+ Định nghĩa: Là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ $(λ > 0,75μm)$
+ Bản chất: Là sóng điện từ
+ Nguồn phát: Mọi vật có nhiệt độ cao hơn 0K đều đều phát ra tia hồng ngoại. Tuy nhiên để phân biệt thì nhiệt độ của vật đó phải lớn hơn nhiệt độ môi trường.
Trong bức xạ mặt trời, có khoảng 50% năng lượng thuộc về các tia hồng ngoại.
+ Tác dụng:
- Tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
- Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
- Gây ra một số phản ứng hóa học.
- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
- Có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở một số chất bán dẫn.
+ Ứng dụng:
- Trong công nghiệp, dùng tia hồng ngoại để sấy khô các sản phẩm sơn.
- Trong y học dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm ngoài da cho máu lưu thông.
- Làm các thiết bị điều khiển từ xa.
- Chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh trái đất từ vệ tinh, trong quân sự để cứu hộ.
- Dự báo thời tiết.
Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ, được tạo thành từ các photon ánh sáng chứ không phải là dòng các êlectron có động năng lớn.
Tia hồng ngoại được ứng dụng để sưởi ấm.
Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy được có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng đỏ.
Về lí thuyết, mọi vật có nhiệt độ cao hơn $0K$ đều phát ra tia hồng ngoại. Cơ thể người có nhiệt độ ${{37}^{\circ}}C$ tức $310K$ cũng là một nguồn phát ra tia hồng ngoại.
Tia hồng ngoại là những bức xạ có bản chất là sóng điện từ.
Các vật ở nhiệt độ trên 20000C phát ra chủ yếu là tia tử ngoại, ngoài ra còn có tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.
Tia hồng ngoại không được sử dụng để tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại, tác dụng này là của tia Rơnghen
Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ điện từ không nhìn thấy được
Ở nhiệt độ $37^0C$ vật chất chỉ phát ra bức xạ hồng ngoại.
Tia hồng ngoại và tia γ có cùng bản chất là sóng điện từ