I. Văn học, nghệ thuật
1. Văn học
- Cuối thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều thể loại phong phú: tục ngữ ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm…
- Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển với nhiều tác phẩm đặc sắc: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm khúc; Cung oán ngâm khúc; thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...
- Nội dung: Phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư, nguyện vọng của con người Việt Nam.
2. Nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú:
- Kiến trúc: chùa Tây Phương, cung điện và lăng tẩm các vua Nguyễn, Khuê văn các…
- Nghệ thuật đúc tượng, đúc đồng: tượng La Hán chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng trong cung điện Huế.
II. Giáo dục, khoa học – kĩ thuật
1. Giáo dục, thi cử
- Thời Tây Sơn, Quang Trung ra "Chiếu lập học", mở trường công ở các xã; đưa chữ Nôm vào thi cử.
- Thời Nguyễn: Quốc Tử Giám được đặt ở Huế. Năm 1836 cho thành lập "Tứ dịch quán " để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).
2. Sử học, điạ lý, y học
- Sử học
- Địa lý
- Y học: Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác.
3. Những thành tựu về kĩ thuật
- Một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây du nhập vào nước ta: kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Năm 1839, thợ thủ công đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Công trình kiến trúc nổi tiếng ở nước ta trong thế kỉ XVIII là Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
Phan Huy Chú (1782 – 28 tháng 5 năm 1840), tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong; là quan triều nhà Nguyễn và là nhà thơ, nhà thư tịch lớn, nhà bác học Việt Nam. Phan Huy Chú nổi tiếng trên lĩnh vực sử học.
"Chùa là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý". Đó là Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
"Gia Định tam gia" danh hiệu người đời tặng cho ba vị quan văn của Nguyễn Phúc Ánh là: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.
Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là Lê Quý Đôn.
Thông tin thêm: Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tổng hợp" mọi tri thức của thời đại.
Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là: Lịch triều hiến chương loại chí.
Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ.
Cố đô Huế xây dựng đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua Minh Mạng (con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần Thị Đang).
Thời Nguyễn Quốc tử giám được đặt ở Huế.
Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là vị thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Ông được xem là ông tổ của Cục Quân y, Quân đội nhân dân Việt Nam.