I. Sự biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn
1. Trong một chu kì
Trong một chu kì, khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân :
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim các nguyên tố tăng dần
- Đầu mỗi chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc là khí hiếm
2. Trong một nhóm
Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần
II. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố
Ví dụ: Nguyên tố A có Z = 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo của nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận
Giải :
- $Z=17$ $\to $ Điện tích hạt nhân là 17+, có 17 electron
- A thuộc nhóm VII và chu kì 3 nên có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7e
- A ở cuối chu kì 3 nên A là phi kim hoạt động mạnh, tính phi kim của A mạnh hơn nguyên tố đứng trước có (Z = 16, lưu huỳnh).
- A ở gần đầu nhóm VII, tính phi kim của A yếu hơn nguyên tố đứng trên (Z = 9, flo), nhưng mạnh hơn nguyên tố đứng dưới (Z= 35, Brom)
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố đó
Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản
Giải :
- Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhât 16+ $\to $ ô số 16
- Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron $\to $ chu kì 3
- Nguyên tử của nguyên tố X có 6 electron lớp ngoài cùng$\to $ nhóm VI
$\to $ X là một phi kim
Đại lượng của nguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn là số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Nguyên tố thuộc nhóm halogen (VII) là clo
Flo là nguyên tố đầu tiên thuộc nhóm VII $ \to $ Flo có tính phi kim mạnh nhất.
Flo là nguyên tố đứng đầu nhóm VII, là phi kim hoạt động rất mạnh.
Trong 1 chu kì (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.
Trong cùng một nhóm, tính kim loại các nguyên tố tăng dần và tính phi kim giảm dần.
Nguyên tố khí hiếm (thuộc nhóm VIII) là Ne (neon)
Fr đứng cuối nhóm I $ \to $ có tính kim loại mạnh nhất
Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VII trong bảng tuần hoàn là : Brom, iot, clo
Nhóm VII là nhóm halogen
Kim loại kiềm là Kali (K)
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Trong một chu kì, đầu mỗi chu kì là một kim loại kiềm, cuối mỗi chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm.
Tron chu kì, khi đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì số eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron