Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Lý thuyết về Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

I. Liên Xô

1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh

- Hoàn cảnh: Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng nhưng chịu những tổn thất nặng nề về người và của.

- Biện pháp: Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) để khôi phục và phát triển kinh tế.

- Thành tựu: Hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng:

  • Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh. 
  • Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
  • Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

a) Chủ trương

Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội qua thực hiện các kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1951 – 1955), lần thứ 6 (1956 – 1960), lần thứ 7 (1959 – 1966),…

b) Phương hướng chính

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

- Thực hiện thâm canh trong phát triển nông nghiệp.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

c) Thành tựu

- Kinh tế:

  • Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
  • Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Về khoa học – kĩ thuật: 

  • Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.
  • Năm 1961, phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất,…
    • Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị phát xít Đức chiếm đóng và nô dịch.

d) Chính sách đối ngoại

- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

- Ủng hộ các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức.

=> Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới.

II. Đông Âu

1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

- Hoàn cảnh:

  • Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Từ cuối năm 1944 đến năm 1949, một loạt các nước dân chủ nhân được thành lập: Ba Lan, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Nam Tư, An-ba-ni, Bun-ga-ri, Cộng hòa Dân chủ Đức.

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân:

  • Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
  • Tiến hành cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn.
  • Thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.

2. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) (Giảm tải)

III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

1. Nguyên nhân hình thành 

Khi các nước Đông Âu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn.

2. Quá trình hình thành:

- Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập, nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.

- Tháng 5 /1955, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập. Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng nhưng Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Để khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Liên Xô đã đề ra và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950)

Câu 2: Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời vào giai đoạn nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 5, dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, một loạt các nhà nước dân chủ nhân dân đã được thành lập ở Đông Âu từ cuối năm 1944 đến năm 1946. Đây là giai đoạn cuối và sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 3: Thành tựu khoa học nào của Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 4, trong thời kì 1945 – 1950, nền khoa học kĩ thuật Xô viết đã có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.

Câu 4: Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trên lĩnh vực kinh tế được đánh dấu bằng sự kiện nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với sự tham gia của Liên Xô và hầu hết các nước Đông Âu nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đánh dấu sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

= > Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập là mốc đánh dấu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong lĩnh vực kinh tế.

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nền kinh tế Liên Xô

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tuy với tư thế của người chiến thắng nhưng Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 làng mạc bị phá huỷ, sản xuất đình trệ... Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm. (SGK Lịch sử 9 tr 3)

Câu 6: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi hoàn thành việc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội với việc thực hiện các kế hoạch dài hạn như kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951 - 1955), lần sáu (1956 - 1960) và kế hoạch 7 năm (1959 - 1965).

Câu 7: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tình trạng chung của hầu hết các nước Đông Âu là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 5, trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu.

Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới)