1. Đặc điểm dân cư
- Khu vực đông dân trên thế giới (670,6 triệu người - 2019), mật độ dân số cao (154 người/km2 - thứ 2 thế giới).
- Cơ cấu dân số trẻ.
- Thành phần dân tộc đa dạng.
-> Là nơi có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn -> thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm xã hội
- Văn hóa đa dạng, mỗi dân tộc phong tục, tập quán riêng, tuy nhiên người dân Đông Nam Á có những nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước là thuộc địa của các nước đế quốc.
- Thể chế chính trị: chế độ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
- Các quốc gia trong khu vực đã và đang hợp tác để cùng phát triển.
Đông Nam Á có 11 quốc gia, trong đó Lào là quốc gia duy nhất không giáp với biển.
Các nước Đông Nam Á được chia ra làm 2 nhóm: Các nước Đông Nam Á đại lục (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và Malaysia) và các nước Đông Nam Á biển, còn được gọi là các nước Đông Ấn (Indonexia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei).
Các chủng tộc chính của Đông Nam Á là Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.
Đa số người Thái Lan theo đạo Phật (Phật giáo).
Quốc gia có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a (217 triệu người năm 2002; 272,6 triệu người - 2019).
Đa số người Việt Nam theo Phật giáo và Ki-tô giáo.
Ma-ni-la là thủ đô của đất nước quần đảo Phi-lip-pin.
Quốc gia có diện tích nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á là Singapo (0,7 nghìn km2).
Đa số người In-đô-nê-xi-a theo Hồi giáo.
Dân cư Đông Nam Á tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng và vùng ven biển.
Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là cơ cấu dân số trẻ.