I. Đường lối đổi mới của Đảng
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
- Tình hình trong nước: đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Để khắc phục, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và phát triển cần phải tiến hành đổi mới.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Thời gian: Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển qua các Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
- Quan điểm đổi mới:
- Nội dung đổi mới:
III. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
1. Các kế hoạch 5 năm và thành tựu
a) Kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)
- Nhiệm vụ, mục tiêu: Thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Kết quả: Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, hàng hóa dồi dào, kinh tế đối ngoại phát triển, hàng xuất khẩu tăng 3 lần.
b) Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)
- Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 8,2%, lạm phát được đẩy lùi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi với cơ chế thị trường.
c) Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000)
- Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7%.
- Nông nghiệp phát triển, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữa vững ổn định kinh tế, xã hội.
- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển.
- Khoa học và công nghệ chuyển biến tích cực, giáo dục đào tạo phát triển.
- Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng -, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng.
2. Ý nghĩa của những thành tựu
- Tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổ bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân.
- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
3. Những khó khăn, yếu kém
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 175, đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991), lần thứ VIII (6 – 1996), lần thứ IX (4 – 2001).
Theo SGK Lịch sử 9 trang 175, đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Theo quan điểm đổi mới của Đảng, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. (SGK 9 tr 175)
Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn, tồn tại như:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp
- Một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết
- Tình trạng tham những, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên rất nghiêm trọng
= > Phương án "Sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc" là đúng.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 174, trong hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém ngày càng lớn, đưa đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội. Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới.
Trong đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, trung lập.
Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta càng mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Ngày 28 – 7 – 1995 Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 175, đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 175, đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước kết là về kinh tế – xã hội. Tình hình này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải tiến hành đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 175, đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Đường lối đổi mới của Đảng chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Một trong những nội dung trong chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 – 1986 là: xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
Các phương án còn lại là nội dung đường lối đổi mới về chính trị.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 175, đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 – 1991), lần thứ VIII (6 – 1996), lần thứ IX (4 – 2001).