1. Sự thành lập nhà Lý
- Hoàn cảnh:
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, thiết lập chính quyền quân chủ chuyên chế.
* Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Trung ương:
+ Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, võ.
- Địa phương:
+ Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu).
+ Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
2. Luật pháp và quân đội
a. Luật pháp
- Năm 1042, ban hành bộ Hình thư. => Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Luật pháp được quy định chặt chẽ:
+ Bảo việc bảo vệ vua, cung điện, xem trọng bảo vệ của công và tài sản cá nhân.
+ Bảo vệ sức kéo và sản xuất nông nghiệp.
+ Xử phạt nghiêm khắc những người phạm tội.
b. Quân đội
- Gồm 2 bộ phận:
+ Cấm quân: bảo vệ vua và kinh thành.
+ Quân địa phương: canh phòng ở các lộ, phủ, tham gia chiến đấu và sản xuất.
- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Có quân bộ và quân thủy kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí đầy đủ.
3. Đối nội, đối ngoại
- Đối nội: Gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi, trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại:
Nhà Lý là triều đại kế tiếp của nhà Tiền Lê. Năm 1009, sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần nhà Tiền Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.
Theo SGK Lịch sử 7 trang 37, năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Ở địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản.
Năm 1010, Lý Công Uẩn cho dời kinh đô về Đại La (nay là Hà Nội) và đổi tên thành là Thăng Long (tức rồng bay lên). Từ đó, Thăng Long trở thành kinh đô của các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc.
Dưới thời Lý, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt, vừa là thành thị có quy mô lớn và phồn thịnh nhất trong cả nước.
Quân đội thời Lý bao gồm hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương. Cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.
Quân đội thời Lý bao gồm hai bộ phận, đó là cấm quân và quân địa phương. Cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành. Quân địa phương đóng tại các lộ, phủ, luân phiên nhau vừa tập luyện vừa sản xuất, có nhiệm vụ bảo vệ các địa phương, tham gia chiến đấu khi có chiến tranh.
Theo SGK Lịch sử 7 trang 36, năm 1054, nhà Lý đổi tên nước ta là Đại Việt.
Theo SGK Lịch sử 7 trang 35, Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
Trong lĩnh vực quân đội, nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho binh sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng ký thêm vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. Chính sách này vừa đảm bảo lực lượng sản xuất trong thời bình, vừa đảm bảo lực lượng chiến đấu khi đất nước có chiến tranh.
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ Hình thư, được ban hành năm 1042, dưới thời Lý.
Đối với nhà Tống, nhà Lý chủ trương giữ quan hệ hòa hảo, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán. Nhưng khi bị xâm lược, nhà Lý kiên quyết kháng chiến để bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
Theo SGK Lịch sử 7 trang 35, năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long.