1. Định nghĩa tam giác cân Tam giác cân là tam giác có hai

1. Định nghĩa tam giác cân Tam giác cân là tam giác có hai

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 1. Định nghĩa tam giác cân  Tam giác cân là tam giác có hai

Lý thuyết về 1. Định nghĩa tam giác cân Tam giác cân là tam giác có hai

1. Định nghĩa tam giác cân

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

2. Tính chất tam giác cân

Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau.
Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì là tam giác cân.
Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh vuông góc bằng nhau.

3. Định nghĩa tam giác đều

Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
Hệ quả:
– Trong tam giác đều, mỗi góc bằng $60^0$
– Nếu trong một tam giác có ba góc bằng nhau thì đó là tam giác đều.
– Nếu một tam giác cân có 1 góc bằng $60^0$ thì đó là tam giác đều.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cho hình bên dưới, biết $ \widehat{BAC}={{60}^{0}} $$ AB=AD=DC. $ Số đo góc C của tam giác ABC là:  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ DA=DC\Rightarrow \Delta DAC $ cân $ \Rightarrow \widehat{C}=\widehat{DAC}. $

$ \widehat{ADB} $ là góc ngoài của $ \Delta DAC $ nên $ \widehat{ADB}=\widehat{C}+\widehat{DAC}=2\widehat{C} $

Tam giác $ ABD $$ AB=AD $ $ \Rightarrow \Delta ABD $ cân.

$ \Rightarrow \widehat{B}=\widehat{ADB}. $

Do đó: $ \widehat{B}=2\widehat{C}. $

Xét $ \Delta ABC $ có: $ \widehat{BAC}+\widehat{B}+\widehat{C}={{180}^{0}} $

$ \Rightarrow {{60}^{0}}+2\widehat{C}+\widehat{C}={{180}^{0}}\Rightarrow \widehat{C}={{40}^{0}} $ .

Câu 2: Với mọi tam giác $ABC$ cân tại $A$ và tam giác $A’B’C’$ cân tại $A’$. Cho biết $ AB=A'B'.$ Điều kiện nào sau đây không làm cho $ \Delta ABC=\Delta A'B'C' $ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cần bổ sung thêm một điều kiện:

+ Cặp cạnh đáy bằng nhau: $ BC=B'C', $ khi đó $ \Delta ABC=\Delta A'B'C'\left( c.c.c \right). $

+ Hoặc cặp góc ở đỉnh bằng nhau: $ \widehat{A}=\widehat{A'} $ , khi đó $ \Delta ABC=\Delta A'B'C'\left( c.g.c \right). $

+ Hoặc cặp góc ở đáy bằng nhau: $ \widehat{B}=\widehat{B'}, $ khi đó $ \Delta ABC=\Delta A'B'C' $ (c.g.c hoặc g.c.g).

Câu 3: Vẽ tam giác ABC đều. Ở phía ngoài tam giác ABC, vẽ tam giác ACD vuông cân tại C. Số đo $ \widehat{BAD} $ bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tam giác ABC đều nên $ \widehat{BAC}={{60}^{0}}. $

Tam giác ACD vuông cân tại C nên $ \widehat{CAD}=\left( {{180}^{0}}-{{90}^{0}} \right):2={{45}^{0}}. $

$ \widehat{BAD}=\widehat{BAC}+\widehat{CAD}={{60}^{0}}+{{45}^{0}}={{105}^{0}}. $

Câu 4: Tam giác DEF là tam giác đều nếu

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ DE=DF\Rightarrow \Delta D\text{EF} $ cân tại D mà $ \widehat{D}={{60}^{0}} $ nên $ \Delta D\text{EF} $ đều

Câu 5: Cho tam giác MNP cân có $ \widehat{N}={{100}^{o}} $ , tính số đo góc M?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giả sử $ \Delta MNP $ cân tại N thì ta có $ \widehat{M}=\widehat{P}=\dfrac{{{180}^{o}}-\widehat{N}}{2}={{40}^{o}} $

Giả sử $ \Delta MNP $ cân tại M thì $ \widehat{P}=\widehat{N}=\dfrac{180-\widehat{M}}{2}\Rightarrow $ loại

Tương tự $ \Delta MNP $ cân tại P thì $ \widehat{M}=\widehat{N}=\dfrac{180-\widehat{P}}{2}\Rightarrow $ loại

Câu 6: Chọn khẳng định đúng. Cho biết một tam giác cân có một góc bằng $ {{40}^{0}} $ . Số đo các góc còn lại là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

+ Trường hợp 1: Nếu góc $ {{40}^{0}} $ là góc ở đỉnh. Chẳng hạn $ \Delta ABC $ cân tại A có $ \widehat{A}={{40}^{o}} $ .

$ \Delta ABC $ cân tại A nên $ \widehat{B}=\widehat{C} $ . (1)

Ta có: $ \widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}={{180}^{o}}\,\,\, $

$ \Rightarrow \,\,\widehat{B}+\widehat{C}\,\,={{180}^{o}}-\widehat{A}={{180}^{o}}-{{40}^{o}}={{140}^{o}} $ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $ \widehat{B}=\widehat{C}={{140}^{o}}:2={{70}^{o}} $ .

+ Trường hợp 2: Nếu góc $ {{40}^{0}} $ là góc ở đáy. Chẳng hạn $ \Delta ABC $ cân tại A có $ \widehat{B}={{40}^{o}} $ .

$ \Delta ABC $ cân tại A nên $ \widehat{B}=\widehat{C}={{40}^{o}} $ . (1)

Ta có: $ \widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}={{180}^{o}}\,\,\, $

$ \Rightarrow \,\widehat{A}={{180}^{o}}-\left( \widehat{B}+\widehat{C} \right)={{180}^{o}}-\left( {{40}^{o}}+{{40}^{o}} \right)={{180}^{o}}-{{80}^{o}}={{100}^{o}} $ .

Vậy nếu một tam giác cân có một góc bằng $ {{40}^{0}} $ thì số đo các góc còn lại là:

$ {{70}^{0}} $$ {{70}^{0}} $ hoặc $ {{40}^{0}} $$ {{100}^{0}}. $

Câu 7: Câu 7 . Cho tam giác ABC cân tại A, gọi M là trung điểm của BC, trên BM lấy điểm D, trên CM lấy điểm E sao cho BD = CE. Khẳng định nào sau đây là sai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do tam giác ABC cân tại A nên AC=AB, $ \widehat{B}=\widehat{C} $ .

Xét $ \Delta AB\text{D} $ và $ \Delta AC\text{E} $ có

$ \left\{ \begin{array}{l} \widehat{B}=\widehat{C} \\ AB=AC \\ B\text{D}=CE \end{array} \right.\Rightarrow \Delta AB\text{D}=\Delta AC\text{E}\left( c.g.c \right)\Rightarrow A\text{D}=A\text{E}\Rightarrow \Delta \text{AD}E $ cân tại A nên AM là trung trực của DE

Câu 8: Tam giác ABC cân tại A có $ \widehat{B}=2\widehat{\text{A}} $ , tính số đo góc C?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có $ \widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=\widehat{A}+2\widehat{\text{A}}\text{+2}\widehat{\text{A}}=5\widehat{\text{A}}={{180}^{o}}\Rightarrow \widehat{A}={{36}^{o}}\Rightarrow \widehat{B}=\widehat{C}={{72}^{o}} $

Câu 9: Tam giác ABC có AB = AC và góc A = 1000 thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tam giác ABC có AB = AC nên $ \Delta ABC $ cân tại A.

Ta có $ \widehat{B}=\widehat{C}=\dfrac{{{180}^{o}}-\widehat{A}}{2}={{40}^{o}} $

Câu 10: Cho tam giác ABC đều có chu vi 16cm. Vẽ tam giác ABD cân tại D (D và C nằm khác phía đối với AB). Cho biết chu vi của $ \Delta ADB $ là 20cm, khi đó độ dài cạnh bên của tam giác ABD bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \Delta ABC $ đều có chu vi là 16cm nên $ AB=AC=BC=\dfrac{16}{3}\,cm. $

$ \Delta ABD $ cân tại D có chu vi là 20cm

$ \Rightarrow $ Tổng hai cạnh bên $ AD+BD=20-AB=20-\dfrac{16}{3}=\dfrac{44}{3}cm $ .

$ \Rightarrow \,AD=BD=\dfrac{22}{3}\,cm. $

Câu 11: Cho hình vẽ sau: Số đo $ \widehat{ADC} $ bằng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \Delta ABC $ vuông cân tại A nên $ \widehat{ABC}={{45}^{0}}. $

Ta có: $ \widehat{ABC}+\widehat{DBC}={{180}^{o}} $ (kề bù)

$ \Rightarrow \widehat{DBC}={{180}^{o}}-\widehat{ABC}={{180}^{0}}-{{45}^{0}}={{135}^{0}}. $

$ \Delta BDC $ cân tại B nên $ \widehat{BDC}=\widehat{BCD} $

$ \Rightarrow \,2\widehat{BDC}={{180}^{o}}-\widehat{DBC} $

$ \Rightarrow \,\,\widehat{BDC}=\left( {{180}^{0}}-{{135}^{0}} \right):2=22,{{5}^{0}} $ .

Câu 12: Cho hình vẽ dưới Khi đó giá trị của góc $y$ bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét $ \Delta ABD $$ AB=BD $ $ \Rightarrow \,\Delta ABD $ cân tại B $ \Rightarrow \,\,\widehat{BAD}=\widehat{BDA} $ .

Khi đó: $ 2\widehat{ADB}={{180}^{o}}-\widehat{ABD}={{180}^{o}}-{{80}^{o}} $

$ \Rightarrow \widehat{ADB}=\left( {{180}^{0}}-{{80}^{0}} \right):2={{50}^{0}}. $

Ta có: $ \widehat{ADC}+\widehat{ADB}={{180}^{o}} $ (kề bù)

$ \Rightarrow \,\widehat{ADC}={{180}^{o}}-\widehat{ADB}={{180}^{o}}-{{50}^{o}}={{130}^{o}} $ .

Xét tam giác $ ADC $$ AD=DC $ $ \Rightarrow \,\Delta ADC $ cân tại D $ \Rightarrow \,\widehat{DAC}=\widehat{ACD} $ .

Do đó: $ y=\widehat{ACD}=\left( {{180}^{o}}-\widehat{ADC} \right):2=\left( {{180}^{o}}-{{130}^{o}} \right):2={{25}^{o}} $ .

Câu 13: Cho hình vẽ sau: Hỏi trong hình vẽ có bao nhiêu tam giác cân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ta có: $ \widehat{ABC}=\widehat{ABD}+\widehat{CBD}={{36}^{o}}+{{36}^{o}}={{72}^{o}}=\widehat{ACB} $ ;

$ \widehat{BAC}={{180}^{o}}-\left( \widehat{ABC}+\widehat{ACB} \right)={{180}^{o}}-\left( {{72}^{o}}+{{72}^{o}} \right)={{36}^{o}}=\widehat{ABD} $ ;

$ \widehat{BDC}={{180}^{o}}-\left( \widehat{DBC}+\widehat{DCB} \right)={{180}^{o}}-\left( {{36}^{o}}+{{72}^{o}} \right)={{72}^{o}}=\widehat{BCD} $ .

Vậy trong hình vẽ ta có các tam giác cân là:

$ \Delta ABC $ cân tại A, $ \Delta ABD $ cân tại D, $ \Delta BCD $ cân tại B.

Câu 14: Cho tam giác ABC cân tại A và tam giác BCD đều (D và A nằm khác phía đối với BC). Số đo góc BDA là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \Delta BDA=\Delta CDA\left( c.c.c \right) $ vì: $ BD=CD;\,\,BA=CA;\, $ cạnh chung $ AD $ .

$ \Rightarrow {{\widehat{D}}_{1}}={{\widehat{D}}_{2}}. $

Ta lại có $ \widehat{BDC}={{60}^{0}} $ (do $ \Delta BDC $ đều)

$ \Rightarrow {{\widehat{D}}_{1}}=\dfrac{1}{2}\widehat{BDC}=\dfrac{1}{2}{{.60}^{o}}={{30}^{0}} $ .

Câu 15: Cho tam giác MNP cân tại M. Biết $ \widehat{N}={{30}^{0}} $ . Số đo các góc còn lại của tam giác MNP là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tam giác MNP cân tại M $ \Rightarrow \widehat{N}=\widehat{P}={{30}^{0}}. $

$ \widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}={{180}^{0}} $ nên $ \widehat{M}={{180}^{0}}-\left( {{30}^{0}}+{{30}^{0}} \right)={{120}^{0}}. $