1) Bản chất dòng điện trong chất điện phân
- Dòng điện trong chất điện phân là dòng iôn dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
+ Ion dương chạy về phía catốt nên gọi là cation.
+ Ion âm chạy về phía anốt nên gọi là anion.
- Mật độ các ion trong chất điện phân thường nhỏ hơn mật độ electron tự do trong kim loại. Khối lượng và kích thước của ion lớn hơn khối lượng và kích thước của electron nên tốc độ của chuyển động có hướng của chúng nhỏ hơn. Môi trường dung dịch lại mất trật tự nên cản trở mạnh chuyển động của các ion. Vì thế, chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
2) Các hiện tượng diễn ra ở điện cực. Hiện tượng dương cực tan
- Khi xảy ra hiện tượng điện phân, các ion tới điện cực trao đổi điện tích với các điện cực để trở thành nguyên tử hay phân tử trung hòa bám vào điện cực hay bay ra khỏi dung dịch hoặc gây các phản ứng hóa học phụ.
- Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân một muối kim loại mà anôt làm bằng chính kim loại của muối ấy. Bình điện phân dương cực tan không khác gì một điện trở nên cũng áp dụng đươc định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở
3) Ứng dụng hiện tượng điện phân
Hiện tượng điện phân được áp dụng trong các công nghệ luyện kim, điều chế hóa chất, mạ điện, đúc điện…..
Người ta ứng dụng hiện tượng dương cực tan vào mạ điện (phủ một lớp kim loại này lên bề mặt kim loại khác)
Khi mạ điện, vật cần mạ làm cực âm catôt, kim loại mạ phải làm cực dương anôt và dung dịch điện phân phải là dung dịch muối của kim loại làm anôt.
Vì xảy ra hiện tượng dương cực tan khi mạ điện nên dòng điện qua chất điện phân khi mạ điện tuân theo định luật Ôm
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.
Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do sự phân li của các phân tử chất tan trong dung môi.
Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm
Bản chất của dòng điện trong chất điện phân: là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
Chất điện phân dẫn điện kém hơn kim loại bởi vì
Có ba nguyên nhân khiến chất điện phân dẫn điện kém kim loại
+ Mật độ hạt tải điện trong chất điện phân nhỏ hơn trong kim loại
+ Kích thước và khối lượng của ion lớn hơn êlectron tự do
+ Môi trường dung dịch lại mất trật tự (dao động mạnh và vị trí cân bằng liên tục thay đổi) hơn mạng tinh thể kim loại
Các ứng dụng của dòng điện trong chất điện phân: luyện kim, điều chế hóa chất, mạ điện
Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm.
Trong chất điện phân, dưới tác dụng của điện trường, ngoài chuyển động nhiệt, các ion còn chuyển động định hướng theo chiều nhất định. Cụ thể, ion dương dịch chuyển về phía cực âm catôt và ion âm dịch chuyển về phía cực dương anôt tạo thành dòng điện trong chất điện phân
Trong quá trình chuyển động nhiệt của các ion dương và ion âm có xảy ra sự tái hợp giữa chúng.
Chất điện phân là các chất mà khi hòa tan vào trong nước thì phân li thành các ion dương và ion âm. Do đó, các chất điện phân là các dung dịch muối, axit, bazơ
Các ứng dụng của hiện tượng điện phân là điều chế hóa chất, luyện kim và mạ điện
Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử chuyển động nhanh hơn dẫn đến làm tăng sự phân li các ion trong dung dịch điện phân. Như vậy số hạt tải điện tăng lên làm cho độ dẫn điện của chất điện phân tăng lên khi nhiệt độ tăng.
Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
Dòng điện qua chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion + theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường, còn với kim loại thì là dòng chuyển dời có hướng của các ion tự do. Sự vận chuyển của ion trong chất điện phân làm tăng khối lượng ở cực + như vậy sự dịch chuyển này là dịch chuyển vật chất, nhưng với kim loại thì không.