Khái niệm và đặc trưng quần xã sinh vật

Khái niệm và đặc trưng quần xã sinh vật

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khái niệm và đặc trưng quần xã sinh vật

Lý thuyết về Khái niệm và đặc trưng quần xã sinh vật

Khái niệm và đặc trưng quần xã sinh vật

- Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian nhất định gọi là sinh cảnh.

- Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

- Một số đặc trưng cơ bản của quần xã:

+ Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: loài ưu thế, loài đặc trưng…

+ Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã: phân bố theo chiều thẳng đứng, phân bố theo chiều ngang

+ Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Độ phong phú về loài của quần xã là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ phong phú:

- Là tỉ lệ phần trăm số cá thể của loài đó so với tổng số cá thể sinh vật trong quần xã.

- Độ phong phú của các loài trong một quần xã thường được chia thành các bậc và có kí hiệu sau:

O: Không có;  +: Hiếm     

++: Không nhiều ;  +++: Nhiều ; ++++: Rất nhiều

Câu 2: Loài ưu thế trong quần xã là loài

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ đối với quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng quyết định khí hậu của môi trường

Câu 3: Độ đa dạng của quần xã là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ đa dạng: Số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị mức độ đa dạng của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao. 

Câu 4: Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là đặc trưng của quần xã

Câu 5: Điều nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong quần xã có các mối quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, cộng tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật)

Câu 6: Loài đặc trưng trong quần xã là loài

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ cây cọ là loài đặc trưng của quần xã đồi Vĩnh Phú. 

Câu 7: Sự phân bố của một loài trên một vùng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sự phân bố của một loài trên một vùng dựa vào nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên

Câu 8: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong mỗi quần xã, do có sự khác nhau về điều kiện sinh thái và sự thích nghi của các loài mới với các điều kiện sinh thái khác nhau nên xảy ra sự phân bố khác nhau => Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường

Câu 9: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã phát biểu nào sau đây sai ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phân tầng làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

Câu 10: Các sinh vật trong quần xã phân bố

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các sinh vật trong quần xã phân bố theo chiều thẳng đứng và chiều ngang

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quần xã KHÔNG phải là tập hợp các quần thể sinh vật cùng một loài. Trong quần xã có nhiều loài khác nhau

Câu 12: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài ưu thế là loài đống vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh của chúng. Ví dụ đối với quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng quyết định khí hậu của môi trường. 

Câu 13: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật? I. Mật độ cá thể II. Loài ưu thế III. Loài đặc trưng IV. Nhóm tuổi V. Phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đặc trưng của quần xã là: đặc trưng vầ thành phần loài: (II), (III).

Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian: (V).

(I) và (IV) là đặc trưng của quần thể.

Câu 14: Loài nào chỉ có ở Tam Đảo (đặc chủng):

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cá cóc tam đảo là loài đặc chủng ở Tam Đảo.

Câu 15: Các cây tràm ở rừng U minh là loài

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài đặc trưng: Loài chỉ có ở một quần xã nào đó, các cây tràm là loài đặc trưng chỉ có ở rừng U minh.

Câu 16: Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các quần xã khác nhau có độ đa dạng khác nhau

Quần xã có độ đa dạng cao phải có số lượng loài cao và các số cá thể của mỗi loài cũng cao.

Quần xã có độ đa dạng cao thì ổn định, độ đa dạng thấp thì quần xã suy thoái.

Câu 17: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở cả thực vật và động vật

Câu 18: Quần xã rừng U Minh có loài đặc trưng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quần xã rừng U minh có loài đặc trưng là cây tràm. (SGK lớp 12 cơ bản trang 176)

Câu 19: Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra ở kỉ Silua.

Câu 20: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong các vị trí không gian khác nhau thì điều kiện sống có sự phân hóa khác nhau

Các loài phân bố tại các vị trí khác nhau do chúng có sự sai khác về nhu cầu dinh dưỡng giữa các loài sinh vật

Câu 21: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
đối với quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng quyết định khí hậu của môi trường. 

Câu 22: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 Quần thể ưu thế là quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn các quần thể khác trong quần xã. (tương đương với loài ưu thế trong QX)

Câu 23: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống

Câu 24: Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ốc dưới đáy hồ gồm nhiều loại ốc, cùng sống trong 1 sinh cảnh => Quần xã

Câu 25: Khi nói về sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới, kết luận nào sau đây sai ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự phân tầng xảy ra ở cả các loài động vật VD: một số loài con trùng sống trên cao, chim, vượn, sóc… sống trên cây, 1 số loài sống trên mặt đất, trong lòng đất.

Câu 26: Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là loài ưu thế.

Câu 27: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là do

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án "sự phân bố các nhân tố sinh thái khác nhau theo không gian đồng thời do tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến mỗi loài có sự phân li ổ sinh thái thích nghi với mỗi điều kiện sống khác nhau" chính xác, chú ý câu chữ.

Câu 28: Các loài trong quần xã có các vai trò là loài:

I. Ưu thế II. Đặc trưng. III. Đặc biệt. IV. Ngẫu nhiên V. Thứ yếu VI.Chủ chốt

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các loài trong quần xã có các vai trò là I, II, IV, V, VI

Câu 29: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là trâu bò - do tầm hoạt động của chúng mạnh 

Câu 30: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài đặc trưng ở rừng nhiệt đới Tam Đảo là cá cóc. (cá cóc Tam Đảo chỉ có ở Tam Đảo)

Câu 31: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quần thể đặc trưng: kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp. 

Câu 32: Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Câu 33: Quần xã sinh vật là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể khác loài, sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh có mốì quan hệ gắn bó với nhau qua các quan hệ sinh thái tương hỗ, nhờ đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Câu 34: Vai trò của loài thứ yếu trong quần xã là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài thứ yếu có vai trò :Thay thế loài ưu thế khi loài ưu thế bị diệt vong trong quần xã

Câu 35: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đặc trưng cơ bản của quần xã là:

- Đặc trưng về thành phấn loài ( Độ đa dạng, loài đặc trưng, loài ưu thế, độ phong phú)

- Đặc trưng về không gian phân bố (Phân bố theo chiều thẳng đứng, phân bố theo chiều ngang)

- Đặc trưng về các mối quan hệ dinh dưỡng (Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải)

Câu 36: Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mức độ đa dạng của quần xã biểu thị đầy đủ là sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

Câu 37: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đặc trưng của quần xã sinh vật là: thành phần loài.

3 ý còn lại là đặc trưng cơ bản của quần thể

Câu 38: Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rừng mưa nhiệt đới có sự phân tầng đa dạng nhất nên số lượng các loài chim lớn nhất.