Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Lý thuyết về Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

* Định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn:

Đường thẳng được gọi là tiếp tuyến của đường tròn nếu nó có một điểm chung với đường tròn. Điểm đó được gọi là tiếp điểm

Ví dụ: $\Delta $ là tiếp tuyến của đường tròn $\left( O \right)$, $H$ gọi là tiếp điểm

*Tính chất:

-Tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kính tại tiếp điểm.

*Dấu hiệu nhận biết:

- Nếu một đường thẳng đi qua 1 điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cho đường tròn $ \left( O \right) $ , dây $ AB $ khác đường kính. Qua $ O $ kẻ đường vuông góc với $ AB $ , cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn ở điểm C. Chọn khẳng định đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi $ OC $ cắt $ AB $ tại $ I $ . Vì $ OA=OB $ $ \Rightarrow \Delta AOB $ cân ở O. Mà $ OI\bot AB $ $ \Rightarrow $ $ OI $ là phân giác góc $ \widehat{AOB} $ .

$ \Rightarrow \Delta AOC=\Delta BOC\left( c.g.c \right) $ $ \Rightarrow \widehat{OBC}=\widehat{OAC}={{90}^{o}} $ . Suy ra $ BC $ là tiếp tuyến của $ \left( O \right) $

Câu 2: Từ một điểm A ở bên ngoài đường tròn $ \left( O;R \right) $ , vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với $ \left( O \right) $ . Đường thẳng vuông góc với OB tại O cắt tia AC tại N. Đường thẳng vuông góc với OC cắt tia AB tại M. Tứ giác AMON là hình gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dễ có AMON là hình bình hành (vì $ \text{ON//AM;OM//AN} $ ).

Ta chứng minh $ OM=ON $ .

Xét tam giác $ OBM $ và tam giác $ OCN $ có :

$ \widehat{OBM}=\widehat{OCN}={{90}^{o}}; $ $ OB=OC=R, $$ \widehat{OMB}=\widehat{ONC}=\widehat{A} $

$ \Rightarrow \Delta OBM=\Delta ON\Rightarrow AMON $ là hình thoi.

Câu 3: Cho $ \left( O;5cm \right) $ . Đường thẳng $ d $ là tiếp tuyến của đường tròn $ \left( O;5cm \right) $ . Khi đó

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoảng cách từ tâm của một đường tròn đến tiếp tuyến bằng bán kính của đường tròn đó.

Câu 4: Cho đường tròn $ \left( O;R \right) $ đường kính $ AB $ . Vẽ dây $ AC $ sao cho $ \widehat{ABC}={{30}^{0}} $ . Trên tia đối cỉa tia AB lấy điểm M sao cho $ AM=R $ . Tính độ dài $ MC $ theo $ R $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Áp dụng định lý Pytago cho tam giác vuông $ OCM $ , ta có $ O{{M}^{2}}=O{{C}^{2}}+M{{C}^{2}} $

$ \Rightarrow M{{C}^{2}}=O{{M}^{2}}-O{{C}^{2}}=3{{R}^{2}}\Rightarrow MC=\sqrt{3}R $

Câu 5: Cho $ \left( O;R \right) $ . Đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn $ \left( O;R \right) $ tại tiếp điểm $ A $ khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.

Câu 6: Cho tam giác $ ABC $$ AC=3cm,AB=4cm,BC=5cm $ . Vẽ đường tròn $ \left( C;CA \right) $ . Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét tam giác $ ABC $ có:

$ \begin{array}{l} B{{C}^{2}}={{5}^{2}}=25;A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}}={{4}^{2}}+{{3}^{2}}=25; \\ \Rightarrow B{{C}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{C}^{2}} \end{array} $

$ \Rightarrow \Delta ABC $ vuông tại $ A $ (định lý Pytago đảo)

$ \Rightarrow AB\bot AC $$ A\in \left( C;CA \right) $ nên $ AB $ là tiếp tuyến của $ \left( C;CA \right) $