1, Cấu tạo giun đất
a, Cấu tạo ngoài
+ Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
+ Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
+ Chất nhầy giúp da trơn.
+ Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
b. Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng → hầu → thực quản → diều, dạ dày cơ → ruột tịt → hậu môn.
+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
+ Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
2. Di chuyển
+ Giun dất di chuyển bằng cách: Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.
3. Dinh dưỡng
+ Giun đất hô hấp qua da.
+ Thức ăn giun đất qua lỗ miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ) → enzim biến đổi → ruột tịt → bã đưa ra ngoài.
+ Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
4. Sinh sản
+ Giun đất lưỡng tính.
+ Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
+ Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.
Sự trao đổi khí (hô hấp) được thực hiện qua da do đó nó luôn phải sống trong đất ẩm.
Giun đất sống trong đất ẩm, thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn và sau các trận mưa kéo dài.
Giun đất lấy thức ăn từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày cơ.
Sau khi 2 cơ thể giun đất ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén.
ống tiêu hóa của giun đất đã phân hóa, phân làm: lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột.
Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi, trao đổi tinh dịch cho nhau.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới