO}=\widehat{IOA} $ (hai góc ở vị trí so le trong)

Từ đó $ \widehat{KOI}=\widehat{KIO} $ suy ra $ \Delta KOI $ cân tại $ K\Rightarrow KI=KO $ .

Câu 5: Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn bán kính 1cm. Diện tích của tam giác ABC bằng:  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ AO=1\left( cm \right) $ .

$ \Rightarrow AD=\dfrac{3}{2}AO=\dfrac{3}{2} $ (cm)

$ \Rightarrow AB=\dfrac{AD}{\dfrac{\sqrt{3}}{2}}=\sqrt{3} $ (cm)

$ \Rightarrow {{S}_{ABC}}=\dfrac{1}{2}AD.BC=\dfrac{1}{2}.\sqrt{3}.\dfrac{3}{2}=\dfrac{3\sqrt{3}}{4} $ (cm2)

 

Câu 6: Cho đường tròn $ (O) $ , bán kính $ OA $ . Dây $ CD $ là đường trung trực của $ OA $ . Tứ giác $ OCAD $ là hình gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi $ H $ là giao của $ OA $ và $ CD $ .

Xét $ (O) $ có $ OA\bot CD $ nên $ H $ là trung điểm của $ CD $ .

Xét tứ giác $ OCAD $ có hai đường chéo $ OA $ và $ CD $ vuông góc với nhau và giao nhau tại trung điểm $ H $ mỗi đường nên $ OCAD $ là hình thoi.

Câu 7: Hai tiếp tuyến tại $ B $ và $ C $ của đường tròn $ (O) $ cắt nhau tại $ A $ . Biết $ OB=3cm $ ; $ OA=5cm $ . Chọn khẳng định sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét $ (O) $ có $ AB,AC $ là hai tiếp tuyến cắt nhau tại $ A $ nên

$ AB=AC;\widehat{CAO}=\widehat{BAO};\widehat{BOA}=\widehat{COA} $ .

Xét $ \Delta ABO $ vuông tại $ B $ có $ OB=3cm;OA=5cm $ , theo định lý Pytago ta có:

$ AB=\sqrt{O{{A}^{2}}-O{{B}^{2}}}=\sqrt{{{5}^{2}}-{{3}^{2}}}=4cm $ .

Nên $ AC=AB=4cm $ .

Xét tam giác $ ABO $ vuông tại $ B $ có $ \sin \widehat{ABO}=\dfrac{AB}{OA}=\dfrac{4}{5} $ .

Mà $ \widehat{BOA}=\widehat{COA} $ nên $ \sin \widehat{COA}=\dfrac{4}{5} $ .

Câu 8: Cho nửa đường tròn tâm $ O $ , đường kính $ AB =10cm$ . Vẽ các tiếp tuyến $ Ax,By $ với nửa đường tròn cùng phía đối với $ AB $ . Từ điểm $ M $ trên nửa đường tròn ( $ M $ khác $ A,B $ ) vẽ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt $ Ax $$ By $ lần lượt tại $ C $$ D $ , biết $ OD=8cm $ . Tính $ AC $$ BD $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp dụng định lý Pytago cho tam giác $ BDO $ ta có $ BD=\sqrt{O{{D}^{2}}-O{{B}^{2}}}=\sqrt{{{8}^{2}}-{{5}^{2}}}=\sqrt{39}\,cm $ .

Mà $ MD=BD;MC=AC $ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên $ MD=\sqrt{39}\,cm $ .

Dễ thấy $ MC.MD=25\Rightarrow MC=\dfrac{25}{MD}=\dfrac{25}{\sqrt{39}}=\dfrac{25\sqrt{39}}{39} $ nên $ AC=MC=\dfrac{25\sqrt{39}}{39} $

Vậy $ BD=\sqrt{39};AC=\dfrac{25\sqrt{39}}{39} $ .

Câu 9: Cho tam giác $ ABC $ cân tại $ A $ nội tiếp đường tròn $ (O) $ . Gọi $ D $ là trung điểm cạnh $ AC $ , tiếp tuyến của đường tròn $ (O) $ tại $ A $ cắt tia $ BD $ tại $ E $ . Chọn khẳng định đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì tam giác $ ABC $ cân tại $ A $ có $ O $ là tâm đường tròn ngoại tiếp nên đường thẳng $ AO\bot BC $ .

Lại có $ AO\bot AE $ (tính chất tiếp tuyến) nên $ AE\text{//}BC $ .

Câu 10: Cho đường tròn $ (O;R) $ và điểm $ A $ nằm ngoài $ (O) $ . Từ $ A $ kẻ hai tiếp tuyến $ AB,AC $ với $ (O) $ ( $ B,C $ là các tiếp điểm). Gọi $ H $ là giao điểm của $ OA $ và $ BC $ . Lấy $ D $ đối xứng với $ B $ qua $ O $ . Gọi $ E $ là giao điểm của đoạn thẳng $ AD $ với $ (O) $ ( $ E $ không trùng với $ D $ ). Chọn khẳng định đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Ta có $ AB,AC $ là hai tiếp tuyến của $ (O)\Rightarrow \widehat{OBA}=\widehat{OCA}=90{}^\circ $

$ \Rightarrow B,C $ cùng thuộc đường tròn đường kính $ OA $

$ \Rightarrow A,B,O,C $ cùng thuộc một đường tròn đường kính $ OA $ .

+ Ta có $ AB,AC $ là hai tiếp tuyến của $ (O) $ cắt nhau tại $ A $

$ \Rightarrow AB=AC $ và $ AO $ là phân giác $ \widehat{BAC} $ (tính chất $ 2 $ tiếp tuyến cắt nhau)

$ \Rightarrow \Delta ABC $ là tam giác cân tại $ A $

$ \Rightarrow AO $ vừa là phân giác $ \widehat{BAC} $ vừa là đường trung trực của $ BC $ (tính chất tam giác cân).

Câu 11: Cho đường tròn $ (O);({O}') $ cắt nhau tại $ A,B $ trong đó $ {O}'\in (O) $ . Kẻ đường kính $ {O}'OC $ của đường tròn $ (O) $ . Chọn khẳng định sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét đường tròn $ (O) $ có $ {O}'C $ là đường kính, suy ra $ \widehat{CB{O}'}=\widehat{CA{O}'}=90{}^\circ $ hay $ CB\bot {O}'B $ tại $ B $ và $ AC\bot A{O}' $ tại $ A $ .

Do đó $ AB,BC $ là hai tiếp tuyến của $ ({O}') $ nên $ AC=CB $ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Câu 12: Cho tam giác $ ABC $ cân tại $ A $ nội tiếp đường tròn $ (O) $ . Gọi $ D $ là trung điểm cạnh $ AC $ , tiếp tuyến của đường tròn $ (O) $ tại $ A $ cắt tia $ BD $ tại $ E $ . Tứ giác $ ABCE $ là hình gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì $ AE\text{//}BC $ nên $ \widehat{EAC}=\widehat{ACB} $ (hai góc ở vị trí so le trong), lại có $ \widehat{ADE}=\widehat{BDC} $ (đối đỉnh) và $ AD=DC $ .

Nên $ \Delta ADE=\Delta CDB $ (g – c – g)

$ \Rightarrow AE=BC $

Tứ giác $ AECB $ có $ AE=BC;AE\text{//}BC $ nên $ AECB $ là hình bình hành.

Câu 13: Độ dài mỗi cạnh của tam giác đều ngoại tiếp đường tròn (O; r) bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \text{OF}=r=\dfrac{1}{3}\text{AF}\Rightarrow \text{AF=3r=}\dfrac{AB\sqrt{3}}{2}\Rightarrow AB=2\sqrt{3}r $

Câu 14: Mỗi tam giác có bao nhiêu đường tròn bàng tiếp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với phần kéo dài của hai cạnh còn lại gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.

Với một tam giác có ba đường tròn bàng tiếp.

Câu 15: Cho tam giác ABC có $ AB=3,AC=4,BC=5 $ . Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}} $ $ \Rightarrow \Delta ABC $ vuông ở $ A $ . $ \Rightarrow AB\bot AC $ $ \Rightarrow $ $ AC $ là tiếp tuyến của đường tròn $ \left( B;BA \right) $

Câu 16: Hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn $ \left( O \right) $ cắt nhau tại A. Chọn khẳng định sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi $ H $ là giao của $ BC $ với $ AO. $

Xét $ \left( O \right) $ có hai tiếp tuyến tại B và C cắt nhau tại A nên $ AB=AC $ (tính chất).

Lại có $ OB=OC $ nên $ AO $ là trung trực của đoạn $ BC $ hay $ AO\bot BC $ tại $ H $ là trung điểm của $ BC $ .

Ta chưa thể kết luận được $ H $ có là trung điểm của $ AO $ hay không.

Câu 17: Cho đường tròn $ (O) $ . Từ một điểm $ M $ ở ngoài $ (O) $ , vẽ hai tiếp tuyến $ MA $ và $ MB $ sao cho góc $ AMB $ bằng $ 120{}^\circ $ . Biết chu vi tam giác $ MAB $ là $ 6(3+2\sqrt{3}) $ cm, tính độ dài dây $ AB $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét $ (O) $ có $ MA=MB;\widehat{AMO}=\widehat{BMO} $ (tính chất hai tiếp tuyến bằng nhau)

Nên $ \widehat{AMO}=60{}^\circ $ . Xét tam giác vuông $ AOM $ có $ AM=AO.\cot \widehat{AMO}=\dfrac{R\sqrt{3}}{3} $ nên $ MA=MB=\dfrac{R\sqrt{3}}{3} $ .

Lại có $ \widehat{AOB}+\widehat{AMB}=180{}^\circ \Rightarrow \widehat{AOB}=60{}^\circ $ suy ra $ \Delta AOB $ là tam giác đều

$ \Rightarrow AB=OB=OA=R $

Chu vi tam giác $ MAB $ là $ MA+MB+AB=\dfrac{R\sqrt{3}}{3}+\dfrac{R\sqrt{3}}{3}+R=6(3+2\sqrt{3}) $

$ \Leftrightarrow R\left( \dfrac{3+2\sqrt{3}}{3} \right)=6(3+2\sqrt{3})\Rightarrow R=18cm $ nên $ AB=18cm $ .

Câu 18: Cho đường tròn $ (O) $ , bán kính $ OA $ . Dây $ CD $ là đường trung trực của $ OA $ . Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại $ C $ , tiếp tuyến này cắt đường thẳng $ OA $ tại $ I $ . Biết $ OA=R $ . Tính $ CI $ theo $ R $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét tam giác $ COA $ có $ OC=OA=R $ và $ OC=AC $

(do $ OCAD $ là hình thoi) nên $ \Delta COA $ là tam giác đều $ \Rightarrow \widehat{COI}=60{}^\circ $ .

Xét tam giác vuông $ OCI $ có $ CI=OC.\tan 60{}^\circ =R\sqrt{3} $ .

Vậy $ CI=R\sqrt{3} $ .

Câu 19: Cho tam giác $ ABC $ cân tại $ A,I $ là tâm đường tròn nội tiếp, $ K $ là tâm đường tròn bàng tiếp trong góc $ A $ . Gọi $ O $ là trung điểm của $ IK $ . Tâm của đường tròn đi qua bốn điểm $ B,I,C,K $ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì tam giác $ ABC $ cân tại $ A $ nên $ I;K\in $ đường thẳng $ AH $ với $ \text{ }\!\!\{\!\!\text{ }H\text{ }\!\!\}\!\!\text{ }=BC\cap AI $

Ta có $ \widehat{HCI}=\dfrac{1}{2}\widehat{HCA};\widehat{KCH}=\dfrac{1}{2}\widehat{xCH} $

$ \Rightarrow \widehat{ICK}=\widehat{ICH}+\widehat{HCK}=\dfrac{1}{2}(\widehat{ACH}+\widehat{HCx})=90{}^\circ $

Tương tự ta cũng có $ \widehat{IBK}=90{}^\circ $

Xét hai tam giác vuông $ ICK $ và $ IBK $ có $ OI=OK=OB=OC=\dfrac{IK}{2} $

Nên bốn điểm $ B;I;C;K $ nằm trên đường tròn $ \left( O;\dfrac{IK}{2} \right) $

Câu 20: Cho đường tròn (O), dây AB khác đường kính. Qua O kẻ đường vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn tại C. Gọi I là giao điểm của AB và OC, biết bán kính của đường tròn bằng \[ 15cm,AB=24cm \] . Khẳng định nào sau đây sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do OI vuông góc với AB nên I là trung điểm của AB

Suy ra, OC là trung trực của AB

Ta có: \[ \Delta OAC=\Delta OBC \] (c.c.c)

\[ \Rightarrow \widehat{OBC}={{90}^{0}} \]

\[ \Rightarrow OB\bot BC \]

Nên BC là tiếp tuyến của (O)

\[ AI=\dfrac{AB}{2}=12cm \] , \[ OI=\sqrt{A{{O}^{2}}-A{{I}^{2}}}=9cm \] , \[ A{{O}^{2}}=OI.OC\Rightarrow OC=\dfrac{A{{O}^{2}}}{OI}=25cm. \]

Câu 21: Hai tiếp tuyến tại $ B $ và $ C $ của đường tròn $ (O) $ cắt nhau tại $ A $ . Chọn khẳng định sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi $ H $ là giao của $ BC $ với $ AO $ .

Xét $ (O) $ có hai tiếp tuyến tại $ B $ và $ C $ cắt nhau tại $ A $ nên $ AB=AC $ (tính chất).

Lại có $ OB=OC $ nên $ AO $ là đường trung trực của đoạn $ BC $ hay $ AO\bot BC $ tại $ H $ là trung điểm của $ BC $ .

Ta chưa kết luận được $ H $ có là trung điểm của $ AO $ hay không.

Câu 22: Cho đường tròn $ (O;R) $ và điểm $ A $ nằm ngoài $ (O) $ . Từ $ A $ kẻ hai tiếp tuyến $ AB,AC $ với $ (O) $ ( $ B,C $ là các tiếp điểm). Gọi $ H $ là giao điểm của $ OA $ và $ BC $ . Lấy $ D $ đối xứng với $ B $ qua $ O $ . Gọi $ E $ là giao điểm của đoạn thẳng $ AD $ với $ (O) $ ( $ E $ không trùng với $ D $ ). Tỉ số $ \dfrac{DE}{BE} $ bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ D $ đối xứng với $ B $ qua $ O\Rightarrow BD $ là đường kính của $ (O) $ mà $ E\in \left( O \right)\Rightarrow \widehat{BED}=90{}^\circ $

Xét $ \Delta BED $ và $ \Delta ABD $ có $ \widehat{BED}=\widehat{ABD}=90{}^\circ ,\,\,\widehat{D} $ chung

$ \Rightarrow \Delta BED\backsim \Delta ABD\left( gg \right)\Rightarrow \dfrac{DE}{BE}=\dfrac{BD}{BA} $ .

Câu 23: Hai tiếp tuyến tại $ B $ và $ C $ của đường tròn $ (O) $ cắt nhau tại $ A $ . Vẽ đường kính $ CD $ của $ (O) $ . Khi đó

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi $ H $ là giao của $ BC $ với $ AO $ .

Xét $ (O) $ có hai tiếp tuyến tại $ B $ và $ C $ cắt nhau tại $ A $ nên $ AB=AC $ (tính chất).

Lại có $ OB=OC $ nên $ AO $ là đường trung trực của đoạn $ BC $ hay $ AO\bot BC\,\left( * \right) $ tại $ H $ là trung điểm của $ BC $ .

Xét tam giác $ BCD $ có $ DC $ là đường kính của $ (O) $ và $ B\in (O) $ nên $ \Delta BDC $ vuông tại $ B $ hay $ BD\bot BC $ $ \left( ** \right) $

Từ (*) và (**) suy ra $ BD\text{//}AO $ .

Mà $ AO $ và $ AC $ cắt nhau nên $ BD $ và $ AC $ không thể song song.

Câu 24: Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tâm đường tròn nội tiếp của tam giác là giao của ba đường phân giác góc trong tam giác