Giáo án môn công nghệ 11 hk2 theo phương pháp mới phát triển năng lực

Giáo án môn công nghệ 11 hk2 theo phương pháp mới phát triển năng lực

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn công nghệ 11 hk2 theo phương pháp mới phát triển năng lực

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: / /2019

Phần hai CHẾ TẠO CƠ KHÍ

----------------------------------------------------------------------------------

Chương 3

Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi

Tiết 19 Bài 15 Vật liệu cơ khí

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Trình bày được các tính chất đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

- Nêu được ứng dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

2. Về kỹ năng

- Nhận dạng được một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đọc hiểu.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

2II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ vật liệu vô cơ”, “vật liệu hữu cơ”, “ Vật liệu conposite”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí, tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp về bài 15.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện

* Kiểm tra bài cũ:(không)

*Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Làm thế nào chọn được đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng? Hãy giải thích?HS:............ (phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu đó, mỗi loại vật liệu có tính chất cơ học, vật lý, hoá học khác nhau).

GV: Bài hôm nay thầy sẽ giới thiệu cùng các em một số tính chất, đặc trưng về cơ học, công dụng của vật liệu.

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1: Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng cuả vật liệu cơ khí

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung bài

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, Các nhóm có 5 phút chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu nghiên cứu ở nhà:

Nhiệm vụ: nêu bản chất và đại lượng đặc trưng (đơn vị) của các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.

+ Sau 5p sẽ gọi ngẫu nhiên lên báo cáo một phần nhiệm vụ.

+ Các nhóm khác bổ sung phần báo cáo của nhóm báo cáo và đặt hỏi cho nhóm báo cáo, câu hỏi phải sát nội dung của nhóm đang trình bày, rõ ràng dễ hiểu, không hỏi nhiều ý trong một câu.

+ Trong quá trình hoạt động(trả lời) nếu khó khăn có thể xin hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên hoặc giáo viên chủ động tư vấn nhóm báo cáo(hỏi).

+ Lớp học bố trí như sau:

Bảng

Nhúm bỏo cỏo

(nhúm 4)

Nhóm 2

Nhóm 1

Nhóm 3

- Cách di chuyển: các nhóm báo cáo theo thứ tự, nhóm báo cáo song sẽ di chuyển về vị trí nhóm báo cáo kế tiếp ngồi.

- GV: Sau mỗi phần báo cáo và phản biện kiến thức sẽ được chốt lại và bổ sung, mở rộng(nếu cần)

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện

* Đánh giá nhiệm vụ học tập

- Nhận xét ý thức học tập, chất lượng câu trả lời, thể chế hóa kiến thức.

- Câu hỏi dự kiến

? Hãy cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu? (Độ bền, độ dẻo, độ cứng)

? Đại lượng nào là tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?

? Độ cứng, độ bền, độ dẻo tỉ lệ thế nào với nhau?

? Làm thế nào để biết được độ cứng của vật liệu?

- Yêu cầu học sinh tham khảo VD SGK

- GV: Nêu thêm cách thử độ cứng trong kỹ thuật.(dùng máy thử)

Máy thử độ cứng Rockwell

I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu

1. Độ bền

- Độ bền biểu thị khả năng chống lại sự biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực

- Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn độ bền đặc trưng cho độ bền của vật liệu. . Giới hạn bền tỷ lệ thuận với độ bền và được chia làm 2 loại :

+ Giới hạn bền kéo đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu

+ Giới hạn bền nén đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu

2. Độ dẻo

- Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo dưới tác dụng của ngoại lực

- Độ giãn dài tương đối đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu. Vật liệu có độ giãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng cao.

3. Độ cứng

- Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được coi là không biến dạng

- Trong thực tế thường dùng các đơn vị đo độ cứng sau đây:

+ Độ cứng Brinen (HB) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng khi có trị số HB lớn.

+ Độ cứng Rocven ( HRC) dùng khi đo độ cứng các loại vật liệu có độ cứng trung bình hoặc là độ cứng cao . Vật liệu càng cứng thì số đo HRC càng lớn .

+ Độ cứng Vicker ( Kí hiệu HV) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng cao . Vật liệu càng cứng thì chỉ số đo HV càng lớn

2. Nội dung 2: tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng trong cơ khí

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: lớp vẫn hoạt động theo nhóm như trên.

GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 15.1 SGK trong 3p và hãy cho biết vật liệu cơ khí gồm những nhóm vật liệu dùng trong cơ khí được chia thành những nhóm nào? Nêu tính chất và ứng dụng của chúng trong thực tế? Đặt ra những câu hỏi em cần được giải đáp.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

HS: báo cáo. Hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

II. Một số loại vật liệu thông dụng

( Bảng 15.1 SGK)

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy nêu một số vật dụng em biết làm từ vật liệu vô cơ, hữu cơ, compozit?

HS:..............................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV? Hãy cho biết những mảnh nhựa ở nhà có thể bán phế liệu là loại vật liệu gì?

HS: .....

GV? Dao cắt gọt dùng trong máy tiện kim loại làm bằng vật liệu gì?

HS:..............................

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

EM CÓ BIẾT?

Vật liệu Composite là gì ?

Composite có nguồn gốc sơ khai từ thiên nhiên, đó là những thân cây gỗ có các sợi xenlulozo liên kết với nhau bằng licnin, tạo ra một thân gỗ vừa bền vừa dẻo. Sau đó, người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và phát triển loại vật liệu này thành vật liệu nhân tạo, lấy tên là composite từ những năm 1950. Ngày nay, composite được tạo ra từ 2 thành phần: cốt (như sợi thủy tinh, sợi hữu cơ, sợi cacbon, sợi kim loại,....) và nền (polyme nhiệt rắn, polyme nhiệt dẻo, cacbon, kim loại), giúp cho loại hợp chất này có được khả năng bền bỉ với mọi điều kiện thời tiết.

Kết cấu của vật liệu composite giúp tăng độ bền khi ứng dụng sản xuất sản phẩm ngoài trời

Những ưu điểm mà vật liệu composite mang lại ?

Loại vật liệu này có những ưu điểm nổi trội có thể kể đến như:

  • Sử dụng tốt ngoài trời, không lo ảnh hưởng bởi mưa nắng.
  • Dễ ứng dụng trong sản xuất các loại sản phẩm cần sự tinh xảo và chi tiết.
  • Khá dễ để làm sạch bề mặt, nhanh chóng trở lại gần như mới 99% sau khi vệ sinh.
  • Không chứa chất độc hại, không  gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Dễ ứng dụng rộng rãi và không gây độc hại cho người dùng

Đây là loại vật liệu lý tưởng cho điều kiện thời tiết tại Việt Nam

Nếu bạn từng phải đau đầu với những loại vật liệu như gỗ vì sợ ẩm mốc nếu ướt mưa, dễ rạn nứt nếu để ngoài trời với nhiệt độ biến đổi liên tục, như ở nước ta. Composite chính là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Dù thời tiết khắt nghiệt, hay bạn ít có thời gian dành cho việc vệ sinh sản phẩm thường xuyên, thì vật liệu composite vẫn có thể “tự mình” chống chọi lại những tác nhân gây hao mòn kia.

Có thể đặt ngoài trời mà không lo ngại mưa nắng gây hao mòn nhanh

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người làm kinh doanh, việc sở hữu một bộ bàn ghế, một tượng trang trí ngoài trời,… ít hao mòn theo thời gian sẽ là giúp các nhà kinh doanh tiết kiệm một số tiền khá lớn trong trùng tu và có thêm nguồn tài chính để đầu tư cho những kế hoạch khác.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, việc ứng dụng các chất liệu mới như vật liệu composite là cần thiết. Sự tiện dụng, cũng như tính kinh tế luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu ngày nay. Nếu bạn vẫn chưa tìm được ra được một sản phẩm nào có thể đạt đủ các tiêu chí đẹp, tốt, bền, với giá cả phải chăng thì đừng ngần ngại chọn những sản phẩm làm từ composite.

Theo Lavanto.vn 

* Hướng dẫn về nhà (1ph) Học bài, trả lời câu hỏi SGK; Nghiên cứu và thiết kế cách giới thiệu về PP đúc khuôn cát.

- Xem clip đúc xoong khuôn cát tho địa chỉ:

https://www.youtube.com/watch?v=nliVVMKIbfU* Tờ nguồn: Một số loại vật liệu thông dụng dùng trong cơ khí

Tên vật liệu

Thành phần

Tính chất

Ứng dụng

Vật liệu vô cơ

- Là hợp chất kim loại và phi kim hay phi kim với phi kim

- cứng, bền nhiệt cao(2000-30000c)

- Làm đá mài, dao cắt, chi tiết trong máy kéo sợi.

Vật liệu hữu cơ

(Polime)

Nhựa nhiệt dẻo

- Là hợp chất hữu cơ tổng hợp

- Vd: poliamit(PA)

- Chuyển sang trạng thái dẻo, không dẫn điện, nhiệt, gia công được nhiều lần

- Bền, chống mài mòn cao

- làm bánh răng chi thiết bị kéo sợi

Nhựa nhiệt cứng

- Là hợp chất hữu cơ tổng hợp

- VD: Êpoxi

- Polieste không no

- Không chảy, mềm ở nhiệt độ cao sau gia công lần 1

- Không tan trong dung môi,không dẫn điện, cứng, bền

- Làm tấm lắp cầu dao

- Kết hợp sợi thuỷ tinh làm vật liệu compôzit

Vật liệu compôzit

Cmpôzit nền là kim loại

- các loại cácbit như cácbit vonfram, cácbit tantan liên kết với nhau nhờ coban

- Cứng, bền, bền nhiệt cao(800-10000c)

- Làm dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt

Compôzit nền là vật liệu hữu cơ

- Nền êpôxi cốt cát vàng, sỏi.

- Nền êpôxi cốt nhôm oxít dạng hình cầu và sợi cácbon

- Cứng, bền cao

- Bền rất cao, nhẹ

- Thân máy công cụ

- Cánh tay người máy, nắp máy.

Ngày soạn: / /2019

Tiết 20 Bài 16 Công nghệ chế tạo phôi (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc , phân tích được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát .

2. Vê kỹ năng

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, tóm tắt, phân tích

- Nhận biết được một số vật dụng gia đình, trong cuộc sống được chế tạo bằng pp đúc. Đặc biệt là những đồ vật nổi tiếng và di sản như chuông, tượng, trống đồng...

3. Về ý thức

- Chủ động, tích cực trong học tập, trong quan sát thực tế, tìm hiểu thông tin.

- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế và bảo vệ môi trường.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ đúc”; “công nghệ đúc”, “đúc khuôn cát”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bản chất đúc và quy trình công nghệ đúc khuôn cát. Ưu nhược điểm của đúc. Theo tài liệu SGK, https://www.youtube.com/watch?v=nliVVMKIbfU

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, đọc tích cực, hỏi và trả lời, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện

* Kiểm tra bài cũ: GV: 1. Nêu các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?

? Kể tên các nhóm vật liệu chính dùng trong cơ khí? Nhóm nào được coi là nhóm vật liệu mới mang lại giá trị sử dụng “trong mơ”? HS:........(2-3hs)

*Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Các bạn đã xem clip cô gửi link chưa?HS:........

GV? Em hiểu thế nào về đúc?HS:...........GV: Hãy tên một số đồ vật em biết được gia công bằng pp đúc? Kể tên những đồ vật nổi tiếng em biết được gia công bằng pp đúc?HS:...........GV: đó là những đồ vật đạt kỷ lục guiness Việt Nam và Đông Nam Á, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công nghệ này trong bài hôm nay, bài 16........(tiết 1)

HOẠT ĐỘNG 2: HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung bài

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, cô yêu cầu các em tự nghiên cứu phần I trong 4p để trả lời các câu hỏi sau:

Nhiệm vụ: nêu bản chất của pp Đúc? Ưu nhược điểm của Đúc? Phân tích quy trình đúc khuôn cát?

Sau đó các em hãy ghép cặp với bạn bên cạnh thảo luận trong 3p về câu trả lời của mình đã tìm ra để đưa ra câu trả lời chính xác.

- Cô sẽ gọi ngẫu nhiên trả lời sau 7p. Các bạn khác, bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có)

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi độc lập; ghép nhóm 2 thảo luận kiểm tra lại câu trả lời

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời câu hỏi, nhận xét, hỏi

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

- Giới thiệu hình ảnh minh họa

Câu hỏi dự kiến

? Hãy kể tên một số đồ dùng được làm từ phương pháp đúc?

?. Kim loại ở trạng thái nào? Vì sao?

(Dạng lỏng do được nấu nóng chảy)

+ Dùng cách nào để định hình dạng cho sản phẩm? ( Đổ kim loại lỏng vào khuôn)

?. Khuôn được làm bằng vật liệu gì? (Cát, đất sét hay kim loại )

? Vì sao các kim loại và hợp kim đều đúc được?

? Vì sao dùng phương pháp đúc có thể chế tạo được các chi tiết có kích thước khác nhau và hình dạng phức tạp?

? Năng suất của phương pháp đúc?

? Theo em chế tạo sản phẩm bằng đúc có thể có những khuyết tật gì?

(GV nhấn mạnh kim loại, HK ở trạng thái nóng chảy có thể điền đầy khuôn nên vừa có những ưu điểm và nhược điểm trên)

?. Mẫu và vật liệu làm khuôn chuẩn bị như thế nào ?

+ Mẫu làm bằng gố, nhôm có kích thước, hình dạng giống chi tiết cần đúc

+ Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp cát + chất kết dính (Nước + đất sét)

? Làm khuôn bằng cách nào?

+ Làm khuôn bằng cách in mẫu, rút mẫu tạo khoảng trống lòng khuôn.

? Vật liệu náu là những loại vật liệu nào? Sau khi nấu đổ vào khuôn, dỡ sản phẩm đã đưa ra dùng được chưa?

+ Vật liệu nấu (Kim loại hoặc hợp kim, than đá và chất trợ dung(đá vôi), KL thường là gang )

+ Nấu chảy bằng lò nấu, rót bằng gầu rót, gáo hoặc thùng rót.

+ Sau khi đúc, tuỳ sản phẩm phải làm sạch hoặc phải gia công cắt gọt tiếp.

I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

1. Bản chất

- Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn , sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

- Có nhiều phương pháp đúc khác nhau như đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại.

2. Ưu nhược điểm

a. Ưu điểm :

- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau .

- Có thể đúc được các vật có khối lượng nhỏ hoặc rất lớn.

- Đúc được các vật có hình dạng phức tạp mà các phương pháp khác khó thực hiện

- Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng xuất rất cao, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

b. Nhược điểm :

- Có thể có khuyết tật như rỗ khí , rỗ xỉ , không điền đầy hết các lòng khuôn , vật đúc bị nứt...

3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát

Chuẩn bị mẫu và

vật liệu làm khuôn

Tiến hành làm khuôn

Khuôn đúc

Sản phẩm đúc

Nấu chảy kim loại

Chuẩn bị vật liệu nấu

+ Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn:

+ Bước 2: Tiến hành làm khuôn

+ Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu

+ Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn

+ Bước 5: Dỡ khuôn lấy vật đúc, làm sạch, nghiệm thu sản phẩm.

*. Tích hợp bảo vệ môi trường: Trong quá trình đúc chú ý việc thu gom những nguyên liệu thừa, có hướng tái sử dụng hợp lý với khuôn cũ tránh thải ra môi trường gây ô nhiễm- chất thải rắn.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy nêu một số vật dụng em biết làm bằng công nghệ đúc? Những loại vật liệu nào không thể đúc? Để vật đúc ít khuyết tật cần lưu ý gì?(khuôn chính xác, nhẵn; kim loại được vớt sạch tạp chất khi nấu; khi rót tốc độ hợp lí)

HS:..............................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

- tìm hiêủ về quy trình đúc chuông, tượng phtheo địa chỉ:

: https://www.youtube.com/watch?v=fd0i8SSNYL4

https://www.youtube.com/watch?v=5Xze2gf0L10

Một số hình ảnh minh họa công nghệ đúc .

Rót kim loại lỏng vào khuôn

Khuôn đúc 2 hòm khuôn

Má phanh tàu hoả

Trống đồng

* Hướng dẫn về nhà: học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK phần công nghệ Đúc

- Tìm hiểu công nghệ gia công áp lực, công nghệ hàn theo địa chỉ:

Công nghệ đúc: https://www.youtube.com/watch?v=XIMUsdpuvI8

https://www.youtube.com/watch?v=kJwqdxKxFYU

công nghệ hàn: hhttps://www.youtube.com/watch?v=w9ZRk-41x7E

https://www.youtube.com/watch?v=44aon3qvmG8

Ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết 21

Bài 16 Công nghệ chế tạo phôi (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học

1. về kiến thức

- Trình bày được bản chất và ưu nhược, điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn.

2. Vê kỹ năng

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, tóm tắt, phân tích

- Nhận biết được một số vật dụng gia đình trong cuộc sống được chế tạo bằng pp hàn và gia công áp lực.

3. Về ý thức

- Chủ động, tích cực trong học tập, trong quan sát thực tế, tìm hiểu thông tin.

- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế và bảo vệ môi trường.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bản chất Hàn, gia công áp lực .Ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

Theo tài liệu SGK, và google.com

Công nghệ đúc: https://www.youtube.com/watch?v=XIMUsdpuvI8

https://www.youtube.com/watch?v=kJwqdxKxFYU

công nghệ hàn: hhttps://www.youtube.com/watch?v=w9ZRk-41x7E

https://www.youtube.com/watch?v=44aon3qvmG8

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, đọc tích cực, hỏi và trả lời, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện

* Kiểm tra bài cũ: GV: 1. Nêu các bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ Đúc. Trình bày quy trình đúc khuôn cát?

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Các bạn đã xem clip thầy gửi link chưa? HS:........

GV? Còn có những pp nào khác để chế tạo phôi trong cơ khí, chúng có gì khác với pp Đúc? HS:.................GV: chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các công nghệ này trong bài hôm nay, bài 16........(tiết 2)

HOẠT ĐỘNG 2: HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1

Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công bằng áp lực(18p)

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung bài

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, cô chia lớp thành đội, đội 1 là dãy bên trái cô gồm có 3 nhóm 1,2,3 (2 bàn thành 1 nhóm) nghiên cứu nhiệm vụ 1; đội 2 bên phải cô gồm các nhóm 4,5,6 nghiên cứu nhiệm vụ 2. - Các nhóm có 5p thảo luận hoàn thành nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: nêu bản chất của pp Hàn? Ưu nhược điểm của Hàn? Nêu đặc điểm của một số pp Hàn thông dụng?

Nhiệm vụ 2: nêu bản chất của pp gia công áp lực? Ưu nhược điểm của gia công áp lực? Nêu đặc điểm của một số pp gia công cơ bản?

- Cô sẽ gọi ngẫu nhiên 2 trong số 6 trả lời sau 5p. Nhóm thuộc đội 2 sẽ nhận xét và phản biện nhóm thuộc đội 1 và ngược lại.

- với các câu hỏi khó hs sẽ xin hỗ trợ từ giáo viên.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu SGK,thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

- Giới thiệu hình ảnh minh họa

Câu hỏi dự kiến

?1 Làm thế nào để kim loại biến dạng theo yêu cầu? (Dùng ngoại lực tác dụng theo hướng định trước)

?2 Khi biến dạng khối lượng kim loại có thay đổi không? (Không thay đổi

?3. Để gia công biến dạng phải dùng dụng cụ gì?

(Đe) (Kìm)

?4. Theo em có những phương pháp gia công nào thuộc nhóm này?

? Em hãy so sánh giữa rèn tự do và

dập? (Giống: đều là pp gia công biến dạng. Khác: Biến dạng tự do và biến dạng trong khuôn)

Máy búa Máy dập

? Mức độ tiết kiệm so với phương pháp khác.

? Có thể hàn các kim loại khác nhau được không? Vì sao?

? Mức độ phức tạp của sản phẩm.

? Về độ bền và độ kín thế nào.

? Do nhiệt chủ yếu cung cấp ở đầu mối hàn nên biến dạng nhiệt có đều không? Xảy ra nhược điểm gì khi hàn.

? Hàn hơi và hàn hồ quang tay khác nhau ở những điểm nào?

* Tích hợp bảo vệ môi trường

? Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lự và hàn có gây ảnh hưởng tới môi trường không?

- HS:...........

- GV: Có tạo ra những mẩu vụn kim loại, mạt sắt và một vài sản phẩm phụ khác do vậy cần chú ý việc thu gom tránh thải trực tiếp ra môi trường.

II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

1. Bản chất

- Là dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị làm cho kim loại biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm tạo được vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu .

- Các phương pháp gia công áp lực thông dụng

+ Rèn tự do

- Kim loại bị biến dạng ở trạng thái nóng(dẻo) theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được sản phẩm có kích thước và hình dạng theo yêu cầu.

+ Dập thể tích (Rèn khuôn)

- Kim loại ở trạng thái nóng(dẻo) bị biến dạng trong lòng khuôn (thép) dưới tác dụng của máy búa hoặc máy ép.

2. Ưu, nhược điểm

a. Ưu điểm

- Có cơ tính cao

- Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá tạo phôi có độ chính xác cao về kích thước, hình dạng

b. Nhược điểm

- Phương pháp gia công áp lực:

+ Không chế tạo được vật thể có hình dạng kết cấu phức tạp hoặc quá lớn

+ Không chế tạo được nếu vật liệu có tính dẻo kém (Gang)

- Rèn tự do có độ chính xác và năng xuất thấp

III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn(19p)

1. Bản chất

- Là phương pháp nối kim loại bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.

2. ưu, nhược điểm

a. Ưu điểm

- Tiết kiệm được kim loại so với nối ghép bằng bu lông đai ốc hoặc đinh tán.

- Có thể nối được kim loại có các tính chất khác nhau.

- Tạo ra được các chi tiết có hình dạng kết cấu phức tạp mà các loại phương pháp khác khó hoặc không thực hiện được.

- Mối hàn có độ bền cao và kín.

b. Nhược điểm

- Do biến dạng nhiệt không đều nên chi tiết hàn dễ bị cong , vênh, nứt .

3. Một số phương pháp hàn thông dụng

Hàn hồ quang tay

Hàn hơi

- Bản chất: Dùng nhiệt của ngọn lủa hồ quang đốt nóng chẩy chỗkim lại cần nối và que hàn tạo mối hàn

- Dùng nhiệt của phản ứng giữa ôxi và axetilen làm nóng chẩy chỗ kim loại cần nối và que hàn tạo mối hàn

- Ứng dụng: Trong chế tạo máy móc, ô tô

- Trong hàn các chi tiết mỏng

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy nêu một số vật dụng em biết làm bằng công nghệ Hàn, gia công áp lực? Những loại vật liệu nào không thể Hàn, gia công áp lực? HS:..............................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật

GV: Để gia công chi tiết máy bằng gang theo em nên gia công bằng pp nào? Tại sao? HS:......................

GV: Hãy đưa ra giải pháp để tạo điều kiện cho những người thợ rèn thủ công vẫn được thỏa đam mê cũng như có nguồn thu ổn định cho họ? HS:.......

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

Gv: tìm hiểu về pp khác chế tạo phôi cơ khí chính xác năng suất hơn 3 pp đã học. Tìm hiểu pp Hàn Mic; hàn TIG theo địa chỉ:

https://www.youtube.com/watch?v=ASAZDmNrzzU

https://www.youtube.com/watch?v=l6BvUz9VIY8

video rèn: https: https://www.youtube.com/watch?v=XPsN61VCUjE

https://www.youtube.com/watch?v=4fgXGs07W0U

https://www.youtube.com/watch?v=3jtOuAcNW7E

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Nghiên cứu bài 17 phần I, công nghệ cắt gọt kim loại.

Ngày soạn: / /2019

Tiết 22

Chương 4. CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ

BÀI 17 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (T1)

I. Mục tiêu bài học

- Trình bày được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.

- Nêu được nguyên lý cắt, cấu tạo và vật liệu làm dao cắt.

2. Vê kỹ năng

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, tóm tắt, phân tích.

- Nhận biết được một số vật dụng gia đình trong cuộc sống được chế tạo bằng pp cắt gọt kim loại.

3. Về ý thức

- Chủ động, tích cực trong học tập, trong quan sát thực tế, tìm hiểu thông tin.

- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế và bảo vệ môi trường.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bản chất Hàn, gia công áp lực .Ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.

Theo tài liệu SGK, và google.com

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, đọc tích cực, hỏi và trả lời, thuyết trình, hỏi chuyên gia.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: GV: 1. Nêu các bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ hàn(Gia công áp lực)?

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu đoạn clip về gia công cắt gọt kim loại. ? Các em có biết nội dung của đoạn clip này không? HS:.................GV: chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các công nghệ khác trong chế tạo phôi cơ khí ngoài 3 pp đã học , bài 17........(tiết 1)

HOẠT ĐỘNG 2: HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1: Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt và nguyên lý cắt.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung bài

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đối với phần I.1, I.2 hs đọc độc lập mỗi phần trong 3 phút sau đó ghép cặp với bạn bên cạnh để thảo luận trong 3 chỉ ra bản chất, nguyên lý cắt. Rồi đưa ra các câu hỏi về những nội dung chưa rõ cần được giải đáp.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu độc lập SGK, ghép cặp thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

Câu hỏi dự kiến:

?1 Xem hình vẽ17.1, cho biết bản chất của phương pháp gia công bằng cắt gọt?

?2 Sự khác nhau của phương pháp gia công bằng cắt gọt với các phương pháp gia công đã học?

H17.1

- Quan sát tranh vẽ 17.1, 17.2b , cho biết:

?. Mô tả quá trình hình thành hình thành phoi?

?. Chuyển động của dao cắt khi tiện, phay, bào như thế nào ?

I. Nguyên lý cắt và dao cắt

1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt

- Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

- Là phương pháp gia công phổ biến nhất vì tạo ra được chi tiết máy có độ chính xác cao.

2. Nguyên lý cắt

a. Quá trình hình thành phoi

- Dao cắt có dạng cái chêm cắt, dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra), dao tiến vào phôi làm cho kim loại phía trước dao bị dịch chuyển

- Kim loại bị cắt trượt trên mặt trượt tạo thành phoi

b. Chuyển động cắt

- Là chuyển động quay tròn của phôi

2. Nội dung 2. Tìm hiểu dao cắt

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

Hoạt động

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đối với phần I.3, cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm nghiên cứu phần I.3 trong 5 phút rồi lên bảng vẽ hình mô tả cấu tạo của dao cắt. Nêu rõ yêu cầu của vật liệu làm dao?

- Sau 5p cô sẽ gọi ngẫu nhiên 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu SGK thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

Cấu tạo dao tiện cắt đứt

Câu hỏi dự kiến

?1. Quan sát hình vẽ, cho biết dao tiện có những mặt nào? Chỉ ra các mặt đó trên hình vẽ?

?2. Kể tên các góc của dao. Chỉ ra các góc đó trên hình vẽ?

?3 Theo em các góc của dao có ảnh hưởng như thế nào khi gia công? Tại sao?

Một số loại dao tiện

? Muốn cắt được, dao phải có độ cứng như thế nào so với độ cứng của phôi?

(Độ cứng dao>độ cứng phôi)

? Dao tiện được làm bằng vật liệu gì?

* Liên hệ BMT:

?. Qua trình gia công cắt gọt kim loại có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người không?

?. Hãy nêu các biện pháp để BVMT, sức khoẻ của con người?

- HS: ....

- GV: có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do những mạt sắt rất nhỏ và phoi sắt nhỏ, nhọn taọ ra khi tiện. Do vậy khi tiện cần có biện pháp thu gom như dùng từ tính và các thiết bị bảo hộ cho người lao động.

3. Dao cắt (19p)

a. Các mặt của dao

- Mặt trước: Là mặt tiếp xúc với phoi khi tiện

- Mặt sau: Là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi

- Mặt đáy: Là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao.

b. Các góc của dao

- Góc trước : Là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng // với mặt đáy. Góc trước càng lớn thì phoi thoát càng dễ.

- Góc sau : Là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến đi qua mũi dao. Góc sau càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm.

- Góc sắc : Là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. Góc sắc càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn

c. Vật liệu làm dao

- Thân dao làm bằng thép tốt như thép 45.

- Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và có độ bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng...

- Tuỳ theo yêu cầu có thể chế tạo dao liền hoặc dao ghép

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trungsthực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy nêu một số vật dụng em biết làm bằng công nghệ cắt gọt kim loại?

? Hãy so sánh ưu, nhược điểm của pp cắt gọt với các pp đã học?

HS:..................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật

GV: Hãy đưa ra giải pháp để dao cắt lâu bị mòn do ma sát với phôi? HS:...............

GV: Để dao tiện khỏe và cứng cần lưu ý gì khi làm dao tiện? HS:.............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

Gv: Tìm hiểu gia công cắt gọt kim loại chú ý chuyển động dao cắt, phôi, phoi trên máy tiện theo địa chỉ

https://www.youtube.com/watch?v=OSeYp7E9xak

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Nghiên cứu bài 17 phần II, gia công trên máy tiên trong SGK, google từ khóa “Thực tập tiện cơ bản” và địa chỉ

https://www.youtube.com/watch?v=DdJ8T_DrZaQ

Ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết 23

BÀI 17 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (T2)

I. Mục tiêu bài học

- Nêu được các bộ phận chính trên máy tiện, chức năng chủ yếu của các bộ phận đó.

- Trình bày được các chuyển động khi tiện, khả năng gia công của tiện.

2. Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng đặt câu hỏi, tóm tắt, phân tích, quan sát.

- Nhận biết được một số vật dụng gia đình trong cuộc sống được chế tạo bằng pp cắt gọt kim loại.

3. Về ý thức

- Chủ động, tích cực trong học tập, trong quan sát thực tế, tìm hiểu thông tin.

- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế và bảo vệ môi trường.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: tìm hiểu các bộ phận chính của máy tiện và chức năng của các bộ phận đó; các chuyển động khi tiện.

Theo tài liệu SGK, và google.com (từ khóa: gia công trên máy tiện, dạo tiện cắt đứt)

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, đọc tích cực, hỏi và trả lời, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: GV: 1. Nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt?

? Trình bày quá trình hình thành phoi và chuyển động khi cắt?

? Vẽ hình mô tả cấu tạo dao tiện cắt đứt?

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Quá trình gia công kim loại bằng cắt gọt được hỗ trợ bởi loại công cụ nào? HS:................GV: Máy tiện có những bộ phận chính nào? HS:..........GV: dao tiện chuyển động như thế nào? HS:............

GV: Chúng ta sẽ xem bạn trả lời như vậy đúng chưa, ta tiếp tục vào bài hôm nay, bài 17........(tiết 2)

HOẠT ĐỘNG 2: HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1: Tìm hiểu về máy tiện

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung bài

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đối với phần II.1, cô yêu cầu các sau như bạn hoạt động:

- Cô chia mỗi bàn thành một nhóm, các nhóm theo dõi clip giới thiệu về máy tiện

- Sau xem clip các nhóm có 3p thảo luận để:

Nhiệm vụ: Nêu được các bộ phận chính của máy tiện, chức năng của chúng và đưa ra các câu hỏi chưa rõ cần được giải đáp.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: xem clip, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

II. Gia công trên máy tiện

1. Máy tiện(15p)

1. Ụ trước (ụ đứng) và hộp trục chính: Để đỡ trục chính và hộp tốc độ, gá vật gia công nhờ mâm cặp và truyền chuyển động quay cho vật gia công, thay đổi số vòng quay của vật và truyền chuyển động quay cho hộp bước tiến

2. Mâm cặp, Mâm cặp giữ phôi chuyển động quay tròn được dẫn động bởi động cơ điện tạo ra chuyển động cắt.

3. Đài gá dao, dùng để lắp và cố định dao khi gia công, chuyển động cơ bản cũng là chuyển động tịnh tiến vì nó được gắn chặt trên bàn xe dao ngang.

4. Bàn dao dọc trên có thể chuyển động tịnh tiến dọc băng máy, có hệ thống điều khiển tịnh tiến tự động khi gia công

5. Ụ động(ụ sau), có mũi tâm dùng để giữ phôi khi chiều dài phôi lớn, tránh cong phôi

6. Bàn dao ngang, gắn trực tiếp trên bàn xe dao dọc theo cơ cấu có thể tịnh tiến ngang so với trục máy.

7. Bàn xe dao, nhận chuyển động quay từ hộp bước tiến qua các trục biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của bàn dao khi tiện trơn, tiện ren và chuyển động tịnh tiến ngang khi tiện tự động ngang (Để khoả mặt đầu hoặc cắt đứt....).
- Giúp người thợ điều khiển cho dao tiến dọc, ngang bằng tay hoặc tự động. Thông qua cơ cấu an toàn có thể tự động ngắt các chuyển động của bàn dao khi quá tải.

- Bàn xe dao dùng gá dao tiện, có thể chuyển động dọc hoặc ngang

8. Thân máy, để đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao, đồng thời để ụ động và bàn dao di chuyển và di trượt trên băng máy.

9. Hộp bước tiến dao, Nhận chuyển động quay từ trục chính truyền đến. Truyền chuyển động cho các trục. Thay đổi tốc độ quay của các trục ( tức là thay đổi trị số bước tiến của dao cắt khi chạy tự động)

2. Nội dung 2. Tìm hiểu chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung bài

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đối với phần II.2,3 cô yêu cầu các sau như bạn hoạt động:

- Xem clip về gia công trên máy tiện.

- Sau xem clip mỗi bạn tự nghiên cứu sgk kết hợp với kiến thức phần II.1 trả lời các các câu hỏi sau:

Nhiệm vụ:

?Trong khi cắt phôi có những chuyển động nào?

? Khi tiện có những chuyển động nào?

? Kể tên một số sản phẩm được gia công của tiện?

- Dự kiến các câu hỏi em cần được giải đáp?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: xem clip,nghiên cứu SGK hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

* Liên hệ BMT:

?. Qua trình gia công cắt gọt kim loại có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người không?

?. Hãy nêu các biện pháp để BVMT, sức khoẻ của con người?

- GV: có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do những mạt sắt rất nhỏ và phoi sắt nhỏ, nhọn taọ ra khi tiện. Do vậy khi tiện cần có biện pháp thu gom như dùng từ tính và các thiết bị bảo hộ cho ngươig lao động.

2. Các chuyển động khi tiện(15)

- Chuyển động cắt: Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt Vc (m/phút).

- Chuyển động tiến dao gồm:

+ Chuyển động tiến dao ngang (Sng) được thực hiện nhờ bàn dao ngang 6 để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu.

+ Chuyển động tiến dao dọc: (Sd) được thực hiện nhờ bàn dao dọc trên 4 hoặc bàn xe dao 7 để gia công theo chiều dài chi tiết

+ Chuyển động tiến dao phối hợp : Phối hợp chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao chéo để gia công các mặt côn hoặc các mặt định hình.

3. Khả năng gia công của tiện (5p)

- Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong , các mặt đầu , các mặt côn ngoài và trong , các mặt tròn xoay định hình , các loại ren ngoài và ren trong.

Hình 17.4a

Hình 17.4b

8. Tờ nguồn: cấu tạo máy tiện

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy cho biết để tiện ren dao phải chuyển động thế nào? Phôi chuyển động thế nào? HS:.......................

GV: Gia công mặt đầu dao chuyển động thế nào? Phôi chuyển động thế nào?HS:...

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật

GV: Trước khi gia công cần phải lắp dao tiện và phôi lên máy tiện, hãy cho biết dao tiện và phôi được lắp lên bộ phận nào của máy? HS:...............

GV: Khi gia công phôi có chiều dài lớn cần sử dụng bộ phận nào kết hợp với mâm cặp giữ phôi? HS:.............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

Gv: Tìm hiểu gia công cắt gọt kim loại chú ý chuyển động cắt đứt, tiện khỏa, gia công trên máy tiện CNC.

https://www.youtube.com/watch?v=A0AigcY2AI8

https://www.youtube.com/watch?v=Tlbht68ugIg

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Nghiên cứu bài mới bài thực hành 18 chuẩn bị giấy bút, thước, câu hỏi dự kiến.

Tiết 24 Ngày soạn: / /2019

Bài 18 Thực hành

LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT CHI TIẾT ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY TIỆN

I. Mục tiêu bài học

Về kiến thức

- Trình bày được quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản.

2. Vê kỹ năng

- Rèn kỹ năng báo cáo (thuyết trình), phản biện (hỏi và trả lời)

- Rèn kỹ năng vẽ kỹ thuật.

3. Về ý thức

- Chủ động, tích cực trong học tập.

- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: tìm hiểu quy tắc khi tiện.

Theo tài liệu SGK, và google.com (từ khóa: gia công trên máy tiện.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: GV: 1. Mâm cặp và ụ động có tác dụng gì?

2. Nêu các chuyển động của dao cắt khi tiện?

* Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu đoạn clip gia công trên máy tiện. Nhấn mạnh học sinh chú ý trình tự gia công. Chuyển động của dao tiện. HS: .............GV: chúng ta sẽ vận dụng kiến thức đã học và đoạn clip các em vừa xem vào bài hôm nay, bài 18........

HOẠT ĐỘNG 2: HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1: Bài tập mẫu: Tìm hiểu về quy trình công nghệ chế tạo chi tiết chốt.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật

Nội dung

Phương pháp

I. Bài tập mẫu: Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết chốt.

1. Tìm hiểu chi tiết cần chế tạo:(3p)

+ Chi tiết bằng thép

+ Cấu tạo gồm 2 phần, đường kính khác nhau

+ Hai đầu được vát mép

*Bước 1: Chọn phôi, thỏa mãn:

- Chọn đúng vật liệu

- Đường kính, chiều dài của phôi lớn hơn kích thước cùng tên của sản phẩm

*Bước 2: Lắp phôi lên mâm cặp của máy tiện

*Bước 3: Lắp dao lên đài gá dao của máy tiện

*Bước 4: Tiện mặt đầu(tiện khỏa)

* Bước 5: Tiện phần trụ ngoài theo kích thước

*Bước 6: Tiện trụ trong theo kích thước

*Bước 7: Vát mép mặt đầu

Sng

n

1 x 45o

*Bước 8: Cắt đứt đủchiều dài 40

*Bước 9: Đổi đầu chi tiết và vát mép phần đuôi

Sng

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Bài hôm nay, cô yêu cầu các em hoạt động như sau:

- Cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm theo dõi clip giới thiệu về máy tiện

- Dựa trên nội dung clip các em đã được xem và nội dung SGK bài 18 các nhóm có 5p thảo luận trả lời câu hỏi sau:

? Các bước khi lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết trên máy tiện?

? Nguyên tắc khi tiện?

? Đưa ra các câu hỏi chưa rõ cần được giải đáp.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

- Chú ý: kích thước chiều dài và kính thước đường kính của phôi phải lớn hơn sản phẩm.

2. Nội dung 2. Thực hành: lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết trên máy tiện.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật,

Nội dung

Hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: phần này, cô yêu cầu các em hoạt động như sau:

- Mỗi nhóm thảo luận trong 5p, lập 1 quy trình công nghệ chế tạo chi tiết 2 hoặc 3 trong SGK. Các nhóm làm ra giấy và nộp lại sau khi báo cáo.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS : thảo luận, báo cáo, nộp bài

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: thể chế hóa kiến thức

- Thu lại sản phẩm bài thực hành.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Nêu nguyên tắc khi gia công tiện? HS:................

GV: Nêu các thao tác chuẩn bị trước khi tiện? HS:.......................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

Gv: Tìm hiểu gia công cắt gọt kim loại trên địa chỉ:

https://www.youtube.com/watch?v=9ONpKu5eEOQ&t=24s

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Nghiên cứu bài 19: người máy, máy tự động, dây truyền tự động trong SGK và sưu tầm hình ảnh, clip về người máy, máy tự động, dây truyền tự động trên internet.

ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết 25

BÀI 19 TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ

I. Mục tiêu bài dạy:

- Trình bày được các khái niệm khái niệm: Máy tự động; Người máy công nghiệp và dây truyền tự động

- Xác định được vai trò quan trọng của người máy công nghiệp, thái độ đúng đắn với vấn đề môi trường trong sản xuất cơ khí

- Đưa ra được 1 vài biện pháp đảm bảo phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

+ Hình thành và phát triển năng lực ICT, tự học, giao tiếp.

+ Có ‎ý thức tốt trong quá trình lao động sản xuất từ đó có hứng thú với môn học.

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

+ Nghiên cứu tài liệu có liên quan

+ Các tranh hoặc clip tư liệu(google.com)

2. Học sinh:

+ Tìm hiểu về máy tự động; người máy công nghiệp và dây truyền tự động.

III. Tiến trình :

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.(Tư liệu sưu tầm)

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

HỌAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Phương pháp

I- Máy tự động, Người máy công nghiệp, Dây truyền tự động:

1. Máy tự động:

* Khái niệm:

- Là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo 1 chương trình trước mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người

* Phân loại:

+ Máy tự động cứng:

- Điều khiển nhờ cam

- Cam được xem là nơi lưu trữ chương trình

- Thay đổi chi tiết cần thay đổi cam

+ Máy tự động mềm:

- Có thể thay đổi chương trình hoạt động dễ dàng.

2. Người máy công nghiệp:

* Khái niệm:

+ Là thiết bị tự động đa chức năng, hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ hoạt động tự động hoá các chương trình sản xuất.

+ Có thể thay đổi hướng chuyển động, xử lí thông tin...

* Công dụng:

+ Dùng trong các dây truyền sản xuất công nghiệp.

+ Làm thay con người tại nơi môi trường độc hại, nguy hiểm.

3. Dây truyền tự động:

+ Là tổ hợp của các máy các thiết bị tưk động được sắp xếp theo trật tự xác định để thực hiện công việc khác nhau nhằm hoàn thành sản phẩm nào đó.

+ Dùng Rôbốt trong sản xuất => Tiết kiệm thời gian, hạ chi phí sản xuất...

II- Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí:

1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí:

+ Ô nhiễm môi trường, môi trường lao động là vấn đề cấp bách toàn cầu

+ Những chất thải: Dầu mỡ, Chất bôi trơn,...không xử lí thải trực tiếp vào môi trường.

2. Các biện pháp:

* Phát triển bền vững là: Thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ sau

* Cần xây dựng hệ thống sản xuất Xanh - Sạch. Cụ thể:

- Sử dụng công nghệ cao để tiết kiêm chi phí, nguyên liệu

- Có biện pháp xử lí chất thải sản xuất

- Giáo dục ý thức con người.

* Gv:

+Theo em thế nào là máy tự động?

+ Có thể có những loại máy tự động nào?

- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)

- HS: đưa ra câu hỏi nếu có cho HS khác, GV

- GV: nhận xét, kết luận

VD: Máy tiện tự động CNC

* Gv:

+Theo em thế nào là người máy cồng nghiệp?

+ Người máy công nghiệp có thể đảm nhận những công việc nào?

- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)

- HS: đưa ra câu hỏi nếu có cho HS khác, GV

- GV:nhận xét, kết luận

* Gv: Thế nào là dây truyền tự động?

- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)

- HS: đưa ra câu hỏi nếu có cho HS khác, GV

- GV: nhận xét, kết luận🡪 H 19.3:

M1

(Tiện)

M3

(Mài trục)

M2

(Phay rãnh )

Phôi 🡪 chi tiết🡪 chi tiết 🡪 chi tiết

RB2

RB1

RB3

* Gv:

Hãy nêu ưu điểm của việc dùng Rôbốt trong sản xuất?

- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)

- GV:nhận xét, kết luận

* Gv:

+ Hãy đưa ra các biện pháp có thể, để cải tạo môi trường sống, môi trường lao động?

+ Đâu là những biện pháp quan trọng ?

- HS:.....

-GV:nhận xét, kết luận lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.

- Sử dụng công nghệ cao để tiết kiêm chi phí, nguyên liệu

- Có biện pháp xử lí chất thải sản xuất

- Giáo dục ý thức con người.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhân mạnh các nội dung:

+ Khái niệm máy tự động, người máy, dây truyền truyền tự động.

+ Biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Học bài cũ theo câu hỏi cuối sgk

- Ôn lại kiến thức bài 15,16,17,19 (câu hỏi cuối SGK, của bản thân) chuẩn bị ôn tập kiểm tra 45 phút.

Ngày soạn: / /2019

TIẾT 26- Ôn tập

I. Mục tiêu bài học

1- Củng cố các kiến thức về phần vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí.

2- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự quản lý, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

3- Hình thành và phát triển phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự tin.

II. Chuẩn Bị

- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ kì 2

- Câu hỏi ôn tập

III. Tiến trình

1. Ôn định lớp , kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ:

?. Máy tự động, người máy công nghiệp, dây truyền tự động là gì? Nêu vai trò của việc sử dụng các loại máy móc đó?

3. Bài mới

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

1. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức(13p)

- GV? Trình bày các đặc điểm cơ bản của vật liệu cơ khí?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.(tờ nguồn)

- GV? Kể tên một số loại vật liện cơ khí thường dùng? Cho biết ứng dụng của chúng?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.

- GV? Có những phương pháp nào để chế tạo phôi cơ khí? Bản chất mối phương pháp?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.

- GV? Gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? Hãy nêu nguyên lí cắt?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.

- GV? Nêu cấu tạo dao tiện cắt đứt? Cấu tạo máy tiện đa năng?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.

- GV? Kể tên những loại máy, phương tiện dùng tự động trong công nghiệp?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.

- GV?7 Làm thế nào phát triển nền cơ khí bền vững?

- HS: trả lời

- GV: nhận xét, kết luận ghi trên sơ đồ hệ thống hoá.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập

- GV: Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm; số lượng 35 câu/đề.

+ Ôn tập theo hướng dẫn khi gv dạy đã lưu ý cách học trắc nghiệm là học theo từ khóa; học hết các phần ôn tập.

- HS: nghe

I. Hệ thống hoá kiến thức:

1- Vật liệu cơ khí

- Tính bền, tính dẻo, tính cứng.

- Gồm vật liệu hữu cơ(nhựa nhiệt cứng, nhựa nhiệt dẻo); vật liệu vô cơ; vật liệu compozit.

2. Công nghệ chế tạo phôi

- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn

3. Công nghệ cắt gọt kim loại

- Bản chất

- Nguyên lí cắt

- Dao cắt

- Gia công trên máy tiện

4. Tự động hoá trong chế tạo cơ khí

- Người máy

- Máy tự động

- Dây truyền tự động

- Biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

4. Củng cố: Lưu ý những nội dung khó, trọng tâm khi ôn tập. (2phút)

6. Sơ đồ HTH kiến thức.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

Vật liệu cơ khí

Tính chất

Tính bền

Tính dẻo

Tính cứng

Một số vật liệu thông dụng

Vật liệu hữu cơ(nhựa nhiệt cứng, nhựa nhiệt dẻo)

Vật liệu vô cơ

Vật liệu compozit.

Công nghệ chế tạo phôi

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc

Bản chất

Ưu nhược điểm

Phân loại

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực

Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn

Công nghệ cắt gọt kim loại

Bản chất

Nguyên lí cắt

Dao cắt

Gia công trên máy tiện

Tự động hoá trong chế tạo cơ khí

Người máy

Máy tự động

Dây truyền tự động

Biện pháp phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí

ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết 27

KIỂM TRA 45 PHÚT

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Trình bày được một số khái niệm về phần vật liệu cơ khí, công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hoá trong chế tạo cơ khí.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng làm bài trắc nghiệm.

3. Thái độ: Có ý thức làm bài tốt.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự quản lý, tính toán.

- Hình thành và phát triển phẩm chất: trung thực, tự trọng, tự tin.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Ma trận; Đề bài, đáp án (trắc nghiệm)

Tiết 28 Ngày soạn: / /2019

PHẦN 3: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

BÀI 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

+ Nêu được khái niệm và phân loại động cơ đốt trong

+ Nêu được cấu tạo chung của động cơ đốt trong

2. Về kỹ năng

+ Bổ xung kiến thức thực tế về động cơ đốt trong: lịch sử phát triển, phân loại, bản chất, cấu tạo chung.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đọc hiểu.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ động cơ đốt trong”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về lịch sử, đặc điểm của động cơ đốt trong, các loại động cơ đốt trong ở địa phương em. Cấu tạo chung động cơ đốt trong. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, hỏi chuyên gia, thuyết trình, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ổn định lớp, kiểm diện (1p)

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về động cơ đốt trong? HS:.......

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khoái quát về loại động cơ này, bài 20........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Sơ lược lịch sử phát triển, khái niệm và phân loại động cơ đốt trong

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I. Sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong (8-10p)

- Năm 1860, Giăng Eechiên Lơnoa chế tạo thành công động cơ 2 kì chạy khí thiên nhiên, P = 2 HP (1 hp = 0.745699872 kw.
1 kw = 1.34102209 hp
- 1877, Nicôla Aogut Ôtto (người Đức) phối hợp Lăng ghen (người Pháp) đề xướng nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì, chế tạo thử động cơ chạy khí than.

- 1885, Gôlip Đemlơ (người Đức) là một trong những người chế tạo ô tô dùng động cơ đốt trong, động cơ đó là động cơ xăng, P = 8 HP, N = 800 vòng/phút

- 1897, Ruđôphơ Điêzen (người Đức) chế tạo thành công động cơ Điêzen

P = 20 HP

II- Khái niệm, phân loại động cơ đốt trong(10p)

1. Khái niệm:

- Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến nhiệt năng thành công cơ học, quá trình diễn ra ngay trong xilanh (buồng đốt)của động cơ.

2. Phân loại:

+ Phân loại theo nhiên liệu:

- Động cơ xăng

- Động cơ Điezen

- Động cơ Gas

+ Phân loại theo số hành trình Pitông gồm: 2 kì , 4 kì

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Cô chia 2 bàn thành 1 nhóm, các nhóm sẽ có 3p chuẩn bị để lên báo cáo nội dung đã được giao chuẩn bị ở nhà. - - Sau 3p cô sẽ gọi một nhóm ngẫu nhiên lên báo cáo một trong 2 nhiệm vụ trên.

Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.

- Nhiệm vụ: nêu sơ lược lịch sử phát triển của động cơ đốt trong; đặc điểm cơ bản và phân loại của động cơ đốt trong.

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận chuẩn bị báo cáo

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV: thể chế hóa kiến thức

- Tổng NL do động cơ đốt trong tạo ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NL cả TG dùng🡪 ĐCĐT có vai trò quan trọng trong SX và đời sống.

( Động cơ hơi nước không phải là ĐCĐT- dùng t0 đun sôi nước trong nồi🡪hơi nước🡪cơ năng do xilanh công tác, 2 bộ phạn này không đặt trong một buồng)

- ĐCĐT gồm: động cơ Pit tông, động cơ tua bin khí(tuabin cánh quạt – trực trăng+ tuabin phản lực- máy bay), động cơ phản lực. Ta chỉ xét động cơ đốt trong kiểu Pitông.

Nội dung 2: Cấu tạo động cơ đốt trong

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Nội dung

III- Cấu tạo chung của động cơ đốt trong (10p)

* Các cơ cấu bao gồm:( 2)

+ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

+ Cơ cấu phân phối khí

* Các hệ thống bao gồm:(4)

+ Hệ thống bôi trơn

+ Hệ thống làm mát

+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu, không khí

+ Hệ thống khởi động

+ Hệ thống đánh lửa( với đ/c xăng)

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: các nhóm nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp việc tìm hiểu ở nhà hãy thảo luận và ghép hình ảnh vào tên các bộ phận chính của động cơ đốt trong cho phù hợp?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận chuẩn bị báo cáo

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV: thể chế hóa kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Nhiệt sinh ra công cơ học, quá trình này được diễn ra ở đâu của động cơ đốt trong ?

? Động cơ hơi nước có phải động cơ đốt trong không?

? Có thể phân loại ĐCĐT dựa vào những yếu tố nào?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó, trách nhiệm với tự nhiên.

GV: Chiếu một vài hình ảnh, clip về các loại động cơ đốt trong cho học sinh tham khảo và yêu cầu hs đặt câu hỏi cần được giải đáp.

HS:.............

GV: Nhấn mạnh ĐCĐT cung cấp nguồn năng lực vô cùng lớn nhưng chúng cũng sản sinh ra lượng khí thải vô cùng nhiều. Do đó, đòi hỏi con người không ngừng cải tiến theo hướng thân thiện môi trường và thu hối phá hủy những động cơ quá hạn sử dụng.

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm về loại động cơ đốt trong mà em thích với các từ khóa tương ứng với tên động cơ đốt trong cần tìm.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 21.

ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết: 29

BÀI 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG (T1)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

+ Trình bày được một số khái niệm dùng trong động cơ đốt trong như điểm chết, chu trình, chu kì, thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy, thể tích công tác, tỷ số nén, hành trình.

+ Phân biệt được chu trình và kì; thể tích công tác, thể tích buồng cháy và thể tích toàn phần.

+ Giải thích được tại sao động cơ diegen không có hệ thống đánh lửa.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

2. Về kỹ năng

+ Chỉ được trên hình vẽ vị trí của điểm chết trên, điểm chết dưới, thể tích toàn phần, thể tích công tác, thể tích buồng cháy, hành trình.

+ Viết và so sánh được tỉ số nén trong động cơ xăng và động cơ đốt trong.

+ Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đọc hiểu.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ động cơ đốt trong”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu các khái niệm về động cơ đốt trong, quan sát trên hình vẽ.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, đọc tích cực, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Hãy cho biết ý nghĩa của thông số: 125cc; 2.0 V? Tại sao nhiên liệu trong động cơ đốt trong cháy được? Đc diêgen nhiêu liệu còn tự cháy?

HS:...............

GV: chúng ta sẽ xem cách giải thích nào là đúng, bài 21.............(t1)

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT, tính toán, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

I- Một số khái niệm cơ bản

1. Điểm chết của pittông

+ Là vị trí mà tại đó pittông đổi chiều chuyển động.

+ Điểm chết dưới: Là điểm chết mà tại đó pittông ở gần tâm trục khuỷu nhất

+ Điểm chết trên: Là điểm chết mà tại đó pittông ở xa tâm trục khuỷu nhất

2. Hành trình Pitông(S)

+ Là quãng đường Pitông dịch chuyển được giữa hai điểm chết

+ Pitông đi được 1 hành trình => trục khuỷu quay nửa vòng = 1800 => nếu gọi R là bán kính quay trục khuỷu thì: S=2R

3. Thể tích toàn phần: (Vtp )

- Là thể tích xi lanh khi pittông ở điểm chết dưới

Vtp = Vbc+ Vct (cm3, lít)

4. Thể tích buồng cháy: (Vbc )

- Là thể tích xi lanh khi Pitông ở ĐCT (cm3, lít)

5. Thể tích công tác (Vct)

- Là thể tích Xilanh giới hạn bởi 2 điểm chết, (cm3, lít)

Vct = Vtp – Vbc

D2S

Vct =

Vbc

6. Tỉ số nén:

+ Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy

+ Động cơ Điezen có tỉ số nén lớn hơn động cơ xăng

7. Chu trình làm việc của động cơ

- Là tổng hợp 4 quá trình : Nạp, Nén, Cháy, Thải, tính từ khi bắt đầu nạp cho đến khi kết thúc quá trình thải

8. Kì

+ Là một phần của chu trình, diễn ra trong thời gian 1 hành trình của Pitông

+ Động cơ 2 kì trong 1 chu trình có 2 hành trình Pitông, 4 kì có 4 hành trình Pitông

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Mỗi hs nghiên cưú nghiên cứu sách giáo khoa và quan sát hình vẽ cho trên bảng trong 4p sau đó kết hợp bạn bên cạnh giải quyết nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ: - Xác định vi trí và đặc điểm của điểm chết, thể tích toàn phần, thể tích công tác, thể tích buồng cháy?

- Nêu khái niệm tỷ số nén? So sánh tỉ số nén của động cơ xăng và động cơ điegen?

- Nêu và phân biệt chu trình và kì, hành trình?

- Dự kiến câu hỏi cần giải đáp?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, hỏi(nếu có)

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV: thể chế hóa kiến thức

ĐCD

ĐCT

Câu hỏi dự kiến:

?. Không gian bên trong xilanh được giới hạn bởi chi tiết nào?(xilanh, đỉnh pittông, nắp máy)🡪 Thể tích toàn phần.

? Khi động cơ làm việc trong xi lanh xảy ra máy quá trình? Là các quá trình nào? Các quá trình này có khác nhau trên động cơ 2 kì và 4 kì không?

?. Trong 1 chu trình động cơ 4 kì có mấy hành trình của Pitông?

(hành trình chỉ khoảng chạy của pittông giữa 2 điểm; kì là chỉ diễn biến quá trình làm việc của động cơ trong 1 hành trình )

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ?. Nhiệt sinh ra công cơ học, quá trình này được diễn ra ở đâu của động cơ đốt trong ?

?. Động cơ hơi nước có phải động cơ đốt trong không?

?. Có thể phân loại ĐCĐT dựa vào những yếu tố nào?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, tính toán, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy giải tích tại sao động cơ điegen lại cần có tỉ số nén lớn hơn động cơ xăng? Dựa vào công thức tính thể tích công tác hãy cho biết để tăng công suất động cơ phải làm thế nào?

HS:.............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT, tính toán, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV: Nhấn mạnh: P 🡪Vận tốc- động cơ đi nhanh chậm; tỉ số nén🡪 hiệu suất sinh công. Momen xoắn🡪 khả năng chịu tải- động cơ khỏe, yếu (tỉ lệ nghịch P); dung tích xilanh🡪 công suất P. Moomen xoắn và P đều tỉ lệ thuận số vòng quay của động cơ. Nhưng chúng đạt mã ở số vòng quay nhất định. Ví dụ như Toyota Camry 2.5 Q 2012 trang bị động cơ I-4 2.5L dual VVT-I có công suất cực đại 178 mã lực tại 6.000 vòng/phút và momen xoắn cực đại đạt 231 Nm tại 4.100 vòng phút. (động cơ I: xilanh thẳng. 2.3.4.5.6.8 xl; đc V: 2.4.6.8; đc VR: 6.8 xl; đc W: 3.8 .12. 16 xilanh nén)

GV: yêu cầu tìm hiểu thông tin giải thích câu hỏi:

? Hãy giải thích tại sao moomen xoắn lại tỷ lệ thuận khả năng chịu tải của xe và công suất tỉ lệ thuận với vận tốc? Xe đi vận tốc cao thì yêú?

( Moomen xoắn tỉ lệ thuận Gia tốc đặc trưng cho sự thay đổi vận tốc về thời gian (m/s2) ; P tỉ lệ thuận vận tốc mô tả mức độ nhanh chậm(m/s); P= F* V(vận tốc: V; lực: F, công suất : P) Vì P là công sinh ra trên 1 quãng đường trong 1 đơn vị thời gian, P= A/t= F*s/t; v=s/t🡪F*v🡪P tỷ lệ thuận V

+ T= F* r= F*v*t(a gia tốc, m trọng lượng vật, r cách tay đòn); T: moomen xoắn là Là lực cần thiết để 1 vật có khối lượng 1kg đặt cách tâm quay 1m chuyển động với gia tốc 1m/s2🡪 T lệ thuận tỷ tải, vận tốc nhanh thì xe yếu.

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu nguyên lí làm việc động cơ 4 kì, sưu tầm mô hình nguyên lí làm việc trong bài 21, mạng internet xác định được vị trí điểm chết, hiện tượng diễn ra, trạng thái xupa ở mỗi kì trong chu trình làm việc cuả động cơ đốt trong.

Tiết 30 Ngày soạn: / /2019

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ( T2)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ xăng và động cơ điêgen 4 kì.

2. Về kỹ năng

- So sánh được nguyên lí làm việc của động cơ xăng và động cơ điêgen 4 kì.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, đặt câu hỏi.

- Xác định được vị trí của các điểm chết trong các kì trên hình vẽ.

3. Về thái độ

- Chủ động, tích cực trong hoạt động học tập.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 4 kì”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 4 kì trên mạng, hình vẽ SGK xác định được vị trí điểm chết, thể tích và áp suất trong xilanh; hiện tượng diễn ra, trạng thái các xupap ở mỗi kì trong chu trình làm việc cuả động cơ.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, đọc tích cực, thảo luận nhóm, xem video.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: Phân biệt hành trình, kì và chu trình? Động cơ 4 kì trong một chu trình có mấy kì? Tên các kì?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Yêu cầu học sinh mô tả tiếng nổ của công nông, xe máy. HS:...............

GV: Chúng ta sẽ lí giải sau khi nghiên cứu bài hôm nay bài 21.............(t2)

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Nguyên lí làm việc động cơ điêgen 4 kì.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của GV - HS

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Thầy chia 2 bàn thành một nhóm các nhóm theo dõi video mô tả nguyên lí hoạt động của động cơ Điêzen 4 kì. Rồi thảo luận trong 3 phút hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ: Nêu rõ các nội dung (vị trí điểm chết, thể tích và áp suất trong xilanh; hiện tượng diễn ra, trạng thái xupa) trong mỗi kì của động cơ điegen 4 kì?

- Dự kiến câu hỏi cần giải đáp?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, hỏi(nếu có)

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Thể chế hóa kiến thức.

- Lưu ý, kì 3: cháy - dãn nở còn được gọi là kì sinh công.

Câu hỏi dự kiến:

? Chuyển động của pittông trong mỗi kì do đối tượng nào dẫn động?

? Trạng thái 2 xupap?

? P, Vkhí trong xilanh?

? Hiện tượng gì diễn ra?

(?) Áp suất nhiên liệu phun vào xilanh cao hay thấp? tại sao?

(Nhiên liệu phun vào xilanh phải có áp suất cao vì lúc này không khí đang bị nén tạo áp suất cao để đảm bảo cho quá trình phun tơi, hòa trộn tốt và quá trình cháy diễn ra hoàn hảo thì nhiên liệu phun vào phải có p cao).

GV: (?) Để nạp được nhiều hơn và thải sạch khí cháy trong xilanh ra ngoài các xupap được bố trí như thế nào?

(Bố trí xupap mở sớm, đóng muộn)

? Làm thế nào để quá trình cháy diễn ra tốt hơn?

( vòi phun cũng được bố trí phun ở cuối kì nén. Đây còn được gọi là quá trình cháy sớm, mục đích để nhiên liệu cháy sạch hơn và cũng vì thế giúp tăng công suất, đạt hiệu suất gần tối đa)

II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì

1. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 4 kì.

a. Kì 1: Nạp

- Pittông đi từ ĐCT- ĐCD do trục khuỷu dẫn động.

- Xupap nạp mở, xupap thải đóng.

- Pxilanh giảm, Vxilanh tăng.

- Không khí được nạp vào xilanh qua cửa nạp.

b) Kì 2: Nén

- Pittông đi từ ĐCD- ĐCT do trục khuỷu dẫn động.

- 2 xupap đều đóng.

- Pxilanh tăng, Vxilanh giảm.

- Không khí bị nén trong xilanh, cuối kì nén vòi phun phun 1 lượng nhiên liệu p cao vào buồng cháy.

c) Kì 3: Cháy - dãn nở

- Pittông đi từ ĐCT- ĐCD

- 2 xupap đều đóng.

- Pkhí cháy cao, Vkhí cháy tăng.

- Khí cháy tạo áp suất cao đẩy pittông đi xuống, thông qua thanh truyền làm trục khuỷu quay.

d) Kì 4. Thải

- Pittông đi từ ĐCD- ĐCT do trục khuỷu dẫn động.

- Xupap nạp đóng, xupap thải mở.

- Pkhí cao, Vkhí giảm.

- Pittông đi lên đẩy khí cháy trong xilanh ra ngoài.

Nội dung 2: Nguyên lí làm việc động cơ Xăng 4 kì.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, trách nhiệm với thiên nhiên.

Hoạt động của GV - HS

Hoạt động của GV - HS

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Chiếu video nguyên lí làm việc động cơ Xăng 4 kì. Căn cứ video và nội dung 1, Các em vẫn hoạt động theo nhóm, trong 2p hãy hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nội dung nghiên cứu

Trả lời

+ Chuyển động của pittông do cái gì dẫn động.

+ Trạng thái 2 xupap

+ P, Vkhí trong xilanh.

+ Hiện tượng gì diễn ra.

- Dự kiến câu hỏi cần giải đáp?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, hỏi(nếu có)

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Tích hợp giáo dục môi trường: Khi động cơ đốt hoạt động thải ra một lượng khí thải lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống🡪 tăng cường trồng cây xanh, bảo dưỡng động cơ đúng định kì, thu hồi những xe đã quá hạn sử dụng.

Câu hỏi dự kiến:

(?) Em nào cho thầy biết, cấu tạo động cơ xăng 4 kì và Điêzen 4 kì có tượng tự nhau không?

(?) Nêu điểm giống về nguyên lí của 2 loại động cơ?

(?) Hãy chỉ rõ điểm khác biệt về nguyên lí giữa 2 loại động cơ xăng và Điêzen?

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì

- Tương tự động cơ Điêzen.

- Khác:

+ Ở kì nạp: nạp hòa khí (xăng + không khí) vào xilanh.

+ Cuối kì nén: bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu video mô tả hoạt động động cơ Điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì .Yêu cầu hs quan sát củng cố lại kiến thức và đưa ra câu hỏi thắc mắc (nếu có)

HS: quan sát, hỏi (nếu có)

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Nếu động cơ đốt trong làm việc xả khí thải mầu đen mùi nhiên liệu thì nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào?

HS:............(do cháy không hoàn hảo vì thừa nhiên liệu và thiếu ô xy🡪 kiểm tra: bộ phận lọc, dẫn khí vào, hệ thống phun nhiên liệu(vòi phun, P phun, thời điểm phun, thời gian phun), bơm cao áp, xilanh, xéc măng )

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV: Sưu tầm các thông tin, clip, hình về nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 4 kì mới nhất hiện nay và quan sát tìm hiểu.

HS:.............

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu nguyên lí làm việc động cơ 2 kì, sưu tầm mô hình cấu tạo, nguyên lí làm việc trong bài 21, mạng internet.

Quá trình hoạt động ,động cơ xăng 4 kì

Kì nạp Kì nén

Kì cháy giãn nở Kì thải

ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết 31 NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ( T3)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Trình bày được cấu tạo của động cơ xăng và động cơ điêgen 2 kì.

- Trình bày được nguyên lí làm việc của động cơ xăng và động cơ điêgen 2 kì.

2. Về kỹ năng

- So sánh được nguyên lí làm việc của động cơ xăng và động cơ điêgen 2 kì.

- Xác định được vị trí của các điểm chết trong các kì trên hình vẽ.

- Rèn kỹ năng so sánh thuyết trình, phản biện, đặt câu hỏi.

3. Về thái độ

- Chủ động, tích cực trong hoạt động học tập.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 2 kì”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 2 kì trên mạng, hình vẽ SGK xác định được vị trí điểm chết, thể tích và áp suất trong xilanh; hiện tượng diễn ra, trạng thái các cửa nạp, thải, quét ở mỗi kì trong chu trình làm việc cuả động cơ đốt trong.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, đọc tích cực, thảo luận nhóm, xem video.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: ?. Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ diêgen 4 kì?

?. Nêu điểm khác biệt trong nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kì và động cơ điêgen 4 kì?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: kể tên các loại động cơ 2 kì em biết. chiếu một số hình ảnh về động cơ 2 kì.

HS:...............

GV: Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, trách nhiệm với thiên nhiên.

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV:Nghiên cứu hình vẽ mô tả cấu tạo động cơ 2 kì hãy nêu rõ điểm giống khác của động cơ 2 kì so với động cơ 4 kì?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: Trả lời

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Thể chế hóa kiến thức.

- Yêu cầu học sinh đưa ra câu hỏi cần giải đáp về nội dung 1(nếu có)

II. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì

1. Đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì.

- Tương tự động cơ 4 kì

- Khác:

+ 3 cửa: nạp, thải, quét.

+ Không dùng xupap, pittông làm nhiệm vụ đóng mở các cửa.

Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, hợp tác, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, trách nhiệm với thiên nhiên.

Hoạt động

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm các nhóm theo dõi video mô tả nguyên lí hoạt động của động cơ Điêzen 2 kì. Rồi thảo luận trong 3 phút hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ: Nêu rõ nội dung trong mỗi giai đoạn (vị trí điểm chết, hiện tượng diễn ra, trạng thái các cửa) ở trong mỗi kì của động cơ điegen 2 kì?

? Nêu sự khác biệt của động cơ xăng 2 kì và đieegen 2 kì?

- Dự kiến câu hỏi cần giải đáp?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, hỏi(nếu có)

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Thể chế hóa kiến thức.

GV: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

- Tích hợp giáo dục môi trường: Khi động cơ đốt hoạt động thải ra một lượng khí thải lớn làm ảnh hưởng đến môi trường sống, hơn nữa động cơ 2 kì còn thải ra lượng khí thải không được đốt cháy hoàn toàn nên tốn nhiên liệu🡪 tăng cường trồng cây xanh, bảo dưỡng động cơ đúng định kì, hạn chế sử dụng động cơ 2 kì.

GV: Lưu ý: quá trình diễn ra ở cuối kì 1 sẽ là đầu kì 2 và cuối kì 2 cũng sẽ bắt đầu kì 1.

+ Quá trình nạp hòa khí vào cacte.

+ Quá trình nạp ở động cơ 2 kì là quá trình hòa khí qua cửa quét đi vào xilanh.

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.

a) Kì 1: Pittông đi từ ĐCT-ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình:

- Chãy - dãn nở:

+ Pittông từ ĐCT đến khi bắt đầu mở cửa thải.

+ Cửa thải, quét: đóng hoàn toán, cửa nạp đóng dần.

+ Khi cháy có Pcao dãn nở, đẩy pittông đi xuống đến trục khuỷu quay.

- Thải tự do:

+ Pittông mở cửa thải, bắt đầu mở cửa quét.

+ Cửa thải mở, cửa nạp, quét đóng.

+ Khí cháy có Pcao được thải tự do ra ngoài.

- Quét thải khí:

+ Pittông mở cửa quét đến khi pittông ở ĐCD

+ Cửa quét và thải mở, cửa nạp đóng.

+ Hòa khí có Pcao từ cacte đến đường thông 8, đến cửa quét 9, đến quét khí cháy trong xilanh ra ngoài.

b) Kì 2. Pittông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD- ĐCT

- Quét - thải khí:

+ Pittông đi từ ĐCD đến khi đóng kín cửa quét.

+ Cửa thải, quét mở, cửa nạp đóng.

+ Hòa khí trong cacte có Pcao qua (8) →(9) → tiếp tục vào xilanh đẩy khí cháy trong xilanh ra ngoài.

- Lọt khí:

+ Pittông đóng kín cửa quét đến khi đóng kín cửa thải.

+ cửa quét, nạp đều đóng; cửa thải mở.

+ Một phần hòa khí trong xilanh bị lọt ra ngoài.

- Nén và cháy:

+ Pittông đóng kín cửa thải đến khi pittong ở ĐCT

+ Cửa thải, quét: đóng, cửa nạp mở.

+ Hòa khí bị nén trong xilanh. Cuối GĐ nén, bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí.

3. Nguyên lí làm việc của động cơ Điêzen 2 kì.

- Tương tự động cơ xăng 2 kì.

- Khác:

+ Khí nạp vào là khí thải

+ Cuối kì nén: vòi phung phun nhiên liệu với Pcao vào xilanh, P, tcao, hòa khí tự bốc cháy.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Mô tả nguyên lí làm việc của động cơ điêgen 2 kì .

HS: ................................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Nêu điểm khác trong nguyên lí làm việc động cơ 2 kì và động cơ 4 kì?

HS:............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT, giải quyết vấn đề.

🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV: Sưu tầm các thông tin, clip, hình về nguyên lí làm việc động cơ đốt trong 2 kì mới nhất hiện nay và quan sát tìm hiểu.

HS:.............

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của , thân máy và nắp máy.

Nguyên lí hoạt động động cơ xăng 2 kì

Sơ đồ nguyên lí hoạt động của động cơ xăng 2 kì

Tiết 32 Ngày soạn: / /2019

CHƯƠNG VI: CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

BÀI 22: THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY

I. Mục tiêu bài học

1.Về mục tiêu

+ Nêu được nhiệm vụ chung của thân máy, nắp máy.

+ Phân biệt được đặc điểm cấu tạo thân xi lanh và nắp máy của động cơ làm mát bằng nước và không khí.

2. Về kỹ năng

- Nhận biết được vị trí của thân máy, nắp máy trên động cơ đốt trong phổ biến.

- Rèn kỹ năng quan sát thực tế.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đọc hiểu.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ thân máy, nắp máy”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về thân máy nắp máy: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo của thân máy, nắp máy. Xác định vị trí của thân máy, nắp máy trên động cơ đốt trong phổ biến. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài dạy

* Ổn định lớp , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: không

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về thân máy, nắp máy? HS:.......

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về thân máy, nắp máy, bài 22........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu chung về thân máy, nắp máy

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Giới thiệu chung

+ Thân máy, nắp máy là chi tiết cố định dùng để lắp đặt các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

+ Thân máy có nhiều loại phụ thuộc loại động cơ. Có thể tạo liền hoặc rời sau đó ghép bằng Bulông hoặc Gugiông.

- Phần lắp xilanh🡪thân xilanh

- Phần lắp trục khuỷu🡪cácte hay hộp trục khuỷu, cácte có thể được chế tạo liền 1 khối hay chia làm 2 nửa.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Hãy nêu cấu tạo và nhiệm vụ chung của thân máy, náp máy?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, chuẩn bị báo cáo

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV: thể chế hóa kiến thức

Nội dung 2: Tìm hiểu về thân máy, nắp máy.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, hợp tác, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Hoạt động

II- Thân máy

1. Nhiệm vụ:

Lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ

2. Cấu tạo:

+ Cấu tạo thân máy phụ thuộc vào sự bố trí xilanh, cơ cấu, hệ thống

+ Phần Cácte thường như nhau

+ Khác nhau chủ yếu ở thân Xilanh.

- Với đ/c làm mát bằng nước thì thân có khoang chứa nước mát(áo nước).

-Với đ/c làm mát bằng không khí thì có các cánh tản nhiệt

+ Xilanh được nắp trong thân xilanh, hình ống mặt trụ bên ngoài gia công chính xác, được làm rời hoặc đúc liền khối với thân Xilanh

III- Nắp máy(Nắp xilanh)

1. Nhiệm vụ:

+ Kết hợp Xilanh và đỉnh Pitông tạo thành buồng cháy.

+ Dùng để lắp Buzi, Vòi phun, cơ cấu phân phối khí, đường ống nạp thải, áo nước...

2. Cấu tạo:

+ Cấu tạo nắp máy đ/c làm mát bằng nước phức tạp hơn đ/c làm mát bằng không khí

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Cô chia 2 bàn thành 1 nhóm, các nhóm sẽ có 5p thảo luận nhiệm vụ để lên báo cáo.

- Sau 5p cô sẽ gọi một nhóm ngẫu nhiên lên báo cáo một trong 2 nhiệm vụ sau.

- Các nhóm khác nghe và đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.

- Nhiệm vụ: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy? Nêu cấu tạo, nhiệm vụ của nắp máy?

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận chuẩn bị báo cáo

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV: thể chế hóa kiến thức

- Nắp máy đ/c làm mát bằng nước, dùng cơ cấu phân phối khẵtupáp treo phức tạp do phải có cấu tạo áo nước, đường ống nạp, thải.......

- Nắp máy đ/c làm mát bằng khí dùng cơ cấu phân phối khí xupáp đặt

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ?. Động cơ xe máy được làm mát bằng không khí hay nước?

?. Đặc điểm của chi tiết làm mát?

?. Cácte có cần áo nước không ? Vì sao ?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó, trách nhiệm với tự nhiên.

GV: Chiếu một vài hình ảnh về một số loại động cơ đốt trong phổ biến trong thực tế, yêu cầu học chỉ trên hình vị trí của thân máy, nắp máy và cho biết phương pháp làm mát của động cơ?

HS:.............

GV: Nhấn mạnh ĐCĐT cung cấp nguồn năng lực vô cùng lớn nhưng chúng cũng sản sinh ra lượng khí thải vô cùng nhiều. Do đó, đòi hỏi con người không ngừng cải tiến theo hướng thân thiện môi trường và thu hối phá hủy những động cơ quá hạn sử dụng.

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm về thân máy, nắp máy của động cơ đốt trong.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 23, cấu tạo và nguyên lí làm việc cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, trên hình vẽ, mô hình động(tìm trên google)

Cấu tạo thân máy của động cơ:

Làm mát bằng nước Làm mát bằng không khí

ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

Ngày soạn: / /2019

Tiết:33

CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

2. Về kỹ năng

- Đọc được sơ đồ cấu tạo của pitông, trục khuỷu, thanh truyền.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ trục khuỷu, thanh truyền”)- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo của trục khuỷu, thanh truyền. Đọc được sơ đồ cấu tạo của pitông, trục khuỷu, thanh truyền. Sưu tầm hình ảnh, clip về cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu một số hình ảnh về các bộ phận của động cơ đốt trong. Yêu cầu học sinh chọn hình ảnh về trục khuỷu thanh truyền? HS:.......

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về trục khuỷu, thanh truyền, bài 23........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu cấu tạo chung của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Phương pháp

I- Giới thiệu chung

+ Nhóm pitông

+ Nhóm thanh truyền

+ Nhóm trục khuỷu

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Chiếu hình ảnh về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, yêu cầu hs lên chỉ trên hình vẽ các bộ phận của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Quan sát, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo nhiệm vụ học tập

- HS: chỉ trên hình, nhận xét bổ sung.

* Đánh giá nhiệm vụ học tập

- GV: thể chế hóa kiến thức

Nội dung 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ, cấu tạo của pittông, thanh truyền,

trục khuỷu.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Pittông, trục khuỷu, thanh truyền

1. Pittông

a. Nhiệm vụ:

+ Kết hợp với nắp máy, xilanh tạo thành buồng cháy.

+ Nhận lực khí cháy để truyền cho trục khuỷu qua thanh truyền sinh công

+ Nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, thải khí

b. Cấu tạo:

- Chia 3 phần: Đỉnh, Đầu, Thân

* Đỉnh:

- Tiếp xúc khí cháy

- Gồm 3 loại: Bằng, Lõm, Lồi

* Đầu:

- Có rãnh lắp Xécmăng

* Thân:

- Dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh

- Liên kết thanh truyền để truyền lực

- Lắp chốt pittông(lỗ ngang)

III. Thanh truyền(10p)

a. Nhiệm vụ.

- Dùng truyền lực giữa pittông và trục khuỷu.

b. Cấu tạo:

- Gồm 3 phần

+ Đầu nhỏ: Hình trụ rỗng để lắp chốt pittông

+ Thân: Hình chữ I, nối đầu nhỏ với đầu to.

+ Đầu to: Hình trụ rỗng để lắp với chốt trục khuỷu

3. Trục khuỷu(12p)

a. Nhiệm vụ

- Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay kéo máy công tác.

- Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

b. Cấu tạo.

- Gồm 3 phần chính: đầu, đuôI, thân và các chi tiết như: Chốt khuyủ, Má khuỷu, Cổ chính(cổ khuỷu)

+ Chốt khuỷu: Hình trụ, Lắp với đầu to thanh truyền

+ Cổ chính(cổ khuỷu): Hình trụ, Nối các má khuỷu, là trục quay của trục khuỷu.

+ Má khuỷu: nối cổ khuỷu và chốt khuỷu, có lắp các đối trọng

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ đã giao về nhà sau đó lên báo cáo.

- Nhiệm vụ: ? nêu nhiệm vụ, cấu tạo của Pittong, trục khuỷu, thanh truyền?

? Chỉ trên hình vẽ cấu tạo của các chi tiết pittong, trục khuỷu, thanh truyền?

- Một nhóm báo cáo ngẫu nhiên 1 phần bất kì trong 3 phần.

- Các nhóm dự kiến câu hỏi cần hỏi sử dụng vào phản biện.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo nhiệm vụ học tập

- HS: báo cáo, phản biện.

* Đánh giá nhiệm vụ học tập

- GV: thể chế hóa kiến thức

- Xecmăng là một vòng tròn hở, có nhiệm vụ bao kin buồng cháy, không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cácte (Xécmăng khí), ngăn không cho dầu bôi trơn lọt xuống buồng cháy (Xécmăngdầu)

- Đầu to có thể làm lion khối hoặc chia làm 2 nửa ghép ghép lại, bên trong đầu nhỏ, đầu ta có lắp bạc lót ổ bi.

Câu hỏi dự kiên:

?. Nhiệm vụ của Pitông là gì?

?. Quan sát hình vẽ cho biết cấu tạo của pittông?

?. Nhiệm vụ của thanh truyền là gì?

?. Nêu cấu tạo của thanh truyền?

?. Nêu nhiệm vụ của trục khuỷu?

?. Nêu nhiệm vụ của cổ chính, chốt khuỷu( cổ khuỷu)?

Hình vẽ các loại đỉnh Pitông:

Đỉnh bằng Đỉnh lồi Đỉnh lõm

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Cơ cấu trục khuỷu thanh trục khuỷu thanh truyền gồm các chi tiết chính nào? Chi tiết nào là chi tiết truyền lực trung gian ?

?.Xec măng có phải là chi tiết thuộc cơ cấu trục khuyủ, thanh truyền?

?Động cơ có 3 xi lanh thì cần bao nhiêu trục khuỷu ?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

- GV: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trên sơ đồ(hình vẽ)?

HS:.............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của xe máy, ô tô; của động cơ 1 xilanh và động cơ nhiều xilanh.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 24, cấu tạo và nguyên lí làm việc cơ cấu phân phối khí, trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

Tiết:34 Ngày soạn: / /2019

CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của cơ cấu phân phối khí.

2. Về kỹ năng

- Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hoạt động của cơ cấu phân phối khí.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ cơ cấu phân phối khí”)- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về cơ cấu phân phối khí: Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. Sưu tầm hình ảnh, clip về cơ cấu phân phối khí. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu một số hình ản về động cơ (Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí). Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh đó là của cơ cấu, hệ thống nào?HS:.......

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về cơ cấu phân phối khí, bài 24........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của cơ cấu phân phối khí

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ, phân loại.

1. Nhiệm vụ:

+ Đóng mở các Xupáp đúng thời điểm, để nạp đầy khí mới, thải sạch khí thải.

2. Phân loại:

* Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt

* Cơ cấu phân phối khí dùng Xupáp

+ Dùng xupáp kiểu treo

+ Dùng xupáp kiểu đặt

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: Chiếu hình ảnh, clip về cơ câu phân phối khí.

? Hãy cho biết nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí?

? Có mấy kiểm phân phối khí? Dựa vào căn cứ nào để phân loại?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

?. Vì sao cần phải nạp và thải đúng thời điểm?

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Cơ cấu phân phối khí dùng Xupáp

1. Cấu tạo:

* Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp kiểu treo:

- Cấu tạo gồm:

1: Cò mổ+2+3(chi tiết trung gian truyền lực từ cam🡪xupáp)

2: Đũa đẩy

3: Con đội

4: Trục cam và Cam

5: Lò xo Xupáp+Cam(điều khiển xupáp)

6: Xupáp(đóng mở cửa khí)

7: Pitông

* Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp kiểu đặt:

- Cấu tạo: Tương tự cơ cấu kiểu treo, nhưng khác là :

+ Không cần đũa đẩy và cò mổ🡪 cấu tạo đơn giản, không gian buồng cháy không nhỏ

+ Kiểu treo đảm bảo:

- Nạp đầy, thải sạch

- Dễ điều chỉnh khe hở Xupáp🡪kiểu treo được sử dụng phổ biến hơn

2. Nguyên lý làm việc

* Hoạt động của xupáp treo:

+ Khi động cơ làm việc🡪 trục khuỷu quay🡪 trục cam quay và các cam trên đó được trục khuỷu dẫn động= bánh răng 10 quay🡪 con đội đi lên🡪 đũa đảy đi lên🡪 Cò mổ 1 tác động vào đuôi Xupáp🡪Xupáp mở

+ Khi vấu cam thôi không tác động vào con đội nữa 🡪 Lò xo 5 dãn ra trả Xupáp về vị trí đóng

* Hoạt động của xupáp đặt:

+ Cam tác động trực tiếp vào Xupáp, không cần đũa đẩy và cò mổ

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ đã giao về nhà sau đó lên báo cáo.

- GV: Chiếu hình ảnh về cơ câu phân phối khí dùng xupáp treo.

? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc cuả cơ cấu phân phối khí kiểu treo?

Cấu tạo kiểu treo

Cấu tạo kiểu đặt

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi và thảo luận

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Trục cam đặt trong thân máy,dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: ? Chỉ trên hình cấu tạo và nguyên li làm việc hệ thống bôi trơn.

? Trình bày nguyên li làm việc cơ cấu phân phối khí kiểu đặt?

HS:.............

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV ?. Việc đóng Xupáp được thực hiện bởi chi tiết nào trong cơ cấu?

? Tại sao số vòng quay trục khuỷu bằng 2 lần số vòng quay trục cam?

(1 H24.2 dùng cho động cơ 4 kỳ, Xupáp mở 1 lần/chu trình, trục khuỷu quay 2 vòng, cam có 1 vấu🡪 số vòng quay của cam là 1 vòng quay)

? Dấu hiệu phân biệt xupáp treo và xupáp đặt:

(- Treo, xupáp được lắp trên nắp máy.

- Đặt, xupáp được lắp ở thân xilanh)

HS:...............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm về cơ cấu phân phối xe máy, ô tô; của động cơ 1 xilanh và động cơ nhiều xilanh.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

ngày..........tháng.........năm2019

ĐOÀN MẠNH CƯỜNG

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 25, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

Ngày soạn: / /2019

Tiết:35

HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1. Về kiến thức

Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2. Về I. Mục tiêu bài học

kỹ năng

- Vẽ hình hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống bôi trơn”)- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống bôi trơn. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo và nguyên li làm việc của cơ cấu phân phối khí kiểm treo (kiểu đặt)?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu một số hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn. Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh đó là của cơ cấu, hệ thống nào?HS:.......

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống bôi trơn, bài 25........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống bôi trơn.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ- phân loại(7p)

1. Nhiệm vụ:

+ Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho các chi tiêt

+ Tăng tuổi thọ các chi tiết

2. Phân loại:

+ Bôi trơn cưỡng bức

+ Bôi trơn bằng vung té

+ Bôi trơn bằng cách hòa dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: Chiếu hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn.

? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn?

? Kể tên các phương pháp bôi trơn?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:

1. Cấu tạo(10p)

+ Cấu tạo bao gồm:

1: Lưới lọc dầu

2: Đường ống dẫn dầu(bôi trơn trục cam, đường dẫn chính, các bộ phận khác)

3: Bơm dầu

4: Van an toàn bơm dầu

5: Bình lọc dầu

7: Két làm mát dầu

8: Van khống chế lượng dầu qua két

9: Đồng hồ báo áp suất dầu

10: Đường dầu bôI trơn trục khuỷu

11: Cácte dầu

2. Nguyên lý làm việc(20p)

*Khi hệ thống hoạt động bình thường:

Dầu được hút từ cácte bởi bơm hút dầu🡪 Qua bầu lọc 🡪Qua van khống chế🡪 Đường dầu chính 🡪 Các đường dầu khác🡪Bôi trơn các bề mặt ma sát🡪 Cácte.

* Trường hợp sự cố:

+ Nếu áp suất trên các đường vượt quá trị số cho phép🡪 Van an toàn sẽ mở 🡪 Một phần dầu sẽ trở lại cácte, phần còn lại tiếp tục đi bôi trơn như trường hợp động cơ làm việc bình thường.

+ Nếu nhiệt độ dầu tăng 🡪 Van khống chế sẽ đóng🡪 Dầu qua két làm mát để làm mát🡪 🡪 Đường dầu chính 🡪 Các đường dầu khác🡪Bôi trơn các bề mặt ma sát🡪 Cácte.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ trên cơ sở đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.

- GV: Chiếu clip về hệ thống bôi trơn.

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông bôi trơn?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Bầu lọc là loại bầu lọc li tâm một phần dùng tạo mômen quay cho bầu lọc🡪cacte(lọc mạt kim loại4 bị mài mòn ra)

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: ?. Vì sao nhiệt độ dầu tăng thì van khống chế lượng dầu đóng? Tại sao khi nhiệt độ nhỏ van này lại mở?

- HS:………. (Do chảy qua các bề mặt ma sát)

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống bôi trơn?

HS:..............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật, trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

GV: Dầu bôi trơn khi hết tác dụng được xử lí như thế nào? Nó có tác động như thế nào đến môi trường? Hãy nêu giải pháp xử lí dầu bôi trơn sau khi hết tác dụng?

HS:.............(Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật. Diesel sinh học nói riêng, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng tái tạo. Nhìn theo phương diện hóa học thì diesel sinh học là methyl este của những axít béo.)

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm, sưu tầm hình ảnh, clip về các kiểu bôi trơn.

HS: nghe, về nhà thực hiện.

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 26, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

Tiết: 36 Ngày soạn: / /2019

HỆ THỐNG LÀM MÁT

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí.

2. Về kỹ năng

+ Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức và làm mát bằng không khí.

+ Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống làm mát”)- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống làm mát. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống bằng nước và bằng không khí. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống làm mát. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Vì sao cần có hệ thống làm mát? Nếu không có hệ thống này, động cơ đốt trong có thể hoạt động được không?

Hệ thống làm mát được đặt ở đâu? Theo có những cách nào làm mát cho động cơ đốt trong? HS:.......

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống làm mát, bài 26........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống làm mát.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ- phân loại(7p)

1. Nhiệm vụ:

- Giữ cho các chi tiết ở nhiệt độ cho phép

2. Phân loại:

+ Hệ thống làm mát bằng nước

+ Hệ thống làm mát bằng không khí

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống làm mát?

? Kể tên các phương pháp làm mát?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:

1. Cấu tạo

- Hệ thống làm mát bằng nước được chia làm 3 loại: bốc hơi, đối lưu tự nhiên, và tuần hoàn cưỡng bức.

* Cấu tạo của động cơ làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

1: Động cơ(thân máy)

2: Ngăn phân phối nước lạnh

3: Đường ống nước nóng ra khỏi động cơ

5: Két nước

6: Quạt gió

7: Bơm

8: Puli

- Ngoài ra còn các bộ phận: van hằng nhiệt, két làm mát dầu, giàn ống của két nước, nắp máy, đai truyền.

2. Nguyên lý làm việc.

- Động cơ làm việc, nước trong áo nóng dần lên.

- Bơm sẽ tạo ra sự tuần hoàn của nước làm mát.

* Khi nhiệt độ nước ở giá trị cho phép:

(Van hằng nhiệt đóng đường thông với két nước mà mở đường thông với ống nối với bơm)

+ Nước ở áo nước🡪bơm 🡪 ngăn phân phối nước🡪 Đường ống đi làm mát🡪 Van hằng nhiệt🡪 đường ống nối tắt 🡪áo nước

* Khi nhiệt độ nước xấp xỉ giá trị cho

phép:(Van hằng nhiệt mở cả 2 đường, đường thông với bơm và đường thông tới két làm mát)

+ Nước ở áo nước🡪bơm 🡪 ngăn phân phối nước🡪 Đường ống đi làm mát🡪 Van hằng nhiệt🡪 két làm mát 🡪áo nước Ống nối tắt

* Khi nhiệt độ nước vượt quá giá trị cho

phép:((Van hằng nhiệt mở đường thông tới két 5, đóng đường thông với ống nối với bơm)

+ Nước ở áo nước🡪bơm 🡪 ngăn phân phối nước🡪 Đường ống đi làm mát🡪 Van hằng nhiệt🡪 két làm mát🡪 áo nước.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ trên cơ sở đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.

- GV: Chiếu clip về hệ thống bôi trơn.

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Chiếu hình mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.

Nội dung 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Phương pháp

III- Hệ thống làm mát bằng không khí:

1. Cấu tạo:

+ Có các cánh tản nhiệt, đúc bao ngoài thân Xilanh, nắp máy

+ Để có nhiều không khí qua cánh tản nhiệt chế tạo thêm tấm hướng gió, quạt gió và vỏ bọc.

+ Cấu tạo bao gồm:

1: Quạt gió

2: Mặt Xilanh

3: Tấm hướng gió

4: Cánh tản nhiêt

5: Đường ra của không khí

2. Hoạt động:

+ Khi động cơ đốt trong làm việc nhiệt từ động cơ sẽ được tản ra không khí nhờ các cánh tản nhiệt.

+ Nhờ thêm quạt hoặc tấm hướng gió hay vở bọc🡪Lượng gió tăng và gió được phân bố đồng đều.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: phần này cô yêu cầu các em đọc thật kỹ phần III trong 3p và hãy cho biết:

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông làm mát bằng không khí?

? Dự kiến các câu hỏi cần hỏi về nội dung III?

- Sau 3p thầy sẽ gọi một bản trả lời, cùng các câu hỏi của các em.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời câu hỏi, hỏi.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Chiếu hình ảnh về hoạt động của hệ thống làm mát bằng không khí

Câu hỏi dự kiến:

? Động cơ xe máy được làm mát bằng nước , đúng hay sai?

? Vì sao có quạt gió và tấm hướng gió, các cánh tản nhiệt lại có thể nhận nhiều không khí hơn?

? Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí?

Hệ thống làm mát bằng không khí và sử dụng quạt gió

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: ? Có nên tháo yếm xe khi sử dụng không? Tại sao? Để động cơ hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ nên bảo dưỡng hệ thống làm mát như thế nào?

- HS:……….

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức?

HS:..............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm, sưu tầm hình ảnh, clip về các kiểu làm mát của động cơ đốt trong.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 27, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

Ngày........tháng.........năm2017

Tiết:37 Ngày soạn: / /2019


HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

2. Về kỹ năng

+ Đọc được sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

+ Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức và bằng không khí?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Em hiểu gì về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng?

HS:.......GV: chiếu một số hình ảnh về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng, bài 28........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ và phân loại(7p)

1. Nhiệm vụ:

+ Cung cấp hỗn hợp nhiên liệu sạch cho buồng cháy động cơ

+ Cung cấp lượng, tỷ lệ nhiên liệu hợp lí cho các chế độ làm việc của động (cơ) tải

2. Phân loại:

+ Hệ thống dùng chế hoà khí

+ Hệ thống dùng vòi phun

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu?

? có những hệ thống nhiên liệu nào?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Hệ thống nhiên liệu dùng chế hòa khí:

1. Cấu tạo:

* Thùng xăng: Chứa xăng

* Bầu lọc xăng: Lọc căn bẩn có trong xăng

* Bơm: Để hút xăng từ bình chứa-> chế hoà khí

* Bầu lọc không khí: Lọc sạch bụi bẩn trong không khí

* Bộ chế hoà khí(Cácbuarato): Trộn xăng với không khí theo tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

2. Hoạt động:

- Khi động cơ làm việc:

+ Bơm hút xăng từ thùng xăng qua bầu lọc xăng đưa tới buồng phao của bộ chế hoà khí.

+ Trong kì nạp do sự chênh áp, không khí được lấy vào họng khuéch tán của bộ chế hoà khí, tại đây không khí hút xăng lên và hoà trộn với nhau tạo ra hoà khí đi vào xi lanh của động cơ.

III- Hệ thống phun xăng:

1. Cấu tạo(Hệ thống phun xăng vào đường ống nạp).

+ Bộ điều khiển phun : điều khiển chế độ làm việc của vòi phun để hòa khí có tỷ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

+ Bộ cảm biến gửi thông tin ( nhiệt độ động cơ, số vòng quay trụ khuỷu...)đến bộ điều khiển để điều khiển chế độ làm việc của vòi phun.

+ Bộ điều chỉnh áp suất điều chỉnh áp suất xăng ở vòi phun ổn định

+ Vòi phun có cấu tạo như một chiếc van, điều khiển bởi tín hiệu điện

2. Nguyên lí làm việc:

- Khi động cơ làm việc:

+ Bơm hút xăng từ thùng xăng qua bầu lọc xăng đưa tới bộ điều chỉnh áp suất. Các cảm biến đo thông số về chế độ làm việc của động cơ rồi xử lí và gửi đến bộ điều khiển phun, điều khiển vòi phun phun một lượng nhiên liệu phù hợp vào đường ống nạp.

+ Trong kì nạp do cự chênh áp, không khí được lấy vào đường ống nạp, tại đây không khí và xăng kết hợp với nhau tạo thành hoà đi vào xi lanh của động cơ

- Xăng được hút vào động cơ ở kỳ nạp nhờ sự chênh lệch áp suất.

+ Xăng + Quá trình phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun

+ Tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

+ Hệ thống cấu tạo phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm:

- Tạo hòa khí phù hợp ở mọi chế độ🡪 Giảm ô nhiệm môi trường, Tăng hiệu suất động cơ

- Làm việc bình thường khi bị lật hay nghiêng.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: Thầy chia 2 bàn thành một nhóm, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà các nhóm có 4 phút thảo luận nhiệm vụ đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông cung cấp nhiên liệu và không khí?

- Dãy bên phải báo cáo về hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, dãy bên trái báo cáo về hệ thống nhiên liệu phun xăng.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

Câu hỏi dự kiến

?. Với xe máy, trong hệ thống không có bộ phận nào? vì sao?

(Bơm xăng, vì thùng xăng đặt cao hơn chế hoà khí)

?. Bộ phận nào là quan trọng nhất ?

(chế hoà khí), - Do chênh lệch áp suất ở kỳ nạp không khí🡪 bầu lọc không khí🡪họng khuyếch tán của bộ chế hoà khí, tại đây không khí hút xăng từ buồng phao, xăng được trộn với không khí tạo thành hòa khí🡪Buồng cháy động cơ.

?. Căn cứ H27.2, cho biết cấu tạo hệ thống phun xăng vào đường ống ?

?. Bộ điều khiển vòi phun sẽ nhận tín hiệu từ đâu?

?. Tại sao xăng ở vòi phun có áp suất ổn định ?

(nhờ bơm xăng, bộ điều chỉnh áp suất), Vì được điều khiển theo nhiều thông số về tình trạng, chế độ làm việc của động cơ

?. Hãy trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống?

Sơ đồ cấu tạo:

Thùng xăng

Bầu lọc

Bơm

Chế hoà khí

Bầu lọc khí

Buồng cháy

Sơ đồ cấu tạo

Lọc khí

Bộ điều

khiển phun

Cảm biến

Đường nạp

Vòi phun

Bộ điều chỉnh áp suất

Bơm

Lọc

xăng

Thùng xăng

Xilanh

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: ?. Nêu ưu điểm của hệ thống phun xăng?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăn

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm, sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 28, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu không khí ở động cơ điêgen trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

Tiết:38 Ngày soạn: / /2019

HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điegen.

2. Về kỹ năng

+ Đọc được sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen.

+ Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo hệ thống cấp nhiên liệu không khí trên động cơ xăng?

? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cấp nhiên liệu không khí trên động cơ xăng?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: hệ thống cấp nhiên liệu không khí trên động cơ xăng có gì giống khác với hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen?

HS:.......GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen, bài 28........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, đặc điểm sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu trong động cơ diegen.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ của hệ thống, đặc điểm sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu ở động cơ điêzen:

1. Nhiệm vụ:

- Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

2. Đặc điểm sự hình thành hòa khí:

+ Nhiên liệu áp suất cao được phun vào xi lanh ở cuối kì nén, đảm bảo nhiên liệu tơi và hòa trộn tốt.

+ Bơm cao áp được coi là bộ phận qua trọng nhất của hệ thống

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu?

? Hòa khí ở hệ thống nhiên liệu động cơ diegen được hình thành như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Cấu tạo, nguyên lí làm việc:

1. Cấu tạo:

* Bơm cao áp:

+ Cung cấp nhiên liệu áp suất cao đúng thời điểm, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ tới voi phun.

* Vòi phun:

+ Nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào buồng cháy giúp hoà khí được hình thành hoàn hảo, quá trình cháy diễn ra tốt.

* Bầu lọc tinh: Nhiệm vụ lọc những cặn bẩn rất nhỏ đảm bảo điều kiện làm việc tốt và độ bền cho Bơm cao áp và vòi phun.

* Đường hồi nhiên liệu: Đưa nhiên liệu rò rỉ về thùng chứa

2. Hoạt động:

- Khi động cơ làm việc :

+ Trong kì nạp, không khí🡪 bầu lọc không khí🡪 ống nạp🡪 Xilanh.

+Nhiên kiệu được bơm chuyển nhiên liệu hút đưa qua bầu lọc thô và tinh rồi toìư khoang chứa bơm cao áp.

+ Kì nén, trong xilanh chỉ nén không khí .

+ Cuối kì nén, một lượng nhiên liệu áp suất cao được bơm cao áp đẩy tới vòi phun để phun vào xi lanh, hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí và tự bốc cháy.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: Thầy chia 2 bàn thành một nhóm, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà các nhóm có 4 phút thảo luận nhiệm vụ đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông cung cấp nhiên liệu và không khí động cơ điegen?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

Câu hỏi dự kiến

?. Nêu nhiệm vụ bơm cao áp?

🡪 Có cấu tạo đặc biệt: Khe hở Xilanh và pitông bơm rất nhỏ, chế tạo rất chính xác.

?. Nêu nhiệm vụ của vòi phun?

🡪 Vòi phun có cấu tạo đặc biệt và có độ chính xác cao.

?. Vì sao cần thêm lọc tinh trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ Điezen?(do khe hở giữa xilanh và pitông nhỏ, giữa kim phun và vòi phun nhỏ🡪Căn bẩn dễ mắc kẹt ở đây)

?.Vì sao cần thêm đường hồi dầu?

(do giữa pittong, xilanh của bơm, giữa kim phun và vòi phun vân còn khe hở)

?.Nhiên liệu và không khí có được hòa trộn khi nào? Thời gian hoà trộn không khì và nhiên liệu trong động cơ điêgen như thế nào so với động cơ xăng?

Sơ đồ cấu tạo:

Thùng NL

Lọc thô

Bơm

chuyển NL

Bầu lọc tinh

Bơm cao áp

Vòi phun

Xilanh

Bầu Lọc khí

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: ?. So sánh hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và hệ thống nhiên liệu động cơ điegen?

- HS:……….

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen?

HS:..............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm, sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diegen.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 29, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

Ngày........tháng.........năm2017

Ngày soạn: / /2019 Tiết:39

HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

- Nêu được nguyên lí làm việc hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm đơn giản.

2. Về kỹ năng

+ Đọc được sơ đồ hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm đơn giản.

+ Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức tìm hiểu,vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống đánh lửa”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống đánh lửa. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống đánh lửa. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo hệ thống cấp nhiên liệu không khí trên động cơ điêgen?

? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cấp nhiên liệu không khí trên động cơ điegen?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Em biết hì về hệ thống đánh lửa?

HS:.......GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống đánh lửa, bài 30........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống đánh lửa.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ và phân loại:

1. Nhiệm vụ:

+ Tạo tia lửa điện cao áp đúng thời điểm để châm cháy hỗn hợp nhiên liệu

2. Phân loại:

+ Phân loại theo cấu tạo bộ chia điện gồm:

- Hệ thống đánh lửa thường 🡪Có tiếp điểm

Có TĐ

- Hệ thống Đ L điện tử

KhôngTĐ

+ Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa?

? có bao nhiêu loại hệ thống đánh lửa?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II- Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm:

1. Cấu tạo:

1. Máy phát (Manheto)

2. Biến áp đánh lửa

3. Buzi

4. Khóa điện

+ W: Cuộn nguồn + Đ1, Đ: điôt thường

+ WĐK : Cuộn điều khiển + CT: Tụ điện

+ ĐĐK: Điôt điều khiển + W1: Cuộn sơ cấp

+ W2: Cuộn thứ cấp

W

N

W

ĐK

W

1

W

2

C

T

1

2

3

4

Đ

1

Đ

2

Đ

ĐK

H 29.1: HT đánh lửa điện tử không TĐ

* Các điểm cần chú ý:

+ Cuộn WN là cuộn dây Stato của Manhêtô, cuộn ĐK được đặt ở vị trí để khi tụ CT nạp đầy thì cuộn ĐK có điện áp dương cực đại

+ ĐĐK: Chỉ hoạt động khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực ĐK.

+ Hai điôt thường là thành phần cấu tạo nên bộ chia điện để nắn dòng điện xoay chiều, tụ điện, điôt ĐK.

2. Hoạt động:

* Khóa Đ1 mở, Roto của manhêtô quay:

+ Trên WN; WĐK có các sức điện động xoay chiều

+ Nhờ Đ1 nửa chu kì dương của sức điện động

trên WN tụ CT được nạp điện( Do Điot điều

khiển đóng)

+ Tại thời điểm tụ CT nạp đầy điện, cùng lúc đó có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn qua Đ2, đặt vào cực điều khiển của Điot điều khiển🡪Điốt điều khiển mở🡪Tụ phóng điện. Đó là thời điểm cần đánh lửa.

+ Dòng phóng đi theo chiều: (+) CT🡪 ĐĐK🡪

“ Mát” 🡪W1 🡪 (-) Tụ CT

+ Dòng phóng qua W1 có trị số lớn, thời gian phóng cực ngắn🡪W2 có sức điện động lớn đủ để Buzi bật tia lửa điện

* Tắt động cơ🡪 Đóng công tắc 4, điện từ cuộn WN🡪 ‘‘mát’’🡪 hệ thống đánh lửa ngừng đánh lửa.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà các nhóm có 4 phút thảo luận nhiệm vụ đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.

? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông đánh lửa điện tử không tiếp điểm?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Chiếu hình ảnh về hệ thống đánh lửa.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: ?. Với động cơ Diezen có cần hệ thống đánh lửa không? Điện áp do máy Manheto tạo ra là 1 chiều hay xoay chiều? Hệ thống đánh lửa dùng dòng mấy chiều?

- HS:……….

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm?

HS:..............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm, sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống đánh lửa.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Tìm hiểu các khái niệm chung trong bài 30, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động trên hình vẽ, hình mô hình động ( Sách giáo khoa+ tìm trên google)

* Thông tin bổ sung

A. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống đánh lửa điện tử: 
Hệ thống đánh lửa trên ôtô có nhiệm vụ biến dòng một chiều hạ áp 12V thành xung điện cao áp 12kV đến 24kV và tạo ra tia lửa điện trên bugi để đốt cháy hỗn hợp khí-xăng trong xy lanh ở cuối kỳ nén. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là đảm bảo các yêu cầu sau: + Tạo ra điện áp đủ lớn 12-24 kV từ nguồn hạ áp 1 chiều 12V. + Tia lửa điện phóng qua khe hở giữa 2 cực của bugi trong điều kiện áp suất lớn, nhiệt độ cao phải đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp cháy ở mọi chế độ. + Thời điểm phát sinh tia lửa trên bugi trong từng xy lanh phải đúng theo góc đánh lửa và thứ tự đánh lửa đúng quy định.
B. Hệ thống đánh lửa trên ô tô có thể chia thành các loại sau:
1.Đánh lửa có Delco:kiểu này lại chia thành 2 loại đó là đánh lửa kiểu vít và đánh lửa điện tử.
2.Đánh lửa không có Delco:đây là kiểu đánh lửa trực tiếp.Trong kiểu này thì cảm biến vị trí trục cam gửi tín hiệu về hộp điều khiển động cơ (có thể là ECU của toyota,ECM của Honda,hoặc PCM của Ford...và hộp điều khiển động cơ sẽ gữi tín hiệu kích đến cho Bôbin sinh ra điện cao áp cấp đến từng bugi hoặc Bôbin đôi (1 Bôbin đánh lửa cho 2 máy).Các xe đời mới hiện nay đều sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp (không có Delco).
Nguyên lý của hệ thống đánh lửa loại có Delco-kiểu vít như sau:
Delco (bộ chia điện) gắn đồng trục với trục cam.Bên trong Delco có một tiếp điểm cam.Một phía tiếp điểm sẽ nối mass sườn xe,phía còn lại đi ra ngoài và vào chân C của Bôbin đánh lửa.Nếu xe 4 máy thì trong một chu kỳ cam sẽ đội tiếp điểm của Delco 4 lần,cứ mỗi lần đến vị trí đánh lửa của máy nào thì cam sẽ đội làm tiếp điểm hở ra,sinh điện cao áp trong cuộn thứ cấp của Bôbin và Bôbin gửi điện cao áp này đến cho Delco rồi Delco chia cho bugi của máy đó. 
Nguyên lý của hệ thống đánh lửa loại có Delco-kiểu điện tử 
Delco (bộ chia điện) gắn đồng trục với trục cam.Bên trong Delco không có tiếp điểm cam mà thay vào đó là các cảm biến theo dõi vị trí trục cam (để biết thứ tự đánh lửa và phun xăng cho từng máy) và cảm biến theo dõi tốc độ động cơ (để điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm hay trễ).Các cảm biến này có thể là loại điện từ (cuộn dây) hoặc loại quang học, hoặc loại Hole.Khi đến vị trí đánh lửa của máy nào thì các cảm biến này sẽ gửi tín hiệu ra ngoài theo 2 kiểu : 
Kiểu 1.Sẽ gửi cho IC đánh lửa và IC sẽ gửi tín hiệu kích đến chân C của Bôbin và Bôbin sinh điện cao áp gửi đến Delco,sau đó Delco chia điện cao áo này đến cho bugi của máy đó. 
Kiểu 2.Hoặc sẽ gửi tín hiệu đến hộp điều khiển và hộp điều khiển lại gửi tín hiệu kích ngược lại cho IC đánh lửa kích Bôbin sinh ra điện cao áp và Bôbin gửi về Delco chia điện cao áp này cho bugi của máy đó.
Như vậy trong kiểu 1 không cần gửi tín hiệu về hộp điều khiển,vì thế trên Delco kiểu này sẽ có một cơ cấu điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm (thường gọi là cái dù chân không)
Nguyên lý của hệ thống đánh lửa loại không có Delco:
Loại này sẽ dùng một cảm biến theo dõi vị trí trục cam (gắn ngay trên một đầu của nắp cam) hoặc cảm biến theo dõi vị trí trục khuỷu (gắn bên hông máy phía bánh đà) thường là loại điện từ (cuộn dây) báo cho hộp điều khiển biết vị trí cùa từng píton trong mỗi máy và hộp điều khiển gửi tín hiệu kích đến cho Bôbin sinh ra đinệ cao áp cấp cho bugi.BÔbin được dùng là loại Bôbin đôi hoặc mỗi máy 1 Bôbin.Như vậy với hệ thống đánh lửa trực tiếp thì mọi thứ đã được đơn giản hóa đi rất nhiều:không còn Delco và quan trọng cũng không còn IC đánh lửa nữa.Trên xe ngày nay dùng hệ thống này.

Tiết 40

Ngày soạn: / /2019

HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động.

- Nêu được nguyên lí làm việc hệ thống khởi động.

2. Về kỹ năng

+ Đọc được sơ đồ hệ thống khởi động.

+ Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, hợp tác.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức tìm hiểu,vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ hệ thống khởi động.”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu về hệ thống khởi động. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động. Sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống khởi động. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Hãy dùng cử chỉ (không dùng lời nói) mô tả thao tác của một người đi xe máy?

HS:.......GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hệ thống khởi động, bài 30........

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống khởi động..

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Nội dung

Phương pháp

I- Nhiệm vụ, phân loại:

1. Nhiệm vụ:

+ Cung cấp năng lượng ban đầu làm quay trục khuỷu đến cơ số vòng nhất định để động cơ tự làm việc.

2. Phân loại:

+ Hệ thống khởi động bằng tay:

- Dùng sức người để khởi động động cơ, - Dùng cho động cơ có công suất nhỏ.

+ Hệ thống khởi động bằng động cơ điện:

- Dùng động cơ điện 1 chiều để khởi động động cơ

- Dùng cho động cơ có công suất nhỏ, trung bình.

+ Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ:

- Dùng động cơ xăng cỡ nhỏ để khởi động động cơ chính.

- Dùng cho động cơ Điezen cỡ trung bình.

+ Hệ thống khởi động bằng khí nén:

- Đưa khí nén vào các Xilanh để làm quay trục khuỷu

+ Dùng cho động cơđiêzen cỡ trung bình và cỡ lớn.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống khởi động?

? có bao nhiêu cách khởi động động cơ?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: Nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trả lời, nhận xét, bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Chiếu hình ảnh minh họa.

Nội dung 2: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

Nội dung

Hoạt động

II. Hê thống khởi động bằng động cơ điện:

1. Cấu tạo: Gồm:

1: Động cơ điện

2: Lò xo

3: Lõi thép

4: Thanh kéo

5: Cần gạt

6: Khớp truyền động

7: Trục roto của động cơ điện

8: Bánh đà đ/c đốt trong

9: Trục khuỷu động cơ

+ Khớp 6 chỉ truyền động một chiều từ động cơ đến bánh đà, vành răng của khớp 6 chỉ ăn khớp với vành răng của bánh đà động cơ khi động cơ điện 8 đã chạy.

+ Đầu trục 7 roto có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moay ơ của khớp trruyền động một chiều 6.

+ Bộ phận điều khiển gồm: Thanh kéo 4 nối cứng với lõi thép 3, nối khớp với cần gạt 5. đầu dưới của 5 gài vào rãnh vòng của khớp truyền động 6.

2.Nguyên lý làm việc:

+ Khi khởi động động cơ, đóng khoá khởi động, rơle được cấp điện🡪 lõi 3 bị hút sang trái🡪 nửa dưới của 5 chuyển động sang phải 🡪 6 được đẩy sang phải ăn khớp với vành răng trên bánh đà 8. Đồng thời động cơ điện được đóng điện 🡪 truyền mômen quay cho 6🡪 quay bánh đà của động cơ đốt trong🡪trục khuỷu quay 🡪 Động cơ được khởi động

+ Khi động cơ đốt trong đã hoạt động, tắt khóa khởi động🡪 Rơle, động cơ 1 ngừng hoạt động🡪lò xo 2 dãn đẩy 3 sang phải🡪Thanh 5 đưa 6 về vị trí ban đầu.

* Chuyển giao nhiêm vụ học tập

- GV: cô chia 1 bàn thành một nhóm, các nhóm hãy quan sát hình ảnh hệ thống khởi động trên phông sau 4p lên chỉ rõ cấu tạo của hệ thống và nguyên lí làm việc của nó.

- Yêu cầu cả nhóm đều phải trình bày được.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: thảo luận câu hỏi

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

- Chiếu hình ảnh về hệ thống khởi động.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

H30.1. Sơ đồ cấu tạo các bộ phận chính của HT khởi động bằng động cơ điện.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

- GV: Tại sao khớp truyền động có đặc điểm chỉ truyền động một chiều từ động cơ điện tới bánh đà?

- HS:……….

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp.🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

GV? Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống khởi động?

HS:..............

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin; tự chủ, kỉ luật.

GV: yêu cầu học sinh về tìm hiểu thêm, sưu tầm hình ảnh, clip về hệ thống khởi động theo nhiều cách khác nhau trong thực tế.

HS: nghe

* Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi cuối SGK; tìm hiểu nội dung phần tìm tòi mở rộng;

- Hệ thống lại tất cả các kiến thức đã học của chương 6 bằng sơ đồ tư duy và chuẩn bị câu hỏi cần được giải đáp.

Ngày........tháng.........năm2017

Ngày soạn: / /2019

TIẾT 41- ÔN TẬP

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Củng cố các kiến thức về phần cấu tạo động cơ đốt trong.

- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

2. Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng vẽ, đọc sơ đồ khối mô tả cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong.

- Rèn kỹ năng hợp tác, trả lời câu hỏi, thuyết trình.

3. Về thái độ

- Tích cực, chủ động ôn tập, vận dụng các kiến thức đã học vào trả lời các câu hỏi ôn tập và vận dụng vào giải quyết các câu hỏi trong thực tế cuộc sống.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch dậy học

- Câu hỏi ôn tập. Ma trận.

2. Học sinh

- Theo HDVN

III. Hình thức tổ chức- PP và KTDH

1. Hình thức tổ chức: lớp học, hoạt động cá nhân, hđ tập thể

2. PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, hỏi và trả lời, thảo luận, sơ đồ tư duy.

III. Tiến trình dạy học

* Ôn định lớp , kiểm diện (1phút)

I. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5p)

🡪 Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, tự học.

- Hình thành và phát triển phẩm chất tự chủ, tự trọng, trung thực, tự tin, tự lập.

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (câu hỏi, nội dung kiến thức chưa hiểu rõ)

HS: theo hướng dẫn của gv

II. Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập, vận dụng (35p)

Nội dung 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học

🡪 Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Hình thành và phát triển phẩm chất tự chủ, tự trọng, kỉ luật, chí công vô tư, tự tin.

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: mỗi bàn thành 1 nhóm các nhóm hệ thống nội dung đã học trong chương 3 theo sơ đồ tư duy và thảo luận trong 5 phút những câu hỏi đã được lớp đưa ra 3 đầu giờ và đưa ra các câu hỏi cần được giải quyết trong các nội dung đã học trong chương 3.

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu, thảo luận dự kiến câu hỏi, trả lời

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: Hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: thể chế hóa kiến thức, nhận xét ý thức học tập các nhóm, cá nhân.

I. Hệ thống hóa kiến thức

Tờ nguồn

Nội dung 2: Câu hỏi ôn tập

🡪 Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học.

- Hình thành và phát triển phẩm chất tự chủ, tự trọng, kỉ luật, chí công vô tư, tự tin, trung thực.

Nội dung

Hoạt động Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Đưa ra các câu hỏi ôn tập, yêu cầu học sinh tự nghiên cứu trong 5p sau đó đưa ra các câu chưa tự giải quyết được để lớp hỗ trợ.

* Thực hiện nhiệm vụ

- HS: nghiên cứu câu hỏi

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

- HS: Hỏi, trả lời (nếu có).

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: thể chế hóa kiến thức, nhận xét ý thức học tập cá nhân, yêu cầu ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra theo lịch của trường, hình thức trắc nghiệm.

II. Câu hỏi ôn tập

Theo ma trận chi tiết

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪 Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, tự học.

- Hình thành và phát triển phẩm chất tự chủ, tự trọng, trung thực, tự tin, tự lập.

GV: Yêu cầu học sinh ôn tập đã cho và đưa ra những câu hỏi cần được giải đáp cho đến trước ngày thi.

- Sưu tầm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm về nội dung chương 6, Cn11. Nguồn: internet, giáo viên bộ môn.

* Hướng dẫn về nhà: Ôn tập chuẩn bị tốt cho kiểm tra 45p; nghiên cứu bài 32 chương 7: tóm tắt nội dung chính; tra các nội dung chưa hiểu trên mạng và dự kiến các câu hỏi cần được làm rõ.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC

Động cơ đốt trong

- Khái quát động cơ đốt trong

+ Các gia đoạn phát triển

+ Cấu tạo chung của ĐCĐT

- Nguyên lý làm việc động cơ đốt trong

+ Các khái niệm

+ Nguyên lí làm việc đc 4 kì ( Kì 1: Nạp, Kì 2: nén, Kì 3: cháy- dãn nở, Kì 4: thải)

+ Nguyên lí làm việc đc 2 kì(kì 1: cháy- dãn nở, thải tự do, quét- thải khí; Kì 2: quét thải khí, lọt khí, nén - cháy)

- Thân máy, nắp máy

+ Thân máy: thân xilanh (khác nhau ở mối đc)+ các te

+ Nắp máy cấu tạo khác nhau tùy cách làm mát, kiểu xupap treo, kiểu đặt, 2 kì hay 4 kì.

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

+ Pittong: đầu, đỉnh thân

+ Thanh truyền: đầu, đuôi, thân(chốt, má, cổ)

- Cơ cấu phân phối khí

+ Nhiệm vụ- phân loại

+ Nguyên lí làm việc

- Hệ thống làm mát

+ Nhiệm vụ- phân loại

+ Nguyên lí làm việc

- Hệ thống bôi trơn

+ Nhiệm vụ- phân loại

+ Nguyên lí làm việc

- Hệ thống nhiên liệu trong động cơ xăng

+ Nhiệm vụ- phân loại

+ Nguyên lí làm việc

- Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêgen

+ Nhiệm vụ- phân loại

+ Nguyên lí làm việc

Tiết 42 Ngày soạn: / /2019

KIỂM TRA 45 PHÚT

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Củng cố các kiến thức về phần cấu tạo động cơ đốt trong.

- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

2. Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm.

- Rèn kỹ năng vẽ, đọc sơ đồ khối mô tả cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong.

3. Về thái độ

- Rèn ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

2. Chuẩn bị

- Ma trận, đề bài và phiếu soi đáp án (3 đề sinh 12 mã)

3. Tổng kết

- Rút kinh nghiệm hình thức, sai xót đề (nếu có)

- Rút kinh nghiệm về nội dung, mức độ kiến thức trong đề.

Ngày........tháng.........năm2017

Ngày soạn: / /2019

Chương 7 : ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Tiết 43

Bài 32 : KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG

CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.

Trình bày được nguyên tắc chung về ứng dụng động cơ đốt trong

2. Kỹ năng:

Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế.

3. Thái độ:

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức tìm hiểu,vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật, tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong.”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu bài học tìm hiểu nguyên tắc ứng dụng của động cơ đốt trong. Nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động. Đọc được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động. Sưu tầm hình ảnh mô tả máy công tác dùng động cơ đốt trong. Dự kiến câu hỏi về bài.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình bài học

* Ôn định , kiểm diện (1p)

* Kiểm tra bài cũ: Không (lồng ghép trong hoạt động hình thành kiến thức).

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

1. Đặt vấn đề : ( 1phút)

Hiện nay việc sử dụng động cơ đốt trong đã trở nên phổ biến trong đời sống, sản xuất, được ứng dụng trong rất nhiều ngành kinh tế ở nước ta như: giao thông vận tải: đường thủy, bộ, hàng không; trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp sản xuất cơ khí, chế tạo máy,... Sở dĩ như vậy là do động cơ đốt trong có nhiều đặc tính ưu việt hơn các loại khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài 32.

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của ĐCĐT

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thầy và trò

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung I - Bài 32 SGK Công nghệ 12 trong 3 phút, sau đó trả lời một số câu hỏi sau:

GV: Em hãy kể tên các ngành nghề, lĩnh vực có sử dụng động cơ đốt trong?

- GV: Động cơ đốt trong được ứng dụng nhiều nhất ở ngành nào?

- GV: Vì sao động cơ đốt trong được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải?

- GV: Vì sao nói động cơ đốt trong có vị trí quan trọng trong lĩnh vực năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phục vụ con người?

- GV: Hãy liên hệ thực tế và nêu ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế sản xuất, đời sống?

- GV: Kể tên một số phương tiện thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

Nội dung kiến thức

1. Vai trò:

Động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn động lực cơ khí để sử dụng ở tất cảc các ngành và lĩnh vực sản xuất tạo ra của cải vật chất, phục vụ con người.

2. Vị trí:

Để sử dụng năng lượng cho các máy móc, thiết bị khác cần cấp năng lượng ( máy công tác ) qua bộ phận trung gian ( Hệ thống truyền lực).

Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chấp hành kỉ luật.

GV: Yêu cầu HS hoạt động như sau: Mỗi em cùng nghiên cứu nội dung phần II - SGK trang 135, 136, sau đó ghép cặp với nhau, 2 em 1 nhóm đưa ra nội dung thống nhất cần trình bày vào phiếu học tập.

* Nhiệm vụ:

Câu 1: Vẽ sơ đồ ứng dụng động cơ đốt trong?

Câu 2: Giải thích nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong?

* Thời gian thảo luận: 7 phút

* HS báo cáo kết quả.

GV: Chuẩn hóa kiến thức.

GV: Động cơ đốt trong khi làm việc sản sinh ra một năng lượng trên trục khuỷu là moment quay. Để sử dụng năng lượng này cần phải làm thế nào?

- GV: Hãy kể tên các ứng dụng?

- GV: Động cơ đốt trong thường sử dụng là loại động cơ nào?

- HS: Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi?

- GV: Em hiểu thế nào là máy công tác?

- GV: Để động cơ làm việc được thì động cơ đốt trong, hệ thống truyền lực, máy công tác phải là một tổ hợp thống nhất. Vậy phải thống nhất ở những yếu tố nào? - Về tốc độ quay.

- Về công suất

1.Sơ đồ ứng dụng:

  • Máy công tác là thiết bị nhận năng lượng từ trục khuỷu động cơ để thực hiện nhiệm vụ.

ĐCĐT

Hệ thống truyền lực

Máy công tác

  • Hệ thống truyền lực: Là bộ phận trung gian nối động cơ đốt trong với máy công tác.

2./ Nguyên tắc hoạt động:

- Nguyên tắc 1: Về tốc độ quay:

- Nguyên tắc 2: Về công suất

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Nêu ứng dụng của động cơ đốt trong sản xuất và đời sống?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Nêu nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong cho xe máy?

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu nguyên tắc ứng dụng động cơ đốt trong cho ô tô.

- Tìm hiểu đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT trên ô tô.

TIẾT 44 Bài 33 : ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

DÙNG CHO ÔTÔ ( Tiết 1)

Ngày soạn: / /2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực trên ôtô.

3.Thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ ĐCĐT dùng cho ô tô”, “ Nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT cho ô tô”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 33 - phần I - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 33.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra sĩ số

- Lớp 11A1...................11A2.................11A7.....................11A8.....................

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT.

3. Bài mới

3. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: - ĐCĐT trong trong giao thông được dùng phần lớn các loại xe, tàu, máy bay. . . Riêng đối với ôtô, ĐCĐT được tất cả các nước trên thế giới sử dụng để chế tạo ôtô. Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của ĐCĐT trong ôtô chúng ta nghiên cứu bài 33.

3. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Nl và phẩm chất

GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm:

GV chia lớp thành 4 nhóm:

- Nhóm 1: Nêu đặc điểm của ĐCĐT dùng trên ô tô?

- Nhóm 2: Nêu ưu và nhược điểm cách bố trí động cơ ở đầu ô tô?

- Nhóm 3: Nêu ưu và nhược điểm cách bố trí động cơ ở đuôi xe?

- Nhóm 4: Nêu ưu và nhược điểm của cách bố trí ĐC ở giữa xe?

*Thời gian thảo luận: 7 phút

* HS báo cáo kết quả.

GV dự kiến câu hỏi:

GV: ĐCĐT dùng trên ôtô thường có những đặc điểm gì?

- GV: Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thì cần có tốc độ cao?

- GV: Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thì cần có kích thước nhỏ gọn?

- GV: Vì sao ĐCĐT dùng trên ôtô thì thường được làm mát bằng nước?

I./ Đặc điểm và cách bố trí động cơ:

1./ Đặc điểm:

- Tốc độ quay cao.

- Kích thước nhỏ gọn.

- Thường được làm mát bằng nước

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật, yêu quê hương đất nước

GV: Tại sao phải có những yêu cầu khi bố trí động cơ đốt trong trên ôtô?

- GV: Trình bày các yêu cầu kĩ thuật khi bố trí động cơ đốt trong trên ôtô?

- GV: Em hãy nêu các cách bố trí động cơ đốt trong má em biết?

+ Bố trí động cơ ở đầu xe có mấy loại?

+ Đặc điểm cách bố trí động cơ ở trước buồng lái? Ưu, nhược điểm của cách bố trí này?

2./ Cách bố trí động cơ:

* Yêu cầu:

- Đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật.

- Đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.

- Sử dụng, bảo dưỡng dễ dàng.

- Thuận tiện cho việc điều khiển.

- Bố trí hệ thống truyền lực hợp lí.

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

3. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

(?). Vì sao ĐCĐT dùng trong cho ô tô có tốc độ quay cao và phải làm mát bằng nước?

HS:..............................

3. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Liên hệ trong thực tế, ô tô nào thường có ĐCĐT đặt ở đầu xe, giữa xe và đuôi xe?

HS: .....

3. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô.

- Nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô.

Ngày…….tháng…….năm2017

Ngày soạn: / /2019

TIẾT 45- BÀI 33: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

DÙNG CHO ÔTÔ (T2)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực trên ôtô.

3.Thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ Hệ thống truyền lực trên ô tô”, “sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô”)

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 33- Phần II - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 33.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra sĩ số

- Lớp 11A1...................11A2.................11A7.....................11A8.....................

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT.

3. Bài mới

3. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

- GV: Khi bố trí ĐCĐT trên ô tô cần đảm bảo không che khuất tầm quan sát của người lái, giảm ảnh hưởng của tiếng ồn, độ rung, nhiệt thải và khí thải từ ĐC tới người lái và hành khách ngồi trên xe, ĐC không chiếm chỗ của thùng xe nên thường có hai cách bố trí là ĐC đặt ở đầu xe và ở đuôi xe. Vậy đặc điểm và nguyên lí của hệ thống truyền lực trên ô tô như thế nào, chúng ta nghiên cứu nội dung tiếp theo bài 33.

3. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Nl và phẩm chất

- GV: Yêu cầu mỗi em HS tự nghiên cứu nội dung phần II-1,2 SGK trang 138- CN 11. Sau đó trả lời 1 số câu hỏi sau:

- GV: Em hãy cho biết đâu là bánh xe chủ động đâu là bánh xe bị động?

  • GV: Khi động cơ vẫn đang làm việc nhưng các bánh xe vẫn đứng yên? Vì sao?
  • GV: Tốc độ của xe phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  • GV: Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ôtô là gì?

- GV: Để phân loại hệ thống truyền động căn cứ vào yếu tố nào?

  • GV: Hãy phân tích ưu và nhược điểm của từng loại?

HS: Trả lời

- GV: Chuẩn hóa kiến thức.

- GV: Yêu cầu mỗi em HS tự nghiên cứu nội dung phần II-1,2 SGK trang 138- CN 11. Sau đó trả lời 1 số câu hỏi sau:

- GV: Em hãy cho biết đâu là bánh xe chủ động đâu là bánh xe bị động?

  • GV: Khi động cơ vẫn đang làm việc nhưng các bánh xe vẫn đứng yên? Vì sao?
  • GV: Tốc độ của xe phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  • GV: Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực trên ôtô là gì?

- GV: Để phân loại hệ thống truyền động căn cứ vào yếu tố nào?

  • GV: Hãy phân tích ưu và nhược điểm của từng loại?

HS: Trả lời

- GV: Chuẩn hóa kiến thức.

- GV: Chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống truyền lực trên ô tô. Hướng dẫn HS hoạt động nhóm:

- Nhóm 1: Nêu các bộ của hệ thống truyền lực trên ô tô?

- Nhóm 2: Vẽ sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô?

- Nhóm 3: Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô?

* Thời gian thảo luận: 7 phút.

- HS báo cáo kết quả.

- GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

* Dự kiến câu hỏi:

- GV: Quan sát tranh vẽ và trả lời : động cơ đặt ở đầu xe hay đuôi xe? Hộp số, li hợp được đặt ở vị trí nào trên xe?

- GV: Để bánh xe chủ động quay được thì cần có bộ phận nào? Nối từ đâu đến?

- GV: Cơ cấu vi sai trong hai cách bố trí được đặt tại đâu?

- GV: Em hãy cho biết phương án bố trí động cơ phụ thuộc vào yếu tố nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát các cụm chi tiết và vị trí của hệ thống truyền lực.

? Nguyên lí chung của hệ thống truyền lực trên ô tô?

HS: Trả lời

- GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô

1. Nhiệm vụ:

Là hệ thống quan trọng trên ôtô, truyền lực, môment quay từ trục khuỷu về chiều quay và trị số của động cơ đến bánh xe chủ động làm cho ôtô chuyển động.

2. Phân loại:

- Theo số cầu chủ động:

  • Một cầu chủ động.
  • Nhiều cầu chủ động.

-Theo phương pháp điều khiển:

  • Điều khiển bằng tay.
  • Điều khiển bán tự động..
  • Điều khiển tự động..

II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô

1. Nhiệm vụ:

Là hệ thống quan trọng trên ôtô, truyền lực, môment quay từ trục khuỷu về chiều quay và trị số của động cơ đến bánh xe chủ động làm cho ôtô chuyển động.

2. Phân loại:

- Theo số cầu chủ động:

+ Một cầu chủ động.

+ Nhiều cầu chủ động.

- Theo phương pháp điều khiển:

+ Điều khiển bằng tay.

+ Điều khiển bán tự động..

+ Điều khiển tự động..

3. Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực

a. Cấu tạo chung:

- Hệ thống truyền lực:Động cơ, li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính và vi sai.

- Máy công tác: Bánh xe chủ động.

b. Bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

- Động cơ đặt ở đầu xe:

- Động cơ đặt ở đuôi xe:

c. Nguyên lí làm việc:

Khi động cơ làm việc, nếu li hợp đóng: Mô men quay sẽ được truyền từ động cơ qua hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai tới bánh xe chủ động, làm xe chuyển động.

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật, yêu quê hương đất nước

3. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

- GV: Nêu nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực trên ô tô?

3. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

- GV: Giải thích nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô?

3. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

- GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực?

- Tìm hiểu truyền lực li hợp, hộp số.

Ngày soạn: / /2019

TIẾT 46- BÀI 33: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ

( TIẾT 3)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ôtô.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực trên ôtô.

3.Thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ Li hợp ma sát”, “hộp số”

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 33- Phần II-4 - a, b - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong phần li hợp, hộp số.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra sĩ số

- Lớp 11A1...................11A2.................11A7.....................11A8.....................

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ô tô.

3. Bài mới

3. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu một số bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô. Giới thiệu qua về li hợp, hộp số. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực có cấu tạo và làm việc như thế nào ta cùng tìm hiểu 2 nội dung tiếp theo là li hợp và hộp số.

3. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Nl và phẩm chất

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.

- GV: Chia 4 nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.

- Nhóm 1: Thực hiện nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ, nêu các bộ phận chính của li hợp ma sát.

- Nhóm 2: Nhiệm vụ 2: Nêu nhiệm vụ và giải thích nguyên lí làm việc của li hợp ma sát?

- Nhóm 3: Nhiệm vụ 3: + Vẽ sơ đồ cấu tạo hộp số ba cấp tốc độ.

+ Nêu các bộ phận chính của hộp số ba cấp tốc độ?

- Nhóm 4: Nêu nhiệm vụ và giải thích nguyên lí làm việc của hộp số ba cấp tốc độ?

- GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung phần II - 4.a,b - Bài 33 SGK trong 10p , sau đó thực hiện nhiệm vụ? Đặt ra những câu hỏi em cần được giải đáp.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

HS: báo cáo. Hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV: Quan sát vị trí của li hợp trong hình em có nhận xét gì?

  • GV: Li hợp trên ôtô có nhiệm vụ gì?
  • GV treo tranh vẽ và hướng dẫn HS quan sát cấu tạo các chi tiết trong bộ li hợp. Kết hợp giảng về cấu tạo và nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ thống.

- GV: Giảng bài theo tranh vẽ, còn HS theo dõi và ghi chép.

? Nêu nhiệm vụ của hộp số?

? Hộp số được cấu tạo như thế nào?

- GV: Chuẩn hóa kiến thức, giải thích nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của li hợp ma sát, hộp số ba cấp tốc độ.

4. các bộ phận chính của hệ thống truyền lực

a. Li hợp

- Nhiệm vụ:

+ Dùng để ngắt, nối và truyền moment từ động cơ đến hộp số.

- Cấu tạo:

- Nguyên lí làm việc:

+ Bộ phận chủ động: Bánh đà.

+Bộ phận bị động: Đĩa ma sát.

+ Khi điều khiển đĩa ma sát áp sát vào bánh đà, do lực ma sát bề mặt lớn chúng sẽ liên kết với nhau thành một khối nhờ vậy moment truyền từ bánh đà đến trục li hợp kết hợp với tác động vào số làm cho ôtô chuyển động.

b. Hộp số

- Nhiệm vụ:

+Nối giữa động cơ và trục cácđăng.

+Dùng để thay đổi tốc độ của xe.

+Dùng để thay đổi chiều quay của xe.

+Ngắt đường truyền moment khi cần thiết.

- Nguyên tắc, cấu tạo:

- Nguyên lí làm việc

+ Số 0

+Số 1

+ Số 2

+Số 3

+Số lùi.

- Sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy

- Phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật, yêu quê hương đất nước

3. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

- GV: Nêu nhiệm vụ của li hợp, hộp số?

3. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

- GV: Nguyên tắc cấu tạo hộp số?

? giải thích nguyên lí truyền lực ở các số 1, 2, 3, số lùi.

3. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

- GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu các bộ phận còn lại của hệ thống truyền lực trên ô tô: Truyền lực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai.

Ngày……tháng……năm2017

Ngày soạn: / /2019

TIẾT 47- BÀI 33: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO Ô TÔ

( TIẾT 4)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc củả truyền lực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai..

2. Kỹ năng

- Nhận biết được các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống trên truyền lực: truyền lực các đăng, truyền lực chính vfa bộ vi sai trên ôtô.

3. Thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ truyền lực các đăng”, “truyền lực chính, bộ vi sai”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 33- phần II-4.c,d,e - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong phần truyền lực các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra sĩ số

- Lớp 11A1...................11A2.................11A7.....................11A8.....................

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu nhiệm vụ của li hợp, hộp số.

3. Bài mới

3. 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Chiếu hình ảnh mô tả một số bộ phận còn lại của hệ thống truyền lực trên ô tô. Đây là những bộ phận cuối cùng của hệ thống truyền lực trên ô tô để truyền mô men quay đến máy công tác đó là bánh xe chủ động của ô tô, giúp ô tô di chuyển dễ dàng trên đường thẳng, không phẳng, không thẳng, khi quay vòng.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung: Tìm hiểu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GV: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: + Nhiệm vụ của truyền lực các đăng?

+ Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của truyền lực các đăng?

- Nhóm 2: + Nhiệm vụ của truyền lực chính?

+ Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của truyền lực chính?

- Nhóm 3: + Nhiệm vụ của bộ vi sai?

+ Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ vi sai?

Thời gian thảo luận: 10 phút.

GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.

Sau thời gian thảo luận, yêu cầu đại diện 3 nhóm HS lên trình bày.

* Dự kiến câu hỏi:

(?). Đặc điểm truyền lực các đăng?

(?). Tại sao trong truyền lực chính lại sử dụng cặp bánh răng côn 1, 2? Có phương án nào thay thế không?

(?). Hãy so sánh vận tốc của hai bánh xe lắp trên hai bán trục trái, phải khi ô tô chạy thẳng hoặc quay vòng?

GV: Bộ vi sai có nhiệm vụ gì?

GV: Cấu tạo của bộ vi sai gồm có những gì?

GV: Tại sao khi xe quay vòng thì hai bánh xe phải quay với vận tốc khác nhau?

GV: Tại sao phải sử dụng bán trục mà không phải trục rời?

HS………….

GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô

4. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực

c. Truyền lực các đăng

- Nhiệm vụ:

+ Truyền momen từ hộp số đến cầu chủ động của ôtô.

- Cấu tạo: gồm trục bị động của hộp số, khớp các đăng, khớp trượt.

+ Trong hệ thống truyền lực, hộp số lắp cố định trên khung xe, còn cầu sau được đỡ bởi các bánh xe.

- Nguyên lí làm việc:

Đặc điểm truyền momen: Xe chuyển động, bánh xe luôn chuyển động lên xuống nên cầu xe luôn có sự dịch chuyển lên, xuống làm góc β1, β2 làm khoảng cách AB luôn thay đổi nhờ trục các đăng.

d. Truyền lực chính

- Nhiệm vụ:

+ Nối trục cácđăng với cầu chủ động.

+ Giảm tốc độ, tăng momen.

+ Thay đổi hướng truyền mô men từ phương dọc xe sang phương ngang xe.

- Cấu tạo:

- Nguyên tắc hoạt động: Nhờ cặp bánh răng côn, phương truyền mô men được đổi hướng từ phương dọc sang phương ngang.

e. Bộ vi sai

- Nhiệm vụ:

+ Phân phối momen cho hai bán trục.

+ Làm hai bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi chuyển động trên đường mấp mô, khi xe quay vòng.

- Cấu tạo:

Bánh răng bị động.

Bánh răng bán trục.

Bánh răng vệ tinh

Hai bán trục.

- Nguyên tắc hoạt động

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Nhận xét ưu nhược điểm của các cách bố trí động cơ trên ôtô?

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: ? Trình bày đặc điểm truyền momen quay từ hộp số đến cầu sau ôtô? Có phương án nào thay thế cặp bánh răng côn 1, 2 không?

- Khi xe quay vòng thì bộ vi sai hoạt động như thế nào?

HS: .....

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu đặc điểm, cách bố trí ĐCĐT trên xe máy.

- Tìm hiểu đặc điểm hệ thống truyền lực trên xe máy.

Ngày soạn: / /2019

Tiết 48 Bài 34 : ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

DÙNG CHO XE MÁY

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

      • Trình bày được đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên xe máy.
      • Nêu được dặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được vị trí các bộ phận của động cơ dùng cho xe máy

3.Thái độ:

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ Động cơ đốt trong dùng cho xe máy”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 34- SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 34.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

* Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)

* Kiểm tra bài cũ:

(?). Nêu đặc điểm hệ thống truyền lực trên ô tô?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: - Bài học trước các em đã được nghiên cứu những ứng dụng quan trọng của động cơ đốt trong dùng cho ôtô. Vậy động cơ đốt trong còn được ứng dụng vào các phương tiện nào? Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của động cơ đốt trong chúng ta cùng nghiên cứu bài 34.

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm, cách bố trí ĐCĐT dùng cho xe máy

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thầy và trò

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.

GV: Yêu cầu tất cả HS cùng nghiên cứu nội dung I.1 - Bài 34 SGK CN 11, sau đó ghép cặp đôi với bạn bên cạnh, cùng thống nhất đưa ra nội dung cần trình bày.

* Nhiệm vụ học tập:

- ĐCĐT dùng cho xe máy có những đặc điểm gì?

- Nêu ưu và nhược điểm của cách bố trí ĐCĐT ở giữa xe và đuôi xe?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

HS: báo cáo. Hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

* Dự kiến câu hỏi:

GV: Hãy kể tên các loại xe máy mà em biết?

- GV: Động cơ lắp trên xe máy thường là động cơ gì? Vì sao lại sử dụng loại động cơ đó?

- GV: Động cơ trên xe máy thường được làm mát bằng gì? Vì sao?

- GV: Động cơ trên xe máy thường có bao nhiêu xi lanh? Hệ thốngtruyền lực của động cơ như thế nào?

Nội dung kiến thức

I. Đặc điểm và cách bố trí ĐCĐT dùng cho xe máy

1./ Đặc điểm

- Là động cơ xăng 2 và 4 kì cao tốc.

- Có công suất nhỏ.

- Li hợp, hộp số bố trí trong một vỏ chung.

- Thường làm mát bằng không khí.

- Số lượng xi lanh ít.

2./ Bố trí động cơ trên xe máy:

- Đặt ở giữa xe.

- Đặt lệch về đuôi xe.

2. Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.

- Nhóm 1, 3: Vẽ sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên xe máy.

- Nhóm 2, 4: giải thích nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên xe máy

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập

HS: báo cáo. Hỏi, trả lời.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Thể chế hóa kiến thức

* Dự kiến câu hỏi:

GV: Bằng kiến thức các em đã học hãy cho biết hệ thống truyền lực trên xe máy có các bộ phận nào?

GV: Hãy cho biết công dụng của các bộ phận trên xe như: Động cơ, Hộp số, Xích hoăc cácdăng, bánh xe.?

GV: Xe máy có số lùi không? Tại sao?

GV: Em hãy cho biết động cơ, li hợp, hộp số của xe máy được bố trí như thế nào

II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy

- Đặc điểm: Hệ thống truyền lực trên xe máy:

Động cơ, li hợp, hộp số, xích các đăng, bánh xe.

- Nguyên lí làm việc: Động cơ làm việc (tạo momen) quay trục khuỷu li hợp đóng momen truyền sang hộp số xích bánh xe chủ động.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Nêu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho xe máy?

(?) Các cách bố trí ĐCĐT trên xe máy?

HS:..............................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Vẽ sơ đồ hệ thống truyền lực trên xe máy khi ĐC đặt ở giữa xe và đuôi xe?

HS: .....

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS tìm hiểu động cơ đốt trong dùng cho máy phát điện.

- Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện.

- Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy phát điện

Ngày soạn: / /2019

Tiết 49

Bài 37 : ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm của động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các vị trí, các bộ phận thuộc hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.

3.Thái độ:

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ Máy phát điện”, “ĐCĐT dùng cho máy phát điện”, “ Hệ thống truyền lực trên máy phát điện”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Bài 37 - SGK CN 11. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp trong bài 37.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

* Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)

* Kiểm tra bài cũ:

(?). Sơ đồ và nguyên lí của hệ thống truyền lực trên xe máy?

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Ngoài ĐCĐT dùng trên phương tiện giao thông mà ĐCĐT còn được dùng cho máy phát điện. Vậy đặc điểm của ĐCĐT và hệ thống truyền lực trên máy phát điện như thế nào. Mời các em tìm hiểu nội dung bài hôm nay. Bài 37 - ĐCĐT dùng cho máy phát điện.

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Nội dung 1: Tìm hiểu máy phát điện dùng ĐCĐT làm nguồn động lực

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thầy và trò

GV: Vấn đáp

(?). Trường hợp nào cần dùng máy phát điện?

HS: Trả lời

*GV nên giải thích rõ : Máy phát điện kéo bằng ĐCĐT tuy hiệu quả kinh tế không cao bằng thuỷ điện và nhiệt điện nhưng có ưu điểm:

- Sử dụng ở những vùng chưa có hoặc không thể có điện lưới.

- Là trạm phát điện dự phòng (khi mất điện lưới).

(?). ĐCĐT nối ra máy phát điện bằng bộ phận nào?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét

Hình 37-1. Cụm động cơ- Máy phát điện

1.Động cơ đốt trong ; 2.Khớp nối ; 3.Máy phát điện ; 4.Giá đỡ ;

Nội dung kiến thức

I. Khái quát về máy phát điện dùng ĐCĐT làm nguồn động lực

Máy phát điện dùng ĐCĐT thường được sử dụng ở :

+ Những cơ sở sản xuất, gia đình nơi không có lưới điện quốc gia.

+ Dự phòng trong cơ sở sản xuất, khách sạn, gia đình khi mất điện lưới.

*Nguyên tắc

Hình 37-1 là cụm động cơ-máy phát, gồm động cơ đốt trong1 nối trực tiếp với máy phát 3 qua khớp nối 2.

- Cách truyền thẳng mô men từ động cơ đốt trong cho máy phát điện như sơ đồ hình 37-1 là phương án đơn giản nhất, chất lượng dòng điện cao, nhưng phải chế tạo động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ máy phát.

- Trong những trường hợp không đòi hoie chất lượng dòng điện cao, có thể nối gián tiếp động cơ đốt trong với máy phát qua bộ truyền đai hoặc hộp số.

2. Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

*Trong hoạt động này, GV cần nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của động cơ kéo máy phát điện là phải có bộ điều tốc để ổn định số vòng quay trục khuỷu, vì những lí do sau đây:

+ Theo nguyên lí làm việc của máy phát điện, tần số dòng điện phát ra phụ thuộc vào tốc độ quay của rô to máy phát. Do vậy muốn tần số dòng điện của máy phát không đổi thì tốc độ trục khuỷu động cơ cũng không được thay đổi.

+ Do phụ tải điện thay đổi nên công suất máy phát thay đổi theo dẫn tới nhu cầu công suất của động cơ đốt trong cũng phải thay đổi tương ứng (điều này không khó đối với động cơ). Để đảm bảo phát ra công suất thay đổi trong điều kiện tốc độ trục khuỷu không đổi thì động cơ phải có bộ điều tốc.

* GV có thể chuẩn bị thêm kiến thức về nguyên lí điều tốc của động cơ đốt trong để giải thích cho HS.

II/Đặc điểm của động cơ đốt trong kéo máy phát điện

Chất lượng dòng điện thể hiện ở sự ổn định tần số của nó trong suốt thời gian sử dụng. Để tần số dòng điện ổn định thì tốc độ quay của động cơ và máy phát phải ổn định. Động cơ đốt trong kéo máy phát điện thường là :

+ Động cơ xăng và động cơ điêzen có công suất phù hợp với công suất của máy phát.

+ Có tốc độ quay phù hợp với tốc độ quay của động cơ.

+ Có bộ điều tốc để giữ ổn định tốc độ quay của động cơ.

3. Nội dung 3: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Trong hoạt động này, GV nhấn mạnh mấy điểm sau :

- Về lí thuyết, có thể nối trực tiếp trục khuỷu động cơ và trục rô to máy phát nhưng trong thực tế 2 trục thường được nối với nhau bởi một khớp nối. Vì :

+ Khi lắp ráp rất khó đảm bảo sự đồng trục (hai trục đồng đường tâm trục), thậm chí lắp ráp đồng trục mà trong quá trình làm việc, giá đỡ động cơ và máy phát biến dạng cũng sẽ làm mất sự đồng trục.

+ Nếu hai trục nối cứng với nhau mà khi làm việc không đảm bảo sự đồng trục thì độ bền trục sẽ bị giảm, tải trọng tác dụng lên ổ đỡ tăng, thường gây gãy trục.

- GV cũng nên mở rộng : trong thực tế, nếu máy phát không có yêu cầu cao về chất lượng dòng điện phát ra thì có thể sử dụng phương án truyền lực bằng đai truyền (máy phát điện trên ô tô) và động cơ không cần có bộ điều tốc.

III. Đặc điểm của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện

- Hệ thống truyền lực của máy phát điện kéo bằng động cơ đốt trong rất đơn giản, để truyền được mômen chỉ cần nối hai đầu trục của máy phát 3 và động cơ 1 thông qua một khớp nối mềm 2 (trong điều kiện tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy phát).

- Trong hệ thống truyền lực của máy phát điện thường không bố trí li hợp.

- Động cơ cũng như hệ thống truyền lực không có nhu cầu thay đổi chiều quay trong quá trình làm việc.

- Động cơ thay thế phải có công suất tương thích với công suất của máy phát điện.

- Động cơ có tốc độ quay bằng tốc độ quay của máy phát. Nếu như tốc độ quay của chúng khác nhau thì phải bố trí hộp tốc độ (tăng hoặc giảm tốc), để tương thích với tốc độ quay của máy phát.

- Động cơ được chọn nhất thiết phải có bộ điều tốc.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Nêu đặc điểm của ĐCĐT kéo máy phát điện?

HS:..............................

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Trong tình huống bắt buộc phải thay động cơ kéo máy phát điện, những yêu cầu đối với động cơ thay thế là gì?

HS: .....

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong.

Ngày soạn: / /2019 Tiết 50 ÔN TẬP ( tiết 1)

CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố được kiến thức phần chế tạo cơ khí và đột cơ đốt trong.

2. Kỹ năng:

- biết ứng dụng vào thực tế các kiến thức đã học .

3.Thái độ:

- Có nhận thức đúng đắn về công việc của ngành cơ khí và động cơ đốt trong trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

* Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)

* Kiểm tra bài cũ: không (lồng ghép trong nội dung ôn tập)

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Giới thiệu chung kiến thức ôn tập phần chế tạo cơ khí và ĐCĐT.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

Hoạt động của thầy và trò

GV: Yêu cầu HS tự thiết kế sơ đồ hệ thống kiến thức phần chế tạo cơ khí.

GV sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, GV giúp HS khái quát lại một số kiến thức về :

- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.

- Một số phương pháp thuộc công nghệ cắt gọt kim loại.

- Vấn đề tự động hoá trong chế tạo cơ khí và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.

GV: Yêu cầu HS tự thiết kế sơ đồ hệ thống kiến thức phần ĐCĐT.

- Sử dụng đàm thoại nêu vấn đề, GV giúp HS nắm được cấu tạo chung của ĐCĐT gồm mấy cơ cấu, hệ thống, tên gọi và nhiệm vụ của chúng ; nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT, cấu tạo chung của một thiết bị động lực gồm 3 cụm v.v...

Nội dung kiến thức

I. Chế tạo cơ khí

* Vật liệu cơ khí

- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu

- Một số loại vật liệu thông dụng

* Công nghệ chế tạo phôi

- Đúc

- Gia công áp lực

+ Rèn tự do

+ Dập thể tích

- Hàn

- Công nghệ cắt gọt kim loại

+Nguyên lí cắt và dao cắt

+ Gia công trên máy tiện

- Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

+ Máy tự động và dây chuyền tự động.

+ Các biện pháp đảm bảo phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

II. Phần động cơ đốt trong

* Đại cương về ĐCĐT

- Khái niệm, phân loại ĐCĐT

- Cấu tạo chung của ĐCĐT

- Nguyên lí làm việc của ĐCĐT

* Cấu tạo của ĐCĐT

- Thân máy và nắp máy

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Cơ cấu phân phối khí

- Hệ thống bôi trơn

- Hệ thống làm mát

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí

- Hệ thống đánh lửa

- Hệ thống khởi động

( + Nhiệm vụ

+ Phân loại

+ Cấu tạo chung

+ Nguyên lí làm việc)

* Ứng dụng của ĐCĐT

- ĐCĐT dùng cho ô tô

- ĐCĐT dùng cho xe máy

- ĐCĐT dùng cho máy phát điện

( + Cấu tạo chung của thiết bị

+ Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho thiết bị

+ Cấu tạo chung, nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực)

HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi phần cuối bài: Câu hỏi ôn tập phần chế tạo cơ khí.

HS: .....

HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, tự học, sử dụng CNTT- TT. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin.

GV: Hướng dẫn về nhà: Yêu cầu HS ôn tập phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong.

- Trả lời câu hỏi phần chế tạo cơ khí và ĐCĐT - trang 164, 165 SGK CN 11.

Ngày soạn: / /2019 Tiết 51 ÔN TẬP ( tiết 2)

CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố được kiến thức phần chế tạo cơ khí và động cơ đốt trong.

2. Kỹ năng:

- biết ứng dụng vào thực tế các kiến thức đã học .

3.Thái độ:

- Có nhận thức đúng đắn về công việc của ngành cơ khí và động cơ đốt trong trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy, tài liệu, câu hỏi liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.

2. Học sinh

- Theo HDVN của giáo viên

III. Hình thức và PP- KTDH

- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể

- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy

* Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)

* Kiểm tra bài cũ: không (lồng ghép trong nội dung ôn tập)

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Giới thiệu chung kiến thức ôn tập phần chế tạo cơ khí và ĐCĐT.

HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

C1

C2

C3

C4

C5

🡪Hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. 🡪 Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.

GV: Dạy học theo hợp đồng: Giao nhiệm vụ cho tất cả HS trong lớp, mỗi bàn HS là 1 nhóm. Các nhóm kí hợp đồng trả lời câu hỏi ôn tập trong thời gian 30 phút.

Sau đó GV thu phiếu học tập, nhận xét, đánh giá.

Câu hỏi ôn tập:

# Xéc măng là chi tiết thuộc nhóm nào sau đây:

A. Nhóm pitong B. Nhóm trục khuỷu C. Nhóm thanh truyền D. Không thuộc nhóm nào.

# Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có thêm chi tiết.....so với cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt

  1. Cò mổ; lò xo B. Lò xo; đũa đẩy C. Đũa đẩy; cò mổ D. Lò xo; con đội

# Đối trọng được đặt nằm trên...

  1. Má khuỷu B. Chốt khuỷu C. Cổ khuỷu D. Trục khuỷu

# Động cơ có 8 má khuỷu có....pittong.....thanh truyền....và trục khuỷu

A. 4:4:1 B. 3: 1: 3 C. 1:3:3 D. 4: 4: 4

# Cơ cấu phân phối khi nào sau đây được sử dụng phổ biến hiện nay

  1. Dùng van trượt B. Dùng xupap C. Dùng xupap treo D. Dùng Xupap đặt

# Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu dùng cho động cơ;

  1. Điêgen B. Xăng C. 2 kỳ D. 4 kỳ

# Đâu là chi tiết không thuộc cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?

  1. Xilanh B. Pitong C. Trục khuỷu D. Thanh truyền

# Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt con đội tác động trực tiếp vào...

  1. Cò mổ B. Lò xo xupap C. Xupap D. Đũa đẩy

# Trong một chu trình làm việc xupap thải đóng(mở) mấy lần?

  1. 1 B. 2 C. 3 D. 4

# Trên đầu pittong có 3 rãnh lắp xec măng:

  1. 2 rãnh dầu và 1 rãnh khí B. 2 rãnh khí và 1 rãnh dầu

C. 2 rãnh dầu ở trên và 1 rãnh khí ở dưới D. 2 rãnh khí ở trên và 1 rãnh dầu ở dưới

# Trong cơ cấu phân phối khí cặp bánh răng phân phối được lắp ở:

  1. Trục khuỷu B. Trục cam C.<@>A+B D. Động cơ

# Chi tiết nào sau đây không có ở cơ cấu phân phối khí dùng xu páp đặt

  1. Cò mổ B. Lò xo C. Cam D. Con đội

# Chốt pittong là chi tiết thuộc

  1. Pitiong B. Nhóm pittong C. Nhóm trục khuỷu D. Nhóm thanh truyền

# Phần nào của trục khuỷu truyền mô men quay cho các cơ cấu hệ thống của động cơ

A. Đầu B. Đuôi C. Thân D. Cả 3 đáp án

# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo xupap được treo ở:

A. Thân máy B. Nắp máy C. Động cơ D. Cả 3 đáp án

# Các loại động cơ trên xe máy phổ biến hiện nay dùng cơ cấu phân phối khí nào?

A. Xupap B. Van trượt C. Xupap treo D. Xupap đặt

# Trong cơ cấu phân phối khí, khi xupap ở trạng thái đóng lò xo xupap ở trạng thái

  1. Bình thường B. Nén C. Dãn tương đối D. Dãn dài nhất

# Khi động cơ đốt trong làm việc trục.....truyền cho trục....

A. Khuỷu; cam B. Cam; khuỷu C. Đầu khuỷu; cam D. Đuôi khuỷu; cam

# Trong hệ thống bôi trơn khi nào van an toàn bơm dầu và van khống chế lượng dầu qua két đều mở

A. Nhiệt độ dầu bôi trơn lớn hơn giới hạn cho phép B. Áp suất dầu bôi trơn trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép

C. Nhiệt độ động cơ lớn hơn giới hạn cho phép D. Cả 3 đáp án

# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt có....Chi tiết

A. 7 B. 9 C. 10 D. 8

# Nhiệm vụ của trục khuỷu là

A. Truyền chuyển động cho pittong ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ pittong thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống của động cơ.

B. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.

C. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.

D. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống của động cơ.

# Dầu bôi trơn cho động cơ xe máy hiện nay được chứa ở

A. Các te B. Thùng nhiên liệu C. Xi lanh D. Động cơ

# Có bao nhiêu phương pháp bôi trơn

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

# Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ là:

A. Đóng mở xupap đúng thời điểm

B. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng thời điểm để nạp đầy khí sạch và thải sạch khí thải

C. Quyết định lượng hòa khí phù hợp

D. <@>Cả 3 đáp án trên

# Thứ tự lắp các chi tiết trên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền tính từ buồng cháy xuống là

A. Ptitong, trục khuỷu, thanh truyền B. Pittong, thanh truyền, trục khuỷu

C. Thanh truyền, pittong, trục khuỷu D. Trục khuỷu, thanh truyền, pittong

# Trong cơ cấu phân phối khí, khi xupap mở lò xo xu pap ở trạng thái

A. Dãn B. Nén C. Dãn tương đối D. Dãn dài nhất

# Nhiệm vụ chính của hệ thống bôi trơn là

A. Bôi trơn B. Làm mát C. Cung cấp nhiên liệu D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát

# Cấu tạo của thanh truyền gồm...phần

A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều

# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap chỉ dùng trên loại động cơ nào sau đây

A. Điêgen B. Xăng C. 2 kỳ D. 4 kỳ

# Dầu bôi trơn có tác dụng

A. Cả 3 đáp án B. Làm mát C. Tẩy rửa, chống rỉ D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát

# Phần nào của trục khuỷu truyền mô men quay cho bánh đà sinh công

A. Đầu B. Đuôi C. Thân D. Cả 3 đáp án

# Khi nào van an toàn bơm dầu và van khống chế lượng dầu qua két đều mở

A. Nhiệt độ dầu bôi trơn lớn hơn giới hạn cho phép

B. Áp suất dầu bôi trơn trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép

C. Nhiệt độ động cơ lớn hơn giới hạn cho phép

D. Cả 3 đáp án

# Bình thường van khống chế lượng dầu qua két.... và van an toàn bơm dầu .....

A. Mở, mở B. Đóng, đóng C. Mở, đóng D. Đóng, Mở

# Bình thường van an toàn luôn.... còn van khống chế luôn...

A. Mở, mở B. Đóng, đóng C. Mở, đóng D. Đóng, Mở

# Chi tiết nào sau đây của hệ thống bôi trơn cưỡng bức có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng áp suất trong đường ống tăng cao đến mức vỡ đường ống dẫn dầu

A. Van hằng nhiệt B. Đồng hồ báo áp suất C. Van an toàn bơm dầu

D. Van khống chế lượng dầu qua két

# Khi áp suất dầu trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép thì

A. Một phần dầu quay lại các te B. Dầu quay lại các te

C. Dầu phải qua két làm mát D. Dầu phải quay lại két làm mát

# Đối trọng được đặt nằm trên.....nhằm đảm bảo.....

A. Trục khuỷu, cân bằng về trọng lực với chốt khuỷu

B. Má khuỷu, cân bằng về trọng lực với chốt khuỷu

C. Trục khuỷu, giảm ma sát

D. Má khuỷu, giảm ma sát

# Đầu nhỏ của thanh truyền được nối với .....bằng....

A. Trục khuỷu; chốt khuỷu B. Pittong; chốt khuỷu

C. Trục khuỷu; Cổ khuỷu D. Pittong; chốt pittong

# Phía trong đầu to, đầu nhỏ của thanh truyền có lắp.....để .....

  1. Ổ bi hoặc bạc lót; giảm ma sát mài mòn B. Ổ bi; giảm ma sát mài mòn

C. Bạc lót; giảm ma sát mài mòn D. Chốt; giảm ma sát mài mòn

# Đầu to của thanh truyền được chế tạo chia 2 nửa theo em nên chọn chi tiết nào sau đây lắp để giảm ma sát mài mòn

  1. Chốt B. Bạc lót C. Ổ bi D. Bạc lót và ổ bi

# Phương pháp bôi trơn nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

  1. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Bốc hơi tự nhiên

# Đâu là chi tiết không có trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức

  1. Cánh tản nhiệt B. Bơm dầu C. Đồng hồ báo áp suất D. Bầu lọc tinh

# Ở động cơ 4 kì trong một chu trình làm việc số vòng quay của trục khuỷu và số vòng quay trục cam phụ thuộc vào

A. Số lần đóng mở xupap B. Số hành trình pittong C. <@> A+ B D. Vấu cam tác động

# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có....Chi tiết

  1. 7 B. 9 C. 10 D. 8

# Nhiệm vụ của pittong là

A. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống.

B. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.

C. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; tham gia cấu tạo buồng cháy.

D. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; tham gia cấu tạo động cơ.

# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt xu páp được đặt ở

A. Thân máy B. Nắp máy C. Động cơ D. Cả 3 đáp án

# Đầu to của thanh truyền được nối với .....bằng....

  1. Trục khuỷu; chốt khuỷu B. Pittong; chốt khuỷu

C. Trục khuỷu; Cổ khuỷu D. Trục khuỷu; chốt pittong

# Khi áp suất....cao trong đường ống hơn giới hạn cho phép thì

A. Động cơ; van an toàn bơm dầu đóng B. Động cơ; van an toàn bơm dầu mở

C. Dầu bôi trơn; van an toàn bơm dầu đóng. D. Dầu bôi trơn; van an toàn bơm dầu mở

# Động cơ 2 kỳ một chu trình làm việc trục khuỷu quay......vòng còn trục cam quay.....vòng

A. 2; 2 B. 2; 1 C. 1;1 D. 1;2

# Chi tiết nào sau đây không có ở hệ thống bôi trơn

A. Bơm dầu B. Bầu lọc thô C. Van khống chế D. Đường ống dẫn dầu

# Phương pháp bôi trơn nào sau đây ít được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Cả 3

# Đâu không phải là chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí

A. Pittong B. Lò xo xu pap C. Xilanh D. Xupap

# Trên rãnh lắp xec măng ....có....còn rãnh lắp xec măng...không có...

A. Dầu; rãnh; khí; lỗ B. Khí; rãnh; dầu; lỗ C. Dầu; lỗ; khí; lỗ D. Khí; lỗ; Dầu; lỗ

# Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp bôi trơn

A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Bằng nước

# Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức có....chiếc van

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

# Dầu bôi trơn có tác dụng chủ yếu là:

A. Cả 3 đáp án B. Làm mát C. Tẩy rửa, chống rỉ D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát

# Rãnh Xéc măng là chi tiết thuộc nhóm nào sau đây:

A. Nhóm pitong B. Nhóm trục khuỷu C. Nhóm thanh truyền D. Không thuộc nhóm nào.

# Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt không có chi tiết nào sau đây:

A. Cò mổ; lò xo B. Lò xo; đũa đẩy C. Đũa đẩy; cò mổ D. Lò xo; con đội

# Trong cơ cấu phân phối khí của động cơ đốt trong chi tiết nào sau đây đóng vai trò van trượt?

A. Xupap B. Xi lanh C. Pittong D. Trục khuỷu

# Đâu là chi tiết trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức đảm bảo sự tuần hoàn của dầu bôi trơn

A. Bơm dầu B. Bầu lọc tinh C. Lưới lọc dầu D. <@>B + C

# Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có....chi tiết chính

A. 3 nhóm B. 3 C. 4 nhóm D. 4

# Cấu tạo trục khuỷu gồm:

A. Đầu; thân; chi B. Đỉnh; đầu; thân C. Đầu; thân; đuôi D. Đầu to; thân; đầu nhỏ

# Có thể nối đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền trực tiếp với nhau không?

A. Không B. Có C. Có thể được D. Tùy loại động cơ

# Đâu là chi tiết không thuộc hệ thống bôi trơn

A. Két làm mát B. Bầu lọc thô C. Đồng hồ báo áp suất . Van an toàn bơm dầu

# Cấu tạo của trục khuỷu gồm...phần với ....chi tiết.

A. 3; 5 B. 3; 4 C. 3; 6 D. 3; 3

# Chi tiết nào sau đây nối thanh truyền với trục khuỷu?

A. Má khuỷu B. Cổ khuỷu C. Chốt khuỷu D. Trục quay của trục khuỷu

# Tiết diện ngang phần ...của....có hình chữ ....

A. Thân; trục khuỷu; I B. Thân; Pittong; I C.Thân; thanh truyền; Y D. Thân; thanh truyền; I

# Cặp bánh răng phân phối ở cơ cấu phân phối khí được thiết kế .....để đảm bảo cho .... đóng (mở) 1 lần/chu trình

A. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 2 bánh răng lắp trên trục khuỷu; các cửa

B. Bánh răng lắp trên trục cam bằng ½ bánh răng lắp trên trục cam; xupap

C. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 1/2 bánh răng lắp trên trục cam; các cửa

D. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 2 bánh răng lắp trên trục khuỷu; xupap

# Khi vấu cam tác động vào con đội xupap.....lò xo xupap....

A. mở; nén B. Đóng; dãn C. Mở; dãn D. Đóng; nén

# Xu pap trong cơ cấu phân phối khi đóng lại là nhờ

A. Vấu cam không tác động lên con đội B. Lò xo xupap dãn ra C. Là xo xupap nén lại D. <@>A+ B

# Trong cơ cấu phân phối khí cấu buồng cháy kiểu treo.... kiểu đặt

A. Xấp xỉ B. Lớn hơn C. Nhỏ hơn D. Bằng

# Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt con đội trực tiếp dẫn động cho xupap do

A. Không có đũa đẩy cò mổ B. Xupap được đặt ở thân máy

C. Xupap được đặt ở nắp máy D. Thân máy ngắn

# Van nào của hệ thống làm mát nên thay bằng van hằng nhiệt?

A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két

C. <@> A+ B D. Không nên thay thế

# Chi tiết nào trong hệ thống làm mát được dẫn động bởi trục khuỷu

A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két

C. Bơm dầu D. Trục cam

Ngày soạn: / /2019

Tiết 52

KIỂM TRA HỌC KỲ II

  1. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

- Củng cố các kiến thức về phần cấu tạo động cơ đốt trong.

- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

2. Về kỹ năng

- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm.

- Rèn kỹ năng vẽ, đọc sơ đồ khối mô tả cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong.

3. Về thái độ

- Rèn ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử.

4- phát triển năng lực và phẩm chất:

a, Năng lực chung:

- NL tự học

- NL giải quyết vấn đề

- NL sáng tạo.

- NL quản lý

- NL giao tiếp.

- NL hợp tác.

- NL tính toán.

- NL sử dụng ngôn ngữ

b, Năng lực chuyên biệt:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật

c, Phẩm chất:

trung thực ,tự trọng chí công vô tư

Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.

2. Chuẩn bị

- Ma trận, đề bài và phiếu soi đáp án (3 đề sinh 12 mã)

3. Tổng kết

- Rút kinh nghiệm hình thức, sai xót đề (nếu có)

- Rút kinh nghiệm về nội dung, mức độ kiến thức trong đề.