Giáo án tin học lớp 9 cả phương pháp mới 5 bước hoạt động

Giáo án tin học lớp 9 cả phương pháp mới 5 bước hoạt động

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tin học lớp 9 cả phương pháp mới 5 bước hoạt động

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày dạy: 20 / 08 / 2019

Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu vì sao cần mạng máy tính.

- Biết khái niệm mạng máy tính là gì.

- Các thành phần của mạng: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông.

2. Kĩ năng: Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc

4. Năng lực cần hình thành phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL giải quyết vấn đề

-NL hợp tác

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK.

- Mạng LAN – Netopschool, Internet

2. Học sinh

Xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

- Kiểm tra sách vở của học sinh đã chuẩn bị đúng theo yêu cầu của bộ môn hay chưa và yêu cầu học sinh phải mua theo đúng yêu cầu.

*Giới thiệu bài mới: - Ở các lớp dưới các em đã được học một số phần mềm ứng dụng như: Microsoft Word, Microsoft Excel, Free Pascal. Hàng ngày, các em thừơng hay trao đổi với bạn bè bằng cách Chat và gửi Email, các em có bao giờ thắc mắc là tại sao người ta lại có thể làm được như vậy không. Muốn biết câu trả lời thì các em sẽ hiểu rõ hơn trong chương trình lớp 9.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần mạng máy tính

Gv: Hàng ngày, em thường dùng máy tính vào công việc gì?

Hs: Soạn thảo văn bản, tính toán, nghe nhạc, xem phim, chơi game,..

Gv: Em thấy rằng máy tính cung cấp các phần mềm phục vụ các nhu cầu hàng ngày của con người, nhưng các em có bao giờ tự đặt câu hỏi vì sao cần mạng máy tính không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho biết những lí do vì sao cần mạng máy tính?

Hs: Lí do cần mạng máy tính là:

- Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.

- Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.

- Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in,… từ nhiều máy tính.

Gv: Nhận xét.

Hs: Lắng nghe và ghi bài.

- Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.

- Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.

- Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in,… từ nhiều máy tính.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính

Gv: Cho hs tham khảo thông tin SGK.

Mạng máy tính là gì?

Hs: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in,…

Gv: Nhận xét.

Gv: Em hãy nêu các kiểu kết nối phổ biến của mạng máy tính?

Hs: Kiểu kết nối hình sao, kiểu đường thẳng, kiểu vòng.

Gv: Mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.

- Mạng hình sao: Có ưu điểm là nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tín bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng, nhược điểm là khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.

- Mạng đường thẳng: Có ưu điểm là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, nhược điểm là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.

- Mạng dạng vòng: Có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên, nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.

Hs: Ghi bài.

Gv: Em hãy nêu các thành phần chủ yếu của mạng?

Hs: Các thành phần chủ yếu của mạng là: các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông.

Gv: Nhận xét.

a) Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in,…

Các kiểu kết nối mạng máy tính:

- Kết nối hình sao.

- Kết nối đường thẳng.

- Kết nối kiểu vòng.

b) Các thành phần của mạng

- Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,…

- Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại).

- Các thiết bị kết nối mạng (modem, bộ định tuyến)

- Giao thức truyền thông: là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

Hs: Ghi bài.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 2,3,4 SGK/11,12

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, đọc trước bài mới.

Tuần: 1 Tiết: 2 Ngày dạy: 25/08/2019

Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết một vài loại mạng máy tính thường gặp: Mạng có dây và mạng không, mạng cục bộ và mạng diện rộng.

- Biết vai trò của máy tính trong mạng.

- Biết lợi ích của mạng máy tính.

2. Kĩ năng: Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc

4. Năng lực cần hình thành phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL giải quyết vấn đề

-NL hợp tác

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK.

- Mạng LAN – Netopschool, Internet

2. Học sinh

Xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

Khái niêm mạng máy tính. Các thành phần của mạng máy tính?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại mạng máy tính

Gv: Cho hs tham khảo thông tin trong sgk. Em hãy nêu một vài loại mạng thường gặp?

Hs: Mạng có dây và không dây, mạng cục bộ và mạng diện rộng.

Gv: Đầu tiên là mạng có dây và mạng không dây được phân chia dựa trên môi trường truyền dẫn. Vậy mạng có dây sử sụng môi trường truyền dẫn là gì?

Hs: Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn(cáp xoắn, cáp quang).

Gv: Mạng không dây sử sụng môi trường truyền dẫn là gì?

Hs: Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại).

Gv: Mạng không dây các em thường nghe người ta gọi là Wifi ở các tiệm Cafe. Mạng không dây có khả năng thực hiện các kết nối ở mọi thời điểm, mọi nơi trong phạm vi mạng cho phép. Phần lớn các mạng máy tính trong thực tế đều kết hợp giữa kết nối có dây và không dây. Trong tương lai, mạng không dây sẽ ngày càng phát triển.

Hs: Lắng nghe và ghi bài.

Gv: Ngoài ra, người ta còn phân loại mạng dựa trên phạm vi địa lí của mạng máy tính thành mạng cục bộ và mạng diện rộng. Vậy mạng cục bộ là gì?

Hs: Mạng cục bộ (LAN) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà.

Gv: Còn mạng diện rộng là gì?

Hs: Mạng diện rộng (WAN) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu.

Gv: Nhận xét và giải thích thêm: các mạng lan thường được dùng trong gia đình, trường phổ thông, văn phòng hay công ty nhỏ.

Còn mạng diện rộng thường là kết nối của các mạng LAN.

Hs: Lắng nghe và ghi bài.

a) Mạng có dây và mạng không dây

- Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn(cáp xoắn, cáp quang).

- Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại).

b) Mạng cục bộ và mạng diện rộng

- Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà.

- Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của máy tính trong mạng

Gv: Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là gì?

Hs: Là mô hình khách – chủ (client – server).

Gv: Theo mô hình này, máy tính được chia thành mấy loại chính. Đó là những loại nào?

Hs: Chia thành 2 loại chính là máy chủ (server) và máy trạm (client, workstation)

Gv: Máy chủ thường là máy như thế nào?

Hs: Máy chủ thường là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung.

Gv: Máy trạm là máy như thế nào?

Hs: Máy trạm là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.

Gv: Những người dùng có thể truy nhập vào các máy chủ để dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, hoặc khai thác các tài nguyên mà máy chủ cho phép.

Hs: Ghi bài.

Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách – chủ (client – server):

- Máy chủ (server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung.

- Máy trạm (client, workstation): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của mạng máy tính

Gv: Nói tới lợi ích của mạng máy tính là nói tới sự chia sẻ (dùng chung) các tài nguyên trên mạng. Vậy lợi ích của mạng máy tính là gì?

Hs: Lợi ích của mạng máy tính là:

- Dùng chung dữ liệu.

- Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa,…

- Dùng chung các phần mềm.

- Trao đổi thông tin.

Gv: Có thể giải thích thêm từng lợi ích.

Hs: Ghi bài.

Lợi ích của mạng máy tính

- Dùng chung dữ liệu.

- Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa,…

- Dùng chung các phần mềm.

- Trao đổi thông tin.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 6,7 SGK/12

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, làm bài tập SGK, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng. Xem trước bài mới.

Tuần: 2 Tiết: 3 Ngày dạy: 27 / 08/ 2019

Bài 2: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết Internet là gì.

- Biết một số dịch vụ trên Internet: Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.

2. Kĩ năng: Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc

4. Năng lực cần hình thành phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Mạng LAN – Netopschool, Internet

- Một số thông tin liên quan đến bài học.

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

- Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa mạng có dây và mạng không dây?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu Internet là gì?

Gv: Cho hs tham khảo thông tin trong sgk. Em hãy cho biết Internet là gì?

Hs: Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau.

Gv: Em hãy cho ví dụ về những dịch vụ thông tin đó?

Hs: Đọc, nghe hoặc xem tin trực tuyến thông qua các báo điện tử, đài hoặc truyền hình trực tuyến, thư điện tử, trao đổi dưới hình thức diễn đàn, mua bán qua mạng,..

Gv: Nhận xét.

Hs: Ghi bài.

Gv: Theo em ai là chủ thực sự của mạng internet?

Hs: Mạng Internet là của chung, không ai là chủ thực sự của nó.

Gv: Mỗi phần nhỏ của Internet được các tổ chức khác nhau quản lí, nhưng không một tổ chức hay cá nhân nào nắm quyền điều khiển toàn bộ mạng. Mỗi phần của mạng, có thể rất khác nhau nhưng được giao tiếp với nhau bằng một giao thức thống nhất (giao thức TCP/IP) tạo nên một mạng toàn cầu.

Gv: Em hãy nêu điểm khác biệt của Internet so với các mạng máy tính thông thường khác?

Hs: Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào Internet một cách tự nguyện và bình đẳng.

Gv: Nếu nhà em nối mạng Internet, em có sẵn sàng chia sẻ những kiến thức và hiểu biết có mình trên Internet không?

Hs: Trả lời.

Gv: Không chỉ em mà có rất nhiều người dùng sẵn sàng chia sẻ tri thức, sự hiểu biết cũng như các sản phẩm của mình trên Internet. Theo em, các nguồn thông tin mà internet cung cấp có phụ thuộc vào vị trí địa lí không?

Hs: Các nguồn thông tin mà internet cung cấp không phụ thuộc vào vị trí địa lí.

Gv: Chính vì thế, khi đã gia nhập Internet, về mặt nguyên tắc, hai máy tính ở hai đầu trái đất cũng có thể kết nối để trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.

Hs : Ghi bài.

Gv : Tiềm năng của Internet rất lớn, ngày càng có nhiều các dịch vụ được cung cấp trên Internet nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Vậy Internet có những dịch nào.

Internet là gì?

Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như Email, Chat, Forum,…

- Mạng Internet là của chung, không ai là chủ thực sự của nó.

- Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào Internet một cách tự động. Đây là một trong các điểm khác biệt của Internet so với các mạng máy tính khác.

- Khi đã gia nhập Internet, về mặt nguyên tắc, hai máy tính ở hai đầu trái đất cũng có thể kết nối để trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dịch vụ trên Internet

Gv: Em hãy liệt kê một số dịch vụ trên Internet?

Hs: Một số dịch vụ trên Internet:

- Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet.

- Tìm kiếm thông tin trên Internet.

- Hội thảo trực tuyến.

- Đào tạo qua mạng.

- Thương mại điện tử

- Các dịch vụ khác.

Gv: Đầu tiên là dịch vụ tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, đây là dịch vụ phổ biến nhất. Các em để ý rằng mỗi khi các em gõ một trang web nào đó, thì các em thấy 3 chữ WWW ở đầu trang web. Chẳng hạn như www.tuoitre.com.vn. Vậy các em có bao giờ thắc mắc mắc là 3 chữ WWW đó có ý nghĩa gì không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho cô biết dịch vụ WWW là gì?

Hs: Word Wide Web (Web): Cho phép tổ chức thông tin trên Internet dưới dạng các trang nội dung, gọi là các trang web. Bằng một trình duyệt web, người dùng có thể dễ dàng truy cập để xem các trang đó khi máy tính được kết nối với Internet.

Gv: Nhận xét.

Hs: Ghi bài.

Gv: Các em có thể xem trang web tin tức VnExpress.net bằng trình duyệt Internet Explorer.

Gv: Dịch vụ WWW phát triển mạnh tới mức nhiều người hiểu nhầm Internet chính là web. Tuy nhiên, web chỉ là một dịch vụ hiện được nhiều người sử dụng nhất trên Internet.

Gv: Để tìm thông tin trên Internet em thường dùng công cụ hỗ trợ nào?

Hs: Thường dùng máy tìm kiếm và danh mục thông tin.

Gv: Máy tìm kiếm giúp em làm gì?

Hs: Máy tìm kiếm giúp tìm kiếm thông tin dựa trên cơ sở các từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm.

Gv: Ví dụ các em có thể sử dụng Google với từ khóa thi Olympic toán để tìm thông tin liên quan đến cuộc thi Olympic toán.

Gv: Danh mục thông tin là gì?

Hs: Danh mục thông tin là trang web chứa danh sách các trang web khác có nội dung phân theo các chủ đề.

Gv: Ví dụ danh mục thông tin trên các trang web của Google, Yahoo.

Gv: Khi truy cập danh mục thông tin, người truy cập là thế nào?

Hs: Người truy cập nháy chuột vào chủ đề mình quan tâm để nhận được danh sách các trang web có nội dung liên quan và truy cập trang web cụ thể để đọc nội dung.

Gv: Yêu cầu hs đọc lưu ý trong SGK.

Hs: Ghi bài.

2. Một số dịch vụ trên Internet

a) Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet.

Word Wide Web (Web): Cho phép tổ chức thông tin trên Internet dưới dạng các trang nội dung, gọi là các trang web. Bằng một trình duyệt web, người dùng có thể dễ dàng truy cập để xem các trang đó khi máy tính được kết nối với Internet.

b) Tìm kíếm thông tin trên Internet

- Máy tìm kiếm giúp tìm kiếm thông tin dựa trên cơ sở các từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm.

- Danh mục thông tin (directory): Là trang web chứa danh sách các trang web khác có nội dung phân theo các chủ đề.

Lưu ý: Không phải mọi thông tin trên Internet đều là thông tin miễn phí. Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến bản quyền của thông tin đó.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/19

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, đọc trước bài mới.

Tuần: 2 Tiết: 4 Ngày dạy: 01/09/2019

Bài 2: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết một số dịch vụ trên Internet: Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.

- Biết làm thế nào để kết nối Internet.:

- Biết Internet là mạng thông tin toàn cầu.

- Biết những lợi ích của Internet .

2. Kĩ năng: Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc

4. Năng lực cần hình thành phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Mạng LAN – Netopschool, Internet

- Một số thông tin liên quan đến bài học.

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

Câu 1: Internet là gì? Điểm khác biệt của mạng internet so với các mạng LAN, WAN.

Câu 2: Em hãy liệt kê một số dịch vụ trên Internet?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dịch vụ trên Internet

Gv: Hàng ngày các em trao đổi thông tin trên Internet với nhau bằng thư điện tử (E-mail). Vậy thư điện tử là gì?

Hs: Thư điện tử (E-mail) là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.

Gv: Sử dụng thư điện tử em có thể đính kèm các tệp (phần mềm, văn bản, âm thanh, hình ảnh,..). Đây cũng là một trong các dịch vụ rất phổ biến, người dùng có thể trao đổi thông tin cho nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.

Hs: Ghi bài.

Gv: Internet cho phép tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ xa với sự tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau, người tham gia chỉ cần ngồi bên máy tính của mình và trao đổi, thảo luận của nhiều người ở nhiều vị trí địa lí khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của hội thảo và của các bên tham gia được truyền hình trực tiếp qua mạng và hiển thị trên màn hình hoặc phát trên loa máy tính.

Hs: Lắng nghe và ghi bài.

Gv : Đào tạo qua mạng là dịch vụ như thế nào ?

Hs : Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên, nhận các tài liệu hoặc bài tập và giao nộp kết quả qua mạng mà không cần tới lớp.

Gv : Nhận xét.

Hs : Ghi bài.

Gv : Thương mại điện tử là dịch vụ như thế nào ?

Hs : Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo, sản phẩm của mình lên các trang web.

Gv : Khi mua bán trên mạng một sản phẩm nào đó, người ta thanh toán bằng hình thức nào ?

Hs : Bằng hình thức chuyển khoản qua mạng.

Gv : Nhờ các khả năng này, các dịch vụ tài chính, ngân hàng có thể thực hiện qua Internet, mang lại sự thuận tiện ngày một nhiều hơn cho người sử dụng. Ví dụ như gian hàng điện tử ebay trong SGK.

Hs : Ghi bài.

Gv : Ngoài những dịch vụ trên, còn có dịch vụ nào khác trên Internet nữa không ?

Hs : Có. Là các diễn đàn, mạng xã hội hoặc trò chuyện trực tuyến, trò chơi trực tuyến.

Gv : Trong tương lai, các dịch vụ trên Internet sẽ ngày càng gia tăng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

Hs : Ghi bài.

2. Một số dịch vụ trên Internet

c) Thư điện tử

- Thư điện tử (E-mail) là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.

- Người dùng có thể trao đổi thông tin cho nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.

3. Một vài ứng dụng khác trên Internet

a) Hội thảo trực tuyến

Internet cho phép tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ xa với sự tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau

b) Đào tạo qua mạng

Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên, nhận các tài liệu hoặc bài tập và giao nộp kết quả qua mạng mà không cần tới lớp.

c) Thương mại điện tử

- Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo, sản phẩm của mình lên các trang web.

- Khả năng thanh toán, chuyển khoản qua mạng cho phép người mua hàng trả tiền thông qua mạng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu làm thế nào để kết nối Internet

Gv: Để kết nối được Internet, đầu tiên em cần làm gì?

Hs: Cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.

Gv: Em còn cần thêm các thiết bị gì nữa không?

Hs: Modem và một đường kết nối riêng (đường điện thoại, đường truyền thuê bao, đường truyền ADSL, Wi - Fi).

Gv: Nhờ các thiết bị trên các máy tính đơn lẻ hoặc các mạng LAN, WAN được kết nối vào hệ thống mạng của ISP rồi từ đó kết nối với Internet. Đó cũng chính là lí do vì sao người ta nói Internet là mạng của các máy tính.

Gv: Em hãy kể tên một số nhà cung cấp dịch vụ Internet ở việt nam?

Hs: Tổng công ti bưu chính viễn thông việt nam VNPT, Viettel, tập đoàn FPT, công ti Netnem thuộc viện công nghệ thông tin.

Gv: Nhận xét.

Hs: Ghi bài.

Gv: Cho hs tham khảo thông tin trong sgk. Đường trục Internet là gì?

Hs: Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng của những nhà cung cấp dịch vụ Internet do các quốc gia trên thế giới cùng xây dựng.

Gv: Hệ thống các đường trục Internet có thể là hệ thống cáp quang qua đại dương hoặc đường kết nối viễn thông nhờ các vệ tinh.

Hs: Ghi bài.

4. Làm thế nào để kết nối Internet

- Cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.

- Nhờ Modem và một đường kết nối riêng (đường điện thoại, đường truyền thuê bao, đường truyền ADSL, Wifi) các máy tính đơn lẻ hoặc các mạng LAN, WAN được kết nối vào hệ thống mạng của ISP rồi từ đó kết nối với Internet Internet là mạng của các máy tính.

Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng của những nhà cung cấp dịch vụ Internet do các quốc gia trên thế giới cùng xây dựng.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 4,5 SGK/19

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, làm bài tập SGK, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng. Xem trước bài mới.

Tuần: 3 Tiết: 5 Ngày dạy: 08/09/2019

Bài 3: TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được cách tổ chức thông tin trên mạng Internet

- Biết phần mền trình duyệt trang web

- Các máy tìm kiếm thông tin trên mạng Internet

2. Kĩ năng: Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng

3. Thái độ: Có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.

4. Năng lực cần hình thành phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Mạng LAN – Netopschool, Internet

- Một số thông tin liên quan đến bài học

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2.BÀI CŨ

- Mạng Internet là gì? Hãy cho biết một vài điểm khác biệt của mạng Internet với các mạng LAN,WAN.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tổ chức thông tin trên Internet

Gv: Cho hs tham khảo các thông tin trong SGK. Em hãy cho biết thế nào là siêu văn bản?

HS: Là dạng văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và siêu liên kết đến văn bản khác.

HS bổ sung, gv nhận xét

HS ghi bài

GV: Trang web là gì?

HS: Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.

HS bổ sung, gv nhận xét

HS ghi bài

GV: Cho hs đọc TT ở sgk

Website là gì?

HS suy nghĩ trả lời, bổ sung bạn, gv chốt

Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.

Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web.

cho hs ghi bài

GV giới thiệu trang website chủ, địa chỉ của trang chủ.

Gv giới thiệu một số trang website

1.Tổ chức thông tin trên Internet

  1. a) Siêu văn bản và trang web

+ Siêu văn bản:Là dạng văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và siêu liên kết đến văn bản khác.

+ Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.

+ Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web.

  1. b) Website địa chỉ website và trang chủ

+ Website là nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ.

+ Địa chỉ truy cập chung được gọi là địa chỉ của website.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truy cập web

HS: tìm hiểu TT sgk

Trình duyệt web là gì?

Hs suy nghĩ, thảo luận trả lời

Là phần mền giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet

Gv chốt cho hs nghi bài

GV giới thiệu một số phần mềm trình duyệt web: Exploer, Firefox.

Chức năng và cách sử dụng của các trình duyệt tương tự nhau.

Hs nghiên cứu TT sgk

Muốn truy cập một trang web ta làm thế nào?

HS suy nghĩ trả lời: Truy cập trang web ta cần thực hiện:

Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ rồi nhấn Enter.

Gv chốt cho hs ghi bài

Gv giới thiệu thêm về trang web liên kết với nhau trong cùng website, khi di chuyển đến các thành phần chứa liên kết con trỏ có hình bàn tay. Dùng chuột nháy vào liên kết để chuyển tới trang web được liên kết.

a. Trình duyệt web

Là phần mềm giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet

b. Truy cập trang web

Truy cập trang web ta cần thực hiện:

- Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ

- Nhấn enter.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2,3 SGK/26

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, đọc trước bài mới.

Tuần: 3 Tiết: 6 Ngày dạy: 10/09/2019

Bài 3: TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được cách tổ chức thông tin trên mạng Internet

- Biết phần mền trình duyệt trang web

- Các máy tìm kiếm thông tin trên mạng Internet

2. Kĩ năng: Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng

3. Thái độ: Có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.

4. Năng lực cần hình thành phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Mạng LAN – Netopschool, Internet

- Một số thông tin liên quan đến bài học

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2.BÀI CŨ

- Thông tin được tổ chức trên Internet như thế nào? Trình duyệt Web là gì?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin trên mạng Intenet

Hs nghiên cứu TT sgk

GV: Nhiều trang website đăng tải TT cùng một chủ đề nhưg ở mức độ khác nhau. Nếu biết địa chỉ ta có thể gõ địa chỉ vào ô địa chỉ của trình duyệt để hiển thị. Trong trường hợp ngược lại tìm kiếm TT nhờ máy tìm kiếm.

? máy tìm kiếm có chức năng gì?

HS suy nghĩ trả lời: Là công cụ hộ trợ tìm kiếm TT trên mạng Internet theo yêu cầu của người dùng.

Gv chốt lại giải thích thêm: các máy tìm kiếm cung cấp trên các trang web, kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng danh sách liệt kê các liên kết có liên quan.

Gv giới thiệu môt số máy tìm kiếm

HS ghi bài

Hs nghiên cứu TT sgk

Sử dụng máy tìm kiếm TT như thế nào?

HS suy nghĩ trả lời: Máy tìm kiếm dựa trên từ khóa do người dùng cung cấp sẽ hiển thị danh sách các kết quả có liên quan dưới dạng liên kết. Người dùng nháy chuột vào liên kết để truy cập trang web tương ứng.

HS: Tìm kiếm trang web, hình ảnh, tin tức…

Tìm hiểu các bước tìm kiếm?

HS suy nghĩ, thảo luận trả lời, Gv chốt lại cho HS ghi bài.

3. Tìm kiếm thông tin trên mạng Intenet

a. Máy tìm kiếm

Là công cụ hộ trợ tìm kiếm TT trên mạng Internet theo yêu cầu của người dùng.

-Google:http://www.google.com.vn

-Microsoft: http://www.bing.com

b. Sử dụng máy tìm kiếm

-Máy tìm kiếm dựa trên từ khóa do người dùng cung cấp sẽ hiển thị danh sách các kết quả có liên quan dưới dạng liên kết.

Các bước tìm kiếm:

  • Gõ từ khóa vào ô dành để nhập từ khóa.
  • Nhấn enter hoặc nháy nút tìm kiếm
  • Kết quả tìm kiếm liệt kê dưới dạng danh sách các liên kết.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3,4,5 SGK/26

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng. Xem trước bài mới.

Tuần: 4 Tiết: 7 Ngày dạy: 15/09/2019

SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB ĐỂ TRUY CẬP WEB (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Biết khởi động trình duyệt web Cốc Cốc.

- Biết một số thành phần trên cửa sổ trình duyệt Cốc Cốc.

- Biết mở xem thông tin trên trang web.

2) Kỹ năng:

- Biết truy cập một số trang Web để đọc thông tin và duyệt các trang Web bằng các liên kết

3) Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4) Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK.

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

- Câu 1: Để truy cập các trang web em sử dụng phần mềm gì? Làm thế nào để truy cập đến một trang web cụ thể?

- Câu 2: Hãy cho biết mục đích và cách sử dụng máy tìm kiếm. Hãy kể tên một số máy tìm kiếm?

- Câu 3: Hãy nêu một số website mà em biết.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu khởi động và một số thành phần cửa sổ Cốc Cốc

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin SGK

Hs: đọc thông tin SGK

Gv: Muốn khởi động Cốc Cốc có những cách nào?

Hs:

C1: nháy đúp chuột vào biểu tượng của Cốc Cốc trên màn hình nền.

C2: Chọn Start  All Programs Cốc Cốc.

Gv: nhận xét và chốt lại.

Cửa sổ Cốc Cốc hiển thị trang chủ được ngầm định của trình duyệt.

Hs: quan sát

Gv: Liệt kê các thành phần của cửa sổ Cốc Cốc?

Gv: yêu cầu hs lên chỉ trên màn hình máy chiếu

Hs: bảng chọn, file dùng để lưu và in trang web, ô địa chỉ các nút lệnh.

Gv: nhận xét và chốt lại

1. Khởi động và tìm hiểu một số thành phần cửa sổ Cốc Cốc

* Khởi động Cốc Cốc

Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Cốc Cốc trên màn hình nền.

* Các thành phần trên cửa sổ Cốc Cốc: bảng chọn, file dùng để lưu và in trang web, ô địa chỉ, các nút lệnh …

Hoạt động 2: Tìm hiểu xem thông tin trang web

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

ô dành đĨ nhp t khoá

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: Khi mở Cốc Cốc, giả sử trang tienphong.vn được măc định mở đầu tiên.

Hs: quan sát và nêu nhận xét

Gv: Em hãy khám phá một số thành phần chứa liên kết trên trang web và xem các trang liên kết?

Hs: Thực hiện

Gv: hướng dẫn hs thực hiện.

Hs: quan sát.

Gv: Sử dụng các nút lệnh để chuyển qua lại giữa các trang web đã xem?

Hs: Thực hiện.

Gv: Hướng dẫn hs thực hiện.

2. Xem thông tin trên các trang web.

-thieunien.vn

-www.tienphong.vn

-www.dantri.com.vn

-vi.wikipedia.org

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Truy cập các trang web theo SGK/30

Yc HS thực hành

Thực hành

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà thực hành thêm(nếu có điều kiện), đọc trước bài mới.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần: 4 Tiết: 8 Ngày dạy: 17/09/2019

SỬ DỤNG TRÌNH DUYỆT WEB ĐỂ TRUY CẬP WEB (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Biết khởi động trình duyệt web Cốc Cốc.

- Biết một số thành phần trên cửa sổ trình duyệt Cốc Cốc.

- Biết mở xem thông tin trên trang web.

2) Kỹ năng:

- Biết truy cập một số trang Web để đọc thông tin và duyệt các trang Web bằng các liên kết

3) Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4) Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK.

2. Học sinh

- Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

- Muốn khởi động Cốc Cốc có những cách nào?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Đánh dấu trang

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin SGK

Hs: đọc thông tin SGK

Gv: Để đánh dấu trang web hiện thời thì nháy chuột lên hình ngôi sao tại góc trên bên phải cửa sổ trình duyệt. Xong bấm nút Hoàn tất

Các trang được đánh dấu sẽ hiện trên thanh dấu trang. Xem bằng cách nháy vào nút hoặc

Hs: lắng nghe và quan sát

3. Đánh dấu trang.

- Để đánh dấu trang web hiện thời thì nháy chuột lên hình ngôi sao tại góc trên bên phải cửa sổ trình duyệt.

- Xong bấm nút Hoàn tất

Hoạt động 2: Tìm hiểu lưu tin.

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

ô dành đĨ nhp t khoá

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: Muốn lưu trang web về mày làm như thế nào?

Hs:

+ Nháy nút chuột phải lên vị trí không có ảnh

xuất hiện menu.

+ Chọn Lưu thành..., xuất hiện hộp thoại chọn vị trí lưu.

+ Đặt tên tệp

+ Nhấn và Save.

Gv: nhận xét và chốt lại

Gv: Muốn lưu hình ảnh thì phải thực hiện như thế nào?

Hs:

+ Nháy nút chuột phải vào hình ảnh

muốn lưu xuất hiện menu.

+ Chọn Lưu hình ảnh thành..., xuất hiện hộp thoại chọn vị trí lưu.

+ Đặt tên tệp

+ Nhấn và Save.

Gv: nhận xét và chốt lại

Gv: Nếu muốn lưu một video thì như thế nào?

Hs: Để lưu video nháy chuột lên khung hình video, nháy chuột chọn nút

Gv: Hướng dẫn hs thực hiện.

3. Lưu thông tin.

* Lưu trang web:

+ Nháy nút chuột phải lên vị trí không có ảnh

xuất hiện menu.

+ Chọn Lưu thành..., xuất hiện hộp thoại chọn vị trí lưu.

+ Đặt tên tệp

+ Nhấn và Save.

* Lưu hình ảnh:

+ Nháy nút chuột phải vào hình ảnh

muốn lưu xuất hiện menu.

+ Chọn Lưu hình ảnh thành..., xuất hiện hộp thoại chọn vị trí lưu.

+ Đặt tên tệp

+ Nhấn và Save.

* Lưu video:

Để lưu video nháy chuột lên khung hình video, nháy chuột chọn nút

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

- Đánh dấu trang google.com.vn

- Lưu 2 tấm hình về Vịnh Hạ Long

Yc HS thực hành

Thực hành

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà thực hành thêm(nếu có điều kiện). Xem trước bài mới.

Tuần: 5 Tiết: 9 Ngày dạy: … / … / …

TH2 : TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Biết khởi động trình duyệt web Cốc Cốc.

- Biết một số thành phần trên cửa sổ trình duyệt Cốc Cốc.

- Biết mở xem thông tin trên trang web.

2) Kỹ năng:

- Biết truy cập một số trang Web để đọc thông tin và duyệt các trang Web bằng các liên kết

3) Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4) Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Giáo án, SGK.

2. Học sinh

Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

- Em hãy trình bày cách đánh dấu trang web?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu tìm kiếm thông tin trên web

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin SGK

Hs: đọc thông tin SGK

Gv: Làm mẫu nội dung bài tập 1

Hs: quan sát.

Bài 1: Tìm kiếm thông tin trên web

1. Khởi động trình duyệt, nhập địa chỉ www.google.com.vn vào ô địa chỉ và nhấn Enter

2. Gõ từ khoá liên quan đến vần đề cần tìm vào ô tìm kiếm.

3. Kết quả được hiển thị như sau:

 Tiêu đề của trang web

 Đoạn văn bản trên trang web chứa từ khoá.

 Địa chỉ trang web.

4. Nháy chuột vào chỉ số trang tương ứng phía cuối trang web để chuyển trang web. Mỗi trang kết quả chỉ hiển thị 10 kết quả tìm kiếm.

5. Nháy chuột trên một kết quả để chuyển tới trang web tương ứng.

Hs: Thực hiện lại tại máy mình.

Gv: Quan sát hs thực hiện

1. Tìm kiếm thông tin trên Web

B1: Mở trình duyệt Web.

B2: Mở máy tìm kiếm.

B3: Gõ từ khoá vào ô tìm kiếm.

B4: Nhấn Enter hoặc nháy vào tìm kiếm

B5: Kết quả được hiển thị chọn địa chỉ trang web liên quan.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lưu thông tin.

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

« dµnh ®Ĩ nhp t kho¸

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: Yêu cầu hs thực hiện tìm kiếm thông tin với từ khóa là cảnh đẹp sapa?

Hs: Thực hiện và cho kết quả

Gv: nhận xét .

Gv: Quan sát kết quả và cho nhận xét về kết quả tìm được đó?

Hs: kết quả tìm được là tất cả các trang web chứa tư thuộc từ khoá và không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Gv: Quan sát các trang web tìm được

Hs: Quan saùt.

Gv: Thực hiện tìm kiếm “cảnh đẹp sapa” và so sánh với cách tìm kiếm trên? Nhận xét kết quả nhận được? Cho nhận xét về tác dụng của dấu “”?

Hs: Thực hiện và nêu nhận xét.

2. Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin.

- Khi thực hiện tìm kiếm với dấu “” ta thấy kết quả tìm kiếm cụ thể hơn

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Tìm kiếm hình ảnh về Hồ Gươm

Yc HS thực hành

Thực hành

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà thực hành thêm(nếu có điều kiện). Xem bài mới

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần: 5 Tiết: 10 Ngày dạy: 24/09/2019

TH2 : TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Biết khởi động trình duyệt web Cốc Cốc.

- Biết một số thành phần trên cửa sổ trình duyệt Cốc Cốc.

- Biết mở xem thông tin trên trang web.

2) Kỹ năng:

- Biết truy cập một số trang Web để đọc thông tin và duyệt các trang Web bằng các liên kết

3) Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4) Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Giáo án, SGK.

2. Học sinh

Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

ỔN ĐỊNH

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm kiếm hình ảnh, video

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin SGK

Hs: đọc thông tin SGK

Gv: yêu cầu hs thực hiện bài tập 3

Hs: thực hiện.

Gv: Kết quả tìm kiếm:

Gv: Chọn vào mục Hình ảnh để lọc thông tin, ta thu được kết quả

Gv: Tương tự muốn tìm kiếm video thì sau khi được kết quả tìm kiếm, chọn vào mục Video để lọc thông tin, ta thu được kết quả

3. Tìm kiếm hình ảnh, video.

- Mở máy tìm kiếm

- Gõ từ khoá cây xanh

- Quan sát kết quả

Hoạt động 2: Tìm Video thông qua trang Youtube.

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

« dµnh ®Ĩ nhp t kho¸

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: nhập địa chỉ trang www.youtube.com, gõ từ khóa trông cây nhấn Enter ta có kết quả :

4. Tìm Video thông qua trang Youtube.

Ví dụ: “Trồng cây”,…

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Tìm hình ảnh về Vịnh Hạ Long

Tìm video Quốc Ca

Yc HS thực hành

Thực hành

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà thực hành thêm(nếu có điều kiện). Xem trước bài mới.

Tuần: 6 Tiết: 11 Ngày dạy: 24 / 09 / 2019

Bài 4: TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Hiểu thư điện tử là gì?

- Hiểu hệ thống thư điện tử hoạt động là như thế nào?

2) Kỹ năng:

- Biết truy cập và tạo được tài khoản thư điện tử.

3) Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4) Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Giáo án, SGK.

2. Học sinh

Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ

Em hãy tìm kiếm thông tin trên internet với từ khoá: “hoa hồng” ?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống th­ điện tử

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

# d#nh #ĩ nhp t kho#

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: Em hãy quan sát hình d­ới đây và mô tả lại quá trình gửi một bức th­ từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh theo ph­ơng pháp truyền thống?

Hs: quan sát và trả lời

1. Ng­ời bỏ th­ đã có địa chỉ chính xác của ng­ời nhận vào thùng th­.

2. Nhân viên b­u điện tại Hà Nội tập hợp mọi th­ cần gửi vào thành phố Hồ Chí Minh.

3. Th­ đ­ợc chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh qua hệ thống vận chuyển của b­u điện.

4. Nhân viên b­u điện tại thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến tay ng­ời nhận.

Gv: nhận xét ghi bảng.

Gv: Việc gửi và nhận th­ điện tử cũng đ­ợc thực hiện t­ơng tự nh­ gửi th­ truyền thống. Muốn thực hiện đ­ợc quá trình gửi th­ thì ng­ời gửi và nhận cần phải có cái gì?

Hs: phải có một tài khoản điện tử để có địa chỉ gửi và nhận th­.

Gv: Quan sát hình d­ới đây và mô tả quá trình gửi một bức th­ điện tử?

Hs: Quan sát và trả lời

Các máy chủ đ­ợc cài đặt phần mềm quản lí th­ điện tử, đ­ợc gọi là máy chủ điện tử, sẽ là b­u điện, còn hệ thống vận chuyển của b­u điện chính là mạng máy tính. Cả ng­ời gửi và ng­ời nhận đều sử dụng máy tính với các phần mềm thích hợp để soạn và gửi, nhận th­.

Gv: nhận xét và ghi bảng .

1. Hệ thống th­ điện tử

* Các b­ớc gửi th­ truyền thống:

1. Ng­ời bỏ th­ đã có địa chỉ chính xác của ng­ời nhận vào thùng th­.

2. Nhân viên b­u điện tại Hà Nội tập hợp mọi th­ cần gửi vào thành phố Hồ Chí Minh.

3. Th­ đ­ợc chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh qua hệ thống vận chuyển của b­u điện.

4. Nhân viên b­u điện tại thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến tay ng­ời nhận.

* Quá trình thực hiện gửi th­ điện tử:

Các máy chủ đ­ợc cài đặt phần mềm quản lí th­ điện tử, đ­ợc gọi là máy chủ điện tử, sẽ là b­u điện, còn hệ thống vận chuyển của b­u điện chính là mạng máy tính. Cả ng­ời gửi và ng­ời nhận đều sử dụng máy tính với các phần mềm thích hợp để soạn và gửi, nhận th­.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2,3 SGK/39

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài làm bài tập, xem phần còn lại của bài.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần: 6 Tiết: 12 Ngày dạy: 29 / 09 / 2019

Bài 4: TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức:

- Hiểu thư điện tử là gì?

- Hiểu hệ thống thư điện tử hoạt động là như thế nào?

2) Kỹ năng:

- Biết truy cập và tạo được tài khoản thư điện tử.

3) Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4) Năng lực cần hình thành và phát triển

- NL giao tiếp

-NL tự học

-NL sử dụng internet

-NL hợp tác

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Giáo án, SGK.

2. Học sinh

Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ

Câu 1: Th­ điện tử là gì? Cho biết ­u điểm của việc sử dụng th­ điện tử so với th­ truyền thống (gửi và nhận qua đ­ờng b­u điện)?

Câu 2: Hãy mô tả lại hệ thống hoạt động của th­ điện tử. Mô hình này có điểm gì giống và khác với mô hình chuyển th­ truyền thống?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Mở tài khoản th­ điện tử?

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin SGK

Hs: đọc thông tin SGK

Gv: Để có thể gửi/nhận th­ điện tử, tr­ớc hết ta phải làm gì?

Hs: Mở tài khoản th­ điện tử

Gv: Có thể mở tài khoản th­ điện tử với nhà cung cấp nào mà em biết?

Hs: yahoo, google, …

Gv: Sau khi mở tài khoản, nhà cung cấp dịch vụ cấp cho ng­ời dùng cái gì?

Hs: Cung cấp 1 hộp th­ điện tử trên máy chủ điện tử.

Gv: cùng với hộp th­ , ng­ời dùng có tên đăng nhập và mật khẩu dùng để truy cập th­ điện tử. Hộp th­ đ­ợc gắn với một địa chỉ th­ điện tử?

Gv: Một hộp th­ điện tử có địa chỉ nh­ thế nào?

Hs: <Tên đăng nhập>@<Tên máy chủ l­u hộp th­>

Gv: Yêu cầu hs lấy ví dụ?

Hs: lên bảng trình bày.

2. Mở tài khoản, gửi và nhận th­ điện tử

a. Mở tài khoản th­ điện tử.

* Sử dụng yahoo, google, … để mở tài khoản điện tử

* Cung cấp 1 hộp th­ điện tử trên máy chủ điện tử.

* Cùng với hộp th­ , ng­ời dùng có tên đăng nhập và mật khẩu dùng để truy cập th­ điện tử. Hộp th­ đ­ợc gắn với một địa chỉ th­ điện tử.

Một hộp th­ điện tử có địa chỉ nh­ thế nào?

<Tên đăng nhập>@<Tên máy chủ l­u hộp th­>..

Ví dụ:

[email protected]

[email protected]

[email protected]

Hoạt động 2: Tìm hiểu nhận và gử th­

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

# d#nh #ĩ nhp t kho#

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: Khi đã có hộp th­ điện tử đ­ợc l­u ở máy chủ điện tử, muốn mở em phải làm gì?

Hs: truy cập đến trang web nh­ yahoo, google, … để mở hộp th­ điện tử.

Gv: Em hãy nêu các b­ớc thực hiện để truy cập vào hộp th­ điện tử?

Hs:

1. Truy cập trang web cung cấp dịch vụ th­ điện tử.

2. Đăng nhập vào hộp th­ điện tử bằng cách gõ tên đănh nhập (tên ng­ời dùng), mật khẩu rồi nhấn Enter (Hoặc nháy vào nút đăng nhập).

Gv: Quan sát hình d­ới đây.

Hs: Quan sát

Gv: Sau khi đăng nhập xong thì kết quả nh­ thế nào?

Hs: trang web sẽ liệt kê sách th­ điện tử đã nhận và l­u trong hộp th­ d­ới dạng liên kết

Gv: yêu cầu hs quan sát.

Hs: quan sát.

Gv: dịch vụ th­ điện tử cung cấp những chức năng nh­ thế nào?

Hs:

- Mở và xem danh sách các th­ đã nhận và đ­ợc l­u trong hộp th­.

- Mở và đọc nội dung của một bức th­ cụ thể.

- Soạn th­ và gửi th­ cho một hoặc nhiều ng­ời.

- Trả lời th­.

- Chuyển tiếp th­ cho một ng­ời khác.

Gv: Để gửi đ­ợc th­ thì ng­ờigửi th­ phải ghi rõ địa chỉ th­ của ng­ời nhận .

b. Nhận và gửi th­

* Các b­ớc truy cập vào hộp th­ điện tử.

1. Truy cập trang web cung cấp dịch vụ th­ điện tử.

2. Đăng nhập vào hộp th­ điện tử bằng cách gõ tên đănh nhập (tên ng­ời dùng), mật khẩu rồi nhấn Enter (Hoặc nháy vào nút đăng nhập).

* Chức năng chính của dịch vụ th­ điện tử:

- Mở và xem danh sách các th­ đã nhận và đ­ợc l­u trong hộp th­.

- Mở và đọc nội dung của một bức th­ cụ thể.

- Soạn th­ và gửi th­ cho một hoặc nhiều ng­ời.

- Trả lời th­.

- Chuyển tiếp th­ cho một ng­ời khác.

Hoạt động 3: Phần mềm thư điện tử

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sgk

Hs: đọc thông tin sgk

Gv: Em hãy kể 1 vài phần mềm chuyên dụng để nhận và gửi thư?

Hs: Thunder Bird, Outlook.

c.Phần mềm thư điện tử
Các phần mềm chuyên dụng để nhận và gửi thư: Thunder Bird, Outlook.

Các phần mềm này thường có thể tải miễn phí từ Internet.

Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố các kiến thức đã học

- Phương pháp: trực quan, hoạt động nhóm

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, từng nhóm

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 7,8 SGK/40

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp hs mở rộng thêm các kiến thức đã học

- Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức tổ chức: làm việc cá nhân

- Về nhà học bài, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng. Xem trước bài mới.

Tuần: 7 Tiết: 13 Ngày dạy: 01 / 10 / 2019

TH: SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được cách đăng ký hộp thư điện tử?

- Biết được cách đọc, soạn và gửi thư điện tử.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được thư điện tử.

3. Thái độ:

- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II/. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu.

- Chuẩn bị phòng thực hành.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài thực hành.

- Học thuộc kiến thức lý thuyết và bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1.Ổn định tổ chức lớp.

2. Bài cũ: Thư điện tử là gì? Lợi ích của nó so với thư truyền thống?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của giáo viên, học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Kiểm tra máy hướng dẫn học sinh thực hành.

HS: Ôn định chỗ ngồi. Khởi động máy tính- kiểm tra tình trạng máy báo cáo với giáo viên.

GV: phổ biến nội dung thực hành.

Hoạt động 2: Tìm kiếm thông tin trên web.

GV: Có nhiều website cung cáp dịch vụ thư điện tử.

- Em hãy kể tên các dịch vụ cung cấp thư điện tử

www.google.com.vn

www.yahoo.com.vn

www.hotmail.com

- Cách đăng kí hộp thư

- GV giới thiệu như SGK

Chú ý: quan trọng nhất là tên đăng nhập và mật khẩu

Lưu ý: cần phải điền đủ và đúng thông tin trên mâuc và ghi nhớ tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng hộp thư

Bài1:Đăng kí hộp thư

Đăng kí hộp thư Gmail

1.Truy nhập trang webwww.google.com.vn

2. Nháy chuột vào mục Gmail ở hàng trên cùng. Trang web sẽ xuất hiện

3. Nháy nút tạo tài khoản để đăng kí hộp thư mới

4. Nhập các thông tin cần thiết vào mẫu đăng kí

5. Nhập các kí tự để xác minh

6. Đọc các mục trong ô Điều khoản phục vụ, sau đó nháy nút tôi chấp nhận, hãy tạo tài khoản của tôi

Khi trang web hiển thị lời chúc mừng, quá trình đăng kí đã thành công. Hộp thư đã được tạo

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đăng nhập hộp thư và đọc thư

GV: Làm thế nào để đăng nhập hộp thư và đọc thư

Bài 2:Đăng nhập hộp thư và đọc thư

1. Truy cập website www.google.com.vn và nháy nút gmail

2. Tên người dùng và mật khẩu vào ô Mật Khẩu rồi nhần Enter.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần: 7 Tiết: 14 Ngày dạy: 06 / 10 / 2019

TH: SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được cách đăng ký hộp thư điện tử?

- Biết được cách đọc, soạn và gửi thư điện tử.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được thư điện tử.

3. Thái độ:

- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II/. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu.

- Chuẩn bị phòng thực hành.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài thực hành.

- Học thuộc kiến thức lý thuyết và bài tập.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt Động của giáo viên, học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu về soạn và gửi thư

GV: Làm thế nào để soạn và gửi thư?

HS: trả lời

GV: Kết quả tìm kiếm ở các thời điểm khác nhau có thể khác nhau vì thông tin trên internet thường xuyên được cập nhật.

Chú ý: ta có thể gửi tệp đính kèm bằng cách nháy vào Đính kèm tệp chọn tệp đính kèm

Bài 3:Soạn và gửi thư

Để soạn và gửi thư, ta thực hiện:

1. Nháy mục soạn thư để soạn một thư mới. Cửa sổ soạn thư sẽ được mở ra

2. Gõ địa chỉ của người nhận vào ô Tới, gõ tiêu đề thư vào ô chủ đề và nội dung thư vào vùng trống phía dưới.

3. Nháy nút Gửi để gửi thư

Hoạt động 2:Tìm hiểu gửi thư trả lời

GV: Làm thế nào để trả lời một thư

Bài 4: Gửi thư trả lời

1.Nháy chuột trên liên kết để mở thư cần trả lời.

2. Nháy nút Trả lời . Quan sát thấy địa chỉ người gửi được tự điền vào ô Tới

3. Gõ nội dung trả lời thư vào ô phía dưới

Nháy nút Gửi để gửi thư

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện).

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tuần: 8 Tiết: 15 Ngày dạy: 08 / 10 / 2019

BÀI TẬP_KT 15’

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập lại các kiến thức đã học và các câu hỏi trong SGK.

2. Kỹ năng:

- Vận dung kiến thức đã học 1 cach thành thạo.

- Biết áp dụng vào các công việc trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và yêu thích môn học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: – Các câu hỏi.

– Tổ chức hoạt động theo nhóm.

Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của HS và Giáo viên

Nội dung

Hoạt động 1: Ôn tập

- Hướng dẫn nội dung trọng tâm của mỗi bài học.

- Trả lời những thắc mắc của HS

- HS nêu vấn đề cần hỏi

- HS thực hiện lắng nghe và ôn tập

Câu hỏi:

Mạng máy tính có thể giúp người dùng giải quyết những vấn đề nào một cách thuận tiện và nhanh chóng?

Để tìm kiếm nội dung thông tin vừa có từ khoá Đào tạo vừa có từ khoá Máy tính ta phải nhập làm như thế nào?

Để lưu hình ảnh trên trang Web ta thực hiện thao tác gì?

Để lưu cả trang Web ta thực hiện các thao tác nào?

Thư điện tử có những ưu điểm nào so với thư truyền thống?

Hoạt động 2: Thực hành

- HS: Thực hiện tìm kiếm thông tin, sử dụng hộp thư điện tử, truy cập thông tin trên internet...

- GV hướng dẫn – giải đáp thắc mắc của hs

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) . Xem trước bài mới.

Tuần: 8 Tiết: 16 Ngày dạy: 13 / 10 / 2019

BÀI 5: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính.

- Biết một số yếu tố ảnh h­ởng đến sự an toàn của thông tin máy tính nh­:

+ Yếu tố công nghệ - vật lí.

+ Yếu tố bảo quản và sử dụng.

+ Virus máy tính.

2. Kĩ năng: - Thực hiện đ­ợc thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.

3. Thái độ: Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính .

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh: - Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ : (Không kiểm tra)

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Một số yếu tố ảnh h­ởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.

Gv: giới thiệu

Có rất nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính biến mất một cách không mong muốn. Có thể chia các yếu tố ảnh h­ởng đến sự an toàn của thông tin máy tính thành ba nhóm chính sau

Gv: Tuổi thọ của máy tính có ảnh h­ởng gì đến tốc độ và khả năng l­u trữ của máy tính không?

Hs: có, các bộ phận của máy tính đ­ợc sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng nh­ tính ổn định càng giảm.

Gv: Khi sử dụng nhiều phần mềm thì có khả năng gì xẫy ra?

Hs: Các phần mềm có thể không t­ơng thích nhau nên có thể gây treo máy dẫn đến có thể không t­ơng tác với phần mềm nên cũng làm mất mát thông tin.

Gv: Cần phải bảo quản máy tính nh­ thế nào để tránh làm mất thông tin của máy?

Hs: Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh h­ởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất nh­ làm đổ n­ớc hay để xảy ra những va đập mạnh có thể làm máy tính h­ hỏng hoàn toàn.

Gv: Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi ch­ơng trình thì dẫn tới điều gì?

Hs: Có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy.

Gv: Virus máy tính xuất hiện khi nào?

Hs: Xuất hiện vào những năm tám m­ơi của thế kỉ XX.

Gv: Tác hại của Virus là gì?

Hs: Nó là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng.

Gv: Có rất nhiều yếu tố ảnh h­ởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.

Gv: Muốn hạn chế sự ảnh h­ởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm nh­ thế nào?

Hs: Chúng ta cần phải sao l­u dữ liệu và phòng chống virus máy tính.

1. Một số yếu tố ảnh h­ởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.

a. Yếu tố công nghệ – vật lí

- Máy tính (nhất là các thiết bị l­u trữ dữ liệu) cũng có "tuổi thọ" nhất định. Các bộ phận của máy tính đ­ợc sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng nh­ tính ổn định càng giảm.

- Các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành, không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định hoặc đúng nh­ mong muốn. Những sự cố nh­ treo máy, không t­ơng tác đ­ợc với phần mềm,.. đôi khi vẫn xảy ra và điều này cũng có thể làm mất mát thông tin.

b. Yếu tố bảo quản và sử dụng.

- Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh h­ởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất nh­ làm đổ n­ớc hay để xảy ra những va đập mạnh có.

- Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi ch­ơng trình thì có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy.

c. Virus máy tính.

Xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin với những hậu quả nghiêm trọng.

Nh­ vậy, có nhiều yếu tố ảnh h­ởng tới sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh h­ởng của các yếu tố đó, ta cần thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết, đặc biệt, cần tập thói quen sao l­u dữ liệu và phòng chống virus máy tính.

Hoạt động 3 : Luyện tập

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Bài tập củng cố

Chiếu 1 số câu hỏi trắc nghiệm → yêu cầu hs trả lời nhanh

Đứng tại chỗ trả lời

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/50

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, xem phần còn lại của bài.

Tuần: 9 Tiết: 17 Ngày dạy: 15 / 10 / 2019

BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính.

- Biết một số yếu tố ảnh h­ởng đến sự an toàn của thông tin máy tính nh­:

+ Yếu tố công nghệ - vật lí.

+ Yếu tố bảo quản và sử dụng.

+ Virus máy tính.

2. Kĩ năng: - Thực hiện đ­ợc thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.

3. Thái độ: Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính .

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh: - Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

- Giữ trật tự lớp học

- Kiểm tra sĩ số.

2. BÀI CŨ : Hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Virus máy tính là gì?

Gv : yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.

Hs: đọc thông tin sách giáo khoa

Gv: Virus máy tính là gì ?

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét, chốt lại, ghi bảng

Gv: Vật mang virus là những vật nào?

Hs: Vật mang virus có thể là các tệp ch­ơng trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash,...).

2. Virus máy tính và cách phòng tránh.

a.Virus máy tính là gì?

- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một ch­ơng trình hay đoạn ch­ơng trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối t­ợng bị lây nhiễm này sang đối t­ợng khác mỗi khi đối t­ợng bị lây nhiễm (vật mang virus) đ­ợc kích hoạt.

- Vật mang virus có thể là các tệp ch­ơng trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash,...).

Hoạt động 2: Tác hại của virus máy tính.

Gv: giới thiệu

Một số virus chỉ là những trò đùa nh­ liên tục đẩy ổ CD ra ngoài, hay hiện lên màn hình một câu trêu chọc... ít nhiều gây nên sự khó chịu cho ng­ời dùng máy tính. Trong nhiều tr­ờng hợp, virus thực sự là mối đe dọa tới an toàn thông tin của ng­ời dùng.

Gv: Em hãy nêu những tác hại của virus máy tính mà em biết?

Hs: trả lời

Gv: nhận xét, chốt lại và ghi bảng.

b. Tác hại của virus.

- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.

- Phá huỷ dữ liệu.

- Phá huỷ hệ thống.

- Đánh cắp dữ liệu.

- Mã hoá dữ liệu để tống tiền.

- Gây khó chịu khác: Thiết lập các chế độ ẩn cho tệp tin hoặc th­ mục, thay đổi cách thức hoạt động bình th­ờng của hệ điều hành cũng nh­ các phần mềm ứng dụng, các trình duyệt, phần mềm văn phòng

Hoạt động 3: Các con đ­ờng lây lan của virus .

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.

Hs: đọc thông tin sách giáo khoa.

Gv: Em hãy kể những con đ­ờng lây lan của Virus máy tính mà em biết.

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét, chốt lại và ghi bảng.

c. Các con đ­ơng lây lan của virus.

- Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.

- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.

- Qua các thiết bị nhớ di động.

- Qua mạng nội bộ, mnạg Internet, đặc biệt là th­ điện tử.

- Qua "lỗ hỗng" phần mềm

Hoạt động 4: Phòng tránh virus.

Gv: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.

Hs: đọc thông tin sách giáo khoa.

Gv: Muốn phòng tránh virus em phải làm nh­ thế nào?.

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét, chốt lại và ghi bảng.

Gv: Có những phần mềm nào diệt Virus mà em biết?

Hs: trả lời

Gv: nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

Gv: Có rất nhiều phần mềm diệt vi rút nh­ng mỗi phần mềm chỉ diệt đ­ợc 1 loại virus.

d. Phòng tránh virus.

Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:

"Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đ­ờng lây lan của chúng"

1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các ch­ơng trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi ch­a đủ tin cậy.

2. Không mở những tệp gửi kèm trong th­ điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung th­.

3. Không truy cập các trang web không rõ nguồn gốc.

4. Th­ờng xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành.

5. Định kì sao l­u dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại.

6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.

- Có rất nhiều ch­ơng trình diệt virus khác nhau nh­ các phần mềm của McAfee, Norton, Kaspersky... BKAV

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3,4 SGK/50

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng. Xem trước bài mới.

Tuần: 9 Tiết: 18 Ngày dạy: 20 / 10 / 2019

Bài thực hành 4: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được tác hại của Virus đối với máy tính.

- Sao lưu dữ kiệu

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/ thư mục bằng cách sao chép thông thường

- Thực hiện quét Virus bằng phần mềm diệt Virus

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo quy định

- Có ý thức bảo vệ thông tin khi sử dụng máy tính

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet, một số chương trình diệt virus.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH

2. BÀI CŨ :

Câu hỏi : Trước khi quét virus ta cần làm gì? Thực hành sao lưu các tài liệu của em vào ổ đĩa D của máy trước khi tiến hành diệt virus?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Thực hành

Tạo một thư mục trong ổ đĩa D

T¹o mét sè th­ môc kh¸c và sao chép vài nội dung cần bảo vệ.

Sau khi sao chép ta sẽ tiến hành diệt Virus

Quan sát trên màn hình và cho biết em thấy phần mềm diệt Virus nào?

Khởi động phần mềm diệt Virus?

Trên giao diện của phần mềm em chọn thẻ tuỳ chọn

Tiến hành chọn các ổ đĩa, các File và các tuỳ chọn trước khi diệt

Nhắc nhở HS chỉ nên chọn ít ổ đĩa hoặc thư mục trong bài thực hành, còn ở nhà thì có thể quét hết cho máy

Nhận nút quét và quan sát

Đọc kết quả sau khi chương trình chạy xong

Em có thể xem nhật ký vịêc quét virus, thiết đặt lịch quét, cập nhật và xem giới thiệu phần mềm tại các thẻ tương ứng trên giao diện phần mềm mà em thấy

Sau khi hoàn thành việc quét virus ta thoát khỏi phần mềm

Thực hành trên một số phần mềm diệt virus khác

Thoát tất cả các chương trình và tắt máy

Thực hành

Lắng nghe

Quan sát và trả lời bkav

Nháy đúp vào biểu tượng của phần mềm

Thực hành

Thực hành

Lắng nghe

Thực hành và quan sát

Đọc kết quả

Lắng nghe và thực hành

Nhấn nút lệnh thoát

Thực hành

Tắt máy

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 10 Tiết: 19 Ngày dạy: 22 / 10 / 2019

Bài thực hành 4: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được tác hại của Virus đối với máy tính.

- Sao lưu dữ kiệu

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/ thư mục bằng cách sao chép thông thường

- Thực hiện quét Virus bằng phần mềm diệt Virus

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo quy định

- Có ý thức bảo vệ thông tin khi sử dụng máy tính

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet, một số chương trình diệt virus.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh: - Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. ỔN ĐỊNH

2. BÀI CŨ :

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Thực hành

Tạo một thư mục trong ổ đĩa D và sao chép vài nội dung cần bảo vệ.

Sau khi sao chép ta sẽ tiến hành diệt Virus

Quan sát trên màn hình và cho biết em thấy phần mềm diệt Virus nào?

Khởi động phần mềm diệt Virus?

Trên giao diện của phần mềm em chọn thẻ tuỳ chọn

Tiến hành chọn các ổ đĩa, các File và các tuỳ chọn trước khi diệt

Nhắc nhở HS chỉ nên chọn ít ổ đĩa hoặc thư mục trong bài thực hành, còn ở nhà thì có thể quét hết cho máy

Nhận nút quét và quan sát

Đọc kết quả sau khi chương trình chạy xong

Em có thể xem nhật ký việc quét virus, thiết đặt lịch quét, cập nhật và xem giới thiệu phần mềm tại các thẻ tương ứng trên giao diện phần mềm mà em thấy

Sau khi hoàn thành việc quét virus ta thoát khỏi phần mềm

Thực hành trên một số phần mềm diệt virus khác

Thoát tất cả các chương trình và tắt máy

Thực hành

Lắng nghe

Quan sát và trả lời bkav

Nháy đúp vào biểu tượng của phần mềm

Thực hành

Thực hành

Lắng nghe

Thực hành và quan sát

Đọc kết quả

Lắng nghe và thực hành

Nhấn nút lệnh thoát

Thực hành

Tắt máy

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện).

Tuần: 10 Tiết: 20 Ngày dạy: 27 / 10 / 2019

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Ôn lại các kiến thức đã học: Mạng máy tính, mạng Internet, cách tổ chức và truy cập thông tin trên Internet, sử dụng trình duyệt để truy cập web.

2. Kỹ năng: Tìm kiếm thông tin trên mạng, sử dụng hộp th­ điện tử, tạo đựơc trang web đơn giản.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập đúng đắn

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh: - Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ : Không kiểm tra

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Ôn tập về mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Lợi ích của mạng máy tính

  • Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản
  • Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa mạng có dây và mạng không dây?

Vai trò của máy chủ và máy trạm?

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in,…

Hoạt động 2: Ôn tập về Internet

  • Internet là gì? Nêu sự khác biệt của internet với mạng LAN và WAN
  • Một số dịch vụ trên Internet

Làm thế nào để máy tính kết nối Internet được

Hs trả lời lần lượt các câu hỏi của giáo viên

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tuần: 11 Tiết: 21 Ngày dạy: … / … / …

KIỂM TRA 1 TIẾT

A/ Mục tiêu :

  • Đánh giá việc học tập, tiếp thu của học sinh qua 5 bài lý thuyết ; 4 bài thực hành ở chương 1 mà học sinh đã được học.
  • HS bắt được máy tính mạng máy tính, tổ chức thông tin toàn cầu Internet, sử dụng trình duyệt web để tìm kiếm thông tin.
  • Yêu thích môn học và trình bài bài kiểm tra sạch, gọn và khoa học, nghiêm túc trong thi cử, học tập ….

B/ Chuẩn bị :

Giáo án, đề kiểm tra cho mỗi học sinh

H­ớng dẫn chấm và đáp án.

Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học ở ch­ơng 1

C/ Tiến trình kiểm tra :

I/ Tổ chức :

Kiểm diện sĩ số.

II/ Tiến hành kiểm tra :

Tuần: 11 Tiết: 22 Ngày dạy: … / … / …

Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết các lợi ích của công nghệ thông tin và tác động của CNTT đối với XH.

- Biết các hạn chế của công nghệ thông tin

- Biết một số vấn đề pháp lí và đạo đức trong xã hội tin học hoá.

2. Kĩ năng: Biết vai trò của tin học trong xã hội hiện đại.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo quy định

- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ :

Câu hỏi : - Tr­ớc khi quét virus ta cần làm gì?

- Một số ch­ơng trình dịêt Virus mà em biết?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Lợi ích của ứng dụng Tin học

Gv: giới thiệu

Tin học là lĩnh vực rất non trẻ, song hiện đang đóng vai trò hết sức to lớn trong xã hội.

Hs: nghe giảng

Gv: gọi 1 HS đọc phần 1. a) Ứng dụng tin học ngày càng phong phú và phát triển

Hs: đọc.

Gv: Đ­a 1 số hình ảnh ứng dụng tin học trong mọi đời sống xã hội:

- ứng dụng văn phòng hay thiết kế

- ứng dụng điều khiển các thiết bị phức tạp nh­ tên lửa, tàu vũ trụ . . .

Hs: Quan sát, nghe giảng và chép bài.

1. Tin học trong xã hội hiện đại.

a) Ứng dụng tin học ngày càng phong phú và phát triển

- Tin học đã đ­ợc ứng dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội nh­: nhu cầu cá nhân, quản lý, điều hành và phát triển kinh tế của đất n­ớc.

- ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp các dịch vụ và công tác quản lý.

Hoạt động 2 : Tác động của tin học đối với xã hội

Chia lớp thành 6 nhóm.

Trả lời các câu hỏi sau:

? Kể một số lĩnh vực hoạt động đã và đang ứng dụng tin học?

- Lập danh sách học sinh, bảng điểm, quản lý tr­ờng học, sản xuất kinh doanh, xem và mua các sản phẩm qua mạng, tìm kiếm thông tin, tra cứu từ điển,

? Kể những hoạt động ứng dụng tin học và máy tính giúp con ng­ời thông tin và liên lạc với nhau?

- Con ng­ời gửi th­, gọi điện thoại thông qua b­u điện nh­ng nhờ tin học mà chúng ta có thể gửi nhau những tấm hình, th­, thông báo, th­ mời, một cách nhanh chóng trong vài phút.

- Xem các sự kiện thể thao trong n­ớc và quốc tế.

- Lũ lụt thiên tai khắp nơi cũng nh­ các dịch bệnh SARS, cúm A H1N1 đang lan rộng.

? Từ những lợi ích mà em biết thì tin học có tác động nh­ thế nào đối với xã hội?

HS trả lời

HS nhận xét ý kiến của nhóm tr­ớc đó và đ­a ra ý kiến của nhóm mình.

GV đ­a ra hiệu quả hoạt động của các nhóm.

- Đúc kết lại các ý kiến và đ­a nhận xét cuối cùng.

b) Tác động của tin học đối với xã hội:

- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức của con ng­ời và cách tổ chức, quản lý các hoạt động xã hội, các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội.

- Ngày nay, tin học và máy tính đã thực sự trở thành động lực và lực l­ợng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/59

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, xem phần còn lại của bài.

Tuần: 12 Tiết: 23 Ngày dạy: … / … / …

Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết các lợi ích của công nghệ thông tin và tác động của CNTT đối với XH.

- Biết các hạn chế của công nghệ thông tin

- Biết một số vấn đề pháp lí và đạo đức trong xã hội tin học hoá.

2. Kĩ năng: Biết vai trò của tin học trong xã hội hiện đại.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo quy định

- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ :

- Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại ?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.

Gv: Tri thức còn gọi là kiến thức.

? Em cho biết mục đích học của em để làm gì?

Hs: Học để có kiến thức, có kiến thức có thể làm giàu cho bản thân và góp phần vào sự phát triển của xã hội. Vậy nên kiến thức (tri thức) có ảnh h­ởng rất lớn đến sự phát triển xã hội của đất n­ớc.

Gv: Tin học đ­ợc ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, nâng cao hiệu quả công việc, giảm nhẹ công việc chân tay, nặng nhọc, nguy hiểm giúp nâng cao chất l­ợng cuộc sống của con ng­ời.

Hs: Lắng nghe và ghi bài.

2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa

a) Tin học và kinh tế tri thức:

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Trong đó tin học và máy tính đóng vai trò chủ đạo.

b) Xã hội tin học hóa:

Xã hội tin học hóa là xã hội mà các hoạt động chính của nó đ­ợc điều hành với sự hỗ trợ của tin học và mạng máy tính.

Hoạt động 2 : Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Gv: yc HS đọc SGK

Hs: đọc SGK

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- SGK

Hoạt động 3 : Con ng­ời trong xã hội tin học hóa.

Gv: giới thiệu

Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.

Gv: Không gian điện tử là gì?

Hs: Con ng­ời có thể tìm kiếm thông tin, xem các sản, mua các sản phẩm, tìm hiểu văn hóa các n­ớc, tình hình kinh tế trong n­ớc và quốc tế mà không cần đến nơi tìm hiểu thông qua internet.

Gv. Liệt kê các diễn đàn trao đổi, tìm kiếm thông tin mà em đã từng sử dụng?

HS trả lời

Kể một tình huống mà em cho là đẹp trong ứng xử văn hóa giữa các thành viên tham gia diễn đàn?

Hs: trả lời

Gv: Kể một tình huống mà em cho là ch­a đẹp trong ứng xử văn hóa giữa các thành viên tham gia diễn đàn?

Hs: trả lời

Gv: Khi mà biên giới không còn là rào cản cho sự luân chuyển thông tin và tri thức thì việc tham gia vào internet mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì đối với thông tin trên mạng máy tính?

Hs: Chịu trách nhiệm với thông tin mà mình trao đổi cũng nh­ đ­a vào mạng.

Bảo vệ các thông tin và nguồn tài nguyên.

4. Con ng­ời trong xã hội tin học hóa.

- Sự ra đời của internet đã tạo ra không gian mới đó là không gian điện tử.

+ Không gian điện tử là khoảng không gian của nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà các loại hàng hóa cơ bản của nó còn có thể l­u thông dễ dàng.

- Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần:

+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.

+ Có trách nhiệm với thông tin đ­a lên mạng internet.

+ Có văn hóa trong ứng xử trên môi tr­ờng internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin)

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3,4 SGK/59

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng, thực hành(nếu có điều kiện). Xem trước bài mới.

Tuần: 12 Tiết: 24 Ngày dạy: … / … / …

Chương III: Phần mềm trình chiếu

Bài 7: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là phần mềm trình chiếu

- Biết được lợi ích của phần mềm trình chiếu

- Biết được các hoạt động có thể sử dụng bài trình chiếu

2. Kĩ năng: Biết được phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ :

- Không gian điện tử là gì?

- Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần phải ntn?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRÌNH BÀY VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRÌNH BÀY

G. Vì sao trong cuộc sống chúng ta thường xuyên trao đổi thông tin?

Các hoạt động này người ta gọi là hoạt động trình bày

G. Vậy hoạt động trình bày là gì?

H. trả lời (sgk)

GV chốt lại để có khái niệm hoàn chỉnh

Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi bài

G. Cho vài ví dụ về trình bày?

Các công cụ hỗ trợ cho việc trình bày?

G. Như trên chúng ta đã nói tác dụng của các công cụ này là?

Khi máy tính ra đời thì nó cũng hỗ trợ rất nhiều cho con người trong việc trình bày

G. Việc trình bày bằng bảng bình thường khác với trình bày bằng máy tính ở điểm nào?

Các chương trình hỗ trợ việc trình bày đó được gọi là phần mềm trình chiếu

G. Phần mềm trình chiếu là gì?

GV chốt lại để hình thành khái niệm hoàn chỉnh

Gọi HS nhắc lại nhiều lần để ghi vào vở

Phần mềm trình chiếu có những chức năng thế nào ->phần 2

1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày

  1. Trình bày là hình thức chia sẽ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người.
  2. Nội dung được chiếu cho mọi người cùng quan sát được gọi là trang chiếu và tập hợp các trang chiếu đó tạo thành bài trình chiếu.
  3. Việc sử dụng bài trình chiếu nhằm các mục đich:

+ Làm nổi bật nội dung và ghi nhớ các điểm chính.

+ Bài trình chiếu truyền đạt nội dung theo đúng trật tự đã được chuẩn bị từ trước.

+ Giúp mọi người dễ hình dung và dễ hiểu

Hoạt động 2: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU

Từ định nghĩa phần mềm trình chiếu, em thử suy nghĩ xem phần mềm trình chiếu sẽ có những chức năng như thế nào?

Cho HS quan sát ví dụ các bài trình chiếu có cùng nội dung nhưng khác nhau về số trang và tự rút ra kết luận

Các trang này được gọi là các trang chiếu

Theo em trong phần các phần mềm trình chiếu ta có thể soạn thảo và chỉnh sửa như trong Word không?

Vậy vì sao mình không dùng Word mà lại dùng phần mềm trình chiếu?

Ở trường ta em thấy thường dùng công cụ gì để trình chiếu?

Giới thiệu một số hình ảnh máy chiếu cho HS quan sát

Ngoài chức năng trên ta còn có thể in các trang chiếu ra giấy

2. Phần mềm trình chiếu

  • Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
  • Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung được gọi là trang chiếu.
  • Mội phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản.
  • Ngoài ra còn có thể tạo các chuyển động của văn bản, hình ảnh,... trên trang chiểu để bài trình chiếu sinh động, hấp dẫn hơn.

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/66

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 13 Tiết: 25 Ngày dạy: … / … / …

Bài 7: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được thế nào là phần mềm trình chiếu

- Biết được lợi ích của phần mềm trình chiếu

- Biết được các hoạt động có thể sử dụng bài trình chiếu

2. Kĩ năng: Biết được phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ :

- Cho biết một số công cụ, phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin (học tập) trong nhà trường mà em từng thấy hoặc từng sử dụng?

- Vì sao chúng ta lại sử dụng các công cụ ấy?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Phần mềm trình chiếu Powerpoint

Gv: giới thiệu các dải lệnh cho HS biết

Hs: quan sát

Gv: cho Hs ghi ý nghĩa các dải lệnh

Hs: ghi bài

3. Phần mềm trình chiếu Powerpoint

- Trang chiều: nằm ở vùng chính của cửa sổ, trang chiếu được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung.

- Các dải lệnh đặc trưng của ohần mềm trình chiếu:

+ Dải lệnh SlideShow

+ Dải lệnh Animations

+ Dải lệnh Transitions

Hoạt động 2: Ứng dụng của phần mềm trình chiếu

Nhắc lại khái niệm về phần mềm trình chiếu?

Trong trường chúng ta phần mềm trình chiếu dùng để làm gì?

GV nhận xét và chốt lại

Gọi HS nhắc lại nhiều lần

Ngoài ra, em còn thấy người ta sử dụng bài trình chiếu ở đâu?

GV nhắc lại

Ngoài khả năng soạn thảo chỉnh sửa thì phần mềm trình chiếu còn có khả năng gì nổi trội?

Nhờ chức năng này người ta tạo ra các Album ảnh, Album ca nhạc.

Vậy ứng dụng tiếp theo của phần mềm trình chiếu là gì?

Gọi HS nhắc lại nhiều lần

Ngoài khả năng chiếu lên màn hình, phần mềm trình chiếu còn cho phép ta làm gì?

Vậy với chức năng này người ta dùng để in các tờ rơi, tờ quảng cáo

Tóm lại ta có thể sử dụng phần mềm trình chiếu vào những hoạt động gì?

4. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu

- Trong nhà trường: tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm,..

- Sử dụng các cuộc họp, hội thảo,..

- Tạo các Album ảnh, Album ca nhạc nhờ các hiệu ứng

- In các tờ rơi, tờ quảng cáo

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3,4 SGK/66

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng, thực hành(nếu có điều kiện). Xem trước bài mới.

Tuần: 13 Tiết: 26 Ngày dạy: … / … / …

Bài 9: BÀI TRÌNH CHIẾU (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần nội dung có thể có của một trang chiếu.

2. Kĩ năng: Thực hiện được các kiểu bố trí nội dung khác nhau trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu bố trí, cũng như tác dụng của chúng.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và làm việc với máy tính.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng CNTT: HS vận dụng được các kiến thức đã học để nhận biết được các thành phần của bài trình chiếu.

- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần nội dung có thể có của một trang chiếu.

- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm

- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ :

a) Hãy cho biết 2 chức năng của phần mềm trình chiếu?

b) Hãy nêu 1 vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu

G: Yêu cầu hs quan sát hình 63 /82

G. Hình 63 minh họa 3 trang đầu của 1 bài trình chiếu.

Bài trình chiếu được tạo ra và lưu trữ trên máy ntn?

các trang chiếu được sắp xếp ntn?

H. nghiêm cứu sgk trả lời

G : lưu ý hs việc chèn thêm một trang vào một trang khác thì số thứ tự các trang sẽ tự động xếp lại

G: công việc quan trong nhất khi tạo bài trình chiếu là gì?

H. trả lời theo sgk

  • Gv nhận xét kết luận

1/ Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu

-Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự

- Nội dung trên trang chiếu có các dạng:

  • Văn bản
  • Hình ảnh, biểu đồ
  • Các tệp âm thanh, đoạn phim,...

Hoạt động 2: Bố trí nội dung trên trang chiếu

G. tại sao phải bố trí nội dung trên trang chiếu?

H. nghiên cứu sgk trả lời

G. Để góp phần tăng hiệu quả của việc trình chiếu, ngoài việc tạo nội dung cho trang chiếu việc bố trí trên trang chiếu rất quan trọng

G. y/c hs quan sát hình 64 sgk trang 83 xem cấu trúc bố trí trang chiếu đơn giản

H. chú ý quan sát, phát biểu

Gv lưu ý hs phần mềm trình chiếu có thiết kế sẳn mẫu bố trí nội dung gọi là Layuot sgk

2/Bố trí nội dung trên trang chiếu

  • Trang tiêu đề
  • Trang nội dung
  • Có nhiều loại mẫu bố trí trang khác nhau (sgk)

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/71

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 14 Tiết: 27 Ngày dạy: … / … / …

Bài 9: BÀI TRÌNH CHIẾU (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần nội dung có thể có của một trang chiếu.

2. Kĩ năng: Thực hiện được các kiểu bố trí nội dung khác nhau trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu bố trí, cũng như tác dụng của chúng.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và làm việc với máy tính.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng CNTT: HS vận dụng được các kiến thức đã học để nhận biết được các thành phần của bài trình chiếu.

- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần nội dung có thể có của một trang chiếu.

- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm

- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP

2. BÀI CŨ :

- Bài trình chiếu là gi?

- Nội dung trang chiếu có thể chứa những thông tin dạng nào?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Nhập nội dung văn bản cho trang chiếu

G: trên một trang chiếu, thành phần nào là quan trong nhất?

H: Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là thông tin dạng văn bản

Hãy nêu kiểu mẩu bố trí trên một trang

H. xem sgk trả lời

G. yêu cầu hs quan sát hình sgk sau đó mô tả lại

3/Nhập nội dung văn bản cho trang chiếu

Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là thông tin dạng văn bản

Hoạt động 2: Phần mềm trình chiếu PowerPoint

G. tương tự như phần mềm bảng tính, phần mềm trình chiếu cũng có nhiều loại, sau đây ta tìm hiểu phần trình chiếu Powerpoint

H. chú ý lắng nghe

Gv yêu cầu hs quan sát hình sgk để thấy được giao diện của Powerpoint

G. y/c hs nêu các thành phần trên giao diện của PowerPoint và phát biểu

G nhận xét: Ngoài bảng chọn và thanh công cụ như Word, Excel, PowerPoint còn có; trang chiếu,bảng chọn Slide Show (trình chiếu),....

4/ Trình chiếu

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3 SGK/71

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài, làm bài tập, đọc thêm phần Tìm hiểu mở rộng, thực hành(nếu có điều kiện). Xem trước bài mới.

Tuần: 14 Tiết: 28 Ngày dạy: … / … / …

BÀI TẬP_KIỂM TRA 15 PHÚT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS làm được bài trình chiếu theo yêu cầu của GV.

2. Kĩ năng: Thực hiện được các kiểu bố trí nội dung khác nhau trên trang chiếu và phân biệt được các mẫu bố trí, cũng như tác dụng của chúng.

3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và làm việc với máy tính.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng CNTT: HS vận dụng được các kiến thức đã học để nhận biết được các thành phần của bài trình chiếu.

- Năng lực tự học: Học sinh tự nghiên cứu Sgk và tự thực hành trên máy

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết được bài trình chiếu gồm các trang chiếu và một số thành phần nội dung có thể có của một trang chiếu.

- Năng lực giao tiếp: Phát triển khả năng giao tiếp với thầy, cô giáo, các bạn trong nhóm

- Năng lực hợp tác: Học sinh cùng hợp tác làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Giáo án, SGK, bài soạn, phòng máy

2. Học sinh

Học bài cũ: Đề cương ôn tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn sơ lược về cách tạo một bài thuyết trình điện tử hoàn chỉnh.

- Yêu cầu HS tạo một bài trình chiếu với chủ đề “Hoa và trái cây”

- Quan sát hướng dẫn.

- Hs thực hành trên máy tính nối mạng.

+ Tự tìm nội dung, hình ảnh trên internet..

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) . Xem trước bài mới.

Tuần: 15 Tiết: 29 Ngày dạy: … / … / …

TH5. BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM (Tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Khởi động và kết thúc PowerPoint, nhận biết màn hình làm việc của PowerPoint.

- Tạo thêm được trang chiếu mới, nhập nội dung dạng văn bản trên trang chiếu

2. Kĩ năng:

- Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản.

3.Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không KT

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho GV.

Hoạt động 2: H­ớng dẫn th­ờng xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

HS : Quan sát, làm thử.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và yêu cầu học sinh thực hiện.

Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.

  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

1. Các kiến thức cần thiết :

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Chèn thêm trang chiếu mới.
  • Thay đổi mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu.

2. Nội dung thực hành:

Bài 1. Khởi động và làm quen với PowerPoint

  1. Khởi động PowerPoint bằng một trong hai cách sau:
  • Nháy đúp biểu tượng trên màn hình nền.

Sau khi khởi động PowerPoint, một trang chiếu chưa có nội dung sẽ được tự động tạo ra.

  1. Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word với màn hình PowerPoint.
  2. Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong các bảng chọn đó.
  3. Chèn thêm một vài trang chiếu mới (chưa cần nhập nội dung cho các trang chiếu). Quan sát sự thay đổi trên màn hình làm việc:
  • Để thêm trang chiếu mới, chọn lệnh New Slide trong nhóm Slides tên dải lệnh Home
  • Nếu muốn áp dụng mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu đang được hiển thị, chỉ cần nháy lệnh Layout trong nhóm Slides trên dải lệnh Home và nháy chọn mẫu thích hợp.
  1. Chọn trang chiếu: Để làm việc với trang chiếu (xoá, sao chép, di chuyển), ta cần chọn trang chiếu bằng cách nháy chọn biểu tượng của nó ở ngăn bên trái. Nếu cần chọn đồng thời nhiều trang chiếu, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chọn từng biểu tượng của chúng. Nếu muốn xoá một trang chiếu, chọn trang chiếu đó và nhấn phím Delete.
  2. Nháy vào biểu tượng của từng trang chiếu ở ngăn bên trái và quan sát các mẫu bố trí được tự động áp dụng cho mỗi trang chiếu.
  3. Nháy lần lượt các nút và ở góc dưới, bên trái cửa sổ để chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị khác nhau (chế độ soạn thảo và chế độ sắp xếp). Quan sát sự thay đổi của màn hình và cho nhận xét.
  4. Để thoát khỏi PowerPoint, chọn File  Exit hoặc nháy nút .

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 15 Tiết: 30 Ngày dạy: … / … / …

TH5. BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM (Tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Khởi động và kết thúc PowerPoint, nhận biết màn hình làm việc của PowerPoint.

- Tạo thêm được trang chiếu mới, nhập nội dung dạng văn bản trên trang chiếu

2. Kĩ năng:

- Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản.

3.Thái độ:

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không KT

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

HS : Ổn định vị trí trên các máy.

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

HS : Quan sát, làm thử.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và yêu cầu học sinh thực hành trên máy

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

1. Các kiến thức cần thiết :

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Chèn thêm trang chiếu mới.
  • Gõ nội dung vào trang chiếu.
  • Thay đổi mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu.
  • Trình chiếu.

2. Nội dung thực hành:

Nhập các nội dung sau đây vào các trang chiếu:

Trang 1 (trang tiêu đề): Hà Nội

Trang 2: Nội dung

  • Vị trí địa lí
  • Lịch sử
  • Danh thắng
  • Văn hoá
  • Quá trình phát triển

Trang 3: Vị trí địa lí

  • Nằm ở miền Bắc Việt Nam
  • Trên bờ sông Hồng

Kết quả nhập nội dung cho các trang chiếu tương tự như hình 69.

  1. Lưu bài trình chiếu: Để lưu kết quả làm việc, chọn File  Save. Các tệp trình chiếu do PowerPoint tạo ra có phần mở rộng là pptx. Lưu bài trình chiếu được soạn ở trên với tên Ha Noi.
  2. Áp dụng các mẫu bố trí khác nhau cho từng trang chiếu và quan sát sự thay đổi cách bố trí nội dung trên các trang chiếu.
  3. Lần lượt nháy các nút và để hiển thị bài trình chiếu trong chế độ soạn thảo và chế độ sắp xếp. Quan sát sự thay đổi của màn hình làm việc.

3. Trình chiếu

Nháy chọn trang chiếu đầu tiên và nháy nút ở góc trái, phía dưới màn hình. Nháy chuột hoặc sử dụng các phím mũi tên để lần lượt trình chiếu hết các trang chiếu.

Cuối cùng, thoát khỏi PowerPoint nhưng không lưu các thay đổi.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài, thực hành(nếu có điều kiện). Xem trước bài mới.

Tuần: 16 Tiết: 31 Ngày dạy: … / … / …

Bài 9: ĐỊNH DẠNG TRANG CHIẾU(T1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết định dạng văn bản trên trang chiếu

- Biết tạo màu nền cho trang chiếu

- Sử dụng được các mẫu định dạng trang chiếu

2. Kĩ năng:

- Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không KT

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Màu nền trang chiếu

Gv: giới thiệu và làm mẫu cho HS biết

Hs: quan sát

Gv: cho Hs ghi

Hs: ghi bài

Gv: cho Hs nhắc lại

Hs: nhắc lại

Gv: Cho hs thực hành, quan sát giúp đỡ hs chưa thực hành được.

Hs: thực hành

1. Màu nền trang chiếu

- Màu sắc trang chiếu chủ yếu gồm màu nền trang chiếu và màu chữ văn bản

- Cách tạo màu nền cho trang chiếu:

1. Chọn trang chiếu trong ngăn bên trái.

2. Mở dải lệnh Design và nháy nútphía dưới,bên phải nhóm lệnh Background để hiển thị hộp thoại Format Background.

3. Nháy chuột chọn Solid fill để chọn màu đơn sắc.

4. Nháy chuột chọn vào mũi tênbên phải mục Color và chọn màu thích hợp.

5. Nháy chuột vào nút Apply to All trên hộp thoại để áp dung trên mọi trang chiếu.

Hoạt động 2: Định dạng nội dung văn bản

Gv: Gọi hs nhắc lại các dạng căn lề văn bản?

Hs: nhắc lại

GV nhận xét và chốt lại

Gọi HS nhắc lại nhiều lần

Hình 3.17

2. Định dạng nội dung văn bản

Một số khả năng định dạng văn bản gồm:

- Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.

- Căn lề(trái, phải, giữa văn bản)

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2,3 SGK/80

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

===============================================================

Tuần: 16 Tiết: 32 Ngày dạy: … / … / …

Bài 9: ĐỊNH DẠNG TRANG CHIẾU(T2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết định dạng văn bản trên trang chiếu

- Biết tạo màu nền cho trang chiếu

- Sử dụng được các mẫu định dạng trang chiếu

2. Kĩ năng:

- Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập

- Có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không KT

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Sử dụng mẫu định dạng

Gv: giới thiệu và làm mẫu các mẫu định dạng cho HS biết

Hs: quan sát

Gv: cho Hs ghi

Hs: ghi bài

Gv: Cho hs thực hành, quan sát giúp đỡ hs chưa thực hành được.

Hs: thực hành

3. Sử dụng mẫu định dạng

- Các mẫu định dạng gồm các thiết đặt màu sắc cho nền trang chiếu và các đối tượng khác trên trang chiếu như phông chữ, cỡ chữ, và màu chữ,…
- Để áp dụng ta làm như sau:

1. Chọn các trang chiếu cần áp dụng mẫu.

2. Mở dải lệnh Design và chịn mẫu định dạng em muốn trong nhóm Themes

-Lưu ý: Nhày nút lệnh More ngay bên phải danh sách các mẫu để hiển thị tất cả các mẫu có sẵn.

Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập SGK

Gv: yc HS làm bài tập 1,2,3 SGK trang 80

Hs: làm bài tập

GV: sửa bài

HS lắng nghe

4. Câu hỏi và bài tập SGK

Trả lời và làm bài tập 1,2,3 SGK trang 80

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 4,5,6 SGK/81

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem thêm phần mở rộng.

Tuần: 17 Tiết: 33 Ngày dạy: … / … / …

TH 6. THÊM MÀU SẮC CHO TRANG CHIẾU (Tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.

2. Kĩ năng:

- Tạo đ­ợc màu nền (hoặc ảnh nền) cho các trang chiếu.

- Thực hiện đ­ợc các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.

- áp dụng đ­ợc các mẫu bài trình chiếu có sẵn.

3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình thực hành

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

HS : Ổn định vị trí trên các máy.

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm trong 36’

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

GV: Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành ngày hôm nay.

GV: Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.

Bài 1. Tạo màu nền cho trang chiếu

  1. Khởi động phần mềm trình chiếu PowerPoint. Quan sát PowerPoint ,trang chiếu đầu tiên. Sau đó thêm ba trang chiếu mới và quan sát các trang chiếu ,quan sát biểu t­ợng của các trang chiếu trong ngăn Slide ở bên trái và rút ra nhận xét.
  2. Tạo màu nền trang chiếu với các màu nền t­ơng tự nh­ hình d­ới đây.

Yêu cầu: Trang chiếu thứ nhất có màu nền đơn sắc, trang chiếu thứ hai có màu chuyển từ hai màu, nền của trang chiếu thứ ba là mẫu có sẵn, còn nền của trang chiếu thứ t­ là một ảnh có sẵn.

Em có thể l­u kết quả với tên tuỳ ý.

L­u ý khi chọn màu nền hoặc ảnh nền cho trang chiếu:

Nếu màu nền muốn chọn không có sẵn trên hộp thoại Background, ta có thể:

  • Nếu chọn Solid fill nháy More Color để hiển thị hộp thoại Color và chọn màu thích hợp
  • Nếu chọn Gradient fill nháy Gradient Fill để hiển thị hộp thoại Gradient Fill và chọn hai màu, chọn cách chuyển màu thích hợp

Bài 2. áp dụng mẫu bài trình chiếu

  1. Tạo bài trình chiếu mới

FileNew -> Blank Presentation

Tạo thêm hai trang chiếu mới

Nháy nút Design trên thanh công cụ và chọn một mẫu tuỳ ý ở ngăn bên phải cửa sổ để áp dụng cho bài trình chiếu. Hãy cho nhận xét về:

- Phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và màu chữ của nội dung văn bản trên các trang chiếu.

- Kích th­ớc và vị trí các khung văn bản trên các trang chiếu.

Hãy áp dụng một vài mẫu bài trình chiếu khác nhau và rút ra kết luận.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 17 Tiết: 34 Ngày dạy: … / … / …

TH 6. THÊM MÀU SẮC CHO TRANG CHIẾU (Tiết 2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.

- Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu

2. Kĩ năng:

- Tạo đ­ợc màu nền (hoặc ảnh nền) cho các trang chiếu.

- Thực hiện đ­ợc các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.

- áp dụng đ­ợc các mẫu bài trình chiếu có sẵn.

3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình thực hành

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

HS : Ổn định vị trí trên các máy.

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm trong 36’

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

GV: Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành ngày hôm nay.

GV: Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.

Bài 3. Thêm màu nền cho bài trình chiếu có sẵn và định dạng văn bản

  1. Mở bài trình chiếu đã l­u với tên Ha Noi trong Bài thực hành 6.
  2. Sử dụng màu chuyển từ hai màu để làm màu nền cho các trang chiếu (hoặc áp dụng mẫu bài trình chiếu có màu nền thích hợp).

  1. Thực hiện các thao tác định dạng văn bản đã biết để đặt lại phông chữ, cỡ chữ và màu chữ, đồng thời thay đổi vị trí khung văn bản của trang tiêu đề

Yêu cầu:

- Cỡ chữ trên trang tiêu đề lớn hơn trên các trang nội dung, màu sắc có thể khác.

- Tiêu đề và nội dung trên các trang khác nhau có phông chữ, cỡ chữ và màu chữ giống nhau.

- Màu chữ, phông chữ, cỡ chữ đ­ợc chọn sao cho nổi bật và dễ đọc trên hình ảnh nền.

L­u ý khi chỉnh sửa khung văn bản:

- tr­ớc khi định dạng một phần văn bản ta chọn phần nội dung đó. Để định dạng toàn bộ nội dung trong một khung chứa, ta có thể chọn khung chứa đó bằng cách đ­a con trỏ chuột lên trên khung chứa cho đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên bốn chiều và nháy chuột.

Với trang chiếu áp dụng mẫu bố trí, các khung chứa đ­ợc tạo sẵn với kích th­ớc vị trí ngầm định trên trang chiếu. Có thể di chuyển khung chứa bằng cách chọn khung chứa (cùng văn bản trong đó) và kéo thả đến vị trí mới.

Nếu đ­a con trỏ chuột lên các nút tròn trên biên khung chứa, con trỏ chuột sẽ có dạng mũi tên hai chiều (h. 82) và ta có thể kéo thả chuột để thay đổi kích th­ớc của khung chứa.

  1. L­u bài trình chiếu và thoát khỏi PowerPoint.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện).

Tuần: 18 Tiết: 35 Ngày dạy: … / … / …

ÔN TẬP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.

- Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu

2. Kĩ năng:

- Thực hiện đ­ợc các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.

- áp dụng đ­ợc các mẫu bài trình chiếu có sẵn.

3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình thực hành

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính

+ Khái niệm mạng máy tính (MMT)?

(HS HĐ cá nhân)

+ Các thành phần của mạng?

(HS HĐ cá nhân)

+ Vai trò và lợi ích của mạng máy tính?

(HS HĐ nhóm)

MMT được hiểu là tập hợp các MT kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành 1 hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in

Bao gồm:

- Các thiết bị đầu cuối ( MT, máy in ..)

- Môi trường truyền dẫn (dây dẫn, sóng điện tử, hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh )

- Dùng chung dữ liệu. – Dùng chung các thiết bị phần cứng. – Dùng chung các phần mềm. – Trao đổi thông tin

Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet

+ Internet là gì?

(HS HĐ cá nhân)

+ Một số dịch vụ trên Internet ?

(HS HĐ nhóm)

+ Làm thế nào để kết nối internet ?

(HS HĐ cá nhân)

Là hệ thống kết nối MT và MMT ở qui mô toàn thế giới .

- Tổ chức khai thác thông tin trên web. – Tìm kiếm thông tin trên Internet. – Trao đổi thông tin qua thư điện tử. – Hội thảo trực tuyến. - Đào tạo qua mạng. -Thương mại điện tử.

- Người dùng kết nối internet thông qua nhà cung cấp dịch vụ internet.

Bài 3. Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet

+ Siêu văn bản là gì ? phân biệt sự khác nhau giữa siêu văn bản và trang web ?

(HS HĐ cá nhân)

+ Khái niệm về địa chỉ trang web, website, địa chỉ website và trang chủ ?

(HS HĐ nhóm)

+ Trình duyệt web là gì ?

(HS HĐ cá nhân)

+ Cách truy cập trang web ?

(HS HĐ nhóm)

+ Máy tìm kiếm là gì?

(HS HĐ nhóm)

+ Cách sử dụng máy tìm kiếm ?

(HS HĐ nhóm)

- Siêu văn bản là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video ... và các siêu liên kết tới cac siêu văn bản khác. Trang web là 1 siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên internet.

- Website là nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ.

-Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.

-Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web.

-Trang chủ: Mỗi khi truy cập vào một website, bao giờ cũng có một trang web được mở ra đầu tiên, được gọi là trang chủ.

Là phần mền giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet

Truy cập trang web ta cần thực hiện:

- Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ . - Nhấn enter.

Là công cụ hộ trợ tìm kiếm TT trên mạng Internet theo yêu cầu của người dùng.

Một số máy tìm kiếm:

-Google:http://www.google.com.vn; Yahoo: http://www.yahoo.com

-Microsoft:http://www.bing.com; AltaVista:http://www.AltaVista.com

-Máy tìm kiếm dựa trên từ khóa do người dùng cung cấp sẽ hiển thị danh sách các kết quả có liên quan dưới dạng liên kết.

Các bước tìm kiếm: - vào máy tìm kiếm. ví dụ : http://www.google.com.vn

  • Gõ từ khóa vào ô dành để nhập từ khóa.-Nhấn enter hoặc nháy nút tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm liệt kê dưới dạng danh sách các liên kết.

Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử

+ Thư điện tử là gì?

(HS HĐ cá nhân)

+ Hệ thống thư điện tử ?

(HS HĐ cá nhân)

+ Cách mở tài khoản, gửi và nhận thư diện tử?

(HS HĐ nhóm)

+ Cách nhận và gửi thư điện tử?

(HS HĐ nhóm)

+ Thư điện tử là một ứng dụng của Internet cho phép gửi và nhận thư trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử.

a) Mở tài khoản thư điện tử

Để gửi và nhận thư chúng ta cần phải mở một tài khoản thư điện tử. Sau đó nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử sẽ cung cấp một hộp thư điện tử.

  • Mọi địa chỉ thư điện tử luôn gồm hai phần:

<tên đăng nhập>@<tên máy chủ lưu hộp thư>

Vd:[email protected]; [email protected].

- Mỗi địa chỉ thư điện tử là tên của một hộp thư điện tử và là duy nhất trên toàn thế giới.

@ Mở hộp thư điện tử:

+ B1: Truy cập trang web cung cấp dịch vụ thư điện tử.

+ B2: Gõ tên đăng nhập, gõ mật khấu rồi nhấn Enter.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện).

Tuần: 18 Tiết: 36 Ngày dạy: … / … / …

ÔN TẬP(tt)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Tác dụng của mẫu bài trình chiếu và cách áp dụng bài trình chiếu có sẵn.

- Các bước cơ bản để tạo nội dung cho bài trình chiếu

2. Kĩ năng:

- Thực hiện đ­ợc các thao tác định dạng nội dung dạng văn bản trên trang chiếu.

- áp dụng đ­ợc các mẫu bài trình chiếu có sẵn.

3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình thực hành

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3 : Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính.

+ Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?

(HS HĐ nhóm)

+ Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn TT MT?

+ Nêu những tác hại của virus MT,các con đương lây lan của virus và cách phòng tránh virus?

Thông tin MT có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thông tin MT bị mất sẽ gây ra những hậu quả.

a. Yếu tố công nghệ – vật lí

b. Yếu tố bảo quản và sử dụng.

c. Virus máy tính.

a.Tác hại của virus.

- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống. - Phá huỷ dữ liệu. - Phá huỷ hệ thống.

- Đánh cắp dữ liệu. - Mã hoá dữ liệu để tống tiền.

- Gây khó chịu khác: Thiết lập các chế độ ẩn cho tập tin tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của hệ điều hành cũng như các phần mềm ứng dụng, các trình duyệt, phần mềm văn phòng

b. Các con đương lây lan của virus.

- Qua việc sao chép tập tin đã bị nhiễm virus.

- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu. - Qua các thiết bị nhớ di động.

- Qua mạng nội bộ, mạg Internet, đặc biệt là thư điện tử.

- Qua "lỗ hỗng" phần mềm

c. Phòng tránh virus.

Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:

"Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng"

Bài 6: Tin học và xã hội.

+ vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại?

+ Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần phải như thế nào?

a) Lợi ích của ứng dụng tin học

- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội như: nhu cầu cá nhân, quản lý, điều hành và phát triển kinh tế của đất nước.

- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp các dịch vụ và công tác quản lý.

b) Tác động của tin học đối với xã hội:

- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức của con người và cách tổ chức, quản lý các hoạt động xã hội, các lĩnh vực khoa học công nghệ, khoa học xã hội.

Mỗi cá nhân khi tham gia vào internet cần:

+ Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.

+ Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet.

+ Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật.

Bài 7. Phần mềm trình chiếu

+ Phần mềm trình chiếu là gì?

+ Ứng dụng của phần mềm trình chiếu?

-Phần mềm trình chiếu được dùng để tạo các bài trình chiếu dưới dạng điện tử.

- Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung được gọi là trang chiếu

Bài 8: bài trình chiếu

+ Các dạng nội dung trên trang chiếu?

+ Bố trí nội dung trên trang chiếu?

- Nội dung trên trang chiếu có các dạng:

- Văn bản, - Hình ảnh, biểu đồ ,- Các tập tin âm thanh, đoạn phim,...

Một bài trình chiếu thường có:

- Trang tiêu đề (cho biết chủ đề của bài trình chiếu)

Trang nội dung (Layout) Có nhiều loại mẫu bố trí trang khác nhau .

Bài 9: Định dạng trang chiếu

+ Màu nền trang chiếu

+ Định dạng nội dung văn bản

+ Sử dụng mẫu định dạng

  • Màu nền và màu chữ( văn bản)
  • Chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ
  • Căn lề

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành(nếu có điều kiện).

Tuần: 19 Tiết: 37, 38 Ngày dạy: … / … / …

KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra việc nắm bắnt kiến thức của học sinh từ đầu năm học. Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên.

2. Kỹ Năng:

- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành.

3. Thái độ:

- Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị:

- GV: Đề kiểm tra.

- HS: Ôn tập, học kỹ bài.

III. Tiến hành kiểm tra:

1. Ổn định lớp

2. Thông báo nội quy giờ kiểm tra

3. Phát đề

Tuần: 19 Tiết: 38 Ngày dạy: … / … / …

KIỂM TRA HỌC KỲ I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra việc nắm bắnt kiến thức của học sinh từ đầu năm học. Điều chỉnh việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên.

2. Kỹ Năng:

- Kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành.

3. Thái độ:

- Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị:

- GV: Đề kiểm tra.

- HS: Ôn tập, học kỹ lý thuyết.

III. Tiến hành kiểm tra:

1. Ổn định lớp

2. Thông báo nội quy giờ kiểm tra

3. Phát đề

Tuần: 20 Tiết: 39 Ngày dạy: … / … / …

BÀI 10 – THÊM HÌNH ẢNH VÀO TRANG CHIẾU (Tiết 1)

I. Mục tiêu

1.Kiến thức: Giúp Hs nắm đựơc những kiến thức cơ bản:

- Vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu và cách chèn các đối tượng đó vào trang chiếu.

- Biết được một số thao tác cơ bản để xử lý các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

2.Kỹ năng:

- Chèn được hình ảnh và các đối tượng.

- Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi: Để tạo màu nền cho trang chiếu ta làm thế nào?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu Chèn hình ảnh và các đối t­ợng khác vào trang chiếu.

GV: Cho HS quan sát hình 83 SGK.

  • Hình ảnh là gì?
  • hình ảnh th­ờng để làm gì?
  • Ta có thể chèn các đối t­ợng nào vào trang chiếu
  • Trong ch­ơng trình soạn thảo văn bản, em chèn hình ảnh minh họa nh­ thế nào?

GV: T­ơng tự, việc chèn hình ảnh vào trang chiếu trong Power Point có thao tác nh­ trong hình 84, SGK (Treo hình và đ­a ra các b­ớc chèn hình ảnh).

Cũng nh­ ch­ơng trình soạn thảo văn bản, ta có thể thực hiện chèn hình ảnh bằng cách dụng lệnh copy và Paste.

- Ta có thể chèn nhiều hình ảnh vào trang chiếu

1. Chèn hình ảnh và các đối t­ợng khác vào trang chiếu

Có thể chèn các đối t­ợng sau đây vào trang chiếu:

  • Hình ảnh
  • Tệp âm thanh;
  1. Đoạn phim;
  • Bảng và biểu đồ,...

Các b­ớc chèn hình ảnh:

  • Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
  • Mởdải lệnh Insert PicturePicture. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện
  • Chọn th­ mục l­u tệp hình ảnh.
  • Nháy chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy Insert.

L­u ý. Ngoài cách trên, ta còn có thể chèn hình ảnh vào trang chiếu bằng các lệnh quen thuộc Copy và Paste.

Hoạt động 2: Thay đổi vị trí và kích th­ớc hình ảnh

GV: Khi chèn hình ảnh vào văn bản, vị trí hình ảnh nằm ở đâu?

GV: Các hình ảnh trong phần mềm trình chiếu th­ờng đ­ợc chèn vào vị trí không cố định của trang chiếu. Để đ­ợc theo ý muốn, ta th­ờng phải thay đổi vị trí và kích th­ớc của chúng.

Vậy theo em, muốn thay đổi vị trí kích th­ớc các hình ảnh ta phải làm gì?

GV: Giới thiệu hình SGK, cho HS phán đoán qua quan sát hình.

Kéo thả nút tròn nhỏ nằm ở chiều ngang hoặc chiều đứng thì kích th­ớc của cạnh nào thay đổi?

Kéo thả nút tròn nhỏ nằm ở góc thì kích th­ớc hình thay đổi nh­ thế nào?

GV: Kết luận

2. Thay đổi vị trí và kích th­ớc hình ảnh

- Muốn xử lý các hình ảnh, tr­ớc hết ta phải chọn chúng.

- Hình ảnh đ­ợc chọn có đ­ờng viền bao quanh cùng với các nút tròn nhỏ nằm trên đ­ờng viền đó

a) Thay đổi vị trí:

- Chọn hình ảnh.

- Đ­a con trỏ chuột lên trên hình ảnh và kéo thả để di chuyển đến vị trí khác.

b) Thay đổi kích th­ớc:

- Chọn hình ảnh.

- Đ­a con trỏ chuột lên trên nút tròn nhỏ nằm giữa cạnh viền của hình ảnh và kéo thả để tăng hoặc giảm kích th­ớc chiều ngang (hoặc chiều đứng) của hình ảnh.

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/94

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 20 Tiết: 40 Ngày dạy: … / … / …

BÀI 10 – THÊM HÌNH ẢNH VÀO TRANG CHIẾU (Tiết 2)

I. Mục tiêu

1.Kiến thức: Giúp Hs nắm đựoc những kiến thức cơ bản:

- Vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu và cách chèn các đối tượng đó vào trang chiếu.

- Biết được một số thao tác cơ bản để xử lý các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

2.Kỹ năng:

- Chèn được hình ảnh và các đối tượng.

- Thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

3.Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi: Để tạo màu nền cho trang chiếu ta làm thế nào?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Thay đổi vị trí và kích th­ớc hình ảnh

GV: Theo em một trang chiếu có thể chèn bao nhiêu hình ảnh?

GV: Một trang chiếu nếu chèn nhiều hình ảnh có thể thấy xảy ra hiện t­ợng hình ảnh chèn vào sau sẽ che lấp hoàn toàn hoặc một phần hình ảnh khác đã có sẵn. Kể cả nội dung trong khung văn bản.

GV: Để đ­ợc nh­ hình SGK, ta phải làm nh­ thế nào?

GV: H­ớng dẫn học sinh thay đổi thứ tự xuất hiện của các hình ảnh mà không cần thay đổi vị trí của chúng.

2. Thay đổi vị trí và kích th­ớc hình ảnh

c) Thay đổi thứ tự của hình ảnh

1. Chọn hình ảnh cần chuyển lên lớp trên (hoặc đ­a xuống lớp d­ới).

2. Nháy nút phải chuột lên hình ảnh để mở bảng chọn tắt.

3. Nháy vào Order rồi chọn Bring to Front để chuyển hình ảnh lên trên hoặc Send to Back để đ­a xuống d­ới.

Hoạt động 2: Sao chép và di chuyển trang chiếu.

GV: một bài trình chiếu th­ờng gồm nhiều trang chiếu. Khi tạo bài trình chiếu không phải lúc nào trang chiếu cũng đ­ợc thêm vào đúng theo thứ tự trình bày. Vì thế cần sao chép, di chuyển trang chiếu. Ta nên sao chép, di chuyển các trong chiếu trong chế độ sắp xếp.

GV: Giới thiệu chế dộ sắp xếp qua hình SGK.

GV: Yêu cầu HS nêu lại cách sao chép, di chuyển trong soạn thảo văn bản, từ đó liên hệ sang thao tác t­ơng ứng với trang chiếu.

GV: Ngoài ra giống nh­ soạn thảo văn bản, ta có thể thực hiện thao tác kéo thả chuột để thay cho các nút lệnh.

3. Sao chép và di chuyển trang chiếu

Để chuyển sang chế độ sắp xếp bằng cách nháy nút ở góc trái, bên d­ới cửa sổ.

Trong chế độ sắp xếp ta có thể thực hiện các thao tác sau với trang chiếu:

  • Chọn trang chiếu: Nháy chuột trên trang chiếu cần chọn. Nếu muốn chọn đồng thời nhiều trang chiếu, cần nhấn giữ phím Ctrl trong khi nháy chuột.
  • Sao chép toàn bộ trang chiếu: Chọn trang chiếu cần sao chép và nháy nút Copy trong nhóm Clipboard trên dải lệnh Home, sau đó nháy chuột vào vị trí cần sao chép (giữa hai trang chiếu, khi đó con trỏ có dạng vạch đứng dài nhấp nháy) và nháy nút Paste trong nhóm Clipboard.
  • Di chuyển toàn bộ trang chiếu: T­ơng tự nh­ thao tác sao chép, nh­ng sử dụng nút Cut thay cho nút Copy .

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3,4 SGK/95

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 21 Tiết: 41 Ngày dạy: … / … / …

TH 7: TRÌNH BÀY THÔNG TIN BẰNG HÌNH ẢNH (Tiết 1)

I. Mục tiêu

*Kiến thức:

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Chèn hình ảnh theo mẫu
  • Thêm trang chiếu mới và nhập nội dung theo mẫu.
  • Trình chiếu

*Kĩ năng: Chèn đ­ợc hình ảnh vào trang chiếuvà thực hiện đ­ợc một số thao tác chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình thực hành

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

HS : Quan sát, làm thử

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

Bµi 1. Thêm hình ảnh minh hoạ vào trang chiếu

  1. Mở bài trình chiếu Ha Noi trong Bài thực hành 7. Chèn một tệp hình ảnh về Hà Nội (có sẵn trên máy tính hoặc tải về từ Internet) vào trang chiếu thứ nhất (trang tiêu đề).

Có thể chèn ảnh theo hai cách:

Cách 1. Chèn ảnh làm nền cho trang chiếu.

Cách 2. Chèn ảnh trên nền trang chiếu (giữ nguyên màu nền), nh­ng chuyển hình ảnh xuống d­ới khung văn bản.

Thay đổi vị trí, kích th­ớc và định dạng màu văn bản, nếu cần, để tiêu đề nổi bật trên hình ảnh. Kết quả nhận đ­ợc có thể t­ơng tự nh­ hình 91a d­ới đây:

a)

b)

áp dụng mẫu bố trí có dạng cột văn bản bên phải và một hình ảnh ở cột bên trái cho trang chiếu thứ 3 (Vị trí địa lí). Chèn hình ảnh bản đồ Hà Nội vào cột bên trái (có thể sử dụng hình ảnh tìm trên Internet hoặc tệp hình ảnh có sẵn trên máy tính). Kết quả có thể t­ơng tự nh­ hình SGK.

  1. Thêm các trang chiếu mới với thứ tự nội dung nh­ sau:

Trang 4: Danh thắng (chỉ có tiêu đề trang)

Trang 5: Hồ Hoàn Kiếm

  • Nằm ở trung tâm Hà Nội
  • Diện tích khoảng 12 ha
  • Có Tháp Rùa giữa hồ

Trang 6: Hồ Tây

  • Hồ lớn nhất ở Hà Nội (500 ha)
  • Từng là một nhánh của sông Hồng và trở thành hồ khi sông đổi dòng
  1. áp dụng các mẫu bố trí thích hợp và chèn các hình ảnh minh hoạ vào các trang chiếu mới. Kết quả có thể nh­ hình:

  1. Trình chiếu, kiểm tra kết quả nhận đ­ợc và chỉnh sửa, nếu cần.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 21 Tiết: 42 Ngày dạy: … / … / …

TH 7. TRÌNH BÀY THÔNG TIN BẰNG HÌNH ẢNH (Tiết 2)

I. Mục tiêu

*Kiến thức:

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Chèn hình ảnh theo mẫu
  • Thêm trang chiếu mới và nhập nội dung theo mẫu.
  • Trình chiếu

*Kĩ năng: Chèn đ­ợc hình ảnh vào trang chiếuvà thực hiện đ­ợc một số thao tác chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

- Tài liệu, giáo án.

b. Chuẩn bị của học sinh

- Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong quá trình thực hành

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Ghi bảng

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu

HS : Ổn định vị trí trên các máy.

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm trong 36’

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

Bµi 2. Thêm nội dung và sắp xếp bài trình chiếu

  1. Tiếp tục với bài trình chiếu Ha Noi (đã gồm 6 trang chiếu). Thêm các trang chiếu mới với thứ tự và nội dung nh­ sau:

Trang 7: Lịch sử

  • Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa L­ đến Đại La và đổi tên thành Thăng Long
  • Năm 1831 vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên là Hà Nội

Trang 8: Văn Miếu

  • Nằm trên phố Quốc Tử Giám
  • Đ­ợc xây dựng năm 1070 d­ới thời Vua Lý Thánh Tông
  • Đ­ợc xem là tr­ờng Đại học đầu tiên của n­ớc ta (1076)
  • Có 82 tấm bia tiến sĩ ghi lại tên những ng­ời đỗ trong 82 khoa thi từ 1442 đến 1789
  1. Thêm các hình ảnh thích hợp để minh hoạ nội dung các trang chiếu mới (có thể sử dụng các tệp hình ảnh có sẵn trên máy tính). Thay đổi thứ tự nội dung của các trang chiếu, nếu cần thiết.

Hình 1

  1. Thay đổi trật tự của các trang chiếu để có thứ tự hợp lí. Kết quả nhận đ­ợc có thể giống nh­ hình SGK.
  2. 3. Trình chiếu bài trình chiếu để kiểm tra kết quả
  3. Thêm các trang chiếu mới, với nội dung tự tham khảo đ­ợc về Hà Nội, bổ sung cho bài trình chiếu và l­u kết quả.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 22 Tiết: 43 Ngày dạy: … / … / …

BÀI 11. TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức: Giúp Hs nắm đựoc những kiến thức cơ bản:

-Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động

-Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

  • Giữ trật tự lớp học
  • Kiểm tra sĩ số.

2. KTBC

  1. Nêu các thao tác sao chép và di chuyển trang chiếu?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Hiệu ứng động cho đối t­ợng trên trang chiếu.

GV: Đặt vấn đề: Ngoài việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, còn có thể tạo hiệu ứng động cho các đối t­ợng (văn bản, hình ảnh...) trên các trang chiếu. Điều đó có lợi ích gì?

HS: Tham khảo SGK, giúp thu hút sự chú ý của ng­ời nghe những nội dung cụ thể trên trang chiếu, làm sinh động quá trình trình bày và quant lý tốt hơn việc truyền đạt thông tin.

GV: Giới thiệu hình SGK và nêu các b­ớc tạo hiệu ứng cho các đối t­ợng trên trang chiếu.

HS quan sát, nghe giảng, ghi bài

GV: T­ơng tự nh­ hiệu ứng chuyển trang chiếu, nếu muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu ta làm thế nào?

GV: Có thể nêu thêm cách đặt các hiệu ứng động tùy chọn bằng cách sử dụng lệnh Slide Show Custom Animation. Khác với các hiệu ứng động có sẵn, với lệnh này chúng ta có thể:

  1. Tạo hiệu ứng động cho mọi đối t­ợng trên trang chiếu.

Thiết đặt cách thức xuất hiện (tự động hoặc sau khi nháy chuột), tốc độ và trật tự xuất hiện của các đối t­ợng.

1. Hiệu ứng động cho đối t­ợng trên trang chiếu

Cách đơn giản nhất để tạo hiệu ứng động cho các đối t­ợng

  1. – Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động.

– Mở dải lệnh Animations.

- Nháy chon hiệu ứng động thích hợp trong nhóm Animation.

Hoạt động 2: Hiệu ứng chuyển trang chiếu

GV: Đặt vấn đề: Khi trình chiếu, ta có thể thay đổi cách thức xuất hiện của trang chiếu, ví dụ nh­ cho trang chiếu xuất hiện chậm hơn hoặc giống nh­ cuộn giấy đ­ợc mở dần ra…Ta gọi đó là hiệu ứng chuyển trang chiếu.

GV: thực hiện mẫu cho HS quan sát.

- Hiệu ứng chuyển đ­ợc đặt cho từng trang chiếu và chỉ có thể đặt duy nhất một kiểu hiệu ứng cho một trang chiếu.

GV: Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi: Cùng với kiểu hiệu ứng, ta có thể chọn thêm các tùy chọn nào để điều khiển.

GV: Nhấn mạnh lại và nêu các b­ớc đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu.

HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi: Cùng với kiểu hiệu ứng, ta có thể chọn thêm các tùy chọn nào để điều khiển.

HS quan sát và giải thích thêm về các tùy chọn điều khiển việc chuyển trang chiếu

2. Hiệu ứng chuyển trang chiếu

Các tuỳ chọn sau đây để điều khiển:

  • Thời điểm xuất hiện trang chiếu (sau khi nháy chuột hoặc tự động sau một khoảng thời gian định sẵn);
  • Tốc độ xuất hiện của trang chiếu;
  • Âm thanh đi kèm khi trang chiếu xuất hiện.

Các b­ớc đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu nh­ sau:

    • - Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng.
    • - Mở dải lệnh Transitions và chọn kiểu hiệu ứng chuyển trangvchiếu trong nhóm Transition to This Slide.
    • – Nháy lệnh Apply To All trong nhóm Timing nếu muốn áp dụng tất cả trang chiếu, nếu không hiệu ứng chỉ áp dụng 1 trang chiếu được chọn.

+ None (không hiệu ứng) là ngầm định.

+ Duration: thiết lập thời gian thực hiện hiệu ứng chuyển.

+ On Mouse Click: trang chiếu tiếp theo chỉ xuất hiện khi nháy chuột.

+ After: Chọn tùy chọn này và nhập thời gian để tự động chuyển trang sau khoảng thời gian khi trình chiếu(tính bằng giây)

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/105

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 22 Tiết: 44 Ngày dạy: … / … / …

BÀI 11. TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức: Giúp Hs nắm đựoc những kiến thức cơ bản:

-Biết vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động

-Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

  • Giữ trật tự lớp học
  • Kiểm tra sĩ số.

2. KTBC

    • Hiệu ứng trong bài trình chiếu là gi? Có mấy dạng hiệu ứng động?
    • Nêu lợi ích của việc sử dụng hiệu ứng động trong bài trình chiếu?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động1: Sử dụng các hiệu ứng động.

GV: Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi sau:

- Lợi ích của việc tạo hiệu ứng động là gi?

- Những điều cần l­u ý khi sử dụng hiệu ứng động?

HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi

GV: Chốt lại nội dung chính.

HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời

3. Sử dụng các hiệu ứng động.

  • Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.
  • Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
  • Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn không.

Hoạt động 2: Một vài l­u ý khi tạo bài trình chiếu.

GV: yêu cầu HS đọc SGK sau đó đ­a ra đoạn trang chiếu (có cỡ quá nhỏ, nhiều màu sắc, nền lòe loẹt, trình bày quá nhiều hình ảnh hoặc đoạn phim...). Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận xét các đoạn trình chiếu đó và cho ý kiến.

HS: Các nhóm đại diện trả lời

GV: Chốt lại các ý kiến của HS và đ­a ra nhanạ xét chung.

- Tóm lại, muốn tạo một bài trình chiếu hấp dẫn, có tính thẩm mỹ ta cần l­u ý những yếu tố gi?

HS: Trả lời.

GV: Chốt lại kiến thức chính.

4. Một vài l­u ý khi tạo bài trình chiếu.

  • Tr­ớc hết, hãy xây dựng dàn ý của bài trình chiếu và chọn nội dung văn bản cũng nh­ hình ảnh và các đối t­ợng khác một cách thích hợp.
  • Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính.
  • Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có quá nhiều mục liệt kê trên một trang chiếu (tối đa là 6).
  • Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần đ­ợc sử dụng thống nhất trên trang chiếu.

Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:

  • Các lỗi chính tả;
  • Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ;
  • Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu;
  • Màu nền và màu chữ khó phân biệt.

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài 3 SGK/106

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 23 Tiết: 45 Ngày dạy: … / … / …

TH8. HOÀN THIỆN BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC không kiểm tra

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: ổn định

- Cho học sinh ổn định theo vị trí đã phân công

HS : ổn định vị trí trên các máy.

- Cho học sinh kiểm tra máy

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho GV.

1.Các kiến thức cần thiết :

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Mở bài trình chiếu Ha Noi l­u trong bài thực hành 8.
  • Tạo các hiệu ứng chuyển động trang chiếu
  • Chọn hiệu ứng cho mọi trang chiếu.
  • Trình chiếu.

Hoạt động 2: H­ớng dẫn th­ờng xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành.

HS: Lắng nghe và ghi nhớ

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

HS : Quan sát, làm thử.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

HS tiến hành làm bài

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

2. Nội dung thực hành

Bài 1. Thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu

  1. Mở bài trình chiếu Ha Noi đã l­u trong Bài thực hành 8. Chọn một vài trang chiếu đơn lẻ và tạo các hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu đã chọn, trình chiếu và quan sát các kết quả nhận đ­ợc.
  2. Chọn và áp dụng một hiệu ứng chuyển khác cho tất cả các trang chiếu của bài trình chiếu. Hãy thay đổi một vài hiệu ứng với các tốc độ xuất hiện khác nhau, trình chiếu và quan sát các kết quả nhận đ­ợc. Cuối cùng, chọn một hiệu ứng thích hợp theo ý em (chẳng hạn, chọn hiệu ứng Blinds).
  3. Và các yêu cầu theo SGK 107

Hoạt động 3 Hướng dẫn kết thúc

GV: Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành ngày hôm nay.

GV: Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 23 Tiết: 46 Ngày dạy: … / … / …

TH8. HOÀN THIỆN BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC không kiểm tra

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: ổn định

- Cho học sinh ổn định theo vị trí đã phân công

HS : ổn định vị trí trên các máy.

- Cho học sinh kiểm tra máy

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

1.Các kiến thức cần thiết :

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Tạo bài trình chiếu và chèn các hình ảnh loài hoa đẹp đã chuẩn bị tr­ớc ở nhà.
  • Tạo các hiệu ứng chuyển động trang chiếu
  • Trình chiếu.

Hoạt động 2: H­ớng dẫn th­ờng xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm trong 36’

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
  • Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
  • Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
  • Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.

- học sinh làm bài.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

2. Nội dung thực hành

Bài 2. Tạo bộ s­u tập ảnh

Tạo bài trình chiếu và chèn hình ảnh các loài hoa đẹp tự s­u tầm đ­ợc để có bộ s­u tập ảnh nh­ hình 98.

Hình 2

áp dụng các hiệu ứng động cho các trang chiếu và l­u kết quả.

Hoạt động 3 Hướng dẫn kết thúc

GV: Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành ngày hôm nay.

GV: Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 24 Tiết: 47 Ngày dạy: … / … / …

TH8. HOÀN THIỆN BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC không kiểm tra

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: ổn định

- Cho học sinh ổn định theo vị trí đã phân công

HS : ổn định vị trí trên các máy.

- Cho học sinh kiểm tra máy

HS : Kiểm tra tình trạng máy tính của mình => Báo cáo tình hình cho Gv.

1.Các kiến thức cần thiết :

  • Khởi động Microsoft PowerPoint.
  • Tạo bài trình chiếu và chèn các hình ảnh loài hoa đẹp đã chuẩn bị tr­ớc ở nhà.
  • Tạo các hiệu ứng chuyển động trang chiếu
  • Trình chiếu.

Hoạt động 2: H­ớng dẫn th­ờng xuyên

GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để học sinh vận dụng vào bài tập.

GV : Phổ biến nội dung yêu cầu chung trong tiết thực hành .

GV làm mẫu cho HS quan sát một lần.

GV: Thông báo rõ công việc của HS và làm trong

  • Quan sát học sinh làm bài. Học sinh nào làm sai, giáo viên nhắc nhở và đặt ra câu hỏi giúp các em nhớ lại kiến thức và tự động sửa lại bài.
  • Nhắc nhở cả lớp khi có nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
  • Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.

- học sinh làm bài.

Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt

2. Nội dung thực hành

Bài 3: Tạo bài trình chiếu

Tạo một bài trình chiếu gồm vài trang chiếu và trang tiêu đề. Tạo màu nền cho trang tiêu đề bằng một hình ảnh và các trang khác có màu theo ý em.

Hoạt động 3 Hướng dẫn kết thúc

GV: Cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành ngày hôm nay.

GV: Nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 24 Tiết: 48 Ngày dạy: … / … / …

BÀI TẬP_KT 15 PHÚT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn, chèn hình ảnh cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động, chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC kiểm tra 15 phút

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV: chiếu đề bài cho HS xem, yc HS thực hành

HS: Thực hiện theo yêu cầu GV

GV: Trình chiếu sản phẩm của HS cho HS nhận xét và GV nhận xét.

Bài tập: Em hãy tạo bài trình chiếu giới thiệu các thắng cảnh đẹp quê em (Long An)

L­u ý: Thông tin và hình ảnh có thề tìm kiếm trên mạng Internet.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần:25 Tiết: 49 Ngày dạy: … / … / …

TH9. THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn, chèn hình ảnh cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động, chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: GV ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học để HS áp dụng làm bài thực hành.

HS nghe, phát biểu, ghi nhớ

Hoạt động 2: GV phổ biến nội dung bài thực hành

GV gọi HS đọc thông tin Lịch sử máy tính (SGK/117, 118)

HS đọc thông tin SGK

GV h­ớng dẫn HS:

* Về Dàn ý: Em tham khảo dàn ý trong SGK trang 120. Bao gồm 7 mục lớn:

- Tiêu đề của bài trình chiếu

- Máy tính điện tử đầu tiên

- ENIAC

- Một vài máy tính lớn khác

- Máy tính cá nhân IBM

- Một số dạng máy tính ngày nay.

* Về hình ảnh: chẳng hạn nh­ ảnh về máy tính ENIAC, UNIVAC1, IBM 360, ông Tr­ơng Trọng Thi, máy tinh Micral,......em hãy tìm kiếm trên Internet với các từ khoá t­ơng ứng

GV nhắc HS: tìm và l­u hình ảnh vào th­ mục của riêng em để làm thông tin chuẩn bị cho tiết thực hành sau.

GV quan sát, giúp đỡ HS

Nội dung thực hành: Tạo bài trình chiếu hoàn chỉnh

1. Đọc kĩ bài viết về lịch sử máy tính d­ới đây và chuẩn bị dàn ý làm nội dung để tạo bài trình chiếu về chủ đề này (nội dung SGK trang 109, 110,111)

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 25 Tiết: 50 Ngày dạy: … / … / …

TH9. THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn, chèn hình ảnh cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động, chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: GV ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học để HS áp dụng làm bài thực hành.

HS nghe, phát biểu, ghi nhớ

Hoạt động 2: GV phổ biến nội dung bài thực hành

GV yêu cầu HS kiểm tra máy, th­ mục hình ảnh và dàn ý đã chuẩn bị sẵn để tiến hành tạo bài trình chiếu

HS tiến hành tạo bài trình chiếu

GV h­ớng dẫn HS:

* Em nên thực hiện theo dàn ý và cần phải:

- Tạo bảy trang chiếu

- Chọn màu nền cho các trang chiếu

- Chọn mẫu bố trí có hình ảnh....

GV quan sát, giúp đỡ HS

2. Nội dung thực hành: Tạo bài trình chiếu hoàn chỉnh

2. Tạo bài trình chiếu về lịch sử máy tính dựa trên dàn ý và hình ảng đã chuẩn bị trong mục 1.

1. Bài trình chiếu có 7 trang (Gợi ý SGK/112)

2. áp dụng mẫu bài trình chiếu có màu nền thích hợp hoặc tạo màu nền thích hợp cho tất cả trang chiếu.

3. áp dụng mẫu bố trí thích hợp cho tùng trang chiếu, nhập nội dung văn bản và chèn hình ảnh t­ơng ứng vào từng trang chiếu.

4. Thực hiện các chỉnh sửa định dạng văn bản nhất quán trên các trang chiếu, đặc biệt l­u ý đến màu chữ.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 26 Tiết: 51 Ngày dạy: … / … / …

TH9. THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn, chèn hình ảnh cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động, chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: GV ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học để HS áp dụng làm bài thực hành.

HS nghe, phát biểu, ghi nhớ

Hoạt động 2: GV phổ biến nội dung bài thực hành

GV yêu cầu HS kiểm tra máy, mở bài thực hành đã l­u tiếp tục hoàn thiện bài trình chiếu

HS nghe GV h­ớng dẫn và thực hiện

GV h­ớng dẫn HS:

- Sau khi tạo bài trình chiếu xong tiến hành tạo hiệu ứng

HS tiến hành tạo hiệu ứng cho bài trình chiếu

GV quan sát, giúp đỡ HS

2. Nội dung thực hành: Tạo bài trình chiếu hoàn chỉnh

2. Tạo bài trình chiếu về lịch sử máy tính dựa trên dàn ý và hình ảng đã chuẩn bị trong mục 1. (tiếp)

- 5. Đặt hiệu ứng động thống nhất để chuyển các trang chiếu

6. Đặt hiệu ứng động có sẵn cho các đối tựơng trên trang chiếu (thống nhất trong toàn bộ bài trình chiếu).

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 26 Tiết: 52 Ngày dạy: … / … / …

TH9. THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn, chèn hình ảnh cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động, chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: GV ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học để HS áp dụng làm bài thực hành.

HS nghe, phát biểu, ghi nhớ

Hoạt động 2: GV phổ biến nội dung bài thực hành

HS nghe GV h­ớng dẫn và thực hiện

GV yêu cầu HS kiểm tra máy, mở bài thực hành đã l­u và trình chiếu để kiểm tra, sửa chữa hoàn thành bài trình chiếu

HS tiến hành trình chiếu bài trình chiếu

GV h­ớng dẫn HS:

- Hãy trình chiếu và tiến hành sửa chữa

GV quan sát, giúp đỡ HS

* Nội dung thực hành: Tạo bài trình chiếu hoàn chỉnh

3. Trình chiếu để kiểm tra, thực hiện các chỉnh sửa, nếu cần

-* Yêu cầu bài trình chiếu:

- bài trình chiếu phản ánh đúng nội dung của bài viết.

- Nội dung văn bản trên từng trang chiếu ngắn gọn, cô động.

- Có màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu

- Màu chữ nổi rõ trên màu nền, cỡ chữ thích hợp để dễ đọc

- Nội dung từng trang chiếu đ­ợc minh họa bằng hình ảnh phù hợp

- Có hiệu ứng chuyển trang thống nhất và hiệu ứng động xuất hiện văn bản và hình ảnh một cách hợp lí.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 27 Tiết: 53 Ngày dạy: … / … / …

TH9. THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 5)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

*Kiến thức:

- Tạo các hiệu ứng động có sẳn, chèn hình ảnh cho bài trình chiếu

*Kỹ năng: Tạo được các hiệu ứng động, chèn hình ảnh.

*Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực nghiên cứu, làm quen với phần mềm trình chiếu.

*Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy kết nối mạng Internet

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: GV ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học để HS áp dụng làm bài thực hành.

HS nghe, phát biểu, ghi nhớ

Hoạt động 2: GV phổ biến nội dung bài thực hành

HS nghe GV h­ớng dẫn và thực hiện

GV yêu cầu HS kiểm tra máy, mở bài thực hành đã l­u và trình chiếu để kiểm tra, sửa chữa hoàn thành bài trình chiếu

HS tiến hành trình chiếu bài trình chiếu

GV h­ớng dẫn HS:

- Hãy trình chiếu và tiến hành sửa chữa

GV quan sát, giúp đỡ HS, nhận xét

* Nội dung thực hành: Tạo bài trình chiếu hoàn chỉnh

3. Trình chiếu để kiểm tra, thực hiện các chỉnh sửa, nếu cần (tiếp theo)

-* Yêu cầu bài trình chiếu:

- bài trình chiếu phản ánh đúng nội dung của bài viết.

- Nội dung văn bản trên từng trang chiếu ngắn gọn, cô động.

- Có màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu

- Màu chữ nổi rõ trên màu nền, cỡ chữ thích hợp để dễ đọc

- Nội dung từng trang chiếu đ­ợc minh họa bằng hình ảnh phù hợp

- Có hiệu ứng chuyển trang thống nhất và hiệu ứng động xuất hiện văn bản và hình ảnh một cách hợp lí.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần:27 Tiết: 54 Ngày dạy: … / … / …

BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập những kiến thức và kĩ năng đã học trong các bài trước.

2. Kĩ năng: Làm được các nội dung bài tập do GV hướng dẫn.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

+ GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm làm các bài tập sau.

+ HS: Thực hiện theo nhóm 2 người làm bài tập theo yêu cầu.

Bài tập: Tạo một bài trình chiếu gồm 6 trang, giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Lâm Đồng.

+ GV: Yêu cầu từng cá nhân thực hiện một vài trang chiếu và lắp ghép lại thành một bài trình chiếu hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung.

+ HS: Sử dụng thông tin từ mạng Internet, lập dàn ý và chia các trang chiếu cho từng các nhân thực hiện theo đúng yêu cầu của GV đã đưa ra. Nhóm trưởng hoàn thiện bài trình chiếu.

+ GV: Quan sát quá trình thực hiện của HS giúp đỡ nếu cần.

+ GV: Trình chiếu và cho các nhóm nhận xét lấy điểm

+ GV: Chỉ ra cho các em các điểm làm được và cần khắc phục để các em rút kinh nghiệm hoàn thiện hơn.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

Bài tập.

Bài tập: Tạo một bài trình chiếu gồm 6 trang, giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Lâm Đồng.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần:28 Tiết: 55 Ngày dạy: … / … / …

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học

Biết vai trò chức năng chung và một vài lĩnh vực ứng dụng của phần mềm trình chiếu.

Biết một số dạng thông tin có thể trình bày trên các trang chiếu

Biết khả năng tạo các hiệu ứng động áp dụng cho các trang chiếu và đối t­ợng trên trang chiếu.

Biết một vài nguyên tắc cơ bản khi tạo bài trình chiếu.

2. Kỹ năng.

Mở đ­ợc một tệp trình bày có sẵn và trình chiếu. Tạo bài trình chiếu mới theo mẫu có sẵn.

Thay đổi được thứ tự các hiệu ứng động trên các slides

Chèn đ­ợc các đối t­ợng hình ảnh, âm thanh, tệp phim vào trang chiếu.

Tạo được các hiệu ứng động

3. Thái độ.

Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo, tự khám phá, nghiên cứu, học hỏi.

Năng động, tích cực phát biểu xây dựng bài.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, tranh

2. Học sinh

  • Đọc tr­ớc bài ở nhà

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt dộng của GV - HS

Nội dung

GV: Em hãy nhắc lại phần mềm trình chiếu là gì?

HS Trả lời-bổ sung.

? Nêu ­u điểm, ứng dụng của phần mềm trình chiếu.

HS: Bài trình chiếu là gì ?

Công việc quan trọng nhất khi tạo bài trình chiếu là gì?

Vai trò của hình ảnh.

Thao tác cơ bản xử lý các đối t­ợng chèn vào trang chiếu.

-Vai trò tác dụng của hiệu ứng động, phân biệt hai hiệu ứng động?

Bài 7: Phần mềm trình chiếu

1.Phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ trình bày một cách hiệu quả.

2.PMTC giúp tạo ra các bài trình chiếu d­ới dạng điện tử và có thể hiển thị mỗi trang chiếu trên toàn bộ màn hình.

3. Ưu điểm

4. ứng dụng

Bài 8: Bài trình chiếu.

1.Bài trình chiếu do phần mềm trình chiếu tạo ra , là tập hợp các trang chiếu và đ­ợc l­u trên máy tính d­ới dạng một tệp. các trang chiếu đ­ợc đánh số thứ tự.

2.Quan trọng nhất Là tạo nội dung cho TC.

3. các mẫu bố trí nội dung.

4.Nội dung chỉ đ­ợc nhập vào các khung.

5.Powerpoint là PMTC đang đ­ợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu.

1.H/A minh họa nội dung, làm cho bài trình chiếu hấp dẫn , sinh động hơn.

2. Thao tác chèn.

3.PMTC tự động thay đổi mẫu bố trí ảnh.

4. Thay đổi kích th­ớc, vị trí, thứ tự hình ảnh.

5. Sao chép di chuyển trang chiếu.

Bài 11: Tạo các hiệu ứng động.

1.PMTC ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu bằng hiệu ứng chuyển trang chiếu, thứ tự trên trang bằng cách áp dụng hiệu ứng động.

2.Chọn thời điểm xuát hiện, tốc độ xuất hiện, âm thanh đi kèm.

3.Tác dụng của hiệu ứng động:

4.Nên sử dụng hợp lý hiệu ứng động tránh lỗi cần tránh.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 28 Tiết: 56 Ngày dạy: … / … / …

KIỂM TRA 1 TIẾT

A/ Mục tiêu :

  • Đánh giá việc học tập, tiếp thu của học sinh mà học sinh đã được học.
  • HS bắt được máy kỹ năng tạo ra một bài trình chiếu hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu bản thân.
  • Yêu thích môn học và trình bài bài kiểm tra sạch, gọn và khoa học, nghiêm túc trong thi cử, học tập ….

B/ Chuẩn bị :

Giáo án, đề kiểm tra cho mỗi học sinh

H­ớng dẫn chấm và đáp án.

C/ Tiến trình kiểm tra :

I/ Tổ chức :

Kiểm diện sĩ số.

II/ Tiến hành kiểm tra :

Tuần: 29 Tiết: 57 Ngày dạy: … / … / …

THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.

- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

3. Thái độ:

- Tập trung, nghiêm túc trong giờ học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

- Tài liệu, giáo án, SGK.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu, SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Đa phương tiện là gì?

Em hãy nêu các dạng thông tin mà em đã được học?

Hs: văn bản, hình ảnh, âm thanh.

Gv: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản hoặc là kết hợp của nhiều dạng

? Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới 1 dạng?

Hs: đọc truyện, triễn lãm tranh ảnh.

? Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới nhiều dạng?

Hs: Xem tivi, xem ca sỹ hát ...

Gv: khi chúng ta tiếp nhận đồng thời nhiều thông tin như thế người ta gọi tiếp nhận thông tin đa phương tiện.

? Đa phương tiện là gì?

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét và chốt lại

? Sản phẩm đa phương tiện?

Gv: nhận xét và chốt lại.

1. Đa phương tiện.

Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.

Sản phẩm đa phương tiện: là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.

Hoạt động 2: Một số ví dụ về đa phương tiện.

? Em hãy lấy ví dụ về đa phương tiện khi không sử dụng máy tính?

? Lấy ví dụ về đa phương tiện khi sử dụng máy tính?

2. Một số ví dụ về đa phương tiện.

* Khi không sử dụng máy tính:

Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh).

- Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.

* Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:

- Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...

- Bài trình chiếu.

- Từ điển bách khoa đa phương tiện

- Đoạn phim quang cáo.

- Phần mềm trò chơi.

Hoạt động 3: Ưu điểm của đa phương tiện

? Đa phương tiện có ưu điểm gì?

. Gv: Nhận xét và chốt lại.

3. Ưu điểm của đa phương tiện.

- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn

- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn

- Thích hợp với việc sử dụng máy tính

- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2 SGK/121

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 29 Tiết: 58 Ngày dạy: … / … / …

THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

- Biết các thành phần của đa phương tiện.

- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.

- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

3. Thái độ:

- Tập trung, nghiêm túc trong giờ học.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

- Tài liệu, giáo án, SGK.

2. Học sinh:

- Vở ghi, tài liệu, SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

?Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho vd ? Đa phương tiện có những ưu điểm nào.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Các thành phần của đa phương tiện

GV: Hãy liệt kê các thành phần chính của đa phương tiện ?

GV: Phân tích thêm từng thành phần

kiến thức.

4. Các thành phần của đa phương tiện

- Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :

a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau.

b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện.

c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d) Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.

e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên

Hoạt động 2: Ứng dụng của đa phương tiện

GV: Các em thấy đa phương tiện có ứng dụng trong cuộc sống ở những lĩnh vực nào?

Một số phần mềm giáo dục hữu ích:

Một số trang web giáo dục :

S

5. Ứng dụng của đa phương tiện

Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như:

a. Trong nhà trường.

b. Trong khoa học.

c. Trong Y tế.

d. Trong thương mại;

e. Trong quản lí xã hội.

f. Trong nghệ thuật.

g. Trong công nghiệp, giải trí.

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 3,4 SGK/121

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 30 Tiết: 59 Ngày dạy: … / … / …

Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hs biết ý nghĩa của phần mềm Audacity
  • Biết mở tệp âm thanh và nghe nhạc
  • Biết chức năng các nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ ghi âm

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện thao tác thu âm trực tiếp trên phần mềm
  • Thực hiện các lệnh tạo tệp mới, mở tệp, ghi tệp audacity project file

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

    • Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học.
    • Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn

* Học sinh:

- Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity

- Sách giáo khoa quyển 4.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày các ứng dụng của đa phương tiện

3. Bài mới:

Trong thời đại công nghệ số và truyền thông, âm thanh, âm nhạc là thông tin đa phương tiện không thể thiếu. Chỉ với kiến thức đơn giản về âm thanh số, em có thể tạo ra được các tệp âm thanh để sử dụng với các mục đích khác nhau. Một trong những phần mềm xử lí âm thanh chuyên nghiệp, dễ sử dụng và rất phổ biến hiện nay đó là Audacity.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

HS

Nội dung

Hoạt động 1: Bắt đầu với Audacity

GV hướng dẫn HS thao tác khởi động Audacity.

GV giới thiệu giao diện của phần mềm

GV: cách mở một tệp âm thanh dạng mp3 trên máy tính?

GV nhận xét và hướng dẫn HS nghe lại bản nhạc vừa mở bằng cách nháy vào nút Play trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Space

GV giới thiệu thanh công cụ ghi âm của phần mềm

Sau khi thu âm em sẽ thấy một rãnh có hình sóng âm xuất hiện

HS theo dõi

HS quan sát

HS trả lời: Chọn lệnh File🡪Open

HS theo dõi

HS ghi bài

HS quan sát hình 4.15 SGK và nêu lên chức năng của từng nút lệnh

HS quan sát trên phần mềm

1. Bắt đầu với Audacity

Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm trên màn hình nền.

a) Mở tệp âm thanh và nghe nhạc

- Thực hiện lệnh File🡪Open, chọn tệp mp3 để mở tệp âm anh

- Nháy nút hoặc nhấn phím Space để nghe bản nhạc vừa mở

b) Thu âm thanh trực tiếp từ máy tính

- Nháy chuột vào nút để bắt đầu thu âm

- Nháy chuột vào nút để kết thúc thu âm

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm việc với tệp *.aup (12 phút)

GV: Sản phẩm cuối cùng của phần mềm Audacity là các tệp âm thanh có dạng WAV, MP3, WMA,…Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chỉnh lí, thiết kế chúng ta sẽ làm việc với các tệp *.aup (Audicity Project File) đây là các tệp dự án âm thanh chính của phần mềm.

GV cho học sinh khám phá các chức năng khi làm việc với tệp *.aup

HS lắng nghe

HS thực hiện các thao tác mở tệp, ghi tệp, tạm dừng và đóng tệp aup

2. Làm việc với tệp *.aup (Audicity Project File)

- Tạo một tệp aup mới: File 🡪 New

- Mở tệp aup đã có trên máy tính: File 🡪 Open

- Lệnh ghi tệp aup: File 🡪 Save Project

- Đóng tệp đang mở: File 🡪 Close

Hoạt động 3: Củng cố

- Trình bày các thao tác thu âm thanh trực tiếp từ máy tính

- Liệt kê các thao tác khi làm việc với tệp aup

HS trả lời các câu hỏi củng cố

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1 SGK/130

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 30 Tiết: 60 Ngày dạy: … / … / …

Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hs biết cấu trúc tệp dự án âm thanh
  • Biết chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện thao tác thêm một tệp âm thanh có sẵn
  • Thực hiện các lệnh chỉnh sửa đơn giản như: nghe lại một đoạn âm thanh, làm to nhỏ âm lượng của từng rãnh âm thanh, đánh dấu, xóa, cắt, dán đoạn âm thanh.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

    • Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học.
    • Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn

* Học sinh:

- Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity

- Sách giáo khoa quyển 4.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày các ứng dụng của đa phương tiện

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc tệp dự án âm thanh

GV hướng dẫn HS thao tác thêm một tệp âm thanh có sẵn

GV: Mỗi âm thanh gốc khi đưa vào dự án được thể hiện trên một rãnh (tracks) âm thanh. Như vậy mỗi dự án âm thanh sẽ bao gồm một hay nhiều rãnh âm thanh.

GV cho HS quan sát giao diện

GV thuyết trình về các thành phần chính trên giao diện

HS theo dõi

HS chú ý

HS quan sát

HS ghi bài

3. Cấu trúc tệp dự án âm thanh

Thực hiện lệnh File🡪Import🡪Audio, sau đó chọn tệp âm thanh (dạng wav,mp3,…)

- Mỗi dự án bao gồm các rãnh âm thanh. Mỗi âm thanh là dữ liệu âm thanh đầu vào của dự án. Số lượng rãnh của mỗi dự án không hạn chế.

- Có thể thu âm trực tiếp hoặc thêm các tệp âm thanh có sắn (wav, mp3,…) vào các rãnh

- Thanh thời gian (timeline) chỉ ra thông số theo thời gian của dự án âm thanh. Âm thanh đích là tổ hợp, kết quả thể hiện đồng thời của các rãnh âm thanh theo thời gian.

Hoạt động 2: Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản

GV giới thiệu các thao tác khi làm việc với dự án âm thanh của Audacity.

GV hướng dẫn HS cách làm to, nhỏ âm lượng của từng rãnh.

GV cho HS thảo luận cách đánh dấu một đoạn âm thanh.

GV yêu cầu Hs nêu cách thực hiện

GV: Làm sao để xóa, cắt, dán đoạn âm thanh?

GV tổng kết lại các bước thực hiện

HS lắng nghe

HS theo dõi

HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách thực hiện

Đại diện trình bày

HS nghiên cứu SGK, thực hiện trên phần mềm.

HS ghi bài

4. Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản

a) Nghe lại một đoạn âm thanh

Dùng chuột đánh dấu một đoạn âm thanh trên rãnh, nhấn phím Space hoặc nháy chuột vào nút. Muốn dừng thì nháy nút

b) Làm to, nhỏ âm lượng hoặc tắt âm thanh của từng rãnh

- Kéo thả con trượt

Để tăng giảm âm lượng

- Nháy nút lệnh Mute để tắt âm thanh của rãnh hiện thời

- Nháy nút Solo để tắt âm thanh của tất cả các rãnh khác trừ rãnh hiện thời.

c) Đánh dấu một đoạn âm thanh

- Chọn công cụ

- Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí cuối

- Nếu trong khi kéo thả chúng ta di chuyển chuột qua nhiều rãnh thì sẽ đánh dấu trên nhiều rãnh.

d) Thao tác xóa, cắt, dán đoạn âm thanh

- Xóa đoạn âm thanh: đánh dấu đoạn âm thanh cần xóa, nhấn Delete

- Sao chép một đoạn âm thanh:

+ Đánh dấu đoạn âm thanh muốn sao chép

+ Nhấn Ctrl + C (sao chép) hoặc Ctrl +X (cắt)

+ Nháy chuột tại vị trí muốn chuyển đến

+ Nhấn Ctrl +V.

Hoạt động 3: Củng cố

- Trình bày các thao tác xóa, cắt, dán đoạn âm thanh.

HS trả lời các câu hỏi củng cố

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 2,3 SGK/130

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 31 Tiết: 61 Ngày dạy: … / … / …

Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết khái niệm clip trên rãnh âm thanh
  • Biết tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh
  • Biết di chuyển clip dọc theo thanh thời gian
  • Biết chuyển đổi lip sang rãnh khác

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện thao tác tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh
  • Thực hiện di chuyển clip dọc theo thanh thời gian, chuyển đổi lip sang rãnh khác

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

    • Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học.
    • Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn

* Học sinh:

- Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity

- Sách giáo khoa quyển 4.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày các ứng dụng của đa phương tiện

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc tệp dự án âm thanh

GV thuyết trình về khái niệm clip âm thanh

GV minh họa hình ảnh các clip âm thanh trên rãnh

GV hướng dẫn HS cách tách rãnh tại một vị trí thành hai clip.

GV nhận xét

GV: Tương tự như tách rãnh âm thanh, em hãy nêu cách tách một đoạn âm thanh trên rãnh.

GV cho HS thảo luận cách tách một đoạn âm thanh và di chuyển sang rãnh mới

GV minh họa thao tác nối hai clip liền nhau trên rãnh

GV hướng dẫn thao tác di chuyển clip

Chuyển đổi clip sang rãnh khác bằng cách nào?

GV nhận xét

HS lắng nghe

HS quan sát

HS ghi bài

HS quan sát

Đại diện lên thực hiện cho cả lớp quan sát

HS nêu lên thao tác

HS thực hành theo nhóm

HS quan sát

HS theo dõi

HS ghi bài

Hs trả lời

HS ghi bài

5. Chỉnh sửa, ghép nối âm thanh nâng cao

  1. Khái niệm clip trên rãnh âm thanh

Khi thu âm trực tiếp hoặc chuyển một tệp âm thanh, các rãnh được khởi tạo sẽ là một đoạn âm thanh liền mạch. Có thể tách các rãnh này thành các đoạn âm thanh rời gọi là clip âm thanh.

  1. Tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh

* Tách rãnh tại một vị trí thành hai clip

- Sử dụng công cụ chọn , nháy chuột chọn vị trí trên rãnh muốn tách, thực hiện lệnh Edit 🡪 Clip Boundaries 🡪 Split hoặc nhấn Ctrl + I

* Tách một đoạn âm thanh đã đánh dấu trên rãnh

- Sử dụng công cụ chọn để chọn đoạn âm thanh muốn tách, thực hiện lệnh Edit 🡪 Clip Boundaries 🡪 Split hoặc nhấn Ctrl + I

* Tách một đoạn âm thanh đã đánh dấu trên rãnh và di chuyển sang một rãnh mới

- Sử dụng công cụ chọn , nháy chuột chọn đoạn âm thanh muốn tách, thực hiện lệnh Edit 🡪 Clip Boundaries 🡪 Split New hoặc nhấn Ctrl + Alt + I

* Nối hai clip liền nhau trên rãnh

- Cách 1: Khi hai clip nằm sát nhau trên rãnh, dùng chuột nháy vào cạnh giữa chúng để nối lại.

- Cách 2: Dùng công cụ chọn , đánh dấu đoạn âm thanh chứa vị trí tách, sau đó nhấn Ctrl + J hoặc lệnh Edit 🡪 Clip Boundaries 🡪 Join

  1. Di chuyển clip dọc theo thanh thời gian

Nháy chuột chọn công cụ . Dùng chuột kéo thả trên các clip theo chiều ngang để dịch chuyển

  1. Chuyển đổi lip sang rãnh khác

Trong khi di chuyển các clip trên rãnh, có thể chuyển các clip này sang rãnh khác nếu có vị trí trống với độ dài lớn hơn clip này. Thao tác là kéo thả clip đó sang khoảng trống của rãnh khác.

Hoạt động 2: Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản

GV: Sau khi đã hoàn thành dự án âm thanh, em có thể xuất kết quả ra tệp âm thanh dưới các dạng wav, mp3,..

GV hướng dẫn HS thao tác thực hiện

HS lắng nghe

HS theo dõi

HS ghi bài

Đại diện lên thực hiện cho cả lớp quan sát

6. Xuất kết quả ra tệp âm thanh

- Thực hiện lệnh File 🡪 Export Audio

- Lựa chọn tê tệp kết quả và kiểu, dạng tệp âm thanh, sau đó nháy Save

Hoạt động 3: Củng cố

- Thực hiện tách một đoạn âm thanh đã đánh dấu và chuyển sang một rãnh mới.

HS thực hiện

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 4 SGK/130

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 31 Tiết: 62 Ngày dạy: … / … / …

Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết cách tìm kiếm một bản nhạc không lời trên mạng Internet
  • Biết thu âm thanh trực tiếp từ máy tính
  • Biết thực hiện các thao tác chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện thao tác chỉnh sửa, ghép nối âm thanh để hoàn thành một dự án
  • Xuất được âm thanh ra dạng tệp wav hoặc mp3 sau khi đã hoàn thành dự án.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

    • Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học.
    • Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn

* Học sinh:

- Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity

- Sách giáo khoa quyển 4.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày các ứng dụng của đa phương tiện

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của

HS

Nội dung

Hoạt động 1: Thực hiện một dự án âm thanh

GV cho Hs đọc yêu cầu bài tập 4 SGK trang 130

GV yêu cầu Hs thự thu âm hai chủ đề theo yêu cầu

GV yêu cầu Hs tìm và lưu một bản nhạc không lời trên Internet

GV: Em hãy dùng phần mềm Audacity để thiết kế dự án âm thanh theo yêu cầu

HS đọc SGK

HS thực hiện theo nhóm đôi:

HS 1: Thu âm chủ đề 1

HS2: Thu âm chủ đề hai

HS tìm kiếm bản nhạc yêu thích

HS làm việc theo nhóm

  1. Tự thu âm hai bài trình bày của mình về hai chủ đề:
    • Chủ đề 1: Trình bày các thành phần của đa phương tiện
    • Chủ đề hai: ứng dụng của đa phương tiện
  2. Tìm một bản nhạc không lời mà em thích, đặt tên nhacdem.wav
  3. Dùng phần mềm Audacity thiết kế một dự án để tạo ra một tệp âm thanh có tên myspeech.wav có nội dung như sau:
    • Phần đầu là nội dung chude1.wav
    • Nghỉ 1 phút
    • Phần thiếp theo lấy từ chude2.wav
    • Trong suốt bài trình bày cả hai chủ đề luôn có âm thanh của bản nhạc đệm được nghe đồng thời với giọng nói của em, nhưng nhỏ hơn.
    • Vào thời gian nghỉ giải lao một phút thì phần nhạc đệm sẽ có âm lượng như bình thường.

Hoạt động 2: Củng cố

- GV yêu cầu Hs thực hiện lại một số thao tác với phần mềm Audacity

HS thực hiện

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 5,6 SGK/130

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 32 Tiết: 63 Ngày dạy:

BÀI TẬP (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập các kiến thức về cắt, ghép, nối, chỉnh sửa âm thanh.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các thao tác cần thực hiện để tạo sản phẩm âm thanh bằng Audacity.

- Tạo được sản phẩm âm thanh bằng Audacity.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy cài đặt phần mềm Audacity.

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV - HS

Nội dung

Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ

GV đặt câu hỏi

HS trả lời

Hoạt động 2: Thực hành

GV hướng dẫn, thao tác mẫu

HS thực hành

GV quan sát HS thực hành

1. Nêu cách mở một tệp âm thanh đã có sẵn.

2. Em hãy cho biết mục đích sử dụng của phần mềm Audacity.

3. Hãy nêu cách cắt, ghép, nối đoạn âm thanh bằng Audacity.

4. Hãy nêu cách xóa, dán, lọc đoạn âm thanh bằng Audacity.

1. Em hãy tự thu một bài hát của em. Sau khi chỉnh sửa, xuất ra tệp âm thanh mp3.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 32 Tiết: 64 Ngày dạy:

BÀI TẬP (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập các kiến thức về cắt, ghép, nối, chỉnh sửa âm thanh.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các thao tác cần thực hiện để tạo sản phẩm âm thanh bằng Audacity.

- Tạo được sản phẩm âm thanh bằng Audacity.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy cài đặt phần mềm Audacity.

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV - HS

Nội dung

Hoạt động 1: Thực hành

GV yêu cầu HS thực hành theo BT4 SGK trang 130

GV hướng dẫn

HS thực hành

GV quan sát HS thực hành

BT4: Em hãy thực hiện một dự án âm thanh tren Audacity với các công việc sau: SGK trang 130

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 33 Tiết: 65,66 Ngày dạy:

BÀI THỰC HÀNH 10: TẠO SẢN PHẨM ÂM THANH BẰNG AUDACITY (Tiết 1,2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm các kiến thức về cắt, ghép, nối, chỉnh sửa âm thanh.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các thao tác cần thực hiện để tạo sản phẩm âm thanh bằng Audacity.

- Tạo được sản phẩm âm thanh bằng Audacity.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Giáo án, SGK, phòng máy cài đặt phần mềm Audacity.

2. Học sinh

  • Học bài cũ, xem trước bài mới

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của GV - HS

Nội dung

Hoạt động 1: Chuẩn bị

GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 1 SGK/133.

HS: Đọc SGK và chuẩn bị theo yc phần 1.

Hoạt động 2: Thực hành

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: gọi 1 vài HS nhận xét

GV: nhận xét

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: gọi 1 vài HS nhận xét

GV: nhận xét

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: gọi 1 vài HS nhận xét

GV: nhận xét

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: gọi 1 vài HS nhận xét

GV: nhận xét

GV: hướng dẫn, thao tác mẫu.

HS: thực hành.

GV quan sát HS thực hành và sửa sai.

GV: gọi 1 vài HS nhận xét

GV: sau khi hoàn thành bài nhạc GV nhận xét chốt lại.

a) Dữ liệu cần chuẩn bị

- Một vài bức tranh về chủ đề cây xanh.

 

- Một bản nhạc không lời.

Ví dụ bản nhạc “Childhood-Memory”

- Một vài bài hát lứa tuổi học sinh.

Ví dụ bài hát “Em yêu trường em”

b) Thực hành

1. Khởi động phần mềm Audacity, thiết lập dự án âm thanh.

- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Audacity trên màn hình khởi động của Windows để khởi động phần mềm Audacity.

- Thực hiện lệnh File → Save Project As để tạo một tệp dự án âm thanh mới, ví dụ đặt tên là Cayxanh.aup.

2. Thu âm lời thuyết minh cho bức tranh

Cách thu âm như sau:

- Nháy nút, sau đó đọc lời thuyết minh để thu âm.

- Nháy nútđể kết thúc.

3. Ghép các lời thuyết minh để thành một rãnh âm thanh hoàn chỉnh

Nháy chọn công cụ. Dùng chuột kéo thả phần âm thanh của rãnh bên dưới sang phải, sau đó đẩy lên rãnh trên. Dùng chuột để nối hai clips thành một.

4. Bổ sung thêm nhạc nền cho bài thuyết minh

- Thực hiện lệnh File→ Import → Audio, sau đó chọn tệp âm thanh là bản nhạc không lời. Tệp này sẽ được đưa vào dự án như một rãnh mới phía dưới. Cắt bỏ phần thời gian thừa để hai rãnh có độ dài bằng nhau.

- Sau khi đưa bản nhạc vào rãnh phía dưới thực hiện giảm âm lượng của rãnh này.

5. Tách lời thuyết minh thành hai phần

- Dùng công cụ, nháy chuột tại vị trí muốn tách và nhấn tổ hợp phím Ctrl+I (hoặc lệnh Edit → Clip Boundaries → Split). Sau đó dùng công cụ để tách. Thực hiện trên cả hai rãnh, em sẽ được:

6. Đưa một bài hát vào giữa hai đoạn thuyết minh

-  Dùng lệnh File→ Import → Audio để đưa bài hát Em yêu trường em vào dự án. Bài hát sẽ ở rãnh cuối cùng.

- Dùng công cụđể chọn và cắt bỏ phần cuối của bài hát, chỉ để lại khoảng 10-15 giây đầu. Kéo âm thanh này ra giữa hai clip tương ứng với hai rãnh trên. Dùng công cụđể đẩy đoạn âm thanh này lên vị trí rỗng của hai rãnh trên:

7. Xuất ra tệp wav tạo thành sản phẩm âm thanh hoàn chỉnh

Thực hiện lệnh File → Export → Export as WAV, sau đó nhập tên tệp âm thanh (dạng .wav) để ghi ra sản phẩm cuối cùng.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 34 Tiết: 67 Ngày dạy:…./…./……

Bài 14: THIẾT KẾ PHIM BẰNG PHẦN MỀM MOVIE MAKER(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Hs biết ý nghĩa của phần mềm Movie Maker
  • Biết thêm hình ảnh, clip và các thao tác cơ bản với lớp hình ảnh
  • Biết các lệnh với clip tĩnh và động.

2. Kỹ năng

  • Thực hiện thao tác thêm hình ảnh và clip vào đoạn phim.
  • Thực hiện các lệnh với clip tĩnh và động.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra video nhằm sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Thao tác tách rãnh tại một vị trí thành 2 clip trong phần mềm Audacity?

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

NỘI DUNG

GV: Yêu cầu học sinh đọc phần 1 SGK/138.

HS: Đọc SGK.

GV: Em nghiên cứu SGK cho biết tệp dự án phim là gì ? Gồm mấy lớp thông tin trong tệp dự án phim ?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét, chốt ý.

Giới thiệu thế nào là tệp dự án phim.

Giới thiệu các lớp thông tin của một tệp dự án phim.

GV: Tương tự như những phần mềm khác cách đơn giản khởi động phần mềm Movie Maker là gì ?

HS:Trả lời.

GV: Giới thiệu biểu tượng của phần mềm và cách khởi động.

HS: Lên máy chủ khởi động phần mềm.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát giao diện và cho biết phần mềm gồm những thành phần nào.

HS: trả lời.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.

HS: Ghi bài vào vở.

GV: Tương tự như với phần mềm Audacity phần mềm Movie Maker cũng có các lệnh làm việc nào ?

HS: Suy nghĩ trả lời và ghi bài vào vở.

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK cho biết cách thêm hình ảnh và clip trong Movie Maker.

HS: Trả lời và lên máy chủ thực hành.

GV: Nhận xét và nhắc lại cách thêm hình ảnh và clip.

GV: Ngoài ra còn có các thao tác cơ bản với lớp hình ảnh nào.

HS: Nghiên cứu sách trả lời.

GV: Lần lượt làm mẫu các thao tác.

HS: Quan sát lên làm lại.

GV: Em có thểt tăng giảm âm lượng, thay đổi độ dài hay tách thành 2 clip bằng cách nháy vào bảng chọn Video Tools.

HS: Lắng nghe và quan sát các lệnh trong bảng chọn Video Tools.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK chỉ ra chức năng các nút lệnh trong bảng chọn Video Tools.

HS: Nghiên cứu và trả lời.

GV: Nhận xét, lần lượt làm mẫu các thao tác sử dụng các lệnh với clip.

HS: Quan sát, lên máy chủ làm lại.

GV: Nhận xét.

HS: Ghi bài vào vở.

GV giới thiệu các lệnh thực hiện với clip tĩnh và clip động

HS chú ý lắng nghe, ghi chép

GV yêu cầu HS đọc thông tin để tìm hiểu cách thêm nhạc nền, chỉ ra cách thêm nhạc nền?

HS nghiên cứu TT trong SGK, trả lời

GV gọi HS khác nhận xét, kết luận

1. Cấu trúc tệp dự án trong phần mềm Movie Maker

Tệp dự án phim là một tệp được tạo bởi phần mềm Movie Maker, chương trình sẽ xuất ra kết quả là tệp đích theo yêu cầu.

Bốn lớp thông tin của tệp tự án phim: video, nhạc nền, lời thoại, phụ đề.

2. Giao diện và các thao tác với tệp dự án phim

  • Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình.
  • Giao diện phần mềm Movie Maker 3 phần chính: bảng công cụ chính, khu vực làm việc chính của phần mềm, màn hình đầu ra (kết quả kiểm tra sản phẩm)

Các lệnh với tệp dự án phim:

Tạo mới: File -> New Project

Mở một tệp dự án phim: File -> Open Project

Ghi tệp dự án: File -> Save Project.

3. Làm việc với lớp hình ảnh

a.Thao tác thêm hình ảnh và clip

Home-> Add video and photos -> chọn tệp ảnh.

b. Các thao tác cơ bản với lớp hình ảnh: Đổi vị trí, xóa, bổ sung.

c. Các thao tác nâng cao với lớp hình ảnh

Vào thanh công cụ Video Tools -> Xuất hiện hộp thoại:

1.Thiết lập hiệu ứng âm thanh khi vào/ra.

2.Thay đổi âm lượng clip.

3.Thay đổi tốc độ clip

4.Thay đổi độ dài video ảnh tĩnh

5.Tách thành 2 clip tại vị trí hiện thời.

B1: Đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn tách

B2: Nháy nút Split

6.Set Start point : cắt phần đầu clip

Set end point : cắt phần đuôi clip

B1: Đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn cắt phần đầu hoặc phần đuôi

B2: Nháy nút Set Start point : cắt phần đầu clip

Set end point : cắt phần đuôi clip

d. Các lệnh với clip tĩnh

Người dùng có thể thay đổi thông số thời gian tại nút lệnh Duration trên thanh công cụ.

Lưu ý: mỗi ảnh tĩnh cần có lời thoại, phụ đề, thậm chí cả nhạc nền kèm theo để thuyết minh cho chủ đề của hình ảnh này.

e. Các lệnh với clip động

- Thay đổi âm lượng: nháy nút Video volume, sau đó điều chỉnh con trượt để tăng hoặc giảm âm lượng của clip.

- Thay đổi tốc độ thể hiện: Điều chỉnh bằng nút Speed.

- Tách clip thành hai đoạn: Đầu tiên đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn tách, sau đó nháy nút lệnh Split

- Cắt phần đầu/phần đuôi của clip: đầu tiên đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn cắt phần đầu (hoặc phần đuôi), sau đó nháy chọn lệnh Set start point (hoặc Set end point).

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/149

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 34 Tiết: 68 Ngày dạy:…./…./……

Baøi 14: THIẾT KẾ PHIM BẰNG PHẦN MỀM MOVIE MAKER(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Hs biết ý nghĩa của phần mềm Movie Maker
  • Biết thêm hình ảnh, clip và các thao tác cơ bản với lớp hình ảnh
  • Biết các lệnh với clip tĩnh và động.

2. Kỹ năng

  • Thực hiện thao tác thêm hình ảnh và clip vào đoạn phim.
  • Thực hiện các lệnh với clip tĩnh và động.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra video nhằm sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

NỘI DUNG

GV yêu cầu HS đọc thông tin các lệnh thao tác với nhạc nền, chỉ ra các lệnh đó?

HS nghiên cứu TT trong SGK, trả lời

GV gọi HS khác nhận xét, kết luận

GV yêu cầu HS đọc thông tin để tìm hiểu cách làm việc với lời thoại, chỉ ra các bước thu lời thoại trực tiếp hoặc thuyết minh cho phim?

HS nghiên cứu TT trong SGK, trả lời

GV gọi HS khác nhận xét, kết luận

GV yêu cầu HS đọc thông tin để tìm hiểu cách tạo phụ đề cho phim, nêu lên cách tạo phụ đề?

HS nghiên cứu TT trong SGK, trả lời

GV gọi HS khác nhận xét, kết luận

GV yêu cầu HS đọc thông tin để tìm hiểu các lệnh và thao tác với phụ đề, chỉ ra các lệnh và thao tác đó?

HS nghiên cứu TT trong SGK, trả lời

GV gọi HS khác nhận xét, kết luận

GV nêu cách xuất phim

HS lắng nghe, ghi nhớ

4. Làm việc với lớp nhạc nền

a. Cách thêm nhạc nền

Nháy chọn nút Home, sau đó nháy nút Add music, chọn một hoặc nhiều tệp âm thanh nhạc nền. Khi làm việc với nhạc nền ta sử dụng thanh công cụ Music Tools

b. Các lệnh thao tác với nhạc nền

- Thay đổi thời gian bắt đầu của các tệp nhạc nền trong phim: dung chuột kéo thả các đối tượng nhạc nền (màu xanh) ở lớp thứ hai sang trái, phải.

Lưu ý: các đối tượng này không được xếp chồng lên nhau. Có thể điều chỉnh bằng hộp nhập tham số Start time ngay trên thanh công cụ. Thời gian được tính theo timeline của phim.

- Thay đổi âm lượng: Nháy nút Music volume, sau đó điều chỉnh con trượt để tăng, giảm âm lượng của nhạc nền tương ứng.

- Tách thành hai đoạn độc lập: Đầu tiên đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn tách, sau đó nháy nút lệnh Split

- Thay đổi vị trí bắt đầu và kết thúc âm thanh bên trong đối tượng nhạc nền:

+ Thiết lập vị trí bắt đầu: Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí mong muốn và nháy nút Set start point.

+ Thiết lập vị trí kết thúc: Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí mong muốn và nháy nút Set end point.

5. Làm việc với lớp lời thoại

Lệnh thu lời thoại trực tiếp hoặc bổ sung lời thoại vào dự án phần mềm bằng cách nháy nút Record Narration trong dải lệnh Home.

Thu lời thoại trực tiếp, thuyết minh cho phim theo các bước sau:

- Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn bắt đầu thu âm.

- Nháy nút Home, nháy chọn nút lệnh Record narration

- Nháy nút Record. Thời gian bắt đầu thu âm.

- Nháy nút Stop để kết thúc.

- Phần mềm sẽ yêu cầu ghi lại tệp âm thanh đã thu âm, thực hiện thao tác ghi tệp.

- Kết thúc việc thu âm, trên màn hình sẽ xuất hiện đối tượng lời thoại vừa được tạo ra.

6. Làm việc với lớp phụ đề

a. Cách tạo phụ đề

- Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn tạo phụ đề.

- Nháy chuột chọn dải lệnh Home, chọn nút lệnh Caption.

- Nhập chữ và điều chỉnh kích thước phù hợp.

b. Các lệnh, thao tác với phụ đề

- Di chuyển phụ đề theo thời gian

- Xóa, bổ sung them phụ đề.

- Sửa phụ đề.

- Thay đổi độ dài thời gian của phụ đề.

- Bổ sung hiệu ứng, tạo khuôn, màu sắc cho chữ của phụ đề.

7. Xuất phim

- Thực hiện lệnh File -> Save movie -> For Computer

- Nhập tên tệp phim muốn xuất, chọn thư mục lưu và nhấn nút Save.

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Nội dung

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Làm bài tập 5,6,7 SGK/149

Yc HS làm bài tập

Làm bài tập

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 35 Tiết: 69 Ngày dạy:…./…./……

Bài TH 11: TẠO VIDEO NGẮN BẰNG MOVIE MAKER (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: HS làm quen với chương trình Movie Maker.

2.Kĩ năng: HS sử dụng được phần mềm để tạo cho mình các tệp phim theo yêu cầu.

3.Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ SGK, máy vi tính, máy chiếu Projector, SGK Tin học 9

2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập.

3. Phương pháp: Nêu VĐ, HĐ nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

*Tổ chức:

* Kiểm tra: Nêu các thao tác để tạo một dự án âm thanh. Các thao tác chỉnh sửa?

* Bài mới

* Giới thiệu bài học:

Giờ trước các em đã được làm quen với một số giao diện và tính năng của những nút lệnh trong phần mềm Movie Maker. Trong giờ học này chúng ta sẽ thực hành để khám phá, tìm hiểu thêm về phần mềm và từ đó có thể tự tạo cho riêng mình một phim.

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Dữ liệu cần chuẩn bị

GV đưa ra dữ liệu chuẩn bị

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

- Một vài bức tranh theo một chủ đề nào đó, ví dụ chủ đề cây xanh

- Một vài bản nhạc không lời

- Một vài bài hát của lứa tuổi học sinh

Ví dụ:

Các tệp hình ảnh

Các tệp âm thanh:

Childhood – Memory.mp3 Một bản nhạc không lời

Em Yeu Truong Em. Mp3 Bài hát Em yêu trường em

Video:

Cayxanh.mp4 Video mô tả việc di chuyển cây

Hoạt động 2: Thực hành

a.Giao nhiệm vụ học tập 

- GV đưa ra nội dung bài thực hành

? Nêu thao tác để tạo một tệp dự án âm thanh mới?

? Để thu âm trực tiếp ta thực hiện các thao tác nào?

? Nêu thao tác thêm các hình ảnh và video vào dự án phim?

b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm

HS thực hiện các thao tác theo yêu cầu thực hành trên máy.

c. Học sinh báo cáo kết quả học tập

- Các nhóm cử đại diện nêu nhận xét

d.Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện và chốt lại nhận xét.

1. Khởi động phần mềm Movie Maker, thiết lập dự án phim

Thiết lập dự án âm thanh có tên theo chủ đề của em, ví dụ Cây xanh

- Thực hiện lệnh File → Save Project để tạo một tệp dự án phim mới, ví dụ đặt tên là Cayxanh.aup

2. Thêm hình ảnh và video vào dự án phim

Nháy nút Add photos and videos và chọn các tệp ảnh, video đã sưu tầm để đưa vào dự án phim.

Sắp xếp thứ tự các đối tượng này theo thứ tự : cây xanh; tết trồng cây; video; trường em; trồng cây vườn trường.

3. Bổ sung lời thoại cho ảnh tĩnh, điều chỉnh thời gian cho ảnh tĩnh, lời thoại

Thu lới thoại trực tiếp, thuyết minh cho ảnh tĩnh số 1, 2 và cuối cùng

Ví dụ thiết lập các phim tĩnh: Cây xanh 2 phút, Tết trồng cây : 2 phút 30 giây; Trồng cây trong vườn trường: 3 phút

4. Chỉnh sửa video gốc

Video gốc có lời thoại không hợp, vì vậy cần tắt âm thanh của video.

Chọn Video Tools nháy lên nút và điều chỉnh con trượt âm lượng sang trái hết cỡ

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 35 Tiết: 70 Ngày dạy:…./…./……

Bài TH 11: TẠO VIDEO NGẮN BẰNG MOVIE MAKER (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: HS làm quen với chương trình Movie Maker.

2.Kĩ năng: HS sử dụng được phần mềm để tạo cho mình các tệp phim theo yêu cầu.

3.Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ SGK, máy vi tính, máy chiếu Projector, SGK Tin học 9

2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập.

3. Phương pháp: Nêu VĐ, HĐ nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Khởi động

*Tổ chức:

* Kiểm tra:

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Thực hành

a.Giao nhiệm vụ học tập 

GV đưa ra nội dung bài thực hành

? Nêu thao tác để bổ sung thêm nhạc nền, lời thuyết minh?

?Nêu thao tác để chèn một đoạn âm thanh vào ảnh tĩnh?

? Để bổ sung tên cho dự án ta thực hiện thao tác nào?

b.Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm

HS thực hành trên máy các thao tác

c. Học sinh báo cáo kết quả học tập

- Các nhóm cử đại diện nêu nhận xét

d.Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện và chốt lại nhận xét.

GV nhận xét 1 số bài. Trình chiếu kết quả cho cả lớp tham khảo.

1. Khởi động phần mềm Movie Maker

Mở dự án âm thanh “ Cây xanh” đang thực hiện trong tiết trước.

5. Bổ sung thêm thuyết minh hoặc phụ đề cho video gốc.

Thu âm lời thuyết minh trực tiếp cho video gốc. Bổ sung một phụ đề “ Thay thế cây xanh” và phần đầu của video thay thế cây xanh.

6. Bổ sung nhạc nền

Nháy chọn ảnh đầu tiên. Bổ sung bản nhạc không lời trong số các thông tin nguồn đã có. Điều chỉnh bản nhạc nền này không dài hơn video gốc. Bản nhạc phải kết thúc trước ảnh tĩnh Trường em. Thực hiện lệnh giảm âm lượng của bản nhạc nền này.

7. Chèn bài hát Em yêu trường em vào một ảnh tĩnh của dự án

Bài hát Em yêu trường em sẽ được chèn vào vị trí của ảnh Trường em. Có thể bổ sung nhạc nền cho hình ảnh cuối cùng nếu có thể..

8. Bổ sung tên phim

Bổ sung tên phim Cây xanh và vai trò của việc trồng cây. Chọn nền và màu chữ cho hợp lí

9. Xuất video

Dùng lệnh File → Save Movie →For computer, sau đó nhập tên phim. Ví dụ Cayxanh.mp4

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện) xem phần còn lại của bài.

Tuần: 36 Tiết: 71 Ngày dạy:…./…./……

ÔN TẬP (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

  • Tổng hợp kiến thức đã học học kì II.

2. Kĩ năng

  • Tạo sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint.

3. Thái độ

  • Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
  • Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.

4. Định hướng hình thành năng lực:

  • Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
  • Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.
  • Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

  • GV: Giáo án, SGK, đề ôn tập
  • HS: ôn tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hướng dẫn lý thuyết

GV:Vai trò của hình ảnh?

GV:Thao tác cơ bản xử lý các đối tượng chèn vào trang chiếu?

HS: nghiên cứu nội dung trả lời

GV:Vai trò tác dụng của hiệu ứng động, phân biệt hai hiệu ứng động?

HS: nghiên cứu nội dung trả lời

? Đa phương tiện là gì?

? Lấy ví dụ về đa phương tiện khi sử dụng máy tính?

? Đa phương tiện có ưu điểm gì?

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét và chốt lại

Làm sao để xóa, cắt, dán đoạn âm thanh?

Chuyển đổi clip sang rãnh khác bằng cách nào?

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét và chốt lại

? Nêu thao tác để tạo một tệp dự án âm thanh mới?

? Để thu âm trực tiếp ta thực hiện các thao tác nào?

? Nêu thao tác thêm các hình ảnh và video vào dự án phim?

? Nêu thao tác để bổ sung thêm nhạc nền, lời thuyết minh?

?Nêu thao tác để chèn một đoạn âm thanh vào ảnh tĩnh?

? Để bổ sung tên cho dự án ta thực hiện thao tác nào?

Hs: trả lời.

Gv: nhận xét và chốt lại

Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu.

1.H/A minh họa nội dung, làm cho bài trình chiếu hấp dẫn , sinh động hơn.

2. Thao tác chèn.

3.PMTC tự động thay đổi mẫu bố trí ảnh.

4. Thay đổi kích thước, vị trí, thứ tự hình ảnh.

5. Sao chép di chuyển trang chiếu.

Bài 11: Tạo các hiệu ứng động.

1.PMTC ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu bằng hiệu ứng chuyển trang chiếu, thứ tự trên trang bằng cách áp dụng hiệu ứng động.

2.Chọn thời điểm xuát hiện, tốc độ xuất hiện, âm thanh đi kèm.

3.Tác dụng của hiệu ứng động:

4.Nên sử dụng hợp lý hiệu ứng động tránh lỗi cần tránh.

Bài 12: Thông tin đa phương tiện.

1.Đa phương tiện là gì

2.Một số VD về đa phương tiện

3.Ưu điểm của đa phương tiện

4.Các thành phần của đa phương tiện

5.Ứng dụng của đa phương tiện

Bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh.

1.Bắt đầu với Audacity

2.Làm việc với tệp *.aup

3.Cấu trúc tệp dự án âm thanh

4.Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản

5.Chỉnh sửa, ghép nối âm thanh nâng cao

6.Xuất kết quả ra tệp âm thanh

Bài 14: Thiết kế phim bằng phần mềm Move Maker:

1.Cấu trúc tệp dự án phim trong phần mềm move Maker

2.Giao diện và các thao tác với tệp dự án phim

3.Làm việc với lớp hình ảnh

4.Làm việc với lớp nhạc nền

5.Làm việc với lời thoại

6.Làm việc với lớp phụ đề

7.Xuất phim

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 36 Tiết: 72 Ngày dạy:…./…./……

ÔN TẬP (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

  • Tổng hợp kiến thức đã học học kì II.

2. Kĩ năng

  • Tạo sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint.

3. Thái độ

  • Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
  • Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.

4. Định hướng hình thành năng lực:

  • Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng CNTT-TT; Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
  • Năng lực sử dụng CNTT-TT để hổ trợ học tập.
  • Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

  • GV: Giáo án, SGK, đề ôn tập
  • HS: ôn tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức

  • GV dùng PP Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình
  • Kĩ thuật: động não

- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp

Hoạt động 3,4 : Luyện tập, vận dụng:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

Hoạt động: Thực hành

GV: hướng dẫn cho HS

HS: thực hành trên máy

GV: quan sát giúp đỡ HS lúc thực hành

GV: nhận xét

GV: hướng dẫn cho HS

HS: thực hành trên máy

GV: quan sát giúp đỡ HS lúc thực hành

GV: nhận xét

BT1: Em hãy tạo bài trình chiếu gồm 5 trang chiếu theo chủ đề “danh lam thắng cảnh Hà Nội”

Câu 1. Gõ nội dung văn bản và đặt vị trí phù hợp giống như mẫu. Lưu lại với tên (tên HS) ví dụ: Lien.pptx.

Câu 2. Trên mỗi trang chiếu phải có màu nền, màu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.

Câu 3. Chèn hình ảnh và đặt vị trí phù hợp giống như mẫu.

Câu 4. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu một cách hợp lí.

BT2: Hãy tạo một bài nhac mp3 hoàn chỉnh từ 2 bài nhạc mp3 sau:

a. Childhood Memory - Bandari.

b. Em yêu trường em- Nhảy cùng BiBi.

Yêu cầu: bài nhac thứ nhất “Childhood Memory” cắt từ phút đầu 00 đến phút 1.20, bài thứ hai “Em yêu trường em” cắt từ phút đầu 00 đến phút 1.40. Sau đó ghép bài nhạc thứ nhất và thứ hai lại với nhau thành một bài nhạc xong xuất kết quả và đặt tên theo yêu cầu câu 2.

c. Xuất kết quả với tên nhaccuaem.mp3

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Về nhà học bài làm bài tập, thực hành (nếu có điều kiện).

Tuần: 37 Tiết: 73, 74 Ngày dạy:…./…./……

KIỂM TRA HKII

  1. Mục tiêu cần đạt:
    • Kiểm tra kiến thức HS qua các khái niệm, định nghĩa.
    • Đánh giá HS qua việc kiểm tra dạng tự luận và thực hành.
    • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho HS.
  2. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: Đề kiễm tra in sẵn, máy tính.

- Học sinh: Học thuộc các kiến thức đã học

  1. Tiến hành kiểm tra HKII:

Nội dung: (đề, đáp án, và ma trận kèm theo).