II. TUYẾN GIÁP
1. Đặc điểm
+ Nằm trước sụn giáp của thanh quản
+ Là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g
+ Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết
- Hoocmôn của tuyến giáp là tiroxin (TH), trong thành phần có iot.
2. Vai trò của hoocmôn tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.
* Khi thiếu iot → tiroxin không tiết ra → tuyến yên tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động → phì đại tuyến → gây ra bệnh bướu cổ
Hậu quả:
+ Trẻ em: chậm lớn, trí não kém phát triển
+ Người lớn: hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém
- Phòng bệnh: tuyên truyền toàn dân dùng muối iot
- Khi tuyến giáp hoạt động mạnh → tiết nhiều hoocmôn → tăng cường trao đổi chất quá mức → nhịp tim tăng → người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
- Do tuyến giáp hoạt động nhiều nên cũng gây nên bệnh bướu cổ, mắt lồi.
- Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitoxin + hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.
- Tuyến cận giáp gồm có 4 tuyến, nằm sau tuyến giáp, có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 6 x 3 x 2 mm, màu sắc giống tuyến giáp.
Growth hormone (GH) còn được gọi là somatotropic hormone (SH) hay somatotropin là một prôtêin có kích thước nhỏ với 191 axit amin tạo thành chuỗi đơn có khối lượng phân tử 22,005. Hoocmôn kích thích tăng trưởng của tế bào (cả tăng về kích thước và kích thích quá trình phân bào). Hiện tượng "người khồng lồ" có nguyên nhân là dư thừa quá mức hoocmôn GH.
ADH, OT là hoocmôn do thùy sau tuyến yên tiết ra.
TH là hoocmôn tuyến giáp.
ACTH (hoocmôn kích tố vỏ tuyến trên thận) do thùy trước tuyến yên tiết ra.
(Kiến thức SGK) Tuyến giáp tiết hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới