Nhóm tuổi
- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:
+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.
+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
+ Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế thì nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ thì nghề đánh cá đã khai thác quá mức.
Hình thức phân bố cá thể ngẫu nhiên trong quần thể giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
Hình thức phân bố cá thể đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Phân bố theo nhóm: giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Đây là kiểu phân bố đều, gặp khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể ( Xem bảng 37.2 SGK 12 cơ bản trang 164)
Chim cốc, chim hải âu làm tổ theo kiểu phân bố đồng đều trên bãi biển, sườn núi (H37.3 trang 163 SGK lớp 12 cơ bản).
Kiểu sống phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Các ý còn lại sai do:
+ Tháp tuổi có đáy bé đỉnh lớn thể hiện quần thể suy vong
+ Tuổi sinh thái là tuổi sống thực tế của các thể chứ không phải quần thể.
+ Để xây dựng tháp tuổi người ta dựa vào tuổi quần thể.
Để tồn tại và phát triển lâu dài, các quần thể sinh vật có xu hướng phân bố tháp tuổi tiến dần về dạng ổn định.
Công thức đúng: Nt= N0 + B – D + I – E (Tr 219 SGK nâng cao, H38.2 tr 167 SGK cơ bản)
Kích thước của một quần thể không phải là kích thước nơi nó sống. (SGK lớp 12 cơ bản trang 166)
Mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa=> thiếu thức ăn, chỗ ở…=> tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là tuổi sinh lí. Chú ý phân biệt với tuổi sinh thái, tuổi quần thể.
Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa, và sự giao động này là khác nhau giữa các loài
Khi đánh cá nếu mẻ lưới có tỉ lệ cá bé chiếm ưu thế, cá lớn rất ít thì có nghĩa là đánh bắt đã quá mức cho phép, nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn thì quần thể cá sẽ rơi vào suy kiệt.
Hình thức phân bố cá thể đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Phân bố theo nhóm: giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Phân bố ngẫu nhiên: giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái ít
+ Sự giao phối gần dễ xảy ra => đe dọa sự tồn tại của quần thể
Ít gặp trong tự nhiên, xuất hiện khi môi trường đồng nhất, các cá thể có tập tính lãnh thổ cao, cạnh tranh giữa các cá thể rất gay gắt. (SGK cơ bản lớp 12 trang 164)
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới