Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHTN 7
NĂM HỌC 2022 – 2023
Thời gian làm bài 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm)
Câu 1. Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa trong việc:
A. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.
C. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.
D. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.
Câu 2. Cho hình vẽ sau:
Quan sát hình vẽ trên và cho biết sự vận chuyển các chất diễn ra là
A. các chất trong mạch rây từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch gỗ (dòng đi xuống).
B. nước, muối khoáng trong mạch rây từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch gỗ (dòng đi xuống).
C. các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
D. chất hữu cơ từ mạch gỗ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
Câu 3. Nhóm cây nào cần nhiều nước:
A. cây lúa, cây sen, cây bèo tấm, cây hoa súng
B. cây lúa, cây sen, cây nghệ, cây dong đuôi chó
C. cây ổi, cây táo, cây bưởi, cây cải, cây hoa hồng
D. cây sen, cây ngải cứu, cây tầm gửi, cây hướng dương
Câu 4. Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?
A.1,5–2L. B.0,5–1L. C.2–2,5L. D.2,5–3L.
Câu 5: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín ở người là
Câu 6: Cảm ứng thực vật là:
A. khả năng tiếp nhận, xử lý các kích thích của môi trường.
B. sự biến đổi cơ thể thích nghi với đời sống.
C. quá trình hô hấp, trao đổi chất.
D. khả năng tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi tường.
Câu 7:Nếu trồng cây theo hình dưới đây thì sau 1 thời gian ngọn và rễ cẫy có hiện tượng:
A. Ngọn cây hướng xuống phía dưới, rễ cây hướng lên trên
B. Ngọn và rễ cây đều hướng xuống phía dưới
C. Ngọn cây hướng lên trên, rễ cây hướng lên trên
D. Ngọn cây hướng lên trên, rễ cây hướng xuống phía dưới
Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?
Câu 9. Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
A. Tính hướng tiếp xúc.
B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng hoá.
D. Tính hướng nước.
Câu 10. Tập tính bẩm sinh là những tập tính
Câu 11. người ta có thế dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại
A. Vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng
B. Vì có nước nên côn trùng bay vào đẻ trứng
C. Chỉ là ngẫu nhiên con trùng bay vào
D. vì chỗ đó nhiệt độ ấm hơn
Câu 12. Giả sử em đang đi chơi bất ngờ gặp một con rắn to ngay trước mặt, em có thể phản ứng như thế nào?
Câu 13. Phát triển ở sinh vật là :
A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
B. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.
D. quá trình biến dổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Câu 14. Trong các cây sau, cây nào không thích hợp với điều kiện khí hậu nóng?
A. Cây xương rồng. B. Cây vạn tuế.
C. Cây lưỡi hổ. D. Cây bắp cải.
Câu 15. Ở thực vât có hoa và có hạt, quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm các giai đoạn:
A. hạt 🡪 hạt nảy mầm 🡪cây mầm 🡪 cây con 🡪 cây trưởng thành 🡪 cây ra hoa 🡪 cây tạo quả và hình thành hạt.
B. cây con 🡪 cây trưởng thành 🡪 cây ra hoa 🡪 cây tạo quả và hình thành hạt.
C. Hạt 🡪 hạt nảy mầm 🡪cây mầm 🡪 cây con 🡪 cây trưởng thành
D. Hạt 🡪 hạt nảy mầm 🡪 cây con 🡪 cây trưởng thành 🡪 cây ra hoa 🡪 cây tạo quả và hình thành hạt.
Câu 16. Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 17. (2,5 điểm) :
a,Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mỗi nhân tố lấy 1 VD minh họa
b, Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?
Câu 18. ( 1,5 điểm): Động vật có nhu cầu nước như thế nào ? Nêu các biên pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Câu 19. ( 1,5 điểm): Bạn Hùng đã tiến hành ghép hai giống bưởi Diễn với nhau. Tuy nhiên sau một tuần, bạn ấy kiểm tra mắt ghép không phát triển, nguy cơ bị hỏng rất cao. Bạn Hùng nói với em rằng “ Mình đã làm đúng các bước tiến hành, nhưng không hiểu tại sao lại như vậy”
Em hãy giải quyết giúp bạn những thắc mắc trên?
Câu 20. ( 1 điểm): Theo nghiên cứu, khoảng 75% cây trồng thụ phấn nhờ các loài côn trùng như ong, ruồi, bướm, chim hoặc thậm chí là dơi. Hoạt động thụ phấn của côn trùng cho hoa màu đã mang lại 14,6 tỷ USD/năm cho Hoa Kỳ và 440 triệu bảng/năm cho Vương quốc Anh. Tại Anh, 1/3 cây trồng được thụ phấn nhờ ong mật, phần còn lại được thực hiện bởi một số loài côn trùng hoang dã khác.Tuy nhiên, số lượng các loài ong đang giảm rõ rệt ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Theo em tại sao dẫn đến hiện tượng trên? Cách khắc phục?
ĐÁP ÁN KIỂM TRACUỐI KÌ II MÔN KHTN7 NĂM HỌC 2022 – 2023
I.TRẮC NGHIỆM (4 điểm) (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | C | A | B | B | B | D | D | C | B | A | C | D | D | A | C |
II/ TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
17 (2,5 điểm) | Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng - Chất dinh dưỡng VD: Chăn nuôi gia sú, gia cầm với thức ăn thiếu protein thì vật nuôi chậm lớn và gầy yếu - Nước VD: Cây lúa non cần nhiều nước, cây lúa chín cần ít nước - Nhiệt độ VD: Các loai rau bắp cải, su hào, củ cải phát triển tốt ở 13 — 15 °C; Các loai đậu đỏ, bầu bí, cà chua sinh trưởng và phát triển tốt ở 15 — 30 °C - Ánh sáng VD: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản | 0.5 0.5 0.5 0.5 |
Phải tạo điều kiện môi trường phù hợp với từng loại cây Ví dụ đối với cây thanh long. Dựa vào đặc tính của thanh long là một loài cây ưa ánh sáng và khí hậu nóng, vì vậy, khi trồng trái vụ cần chong đèn, tăng thời gian chiếu sáng cho cây để kích thích cây ra hoa. Cây hấp thu chủ yếu là ánh sáng đỏ và đỏ xa, nên dùng bóng đèn tròn từ 75 – 100 W sẽ hiệu quả hơn dùng ánh sáng trắng. | 0.5 | |
18 (1,0điểm) | - Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loài, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường. - Các biên pháp đảm bảo đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. + Uống nước. + Ăn những đồ ăn có chứa nhiều nước như hoa quả mọng nước,… + Trong những trường hợp bệnh lí, có thể bổ sung nước bằng cách truyền nước theo sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
19 (1,5điểm) | Em hãy giải quyết giúp bạn những thắc mắc trên? * Đầu tiên, em yêu cầu bạn trình bày lại các bước tiến hành ghép mắt bưởi Diễn và yêu cầu cần đạt của từng bước: - Bước 1: Rạch mắt trên gốc ghép: Ưu tiên những cành ngoài tán thuộc nhánh chính của cây. Đầu tiên ta cắt ngang1 đường dài 1cm, thêm 1 đường dọc vuông với đường ngang vừa tạo thành hình T ( độ rộng 2 đường chừng 0,5 cm), lấy hết phần vỏ ngoài đi. - Bước 2: Lấy mắt ghép: Dùng dao sắc vòng quanh mắt bưởi Diễn chiều dài 2cm. - Bước 3: Đưa mắt ghép vào gốc ghép: Dùng tay nhẹ nhàng mở rộng miệng vết rạch trên gốc ghép rồi đưa mắt ghép vào. - Bước 4: Buộc chặt 2 đầu mắt bằng dây mềm ( buộc phải thật chặt và khít) * Tìm nguyên nhân không thành công: Mấu chốt để thành công của ghép mắt bưởi là dây buộc phải thật chặt và khít. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
20 (1 điểm) | * Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên: - Do chuyển đổi nông nghiệp, quá trình đô thị hóa… nên mất môi trường sống cho nhiều loài côn trùng có ích. - Ô nhiễm môi trường. - Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học không hợp lý. - Mầm bệnh lây lan giũa các côn trùng… * Cách khắc phục: - Tăng cường sự bảo vệ và chăm sóc cho côn trùng có ích.- Tạo môi trường sống thuận lợi cho côn trùng có ích phát triển: Trồng nhiều loài cây thu hút côn trùng. - Bảo vệ môi trường sống. - Sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. | 0,5 0,5 |
Tồng | 6 điểm |
Chủ đề | MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ | Tổng số ý/câu | Điểm số | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | 2 0,5 | 1 0,25 | 3 | 0.75 | |||||||
26.Trao đổi nước và dinh dưỡng ở động vật | 1 1,0 | 1 0,25 | 1 0,25 | 1 | 2 | 1,5 | |||||
27. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật | 2 0,5 | 1 0,25 | 1 0,25 | 4 | 1,0 | ||||||
28. Cảm ứng ở động vật | 2 0,5 | 1 0,25 | 3 | 0.75 | |||||||
29. Khái quát về sinh trưởng vầ phát triển ở sinh vật | 1 0,25 | 1ý 2,0 | 1 0,25 | 1ý 0,5 | 1 | 2 | 3,0 | ||||
30. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật | 1 0,25 | 1 | 0,25 | ||||||||
31. Sinh trưởng và phát triển ở động vật | |||||||||||
32. Khái quát về sinh sản vô tính và sinh sản ở sinh vật | 1 0,25 | 1 1,5 | 1 | 1 | 1,75 | ||||||
33. Sinh sản hữu tính ở sinh vật | 1 | 1 | 1,0 | ||||||||
Tổng số ý/câu | 1 | 7 | 1ý | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 4 | 16 | 10,00 |
Điểm số | 1.0 | 2 | 2,0 | 1,5 | 2,0 | 0,5 | 1 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 3,0 điểm | 3,5 điểm | 2,5 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |
II. BẢN ĐẶC TẢ
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu hỏi | Câu hỏi | ||
---|---|---|---|---|---|---|
TL (Số ý) | TN (Số câu) | TL (câu) | TN (câu) | |||
Chủ đề 8: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | ||||||
25. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | Nhận biết | - Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. | 2 | C1, C3 | ||
Thông hiểu | - Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật | 1 | C2 | |||
Vận dụng | - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). | |||||
26.Trao đổi nước và dinh dưỡng ở động vật | Nhận biết | Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể động vật | 1 | 1 | C18 | C4 |
Thông hiểu | Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). | |||||
Chủ đề 9: Cảm ứng ở sinh vật | ||||||
27. Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật | Nhận biết |
| 2 | C6, C9 | ||
Thông hiểu |
| 1 | C8 | |||
Vận dụng | Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (trồng trọt). | 1 | C7 | |||
28. Cảm ứng ở động vật | Nhận biết |
| ||||
Thông hiểu | Phân tích một số tập tính của động vật. | 2 | C10, C11 | |||
Vận dụng | Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi…). | 1 | C12 | |||
Chủ đề 10: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | ||||||
29. Khái quát về sinh trưởng vầ phát triển ở sinh vật | Nhận biết | Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. | 1 | C13 | ||
Thông hiểu | Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. | 1 | 1 | C17 | C14 | |
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). | 1 | C17 | |||
30. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật | Nhận biết | Dựa vào hình vẽ vòng đời của một thực vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng phát triển của thực vật đó. | 1 | c15 | ||
Thông hiểu | Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật ( hướng sáng, hướng nước…) | 1 | C15 | |||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn | |||||
31. Sinh trưởng và phát triển ở động vật | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | Hiểu được vòng đời một số loài sinh trưởng và phát triển. | 1 | C16 | |||
Vận dụng | Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật) để phân tích được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. | |||||
Chủ đề 11: Sinh sản ở sinh vật | ||||||
32. Khái quát về sinh sản vô tính và sinh sản ở sinh vật | Nhận biết |
| 1 | C16 | ||
Thông hiểu | Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. | |||||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản vô tính trong thực tiễn đời sống như giâm, chiết, ghép… từ đó nêu cách thực hiện hiệu quả | 1 | C19 | |||
33. Sinh sản hữu tính ở sinh vật | Nhận biết | Nêu được khái niêm sinh sản hữu tính | ||||
Thông hiểu |
| |||||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích được nguyên nhân suy giảm và phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây. | 1 | C20 |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới