Enzim và vai trò của enzim

Enzim và vai trò của enzim

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Enzim và vai trò của enzim

Lý thuyết về Enzim và vai trò của enzim

1. Khái niệm enzim

Enzim  là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

2. Cấu trúc

Enzim có thể là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với một số chất khác như các ion kim loại: sắt, đồng, kẽm…

Enzim có cấu trúc phức tạp. Đặc biệt là vùng trung tâm hoạt động  – là nơi chuyên lên kết với cơ chất.

Cấu hình không gian của tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Cơ chất liên kết tạm thời với enzim, nhờ đó phản ứng được xúc tác.

Tên enzim  = tên cơ chất + aza

VD: enzim phân giải tinh bột: amilaza, enzim phân giải kitin: kitinaza…

3. Cơ chế tác động

- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động $ \to $ phức hợp enzim cơ chất $ \to $ enzim tương tác với cơ chất $ \to $ sản phẩm.

- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:

  + Nhiệt độ: Mỗi enzim phản ứng tối ưu ở một nhiệt độ nhất định.

  + Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. VD: enzim pepsin cần pH = 2.

  + Nồng độ cơ chất

  + Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim

  + Nồng độ enzim

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Chất nào sau đây là enzim?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Proteaza còn được gọi là các proteolytic enzim, là các enzim có khả năng thủy phân các liên kết peptid của chuỗi peptid, protein thành các đoạn peptid ngắn hơn và các acid amin.

Câu 2: Cơ chất là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chất chịu tác dụng của enzim tương ứng gọi là cơ chất.

Câu 3: Khi nói về sự ảnh hưởng của nhiệt độ với enzim, nhận định nào sau đây chính xác?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính cao nhất). Tại nhiệt độ tối ưu, enzim có hoạt tính cao nhất nên làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng sinh hóa. Khi đã qua nhiệt độ tối ưu, nếu cứ tiếp tục tăng nhiệt độ thì hoạt tính của enzim sẽ giảm hoặc bị mất hoàn toàn hoạt tính vì bản chất của enzim là protein.

Câu 4: Cho đồ thị sau, nhận định nào dưới đây chính xác?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

– Đồ thị A biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động của enzim. Qua đó, ta thấy :

+ Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu. Tại đó, enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.

+ Khi chưa đạt tới nhiệt độ tối ưu thì nhiệt độ tăng, hoạt tính enzim cũng tăng.

+ Khi qua nhiệt độ tối ưu thì nhiệt độ tăng sẽ làm giảm hoạt tính và có thể làm enzim mất hoàn toàn hoạt tính.

Câu 5: Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Với một lượng enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa bởi cơ chất.

Câu 6: Liên kết enzim – cơ chất có đặc tính gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

Câu 7: Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì điều nào sau đây đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của Enzim, thì hoạt tính của enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ tại một mức nào đó, sau đó khi qua nhiệt độ tối ưu thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.

Câu 8: Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian cơ chất. Tại đây, các cơ chất liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.

Câu 9: Phần lớn enzim trong cơ thể người có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đa số enzim có pH tối ưu từ 6 – 8 vì cơ thể người hầu hết pH trung tính.

Câu 10: Các chất ức chế đặc hiệu enzim là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất.

Câu 11: Trong cấu trúc của enzim bắt buộc có thành phần nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim có thể có thành phần chỉ là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải prôtêin.

Câu 12: Enzim sau đây hoạt động trong môi trường axít?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim Pepsin hoạt động tối ưu ở pH = 2. (Các enzim còn lại hoạt động tối ưu ở pH từ 6 – 8, ví dụ enzim Amilaza hoạt động tối ưu ở pH khoảng = 7).

Câu 13: Chất nào sau đây không phải là enzim?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Pepsin là một enzim phân hủy trực tiếp prôtêin thành các peptit nhỏ hơn (còn gọi là prôteaza).

Saccaraza là enzim phân hủy saccarozo thành glucôzơ và fructôzơ.

Câu 14: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau:

(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian.

(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất.

(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim.

Trình tự các bước là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bước 1: Enzim sẽ liên kết cơ chất để tạo hợp chất trung gian (enzim – cơ chất).

Bước 2: Phức hợp trên hoạt động bằng cách tạo nên những phản ứng trung gian, Ví dụ hệ thống A+B ↔ C+D có chất xúc tác X tham gia phản ứng thì các phản ứng có thể tiến hành theo các giai đoạn sau: A+B+X→ ABX → CDX → C+D+X.

Bước 3: Cuối cùng hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại.

Câu 15: Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của Enzim là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bản chất của enzim là protein nên khi môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì enzim giảm xuống và có thể mất hoàn toàn.